Ngay trước thềm G20, Trung Quốc khiến tất cả bất ngờ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ngay trước thềm G20, Trung Quốc khiến tất cả bất ngờ
Sau màn "gây sốc" phương Tây cách đây 5 năm, quốc gia được ví như "Trung Quốc ở châu Âu" đang có khả năng trở thành thành viên chính thức của BRICS.


Trung Quốc đă công khai ư định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS.

Theo Press TV , Trung Quốc đă công khai ư định mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi BRICS. Động thái của Bắc Kinh diễn ra khi BRICS mới kết nạp thêm 6 thành viên mới và Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Ấn Độ (từ ngày 9-10/9).

Thổ Nhĩ Kỳ - ứng viên tiềm năng mà Trung Quốc nhắm tới - đang là một thành viên cốt cán trong G20. Song, điểm đáng chú ư hơn cả nằm ở tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.

Theo tờ Aydinlik của Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc gặp với các nhà báo ở Ankara ngày 1/9, Đại sứ Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ Lưu Thiếu Bân cho biết Trung Quốc "mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS" , đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh và Ankara sẽ sánh vai cùng nhau trên con đường phát triển kinh tế.

Ông Lưu nhắc lại việc BRICS kết nạp thêm 6 thành viên mới trong tháng 8 và nói rằng đây "là một khởi đầu lịch sử được mong đợi trên trường quốc tế".

Đáng nói, trong vài ngày nữa, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ có chuyến thăm tới Nga và gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin. Theo kế hoạch, Nga sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào năm tới tại Kazan - thủ phủ của Cộng ḥa Tatarstan, một chủ thể của Liên bang Nga có số lượng lớn người Thổ sinh sống.

Các nguồn tin của Press TV cho biết ông Erdogan và ông Putin sẽ có cuộc thảo luận về khả năng Ankara tiếp cận BRICS. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang nỗ lực t́m kiếm nguồn vốn đầu tư mới để bù đắp thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra những năm gần đây. Một số chuyên gia nhận định, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp cận được Ngân hàng Phát triển mới (NDB do BRICS thành lập) sẽ "mở đường" cho Ankara.

Bên cạnh đó, tư cách thành viên BRICS cũng có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng doanh thu thương mại, bởi Ankara vốn đă là đối tác thương mại lớn của các thành viên BRICS như Nga, Ấn Độ, Iran, Saudi Arabia và UAE.

Một "Trung Quốc ở châu Âu"
Thổ Nhĩ Kỳ giữ vai tṛ quan trọng chiến lược trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nước này nằm dọc phía Nam Biển Đen, có vị trí như một cây cầu kết nối châu Âu và châu Á, giáp với Trung Đông ở phía Nam, Trung Á ở phía Đông và khu vực Kavkaz ở phía Bắc.

Trong số những quốc gia giáp Biển Đen, các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường duy nhất dẫn tới biển Aegean, Địa Trung Hải và các đại dương khác.

Nhờ vị trí đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ là trạm trung chuyển năng lượng giữa châu Âu và châu Á với dự án "Đường ống gas tự nhiên xuyên lục địa Anatolia" (TANAP). Trong t́nh trạng Nga đang chịu lệnh trừng phạt về nhiều mặt từ Hoa Kỳ và EU, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên như một đối tác thay thế lư tưởng và đáng tin cậy nhờ những điều kiện đang sở hữu.

Năm 2015, khi đề cập tới việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Volkan Bozki - Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khi đó tuyên bố: "EU không thể nói không với Thổ Nhĩ Kỳ. Các hệ quả sẽ tiêu cực đối với châu Âu, chứ không phải với chúng tôi".

Giới chuyên gia nhận định, sự tự tin của Thổ Nhĩ Kỳ là có cơ sở, do nước này sở hữu tiềm lực kinh tế mạnh hơn so với nhiều nước thành viên của EU thời điểm ấy. Tốc độ phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đó nhanh tới mức họ được ví von như một "Trung Quốc ở châu Âu".

Do tác động của đại dịch COVID-19 và biến động của t́nh h́nh thế giới, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đă hứng chịu những thiệt hại nhất định, với lạm phát vượt mức 80% trong tháng 8/2022.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Scott Kanowsky của Investing.com , phần lớn thời gian trong năm ngoái, nền kinh tế trị giá 820 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục phát triển, vượt xa hầu hết các nước có cùng tiềm lực kinh tế.

Về quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ có sức mạnh quân sự đứng thứ 11 thế giới (theo xếp hạng của Global FirePower) và thuộc các lực lượng top đầu NATO, với kinh nghiệm chiến đấu dày dặn. Đây cũng là quốc gia đặt các căn cứ quân sự của Mỹ, cũng như các trang thiết bị pḥng thủ quan trọng của cả NATO và Washington.

Với vị thế quan trọng như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đă trở thành tâm điểm trong các cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Nga suốt nhiều thập kỷ qua. Cả Nga và Mỹ đều có phải có những sự "nhún nhường" nhất định trước Ankara. Riêng đối với NATO, có thể nói Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên "khó sống chung nhưng không thể sống thiếu".

Bất ngờ lớn sau 5 năm im ắng
Tháng 7/2018, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đă khiến tất cả các đồng minh phương Tây bất ngờ khi tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS. Tại hội nghị, ông Erdogan đă kêu gọi các nhà lănh đạo BRICS xem xét kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ làm thành viên, thế nhưng khi ấy, BRICS chưa có ư định mở rộng khối.

5 năm trôi qua, từ đó cho tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ chưa hề góp mặt thêm lần nào ở hội nghị thượng đỉnh BRICS. V́ thế, thông tin về việc Trung Quốc mời Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS, cũng như cuộc gặp sắp tới giữa ông Erdogan và ông Putin nhằm thảo luận về vấn đề này, quả là một bất ngờ quá lớn với phương Tây.

Theo tờ Turkish Minute , mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với BRICS chủ yếu xuất phát từ quan hệ cá nhân của ông Erdogan và Tổng thống Putin, không phải là hệ quả từ chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả Nga và Thổ đều đang có lợi ích trong các khoản đầu tư năng lượng chiến lược song phương như đường ống dẫn khí đốt Blue Stream xuyên Biển Đen và nhà máy điện hạt nhân Akkuyu ở tỉnh Mersin, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, theo Silk Road Briefing , một khối hồi giáo mạnh mẽ trong BRICS đă bắt đầu nổi lên (với Ai Cập, UAE, Saudi Arabia) và ông Erdogan sẽ không muốn Thổ Nhĩ Kỳ nằm ngoài một nhóm có ảnh hưởng như vậy.

Trong bối cảnh nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cần được đầu tư và hỗ trợ xuất khẩu, ông Erdogan đă thực hiện một chuyến gây quỹ nhỏ ở Trung Đông vào tháng 7 năm nay để t́m kiếm nguồn vốn cho nhiều dự án.

Hoạt động này đă gặt hái được thành công, ông Erdogan đă kư được các thỏa thuận trị giá hơn 50 tỷ USD với UAE và thêm khoản đầu tư trị giá 9,9 tỷ USD với Qatar.

Với việc các nước thành viên BRICS đang có ảnh hưởng đáng kể đến các hiệp định thương mại tự do tại những khu vực tương ứng của họ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ coi khối này là thị trường phát triển mới đầy tiềm năng.

Ở chiều ngược lại, chuyên gia phân tích Jim O'Neill (người đă sáng tạo ra cụm từ viết tắt BRIC trước khi Nam Phi gia nhập) cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giải quyết được những vấn đề phức tạp của hệ thống lấy Mỹ làm trung tâm và trật tự thế giới mới.

Hiện chưa có xác nhận nào từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hay các thành viên BRICS rằng Thổ Nhĩ Kỳ đă chính thức nộp đơn gia nhập khối này. Song, một số chuyên gia cho rằng, ngay cả khi chính phủ Erdogan nộp đơn xin gia nhập BRICS th́ các thành viên NATO vẫn có thể gây áp lực để buộc Ankara từ bỏ ư định.

VietBF@ Sưu tập

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-04-2023
Reputation: 33280


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,345
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2023-09-04 at 09.15.13.jpg
Views:	0
Size:	55.8 KB
ID:	2265961  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,234 Times in 5,546 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06931 seconds with 15 queries