Một số kinh nghiệm về 20 năm nền giáo dục miền Nam (Trích) - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 10-19-2020   #1
trungthuc
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
Join Date: Jul 2020
Location: California
Posts: 7,670
Thanks: 317
Thanked 4,200 Times in 2,413 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 286 Post(s)
Rep Power: 12
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7trungthuc Reputation Uy Tín Level 7
Default Một số kinh nghiệm về 20 năm nền giáo dục miền Nam (Trích)

Nh́n lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nh́n vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành chánh, trường Đại Học Sư phạm, trường Y Khoa và ngay cả các trường sĩ quan Hải quân, Không quân và các trường sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và nhất là sĩ quan Vơ bị Đà Lạt.

Càng dễ hơn khi các thành phần ưu tú nhất của nền giáo dục ấy được gửi đi du học qua sự tuyển chọn của các học bổng quốc tế, hoặc du học tự túc mà các sinh viên đă đạt được những kết quả đáng nể nơi xứ người.

Sau 1975, lại một dịp nữa mà không thể nào không lưu ư đến yếu tố chính trị, có dịp so sánh với chế độ giáo dục miền Bắc càng cho thấy có một khoảng cách xa về tŕnh độ chuyên môn của hai miền Nam-Bắc.

Sự trội vượt của nền giáo dục miền Nam thật rơ ràng.

Các thành phần di tản sau tháng 4/1975 và Boat people lại một lần nữa chứng minh cho mọi người thấy rằng giới các bác sĩ, dược sĩ, các ngành kỹ sư lại có dịp đọ sức và họ đă trở thành các chuyên viên trên khắp thế giới.

Sự thành công này với một số đông áp đảo như thế gây ngạc nhiên cho người bản xứ không ít. Đă có đôi lần khai tên, Mr. Nguyễn, nhân viên hỏi thêm, "Ông là bác sĩ?". Lại cười hănh diện, "Thưa không. Thưa tôi cũng có làm nhà thương, nhưng chỉ là y công thôi".

Khuynh hướng của người Việt di tản, hơi thiển cận, là cho bằng được phải thúc ép con em học bác sĩ, dược sĩ. Nơi tôi ở có 4 trường Y, nhận mỗi năm trung b́nh 400 sinh viên. Tỷ lệ sinh viên Việt Nam trúng tuyển là trên 10%. 40 sinh viên trên tổng số khoảng 35 ngàn người Việt! 90% kia chia cho 6 triệu dân bản địa! Đó là chưa kể số sinh viên gốc Việt ở các khoa học về răng, về mắt, về thuốc, v.v..

Sự thành công chói sáng ấy với tiền bạc dư thừa làm lóa mắt nhiều người, đôi khi gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc giáo dục và mối quan hệ trong gia đ́nh.

Nhưng cái khó để hiểu thực chất nền giáo dục miền Nam trên căn bản khoa học, dựa trên con số th́ hiếm. Tài liệu duy nhất mà hiện nay c̣n giữ được và được xuất bản ở hải ngoại là cuốn "Sáu năm hoạt động của chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa" do ông Hồ Đắc Huân sưu tập. Cuốn sách thật quư giá.

Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đưa ra được những con số học sinh, sinh viên ở các cấp từ tiểu học, trung học đến đại học trong 6 năm. Nhưng kết quả tốt nghiệp th́ lại không có, trừ kết quả của các trường đào tạo chuyên môn.

Cái khó khăn thứ hai của nền giáo dục miền Nam là có hai hệ thống giáo dục: trường công lậptrường tư thục. Do đà dân số gia tăng, các trường tư ngày càng nhiều so với trường công. Có một sự chênh lệch rơ ràng về kết quả thi cử như một số dẫn chứng theo sau.

Trong việc giáo dục việc trồng người nó cũng một phần tương tự như việc trồng cây.
Trồng th́ phải có kết quả. 10 cây trồng th́ ít ra cũng có 9 cây cho hoa trái.
Vậy mà số lượng từ 75% đến 80% phần trăm thí sinh tú tài ở các trường tư bị thi rớt.

Không ai hỏi xem lư do nào đưa đến kết quả xấu như thế và số phận những học sinh này ra sao? Đây là mối băn khoăn ám ảnh hầu như suốt quăng đời đi dạy của tôi.

Nếu ở trong một xă hội tân tiến, người ta sẽ đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo. Đào tạo để làn ǵ? Đào tạo cho ai? Và về mặt xă hội dân sự làm thế nào giải quyết công ăn việc cho những người thi rớt nói trên? Chuyên môn không có, chưa ra ông mà cũng chẳng ra thằng, thợ cũng không phải thợ.

Rơ ràng có một lỗ hổng rất lớn trong nền giáo dục miền Nam. Đào tạo mà không có tính thực dụng, không có chuyển hướng theo khả năng của người thanh niên. Đào tạo cái đầu mà không nghĩ đến cái tay.

Đáng lẽ ngay từ khi hết bậc tiểu học đă phải chuyển hướng một số học sinh học nghề, học kỹ thuật, học làm thợ là chính, kiến thức chỉ là thêm vào.

T́nh trạng lạm phát học sinh tŕnh độ tú tài thi rớt đáng lư trở thành một gánh nặng cho xă hội th́ may thay đă có một chỗ chứa. Đó là các quân trường từ lính đến hạ sĩ quan và sĩ quan, do nhu cầu của chiến tranh. Nói một cách thực tế th́ đây là những thành phần hữu dụng và trở thành những người lính nồng cốt, những sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Một sĩ quan th́ ít nhất cũng có tŕnh độ kiến thức hết bậc trung học cả về khoa học đến ngoại ngữ. Thật là trong cái rủi có cái may.

Trên đây là mấy nét phác họa về nền giáo dục miền Nam. Nền giáo dục ấy tuy nhẹ về phần thực dụng cũng như thể dục, nhưng lại nặng về phần trí dục và cũng chú trọng nhiều đến phần đức dục, nhất là ở những năm tiểu học. Phải chăng đó chính là những nét đẹp nhất của nền giáo dục miền Nam? [*Có lẽ ông muốn nhắc đến môn "Giáo dục công dân" chăng, ở bậc tiểu học?]

Phần sau đây, với những kinh nghiệm của chính bản thân tôi vẽ lại chân dung nền giáo dục ấy qua quăng đời đi học và dạy học.

Thầy ơi, thầy khổ đă bao lần?
Mái tóc sương pha đă mấy phần?
Có lắm chiều tà mưa phủ trắng.
Thầy cười tha thứ kẻ vong ân.


(Nguyễn Duy)

Sự tự trách cứ ở trên nói lên một tấm ḷng c̣n chút t́nh con người mà ở đâu c̣n chút ấy th́ tương lai con người c̣n được thắp sáng.

Phần tôi đă nhiều lần phản bội thầy như thế nên tôi dễ chia sẻ với 4 câu thơ trên.

Một lần khi tôi chạy xe Lambretta trên đường Phan Thanh Giản, lúc sắp quẹo vào Ngă Bảy, Lư Thái Tổ, chợt tôi thấy ông thầy của tôi dạy Pháp Văn, vẫn áo vét trắng, quần trắng, mũ phớt, dạy tôi ở trường Họ Saigon dành cho học sinh di cư năm 1956, thầy đang ́ ạch đạp xe giữa buổi trưa nắng. Thầy tôi mặc áo vét trắng, mũ phớt, giầy tây mà đạp xe đạp, trông nó thế nào ấy! Nó cho người ta có cảm giác như lỗi thời đến tội nghiệp trong một sự tương phản "giấy rách nhưng vẫn giữ lấy lề"

Đấy là bức tranh toàn cảnh phần đông nghề thầy giáo của miền Nam giai đoạn 1955-1960. Phần đông các thầy c̣n đi xe đạp, nhưng lại mặc áo vét. Chính cái áo vét này nó gây sự chú ư của mọi người. Cái áo vét đó tượng trưng cho một thời kỳ thoái trào giữa cũ và mới.

Ta gọi là buổi giao thời vậy.

Trong chuyến tàu chót đó, cái áo vét như một vật dư thừa cuối mùa, nhận đủ oan trái của lớp người mới. Có lẽ may ra chỉ có thầy Vũ Hoàng Chương là vẫn có phong thái ung dung ngồi xích lô đạp đến trường.

Một nghề được coi là cao quư nhất, được nhiều người quư mến nhất trên lư thuyết, trên sách vở, trong sách Quốc văn giáo khoa thư, trong các bài học của thầy cô giáo bậc tiểu học. Nhưng về mặt thực tế xem ra bị bạc đăi nhất.

Hầu như người ta có cảm tưởng làm nghề thầy/cô giáo là đồng thời chấp nhận một cuộc sống đạm bạc. Một thầy, một cô, một chó cái!

Đó là sự thanh cao trong cảnh túng quẫn. Người ta nói như thế. Thầy ở đâu cũng có thể nghèo. Thời nào cũng vậy.

Thời lều chơng đến thời xe đạp.
Thật bất nhẫn, tôi không dám tiết lộ hết những cái nghèo đó ra đây.

Khi vào trường đời, tôi cũng đă gặp khá nhiều đồng nghiệp chấp nhận một cuộc sống mà sự đạm bạc trở thành một thứ đạo đức nghề nghiệp.

Lần ấy, tôi đă không đủ can đảm dừng xe lại chào thầy lấy một tiếng mà lại vội đi thẳng. Đáng lẽ tôi phải làm như người xưa, dừng xe lại và thưa,

"Tôi là Carnot đây, thầy c̣n nhớ tôi không?" (1)

H́nh ảnh thầy dạy Pháp văn gợi nhớ đến một số thầy khác như thầy Huy Kinh, thầy Nguyễn Phố. Thầy Huy Kinh, đầu chải tém ra đằng sau, mặt mũi khắc khổ. Thầy luôn luôn trịnh trọng thắt nơ trong bộ vét trắng, thong thả gác chiếc xe đạp, khóa cẩn thận trước khi vào lớp.

Mặc âu phục, đi xe đạp là nếp sống văn hóa Tây c̣n sót lại chăng?

Vào lớp, thầy giảng Kiều thao thao bất tuyệt mà bọn học tṛ di cư ngỗ nghịch không nghe.
Người ta có cảm tưởng dưới kia không phải học tṛ mà là "Một bầy thú trước bảng đen!"

Sự khao khát truyền đạt, thiện chí có dư của thầy, thầy giảng mà như thể đang diễn thuyết, sự ăn mặc trang trọng nghiêm chỉnh của thầy, như vang bóng một thời c̣n sót lại, đă không được học tṛ đón nhận. Giảng mà như một cuộc độc thoại, ḿnh nói ḿnh nghe! Có cái hoàn cảnh nào bạc bẽo hơn không? Rất may, cái cảnh này không phải là hoàn cảnh phổ biến.

Tuy nhiên, h́nh như có một thói quen giảng bài rất trái sư phạm của một số thầy lớn tuổi. Khi giảng các môn Việt Văn và môn Sử địa bị cuốn hút vào ḍng tư tưởng, các thầy giảng như thể diễn thuyết. Người ta không thể diễn thuyết nhiều lần trong một ngày, trong cả năm. Đây là điều người ta gọi là "bán cháo phổi". Dạy riết đến độ phổi nóng ran lên.

Theo tôi đây là là một đặc điểm rất nên ghi nhớ lại. Tôi c̣n h́nh dung ra được thầy dạy Việt Văn trường Văn Lang của ông Ngô Duy Cầu hồi mới di cư vào Nam, cổ thắt cà vạt – trời nóng, hơi người, lớp học mái tôn, quạt mát quạt hơi nóng – người thầy nhễ nhăi mồ hôi, bất chấp mọi chuyện, thầy vẫn giảng oang oang như chỗ không người.

Nghĩ lại, các thầy của tôi những năm ấy sao gian truân thế! V́ cái ǵ nhỉ? Chẳng lẽ chỉ v́ miếng cơm manh áo? Hay v́ nhẫn nại chớ thời cho một vận may chính trị?

Trên thực tế, nghề thầy trong thời điểm ấy là nơi trú ẩn của nhiều thứ: Chờ thời cũng có, ẩn náu dấu ḿnh cũng có, dạy học qua ngày cũng có. Người chuẩn bị làm bác sĩ, dược sĩ, luật sư cũng đi dạy. Chữ đúng nhất trong trường hợp này là vừa đi dạy, vừa đi học. Vừa cầm phấn vừa cầm bút.

Duyên Anh, Bàng Bá Lân, Trần Bích Lan, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Trần Phong Vũ, Phạm Việt Tuyền, Chu Tử và nhiều người khác. Ai đích thực là người thầy?

Hỏi ra, ai cũng có lúc làm thầy.

Thế th́ có thể nào phân biệt được nghề thầy như một cái nghiệp và nghề thầy như một nơi tạm trú? Hay là chỉ có thầy dạy trường công mới là thầy?

Dù là thầy loại nào, tôi vẫn thương các thầy này, xót xa cho sự bạc bẽo của nghề dạy học. Vậy mà sau này tôi lại t́nh nguyện chui đầu vào như một kẻ đi lộn chuồng.

Thế nào là một ông thầy nhỉ? Tôi sẽ có câu trả lời ở phần sau.

Nhưng tôi có thể nói trước bây giờ là phần đông những đồng nghiệp của tôi, những người được đào luyện chính quy, họ xứng đáng là ông thầy. Ít lắm là phần đông thấy họ hiền lành.

Họ có cái phong cách là ông thầy, dù không biết bề trong thế nào.

Và nay, nh́n lại 20 năm miền Nam, tôi vẫn thấy ḿnh hănh diện v́ đă được học hành, được lớn lên, trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt đẹp.

Thiển nghĩ, nhiều học tṛ có món nợ ông thầy trả không hết, "Không thầy đó mày làm nên". Ca dao chẳng nói đó sao!

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.


Kinh nghiệm thứ hai của tôi th́ oái ăm hơn.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết phải đối xử thế nào cho phải. Hồi mới di cư vào Nam, học một trường tư ở Chợ Lớn là trường Phong Châu, tôi nhớ là lớp 5ème. Tôi học một thầy sử địa, người Bắc; cả trường chỉ có hai thầy tṛ lẻ loi là người Bắc. Phần c̣n lại cả trường đều gọi cảnh sát là "Mă tà" cả. Thầy trông hiền lành, nghiêm chỉnh, giảng bài bằng tiếng Pháp rất lưu loát. Tôi cứ nghĩ thầy phải giỏi lắm.

Là học tṛ di cư khổ lắm. Khổ hơn nữa là trong lớp chỉ có ḿnh tôi như thế – theo đạo, di cư, học trễ – 18 tuổi đầu mới ngồi lớp tiếp liên với thầy Trần Văn Quới, cũng là thầy dạy tác giả Nguyễn Tấn Bi, học trước tôi năm bảy năm.

"Hồi cách đây trên nửa thế kỷ, sau khi tốt nghiệp lớp năm, tức là đậu xong bằng Sơ học yếu lược (Certificat d’Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises), học sinh tỉnh Chợ Lớn bọn tôi có giỏi giang cách ǵ, cũng phải lên một lớp chóp bu cuả bậc tiểu học, bấy giờ gọi là lớp tiếp liên, nói nôm na là lớp dự bị trung học… […]

Thuở đó mà nghe nói tới dân premiere année hay deuxième année là ngon quá mạng giang hồ, v́ con cái quan quyến, cha chú mới học tới đó chớ c̣n dân ngu khu đen nhu bọn tôi, là cả cái ǵ xa lạ lắm. […]

Thầy dạy duy nhất cho lớp nầy từ khi mở ra cho đến khi giải tán là Thầy hiệu trưởng Trần Văn Quới, địa phương quen gọi là ông Đốc Quới… Thầy Quới dạy là phải biết. Tiếng Pháp học grammaire kỹ hơn trước. Sử địa cũng lạ hơn trước v́ chỉ học lịch sử và địa lư của nước Pháp. Vẽ bản đồ các tỉnh thành của nước pháp giống h́nh lục giác, tô màu từng tỉnh khác nhau. Nghĩ cũng tức cười, xứ sở ḿnh bao nhiêu tỉnh không biết hết, chỉ biết các t́nh miền Nam…[…]

Năm cuối cùng ở tiểu học, được học với thầy Đốc Quới ai cũng phải nhận thầy là nguời kinh nghiệm, nhiều bản lănh, và nhất là cái lối giảng bài của thầy th́ trời sầu đất thảm lẳm. Có nghĩa là thầy giảng và dịch thật rơ ràng để tránh cho học tṛ không lầm lẫn khi viết tiếng Tây".
(2)

Vào khoảng sau 1970, tôi có dạy luyện thi môn triết tại trường Trường Sơn, đường Lê Văn Duyệt. Hiệu trưởng là nhà văn Nguyễn Sĩ Tế.

Lớp học buổi tối từ 7 giờ đến 10 giờ. Người học thường là công chức, quân nhân hoặc học sinh muốn học thêm. Thành phần hỗn tạp. Tŕnh độ cao thấp không biết được. Một bữa nọ, tôi nhận ra người ngồi ngay đầu bàn ở dăy cuối cùng lại đúng là thầy Sử địa năm nào của tôi đang ghi ghi chép chép.

Tại sao thầy không kiếm một chỗ ngồi ở một góc khuất nào kín đáo hơn để tôi không nhận ra thầy? Tại sao thầy lại vô ư chọn ngồi đầu bàn ngay lối đi lên xuống của tôi?

Tại sao thế? Thầy đặt tôi vào một hoàn cảnh khó xử. Tôi hầu như không tin vào mắt ḿnh. Nhưng nh́n kỹ lại đúng là thầy ḿnh chứ không thể nhầm được. Tôi hơi choáng trong nghịch cảnh thế này. Nhưng thầy vẫn có vẻ thản nhiên ngồi chăm chú nghe tôi giảng. Giả dụ thầy nhận ra tôi, thầy có tiếp tục đi học nữa không?

Sau này, tôi nghĩ thầy lỡ thời bất đắc chí phải đi dạy nên nghĩ nay phải có thêm bằng tú tài II để vào đại học? Kiến thức thầy có thừa, tiếng Pháp của thầy đi chấm thi tú tài II, ban C cũng dư. Vậy mà thầy ngồi kia. Thầy học tôi được cái ǵ? Ai dạy ai? Chắc chắn là thầy không nhận ra tôi. Nhưng chắc chắn là tôi nhận ra thầy.

Lần này th́ tôi không thể nói, "Tôi là Carnot đây". Tôi phải nói thế nào?

Tôi chỉ thấy hoàn cảnh rất oan trái của một số thầy làm nghề dạy học.

Dáng đứng uẩn khuất của thầy dạy Sử địa của tôi không dễ mà thấy được. Cho đến bây giờ tôi vẫn tự hỏi Thầy là ai?

Nhưng ít ra cũng là cái gương hiếu học đáng quư của người Việt Nam mà thầy tôi là một trong vô số những người ấy.

Nếu được phép nói th́, "Thưa thầy, con vẫn kính trọng thầy".

Chuyện như thế cũng xảy ra với bạn bè. Không quan trọng lắm. Lần này, tôi dạy hai lớp luyện thi cho học tṛ trường Tây tại Trung tâm Cao Bá Nhạ, đường Cao Bá Nhạ để thi tú tài Việt Nam. Học tṛ đều là lớp con cái nhà gia thế, có tiền của. Tŕnh độ đồng đều, có phần ưu thế hơn học tṛ trường Việt về các môn Anh văn, Pháp văn và kiến thức tổng quát. Phải chăng học tṛ trường Pháp có một truyền thống học đường? Con gái thường mặc áo chemise, quần dài hay mặc đầm, ít mặc áo dài; tưởng họ ngổ ngáo, xem ra lại tỏ ra lễ phép hơn học tṛ nhốn nháo trường tư Việt.

Điều này tôi phải nói thật như vậy. Sự kính nể và chăm chú nh́n rơ trên khuôn mặt học tṛ.
Tâm t́nh chúng cũng khác lắm.

Carte chúc Noel, sinh nhật mà ít học tṛ trường Việt nào làm. Đón ở cửa lối ra để chào thầy ra về. Đi qua mặt một học tṛ lúc vào lớp, có thể có lời chào nhẹ, kín đáo, "Chào thầy". Hỏi một thắc mắc chưa hiểu, hỏi một danh từ tiếng Pháp tương đương với chữ tiếng Việt lúc tan học mà ít khi nào học tṛ trường Việt chặn thầy để hỏi. Tôi đă nhận được nhiều thái độ trân trọng như thế. Học tṛ trường Việt thụ động hơn hay chăng? Có lần tôi nhận được thư một học tṛ viết, "Thưa thầy, con thấy tội nghiệp thầy quá, tại sao quần tây của thầy rách gấu mà thầy vẫn mặc". Nó hiểu lầm tôi nghèo chắc? Buổi học sau tôi nh́n em ấy, em như thản nhiên không phải là tác giả bức thư ấy. Nếu có ai thắc mắc, nó viết tiếng Tây hay tiếng Việt? Thưa, tiếng Việt.

Sau này, tôi rất hối tiếc không giữ lại những lá thư kiểu này. Nghề thầy có rất nhiều kỷ niệm mà phần lớn là kỷ niệm đẹp cả.

Nhưng trong số học tṛ ấy, có Đại úy Hưng, người bạn cùng học với tôi từ Hà Nội và di cư vào Nam, đi lính, nay có thời giờ học thêm tú tài II. Tôi không nhận ra anh trong đám đông ấy. Nhiều khi, học tṛ ngồi dưới, tưởng tôi nh́n, hoặc chú ư tới người này người kia. Trong nhiều trường hợp, nhất là lớp đông, tôi có nh́n, nhưng không nh́n thấy ai cả. Phần anh, nhận ra tôi, nhưng không dám xưng danh tánh. Học được ít lâu, anh mới đủ can đảm gặp tôi. Sau đó, tôi đă hết ḷng chỉ dẫn riêng cho Hưng các đề thi, các chủ đề chính thường được hỏi trong kỳ thi tú tài II, ban C. Hưng đỗ. Cả hai chúng tôi đều chia xẻ niềm vui chung đó, trong đó có vợ con Hưng.

C̣n nỗi mừng nào hơn. Nghề thầy vui ở chỗ ấy mà người khác không có được.

Cũng lại thêm chuyện lính tráng. Có lần đi coi thi ở miệt Rạch Giá, có một ông lính để ch́nh ́nh một trái lựu đạn trên bàn dọa ai không biết. Mấy cô giáo sợ run lên, lấm lét. Học tṛ cũng vậy. Tôi cũng sợ lắm chứ. Nhưng cũng bạo dạn đến gần anh lính nói nhỏ, "Anh làm ơn cất đi dùm thứ kia không các em nó sợ quá". Tôi không nhớ là ḿnh có đái ra quần không. Anh nh́n tôi thăm ḍ và có vẻ thách thức nói, "Lính mà thầy!" Thật ra, tôi có thể lén lén về văn pḥng báo cho ông chánh chủ khảo Hội đồng giám thị. Vài phút sau, quân cảnh sẽ tới.

Quân cảnh vào th́ có thể lớn chuyện có thể có án mạng không chừng. Ít nữa th́ anh lính đáng thương cũng bị c̣ng tay với những ngày trọng cấm.

Nói không được, tôi lặng lẽ bỏ ra ngoài hành lang nh́n trời, nh́n đất, đứng ́ ra đó. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao tôi lại ứng xử thụ động như vậy.

Anh lính ngồi chán không dọa ai được, cất lựu đạn, nộp giấy trắng, rồi thong thả bỏ thi ra về.

Anh lính ấy không hiểu có kịp về khoe với người t́nh bữa tối đó không? Anh vừa dọa được một tên thầy giáo chết nhát, mặt hắn xanh như tàu lá, miệng run lẩy bẩy, xin anh cất lựu đạn đi.

Biết đâu một viên đạn vô t́nh nào đó cất anh đi nhẹ nhàng. Đời lính mà thầy!
Tôi nhận tôi là một thằng thầy giáo chết nhát, c̣n anh, giờ này anh ở đâu?
Thầy giáo đôi khi đặt t́nh người trên cả nguyên tắc. Chắc là như thế.

Cả đời đi coi thi, nếu động tí bắt học tṛ gian lận th́ sợ không có đủ giấy để ghi. Chỉ có một lần cấm thi (năm đó thôi) một em nữ sinh ở Phan Thiết một cách bất đắc dĩ, ngoài ư muốn. Vậy mà ḷng vẫn ân hận. Tát một em nữ sinh ở một trường tư Khiết Tâm trong lúc nóng giận. Làm sao quên? Mắng một em nữ sinh trường Văn Hóa, đường Gia Long, "Trông cô cũng xinh xắn sao mà ngu thế!". Chuyện nhỏ như thế mà cũng không quên th́ là nghĩa lư ǵ? Đó là hơn 50 năm trước. Ứng xử đó ngày nay ở xứ này chắc phải đi tù hay it nhất cũng phải trả lời trước ban Giám hiệu hay Hội đồng Học chính.

Rất may, trong nhiều năm dạy trường công, tôi chưa có dịp mắng một em nữ sinh nào cả.

Làm thầy mà không có cái t́nh người th́ không nên chọn nghề thầy.

Nghề thầy c̣n có một thử thách lớn lao – thử thách suốt đời – mà tôi tạm gọi là "Hành lang của sự thử thách" (Corridor de la tentation: lấy lại một ư của một ông vua muốn kén chọn một người quản lư tốt nên cho họ đi qua một hành lang hẹp, chứa đầy kim cương vàng bạc. Ai cũng vội nhét cho đây túi tham. Chỉ có một người không. Và ông này đă được chọn làm quản lư).

Thầy giáo nào mà đă không trải qua "hành lang thử thách" này?

Từ trường học đến trường đời là một bước nhảy. Và sự chuẩn bị cho bước nhảy là một điều không thể thiếu được. Ai chuẩn bị cho bước nhảy quan trọng và thiết thân ấy? Thưa, trường học với thầy cô giáo, uốn nắn răn đe, nhẹ tay cũng có, khắt khe cũng chẳng thiếu trong suốt mười mấy năm, hết thầy cô này đến thầy cô khác.

Mỗi ngôi trường với thầy cô giáo – từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đến đại học – là một môi trường lành mạnh, một mối giao cảm đầu đời, giúp người trẻ vào đời.

Và ở xă hội miền Nam, ông Diệm đă quyết tâm coi việc giáo dục là hàng đầu. Tiếp nối nền Đệ nhị Cộng ḥa cũng thế.

Chỉ một lần thôi, lần này thôi, những ai đă từng có hạnh phúc được lớn lên và ăn học ở miền Nam. Hăy tỏ ra biết điều, cúi đầu cám ơn miền Nam đă cho chúng ta một tuổi trẻ, một sức sống, một tương lai đầy hứa hẹn.

Ngày hôm nay, nhiều người đă nên ông nên bà, hăy bày tỏ trong thầm lặng cũng được một lời cám ơn mà không lúc nào là thừa.


Và sau đó, hàng loạt giáo sư trẻ ra trường lan tỏa ra khắp mọi miền đất nước như men trong bột. Đất nước đă đầu tư đến một phần ba cuộc đời mỗi người tuổi trẻ trong việc đào luyện với một ư thức kỷ luật cao độ trong các trường công lập trước khi người trẻ tuổi vào đời.

Xin trích đăng một vài chứng từ của giáo sư Dương Thiệu Tống, đă một thời như thế, thầy giáo luôn luôn muốn học tṛ ḿnh giỏi, nhưng lại khắt khe vô cùng.

Nó cho thấy thầy giáo cho điểm, lời phê rất là ngặt và khó khăn.

Môn quốc văn mà điểm nhất lớp cũng chỉ có 7 điểm (7 điểm trên 10). Thứ hạng là I trên 38! Ngược lại điểm rất cao, nhưng lời phê thường chỉ có một chữ, "Được", ít khi có chữ "Khá", nhiều khi là chữ "Thường".(3)


Lời phê của Thầy/Cô trong Thành tích biểu của một học tṛ trường Trương Vĩnh Kư. (Nguồn: DCVOnline).

Và giáo sư DTT đặt ra vài câu hỏi gợi ư:

"Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và t́m ra giải đáp".(4)

Trong đó giữa thầy – tṛ có một tương giao tin tưởng hỗ tương mà ngày nay, tôi cảm nghiệm cho thấy không thể t́m thấy trong môi trường XHCN được.

Tôi khẳng định không có tin tưởng lẫn nhau, không thể có giáo dục.

Sau 1975, những điều tôi nói vừa rồi là có cơ sở. Một nền giáo dục chói sáng của miền Nam đă tắt.

Tôi bắt đầu sợ học tṛ, nhất là học tṛ lớp nhỏ v́ chúng vô t́nh. Tôi bắt đầu đóng kịch. Tôi nh́n xuống đám học tṛ như ẩn khuất bóng dáng một tên công an trong đầu chúng!

[…]

Nguyễn Văn Lục

Trích đăng từ bài viết cùng tên trên DCVOnline.net

Chú thích:

(1) Chuyện ông Carnot nhan đề Học tṛ biết ơn thầy, trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư (Sách tập đọc và tập viết) Lớp Dự bị do Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc, Đỗ Thận biên soạn. Nha Học chính Đông Pháp xuất bản (1935).

(2) Nguyễn Tấn Bi, "Lớp tiếp liên (cours des certifiés) năm 1949"

(3) Dương Thiệu Tống, "Suy Nghĩ về giáo dục truyền thống và hiện đại", trang 289.

(4) Dương Thiệu Tống, Ibid., trang 281. các trường công lập trước khi người trẻ tuổi vào đời.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Giao-duc-mien-nam- trithucvn.org.png
Views:	0
Size:	786.0 KB
ID:	1672895  

Last edited by trungthuc; 10-20-2020 at 23:32.
trungthuc is_online_now   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to trungthuc For This Useful Post:
trungthu (10-20-2020)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.16129 seconds with 15 queries