Tại sao kinh tế Đức lại lệ thuộc lớn vào Nga khi GDP gấp đôi? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tại sao kinh tế Đức lại lệ thuộc lớn vào Nga khi GDP gấp đôi?
Vì sao GDP gấp đôi, nhưng kinh tế Đức lại lệ thuộc lớn vào Nga? Mặc dù là nền kinh tế top đầu của thế giới với GDP gấp đôi Nga, thu nhập bình quân trên đầu người cao gấp 4 nhưng kinh tế Đức lại đang phụ thuộc lớn vào Nga. Thậm chí ngành công nghiệp, trụ cột của nền kinh tế Đức, sẽ sụp đổ nếu Berlin áp đặt lệnh cấm vận khí đốt với Moscow.

GDP Đức cap gấp đôi GDP Nga
Đức là quốc gia có dân số đông thứ hai với 83 triệu dân và diện tích lớn thứ 7 trong khối EU, nhưng chỉ bằng 1/50 về diện tích và ½ về dân số nếu so với Nga. Tuy có dân số đông và diện tích rộng lớn nhưng nếu so sánh các chỉ số của nền kinh tế Nga sẽ phải mất nhiều năm nữa mới đuổi kịp Đức.

Hiện GDP Nga đang đạt 1.500 tỷ USD, đứng thứ 11 thế giới, trong khi đó theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2020, tổng GDP Đức đạt 3.806 tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới và gấp đôi GDP Nga. Còn tính theo sức mua tương đương, nền kinh tế Nga đứng thứ 2 châu Âu sau Đức với quy mô GDP đạt 4.021 tỷ USD.


So sánh GDP giữa Đức và Nga. Nguồn WB

Nếu như nền kinh tế Nga dựa chủ yếu vào khai thác nguồn tài nguyên và xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thì kinh tế Đức tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế tạo và dịch vụ. Với tỷ lệ xuất khẩu chiếm hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế Đức.

Tính đến cuối năm 2021, Đức là một trong hai quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Đức gồm máy móc, hàng điện tử, ô tô, các sản phẩm hoá chất, thực phẩm, hàng dệt may, dụng cụ quang học và điện năng. Là một nước phụ thuộc nhiều vào ngoại thương nên Đức đồng thời cũng nhập nhiều loại hàng hoá và là nước nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới.

Chính nhờ nền kinh tế tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cơ bản mà Đức có được nền kinh tế phát triển vượt bậc, có khả năng chống chịu và hồi phục nhanh sau các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đức đứng thứ 5 về GDP tính theo sức mua tương đương trong khi Nga chiếm vị trí số 6

Năm 2019, chính phủ Nga đã phê chuẩn kế hoạch các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2024, một trong những nhiệm vụ đó là đưa Nga vượt qua Đức để vào nhóm 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện nay và "cơn mưa" các lệnh trừng phạt thì kế hoạch vượt kinh tế Đức của Nga có lẽ sẽ cần thêm rất nhiều thời gian.

Người nghèo ở Đức giàu gấp 10 lần người nghèo ở Nga
Xét về GDP bình quân trên đầu người thì người Đức đang giàu gấp hơn 4 lần người Nga. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới GDP bình quân đầu người của Đức đạt 45.724 USD trong khi của Nga là 10.127 USD/người vào năm 2020. Tức là người Đức đang giàu hơn gấp 4,5 lần so với người Nga.

So sánh GDP bình quân trên đầu người giữa Đức và Nga

Tại Đức, một người được phân loại là nghèo nếu họ sống bằng dưới 60% mức lương ròng trung bình, hiện là 1.176 Euro (1.429 USD)/tháng. Không nghèo là người nhận lương ròng hàng tháng hơn 3.900 Euro trở lên.

Báo cáo Nghèo đói và giàu có mới nhất của Bộ Lao động Đức cho thấy, tỷ lệ người giàu ở Đức tiếp tục tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nghèo cũng vậy; trong khi đó, khung thu nhập trung bình tiếp tục giảm. Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên nếu mức chuẩn nghèo này của người Đức so với người Nga thì đang có một sự chênh lệch lớn. Cụ thể, hiện có khoảng 19,2 triệu người Nga, chiếm 13,4% dân số bị coi là nghèo khổ khi sống với mức thu nhập ít hơn 9.452 rúp (139 USD) mỗi tháng. Tức là nếu cùng bị coi là người nghèo thì người nghèo ở Đức cũng đang giàu gấp 10 lần người nghèo ở Nga.

Việc lệch chuẩn này có lẽ đến từ sự chênh lệch trong mức lương tối thiểu giữa hai quốc gia. Mức lương tối thiểu của người dân Nga hiện nay rơi vào khoảng 190 USD/ tháng trong khi Đức được xem là quốc gia trả lương tối thiểu cao nhất trong khu vực châu Âu với khoảng 1.500 USD/ tháng.

Người Đức làm việc ít, chơi nhiều nhưng hiệu quả nhất thế giới
Nổi tiếng là nền kinh tế số 1 Châu Âu nhưng Đức lại có chế độ làm việc khá "tình người" và hiệu quả. Lao động Đức làm việc ngắn nhất thế giới với bình quân 26,3 tiếng/tuần, nghĩa là nếu mỗi ngày làm 8 tiếng thì người Đức chỉ làm 3 ngày và 2,3 tiếng mỗi tuần. Tuy nhiên, lao động Đức lại đứng thứ 8 thế giới về hiệu năng với GDP bình quân 65,5 USD/người/giờ.

Người Đức làm việc với hiệu năng cao với thời gian làm việc ngắn nhất thế giới

Thậm chí tại những công ty lớn như Mercedez Benz, các kỹ sư có thể lựa chọn làm 28 tiếng mỗi tuần (tương đương 5,6 tiếng mỗi ngày trừ thứ bảy chủ nhật) trong vòng 2 năm, sau đó tăng lên 35 tiếng mỗi tuần tại tập đoàn. Không chỉ có quy định chặt chẽ về số giờ làm việc, Đức còn có khá nhiều ngày nghỉ quốc gia so với các quốc gia châu Âu khác, theo Business Culture.

Trong năm, người Đức có 24 ngày nghỉ lễ được trả lương. Ngoài các ngày lễ quen thuộc như Năm mới, Giáng sinh, người Đức còn đón những ngày nghỉ lễ riêng như Thứ 6 Tốt lành (rơi vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4), ngày Thứ 2 Trắng (trong tháng 5)…

Sự lệ thuộc vào Nga của nền kinh tế Đức
Dù có một nền kinh tế mạnh và quy mô lớn hơn Nga nhiều lần nhưng Đức lại có một sự lệ thuộc đặc biệt vào Nga trong lĩnh vực năng lượng. Trong khi Mỹ và các đồng minh NATO trên khắp châu Âu thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine thì Berlin lại vô cùng thận trọng với các lệnh trừng phạt.

Nguyên nhân chính đến từ việc 1/3 lượng dầu nhập khẩu của Đức, 45% lượng than và 55% lượng khí đốt nhập khẩu của Đức do Nga cung cấp. Khí đốt Nga là nguồn năng lượng chủ lực để sưởi ấm cho các hộ gia đình, làm đầu vào cho các nhà máy phát điện, và duy trì hoạt động của các nhà máy ở Đức.

Sự phụ thuộc sẽ còn tăng lên khi dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đi vào hoạt động. Đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic trị giá hàng tỷ USD đã hoàn thành vào năm 2021, nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động.

Dù Đức tuyên bố giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga, lượng khí đốt từ nước này vẫn chiếm 40% tổng nguồn cung của Berlin, giảm từ mức 50% trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra. Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Robert Habeck thừa nhận Đức khó tìm đủ nguồn thay thế khí đốt Nga tới giữa năm 2024.

Trong khi đó, theo cảnh báo của 5 viện nghiên cứu kinh tế lớn của Đức, nền kinh tế nước này sẽ rơi vào một cuộc suy thoái sâu nếu bị Nga đột ngột cắt cung cấp khí đốt và dự kiến thiệt hại lên tới 238 tỷ USD. Kịch bản bị cắt nguồn năng lượng từ Nga cũng khiến tăng trưởng của Đức cả năm 2022 giảm 1,9% và đẩy Berlin vào cuộc suy thoái trong năm 2023, khiến nền kinh tế suy giảm 2,2%. Trong khi đó, với kịch bản năng lượng từ Nga vẫn được cung cấp cho Đức, dự báo tăng trưởng năm 2023 của Đức tăng từ 1,9% lên 3,1%.

VietBF@sưu tập.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 04-16-2022
Reputation: 35725


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 102,755
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	301.png
Views:	0
Size:	128.8 KB
ID:	2039572   Click image for larger version

Name:	302.png
Views:	0
Size:	50.0 KB
ID:	2039573   Click image for larger version

Name:	303.jpg
Views:	0
Size:	202.1 KB
ID:	2039574   Click image for larger version

Name:	304.jpg
Views:	0
Size:	260.7 KB
ID:	2039575  

PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,289 Times in 6,460 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 114 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08928 seconds with 15 queries