Lịch sử kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lịch sử kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập
Sài G̣n ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đă tàn phá cù lao Phố (nay là xă Hiệp Ḥa, thành phố Biên Ḥa, tỉnh Đồng Nai). Những người Hoa c̣n sống sót rút chạy về vùng này, lập phố thị Đề Ngạn (nghĩa là “bờ đê”). Theo nhiều nhà nghiên cứu th́ người Hoa Quảng Đông phát âm “Đề Ngạn” thành “Thầy Ngồn”, lâu ngày đọc trại thành “Sài G̣n”[1].

I. Khái quát về địa thế Sài G̣n – Chợ Lớn
Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, theo nghị định ngày 3/10/1865 của Thống đốc Nam kỳ, chúng xây dựng nên hai thành phố riêng biệt, cách nhau bởi một số ruộng bưng, ao đầm ở vùng Chợ Quán. Thành phố Sài G̣n có diện tích khoảng 3km2, nằm gọn trong địa phận Quận 1 ngày nay; thành phố Chợ Lớn có diện tích không đầy 1km2, nằm gọn trong Quận 5 ngày nay[2]. Như vậy, đến đây hai tiếng “Sài G̣n” lại được đặt tên cho vùng mà trước đó có tên gọi là Bến Nghé, c̣n vùng đất Sài G̣n cũ được đổi tên thành Chợ Lớn. Nhưng không bao lâu sao đó th́, do sự mở rộng của hai thành phố nên Sài G̣n và Chợ Lớn đă tiếp giáp với nhau thành một địa bàn, gọi chung là Sài G̣n – Chợ Lớn.



Vùng đất Sài G̣n – Chợ Lớn là đầu mối giao thông thủy bộ giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Ưu thế đó đi kèm với điểm bất lợi, v́ đó là nơi “phong hồi thủy tụ” nên địa h́nh trũng thấp, khó có thể chọn làm trung tâm. Bởi thế mà năm 1785, sau khi Nguyễn Huệ kéo quân vào Nam đánh tan hai vạn quân Xiêm và giao cho Nguyễn Trấn ở lại giữ đất Gia Định, th́ ông liền chọn địa điểm cầu Sơn (nay là Phường 25 và 26, quận B́nh Thạnh) để đóng binh. “Cầu Sơn nằm trên g̣ cao, giữa là đồng bằng, dưới có ruộng cạn”[3], thuận lợi cho thế pḥng thủ và tiến quân.

Quả thật, Sài G̣n – Chợ Lớn lúc bấy giờ là vùng trũng thấp, sông rạch chằng chịt. Ngay tiếng “Đề” (đê) trong địa danh Đề Ngạn cũng cho biết đây là vùng đất trũng, cho nên người Hoa phải đắp đê (hiểu là dăy đất cao) ven rạch Tàu Hủ để cất phố chợ. Theo Trần Kim Thạch th́ khu vực từ rạch Bến Nghé trở xuống hướng Nam , “địa h́nh xấp xỉ mặt nước biển, đi từ + 0,5m đến +3m, thường bị triều bao phủ gần hết”[4]. Chính v́ vậy mà theo Trương Vĩnh Kư th́ xung quanh g̣ Cây Mai hàng năm có“tổ chức các cuộc đua thuyền để tôn vinh đức Phật”[5]. Về phía Sài G̣n (hiểu là khu vực Quận 1 hiện nay) có một con đường dù đă được đắp cao để đi lại nhưng nước vẫn thấm ướt quanh năm, nên gọi là đường Nước Nhỉ[6], nghĩa là luôn có nước nhỉ giọt:

Đường Nước Nhỉ chảy tiu tiu,
Người thương khách lại qua hóng mát.
~ Cổ Gia Định phong cảnh vịnh ~

Về phía Chợ Lớn, có con rạch mang tên Nước Lên[7], chỉ hiện tượng triều cường dâng lên gây ngập tràn:

Quán Nước Lên ḍng dờn dợn,
Khách bộ hành tắm giặt nghỉ ngơi.
~ Cổ Gia Định phong cảnh vịnh ~

Bởi vậy mà giao thông chủ yếu bằng thuyền, luồn lách theo hệ thống kinh rạch[8] chằng chịt. “Sự đi lại trên rạch khác nào như sợi chỉ của một con thoi qua lại trên máy dệt”[9].

Thế nhưng, khác với quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Phúc Tần, ngay từ năm 1679, đă chọn Bến Nghé làm nơi lập đồn binh v́ thấy được tính chất là đầu mối giao thông của địa điểm này. Từ đó, theo thời gian, trụ sở hành chính của Gia Định như dinh Điều Khiển[10] (1732), thành Bát Quái, tức thành Quy[11] (1790), thành Phụng[12] (1835) rồi phủ Toàn quyền Đông Dương (1869) đều được đặt ở vùng Bến Nghé, tức Sài G̣n. Tuy nhiên, Bến Nghé chỉ là trung tâm hành chính, c̣n trung tâm thương mại thực sự thu hút đông đảo dân cư lại là Chợ Lớn.

Như vậy, trong suốt hơn ba trăm năm, Sài G̣n và Chợ Lớn đồng thời là trung tâm của cả Nam Bộ. Chính điều đó, cộng với nền kinh tế tư bản của chế độ thuộc địa khiến cho, hơn ở đâu hết, vùng này đă có những thay đổi lớn lao không ngờ, mà chủ yếu là công cuộc khắc phục địa h́nh trũng thấp để xây dựng đô thị. Đặc biệt, kể từ khi Pháp xâm chiếm th́ tốc độ đô thị hóa của Sài G̣n – Chợ Lớn càng thêm khẩn trương. Trong quá tŕnh đó th́ vấn đề giao thông được đặt ra sớm nhất v́ đó là điều kiện tiên quyết để phát triển đô thị.

Nh́n lại xuyên suốt quá tŕnh phát triển của Sài G̣n – Chợ Lớn từ khu đầm lầy thành phố thị nguy nga như ngày nay, thật dễ dàng nhận thấy phương thức giao thông của nó chuyển dần từ đường thủy sang đường bộ. Bởi thế mà vấn đề lịch sử kinh rạch ở đây trở thành vấn đề lịch sử phát triển chung của cả thành phố.

II. Lịch sử kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn
Như đă nói, kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn nhiều vô kể, có những con rạch không có tên hoặc có tên nhưng ít ai biết đến[13]. Do đó, bài viết này chỉ ghi chép lại những thông tin về các kinh rạch được nhiều người biết đến, mà chủ yếu là sự h́nh thành và tiêu vong của chúng.

1. Kinh rạch ở Chợ Lớn

Trước hết, phải kể đến kinh rạch ở Chợ Lớn, v́ vùng này được đào kinh sớm nhất do nằm ở vị trí giao thương với miền Tây.

Năm 1772, đào kinh Ruột Ngựa. Trước đó, từ cửa sông Rạch Cát về đến rạch Ḷ Gốm chỉ có con rạch nhỏ nước đọng, thuyền bè đi lại không được. Mùa thu năm 1772, Đốc chiến Nguyễn Cửu Đàm (con trai của Chánh thống Nguyễn Cửu Vân) cho đào thành kinh thẳng tắp như ruột ngựa, nên gọi là kinh Ruột Ngựa (chữ Hán gọi Mă Trường Giang)[14]. Kinh Ruột Ngựa nối kinh Tàu Hủ ăn ra sông Rạch Cát, dài gần 3 km. Từ đó, có thể rẽ trái đi Cần Đước, Cần Giuộc; rẽ phải đi Chợ Đệm, Bến Lức. Kinh Ruột Ngựa tuy ngắn nhưng giữ vai tṛ cực ḱ quan trọng, là kinh đào đầu tiên nối kinh Tàu Hủ và vùng Chợ Lớn với vùng đất phía tây.

Kế đến là việc đào kinh Phố Xếp[15]. Khi vừa từ cù lao Phố lánh nạn Tây Sơn về Chợ Lớn (năm 1778), người Hoa có nhu cầu mở thêm phố chợ nên đào thêm kinh Phố Xếp, nối rạch Tàu Hủ cắt ngang rạch Chợ Lớn, lên hướng bắc đến chợ Rẫy (nay là bệnh viện Chợ Rẫy). Chợ này nằm trên g̣ đất cao, xung quanh đó người Hoa trồng rau cải để bán. Lúc này hoạt động buôn bán ở Chợ Lớn c̣n rất yếu, chỉ có chợ Rẫy là phát triển, nên Trương Vĩnh Kư khẳng định: “Thực sự, Chợ Lớn xưa nằm trên nền đất Chợ Rẫy bây giờ”[16].

Kinh Phố Xếp giúp vận chuyển rau cải ra rạch Tàu Hủ và đi khắp nơi. Kinh này tồn tại măi đến năm 1925 mới bị lấp, thành đại lộ Tổng Đốc Phương, nay là đường Châu Văn Liêm ở Quận 5.


(Sơ đồ kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn xưa và nay: của Lê Công Lư)
Đến năm 1819, kinh Ruột Ngựa đă bị cạn lấp, ghe xuồng đi lại khó khăn nên mùa xuân năm này, Phó tổng trấn Gia Định thành là Huỳnh Công Lư vâng lệnh đốc thúc hơn 10 000 dân phu trong trấn Phiên An[17] đào kinh mới từ đầu rạch Ḷ Gốm đến cuối rạch Ruột Ngựa, nối kinh Tàu Hủ thông với sông Rạch Cát. Kinh đào xong rộng khoảng 40 mét, sâu khoảng 4 mét, dài khoảng 5 km, được vua Gia Long đặt tên là An Thông Hà. Nhờ đó mà ghe thuyền đi lại được nhanh chóng, dân thương hồ “bơi chèo hát xướng ngày đêm nối nhau, thực là nơi đô hội trên bến dưới thuyền, người ta đều khen là thuận lợi”[18].

Đến khi Pháp chiếm Nam Bộ, tuy làm chủ được t́nh thế nhưng kẻ xâm lược luôn phải đối phó với nhiều đợt tấn công của nghĩa quân ta từ phía Đồng Tháp Mười. V́ thế nên chúng cho đào kinh Vành Đai (Canal de Ceinture) h́nh ṿng cung bao bọc phía bắc của Sài G̣n – Chợ Lớn, c̣n gọi là kinh Ṿng Thành hay kinh Bao Ngạn (tức “bờ bao”). Kinh này “dài 7 km, rộng 10m, sâu 3m. Đào năm 1875, nối rạch Thị Nghè và rạch Hoa Kiều[19]. Nay[20], không c̣n tác dụng ǵ, bị đóng bùn. Rạch Thị Nghè mà nó chảy vào, thuyền bè không đi lại được khi triều rút quá cầu Phú Mỹ[21]. Trong vùng Phú Thọ, ḷng kinh bị đắp cao hơn mực nước triều”[22].

Theo dự án, kinh được xuất phát từ ngă ba giữa rạch Chợ Lớn và rạch Ḷ Gốm đến g̣ Cây Mai (nay là đường Nguyễn Thị Nhỏ, Quận 11), ṿng qua Phú Thọ, đến Ḥa Hưng rồi đổ ra rạch Thị Nghè ở vị trí nay là cầu Công Lư. Bờ kinh là đường bộ cho lính canh pḥng, dưới kinh là tàu chiến cỡ nhỏ di chuyển. Thế nhưng, do dân phu đấu tranh và nghĩa quân đánh phá liên miên nên công tŕnh dang dở dù đă đào được thành đường kinh, sau đó được lấp dần.

Bước sang đầu thế kỉ XX, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền thuộc địa, nền thương mại của Hoa kiều phát triển mạnh, mà chủ yếu là việc thu mua lúa từ miền Tây chở về Chợ Lớn xay thành gạo xuất khẩu. Do đó, kinh Tàu Hủ đă tỏ ra quá tải trước lượng ghe thuyền tấp nập, nên từ năm 1906 đến 1908, Pháp cho đào một con kinh mới từ sông Sài G̣n đi về phía tây, ăn đến sông Rạch Cát, dài khoảng 13 km. Đoạn từ sông Sài G̣n đến Chợ Quán khoảng 4 km có tên tên là kinh Tẽ (v́ được xem như là một nhánh tẽ của kinh Bến Nghé), nhưng sau đó bị đọc và viết nhầm là kinh Tẻ; đoạn c̣n lại có tên là kinh Đôi (Pháp gọi là Canal de Doublement) v́ gần như song song với kinh Tàu Hủ[23]. Tuyến kinh mới này nhờ được thi công bằng cơ giới nên vừa rộng vừa thẳng, làm tăng thêm đáng kể khả năng thông thương giữa Sài G̣n – Chợ Lớn với miền Tây.

Hoạt động thương mại ở Chợ Lớn phát triển kéo theo nhu cầu mở rộng đô thị. Chính điều này dẫn đến việc lấp rạch Chợ Lớn. Con rạch này vốn đă có từ lâu đời, đến năm 1925 được lấp thành đường giao thông. Đoạn gần rạch Ḷ Gốm thành đường Trương Tấn Bửu (nay là đường Lê Quang Sung), đoạn giữa vốn là những ụ chuyên đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, thành bến xe Chợ Lớn, đoạn giáp với rạch Tàu Hủ thành đường Khổng Tử (nay là đường Hải Thượng Lăn Ông). Năm 1930, trên bờ rạch Chợ Lớn cũ, chợ B́nh Tây (tức Chợ Lớn mới) do Quách Đàm (một người Hoa) xây dựng khánh thành, hoạt động mua bán càng thêm sầm uất nên ít ai c̣n nhớ con rạch này.

2. Kinh rạch ở Sài G̣n

Kinh rạch ở Sài G̣n chỉ được đào lấp kể từ khi Pháp xâm lược nước ta và chọn Sài G̣n làm trung tâm hành chính, mở mang phố chợ. Trước đó, hoạt động mua bán chỉ phát triển ở Chợ Lớn, do người Hoa khuếch trương.

Năm 1860, việc lấp kinh rạch đă gây cuộc tranh căi lớn trong Hội đồng thành phố, giữa quan điểm đấu tranh cho vệ sinh công cộng coi kinh rạch như các ổ nhiễm khuẩn và quan điểm của nhóm thương nhân coi kinh rạch như huyết mạch để vận chuyển hàng hóa[24]. Chính v́ phải điều đ́nh giữa hai quan điểm đó mà việc đào lấp kinh rạch ở Sài G̣n diễn ra khá chậm chạp.

Năm 1862, đô đốc Bonard thực hiện phân lô vùng Bến Nghé thành nhiều khoảnh và bán với giá rẻ để thu hút dân cư. Năm 1867, kinh Chợ Vải được đào, từ sông Sài G̣n, gần đầu rạch Cầu Sấu (nay là đường Hàm Nghi) ăn vô đến giếng nước cùng tên rồi rẽ phải ở chỗ nay là Nhà hát Thành Phố, ra rạch Thị Nghè bằng kinh Coffin. Trên bờ kinh này có ngôi chợ chuyên bán vải vóc nên có tên là chợ Vải. Năm 1911, chợ này được dời về vị trí mới, chỗ vũng ao đầm vừa được lấp lại[25], tức là chợ Bến Thành hôm nay. Năm 1884, kinh được lấp phần ngọn từ vị trí nay là đường Lê Lợi đến đường Mạc Thị Bưởi, phần c̣n lại được cẩn đá hai bên bờ, cách khoảng có xây bậc thang để vận chuyển hàng hóa lên xuống. Đến năm 1892, đoạn c̣n lại cũng được lấp thành đường phố, gọi là đường Charner, dân gian gọi là đường Kinh Lấp, nay là đường Nguyễn Huệ.

Kinh Coffin nối rạch Cầu Sấu, kinh Chợ Vải và kinh Cây Cám với nhau, do đại tá Coffin chỉ huy đào, đến năm 1892 cũng bị lấp cùng với hàng loạt kinh rạch nhỏ khác. Kinh Coffin trở thành đường Bonard, nay là đường Lê Lợi. Rạch Cây Cám trở thành đường Espagne (tức Tây Ban Nha), nay là đường Lê Thánh Tôn. Rạch Cầu Sấu trở thành đại lộ De la Somme, sau đổi thành Duperré, nay là đường Hàm Nghi. Rạch Cầu Ông Lănh trở thành đường Kitchener (1907), sau đó đổi thành Abattoir (ḷ sát sinh, tức xóm Ḷ Heo), nay là đường Nguyễn Thái Học. Rạch Cầu Kho được lấp thành đường Cầu Kho, sau đó đổi là đường Phát Diệm, nay là đường Trần Đ́nh Xu.

Ngoài ra, c̣n hàng loạt kinh rạch khác cũng được lấp dần, tự phát do nhu cầu chỗ ở của người dân, như rạch Cầu Muối, rạch Bà Tiềm, rạch Bà Đô (tức rạch Xóm Chiếu), rạch Cầu Hộc, rạch Xóm Dầu, rạch Bà Tịnh, v.v. Đô thị phát triển đến đâu th́ kinh rạch bị lấp đến đó.

Trong khi đó, con sông Sài G̣n lúc này là tuyến vận tải chính nhưng lại quá cong quẹo nên vận chuyển tốn kém nhiều công sức và tiền của. V́ vậy nên nhà cầm quyền Pháp quyết định cho đào kinh Thanh Đa[26], “dài 1 km, rộng 40m, sâu 6m. Đào từ 1897 đến 1898. Kinh này vừa mới được mở ra cho thuyền bè qua lại. Nó cắt ṿng thắt từ B́nh Lợi đến An Phú và rút ngắn được 12km theo ḍng chảy của sông Sài G̣n”[27].

3. Kinh rạch ở phía nam rạch Bến Nghé

Vùng phía nam rạch Bến Nghé cũng có vô số kinh rạch nhưng v́ tốc độ đô thị hóa chậm hơn nên mới chỉ bị lấp gần đây. Chẳng hạn, rạch Cầu Chông ở Phường 9, Quận 4 lấp năm 1997, thành đường Vĩnh Khánh. Phần ngọn rạch Ụ Cây (phía sau chợ Xóm Củi, Quận 8) được lấp dần vào khoảng cuối thập niên 1990 do những phế phẩm từ hoạt động buôn bán của ngôi chợ này. Rạch Bàng ở Quận 7, bên kia dốc cầu Tân Thuận vốn đă cạn từ lâu, đến năm 2005, khi tiến hành xây dựng cầu Tân Thuận mới, người ta lấp hẳn để làm đường mang cá cho cầu này. Ngoài ra, cùng với việc xây dựng khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng ở Quận 7 và đường cao tốc Nam Sài G̣n, hàng loạt kinh rạch khác cũng bị lấp đi để nhường chỗ cho đường giao thông, cống hộp và nhà cao tầng.

Tuy nhiên, đáng chú ư nhất là năm 2005, người ta đă lấp đoạn đầu của rạch Bến Nghé, phần tiếp giáp với sông Sài G̣n để thi công xây dựng đường hầm Thủ Thiêm (hầm ngầm xuyên qua ḷng sông Sài G̣n, sang Quạn 2) và đại lộ Đông – Tây dọc theo rạch Bến Nghé, đi về các tỉnh miền Tây. Theo dự án th́ sau khi thi công xong đường hầm, sẽ khai thông rạch Bến Nghé trở lại để bảo lưu cảnh quan sông nước vốn có của vùng đất này. Do đó, toàn bộ chiều dài rạch Bến Nghé đă được giải tỏa và đang nạo vét, xây bờ kè để đảm bảo ḍng chảy thông thoáng trong tương lai.

* * *

Điểm qua lịch sử kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn, có thể thấy kinh rạch chủ yếu bị tác động bởi quá tŕnh đô thị hóa (dù đào hay lấp) mà động lực của nó chính là kinh tế. Ban đầu, khi giao thông trên bộ chưa phát triển th́ người ta tận dụng và đào kinh để giao thương. Đến khi phương tiện giao thông trên bộ phát triển th́ kinh rạch lại được lấp đi để nhường chỗ cho đường sá và nhà cửa, công tŕnh. Bởi vậy mà phần lớn những con đường xưa ở Sài G̣n – Chợ Lớn hiện nay trước kia chính là kinh rạch. Và đó cũng là khu vực có tŕnh độ đô thị hóa cao, đặc biệt là luôn có chợ lớn, buôn bán tấp nập.

Tuy nhiên, quá tŕnh lấp kinh rạch một mặt giúp cho nền đất thành phố thêm cao ráo nhất thời, một mặt lại tiềm ẩn nguy cơ ngập úng không c̣n xa mấy. Nguyên nhân là v́ các kinh rạch xưa luôn được phân bố theo địa h́nh tự nhiên và thuận lợi cho ḍng chảy; nay bị lấp đi, thay bằng hệ thống cống hộp vừa nhỏ vừa dễ bị tắc nghẽn, khiến nước không thoát kịp ra sông và dẫn đến ngập cục bộ. Mặt khác, do kinh rạch bị lấp quá nhiều nên mỗi khi triều cường dâng lên, ḍng nước bị chặn lại nên cũng gây ngập cục bộ. Nạn ngập úng này diễn ra ở hầu hết các quận huyện, kể cả nội thành, với độ sâu từ 0,3 – 1m, nhưng nặng nề nhất là ở Quận 8 và quận B́nh Thạnh. Điều này cộng với nạn khai thác nước ngầm trái phép khiến nền đất ở nội thành bị lún đều đặn mỗi năm đến vài cm. Đó chính là sự phản ứng của tự nhiên khi con người đă làm trái với nó. Và cứ theo đà này th́, nếu con người không khai thông ḍng chảy, Sài G̣n – Chợ Lớn chắc chắn sẽ quay trở lại diện mạo của mấy trăm năm về trước: một khu đầm lầy.

Để khai thông hệ thống cống ngầm của thành phố th́ trước hết phải giải quyết lượng rác thải khổng lồ ứ đọng trong ḷng cống. Do là vùng trũng, lại nằm trong chế độ bán nhật triều nên khả năng cuốn trôi rác thải của kinh rạch ở Sài G̣n – Chợ Lớn là rất thấp. Bởi v́ khi nước triều rút đi, rác rến chưa trôi theo được bao nhiêu th́ lại bị triều dâng đẩy trở lại vị trí cũ. Chính v́ vậy mà ngay từ năm 1862, trong dự án “Sài G̣n – thành phố 500.000 dân”, Coffin (Đại tá Chỉ huy trưởng Công binh Pháp) đă có ư định đào một hồ lớn ở trung tâm thành phố. Từ đây chĩa đi bốn hướng bằng bốn đường cống đến sông Sài G̣n, rạch Bến Nghé, kinh Vành Đai và rạch Thị Nghè. Nhờ các cửa ngăn tự động cho phép nước chảy một chiều, hồ này có thể điều chỉnh cho nước trong mỗi đường cống chỉ chảy theo một hướng, giúp rác thải trôi ra sông[28]. Tuy đó là dự án của thành phố Sài G̣n chỉ với 500.000 dân và cách đây gần 1,5 thế kỉ nhưng chứng tỏ nhà quy hoạch đă nh́n thấy được nguyên nhân số một của hiện tượng ngập úng. Ngày nay, trong điều kiện hiện tại của thành phố th́ ư tưởng trên càng nên được quan tâm nghiên cứu có cải tiến v́ nó tỏ ra là biện pháp hiệu quả, ít tốn kém và rất khả thi.

Tác giả: Lê Công Lư

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 12-31-2021
Reputation: 201043


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,220
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Kinh-rạch-sài-g̣n-xưa.jpg
Views:	0
Size:	78.9 KB
ID:	1965727  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,886 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11735 seconds with 15 queries