Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 04-05-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Đằng sau sự thịnh vượng của Úc

Úc nằm trong nhóm nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới. Điều ǵ sẽ đến nếu một ngày giá hàng hóa ngừng tăng nóng như hiện nay?

Úc nằm trong nhóm nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu thế giới. Điều ǵ sẽ đến nếu một ngày giá hàng hóa ngừng tăng nóng như hiện nay?

Theo tài liệu c̣n lưu giữ về cảng Adelaide miền Nam nước Úc năm 1838, khu cảng này khi đó hết sức buồn chán, mọi thứ đều hết sức lộn xộn và bất tiện.


Câu chuyện đó đă qua lâu lắm rồi. Hiện nay, mọi loại hàng hóa mà người Úc sản xuất ra cũng như khai thác được đều được kinh doanh tại cảng.

Ông Glenn Stevens, thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc, cho biết 5 năm trước đây, một tàu quặng sắt bán đi mua được 2.200 tivi màn h́nh phẳng. Nay con số này tăng gấp 10 lần lên 22.000.

Tỷ giá thương mại hàng hóa của Úc (terms of trade), mức chênh lệch tương ứng giữa giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, đă tăng 42% từ năm 2004. Lịch sử của Úc đă chứng kiến nhiều đợt bùng nổ của giá hàng hóa tuy nhiên chưa lần nào giá hàng hóa tăng cao và lâu như hiện nay.

Có thể kể đến một số nền kinh tế ở vị trí trung tâm của xu thế toàn cầu. Thứ nhất phải kể đến Úc, nước cung cấp hàng hóa hàng đầu, sau đó đến Nauy, nước có tỷ giá thương mại hàng hóa tăng 38% từ năm 2004. Cuối cùng cần nhắc đến Canada và New Zealand.

Thời kỳ bùng nổ của giá hàng hóa hiện nay sẽ kéo dài đến bao giờ? Nhu cầu hàng hóa của thế giới, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục tăng bởi các nền kinh tế cần nhiều thép, thực phẩm và nhiên liệu trong quá tŕnh tăng trưởng.

Ông Warwick McKibbin, chuyên gia không tham gia hoạch định chính sách tại Ngân hàng Dự trữ Úc, cho rằng nhu cầu từ một số nước có thể không ổn định. Ông chỉ ra nhà hoạch định chính sách tại một số nền kinh tế phát triển ngại ngần không muốn thắt chặt chính sách tiền tệ trước FED.

Chính sách nới lỏng tiền tệ lập tức được thể hiện vào giá hàng hóa có độ linh hoạt cao thế nhưng cho đến nay chưa được phản ánh vào giá của nhiều loại hàng hóa khác mà Úc nhập khẩu. Khi giá của nhóm mặt hàng này cuối cùng sẽ tăng lên, tỷ giá thương mại hàng hóa của Úc cuối cùng sẽ giảm, thậm chí nếu như không rơi xuống mức của năm 2003 và 2004.

Cũng cần phải tính đến yếu tố nguồn cung. Úc hiện đang đầu tư vào các mỏ mới cũng như giếng dầu. Úc không phải nước duy nhất. Ông Chris Richardson, chuyên gia tại Deloitte Access Economics, phân tích: “Không hề thiếu mỏ than đá và sắt trên khắp thế giới. Giá quá cao, các công ty khai mỏ sẽ t́m và khai thác bằng hết. Họ sẽ chẳng bỏ qua cơ hội nào đâu.”

Khi Úc chạy đua khai thác, một số chuyên gia không khỏi lo ngại về việc nước này sẽ lơi là nhiều mục tiêu khác. Sự bùng nổ khai thác tài nguyên khiến giá trị các đồng tiền tăng và tác động xấu đến nhiều công ty sản xuất hàng xuất khẩu.

Tháng 3/2011, Liên đoàn các công ty sản xuất của Úc phát động chiến dịch “Sản xuất: Tương lai của Úc”. Chiến dịch kêu gọi đưa ra thêm sáng kiến nghiên cứu và phát triển, đào tạo nghề và yêu cầu các dự án do chính phủ thực hiện phải mua hàng do Úc sản xuất.

Theo khảo sát vào tháng 2/2011 đối với các giám đốc điều hành, 93% cho biết hàng xuất khẩu của họ không thể cạnh tranh khi đồng đôla Úc quá cao giá so với đồng USD. Ngày 31/03/2011, một đôla Úc tương đương 1,033USD.

Đồng đôla Úc mạnh, tuy nhiên, lại hết sức cần thiết, để giúp kiềm chế lạm phát. Khi giá cả tăng nhanh trong các ngành và khu vực của Úc, RBA thực hiện được mục tiêu lạm phát chỉ nếu giá ở những nơi khác giảm.

Trong 18 tháng qua, RBA đă nâng lăi suất chủ chốt thêm 1,75 điểm phần trăm. Chuyên gia Joaquin Vespignani của Barclays Capital đánh giá các lần nâng lăi suất không gây ra tác động nào lên ngành khai mỏ (họ vốn thường mua bán ở nước ngoài).

Trong khi đó lăi suất cao và đồng nội tệ mạnh tác động xấu đến các công ty trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng cũng như nhiều bang của Úc mà ngành này đang phát triển.

Xét về nguyên tắc, Ngân hàng Dự trữ Úc có thể thay đổi lạm phát mục tiêu, lờ đi giá cả tại bang khai mỏ ở miền Tây và có thể cả khu vực phía Bắc của Úc.

Hiện nay, thị trường lao động của Úc đă có gần đủ việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5% và dự kiến giảm thêm. Trong quá khứ, các công ty sẽ nhập khẩu lao động.

Sự phục hồi của kinh tế Úc diễn ra ở thời điểm chính sách nhập cư bị thắt chặt: trong khoảng thời gian 1 năm kết thúc vào tháng 9/2011, số người nhập cư mới giảm 36% so với năm trước đó.

Nếu người lao động đă có đủ việc làm, các ngành đang tăng trưởng nóng không thể tiếp tục đi lên trừ khi ngành khác tụt hậu. Chính sách tiền tệ chẳng liên quan đến việc này.

Úc có thể giúp giảm bớt gánh nặng lên các công ty xuất khẩu bằng cách tiết kiệm chứ không phải tiêu dùng khoản lợi nhuận thu được trong thời kỳ bùng nổ. Áp lực lạm phát tại nội địa giảm, lăi suất và tỷ giá thấp hơn. Các hộ gia đ́nh Úc cũng tiết kiệm.

Hộ gia đ́nh Úc hiện tiết kiệm tới 9,7% thu nhập khả dụng từ mức 0% vào năm 2004. Chính phủ Úc cũng thắt chặt chi tiêu, dù bằng cách thận trọng hơn.

Năm tài khóa gần nhất, chính phủ Úc chịu thâm hụt ngân sách 4,4% GDP, đến năm tài khóa hiện tại kết thúc ngày 30/06/2011, thâm hụt sẽ chuyển thành thặng dư (nếu tính cả tiền thu được từ thuế trong ngành khai mỏ).

Vậy chính phủ Úc có nên thắt chặt chính sách mạnh tay hơn? Tại Chilê hiện tồn tại luật buộc chính phủ giữ thặng dư ngân sách ngay cả khi đất nước đă có đủ việc làm và giá đồng đang trong xu thế tăng giá dài hạn. Nếu quy định tương tự được áp dụng tại Úc, thặng dư ngân sách năm nay dự kiến đạt 2%.

Chính phủ Chilê đă bổ sung tiền vào quỹ b́nh ổn trong những năm giàu có và sử dụng nó khi khó khăn. Úc đă có quỹ b́nh ổn của riêng ḿnh, chính phủ Úc dành tiền để trả tiền hưu trí cho lao động trong lĩnh vực công. Chuyên gia McKibbin không phải người duy nhất cho rằng Úc cần có quỹ thịnh vượng giống như Nauy để đầu tư tiền ra nước ngoài.

Chính phủ Úc nên làm ǵ? Thông thường, chính phủ có thể lập ra hàng rào thuế quan hay trợ cấp để bù lại cho bất lợi về tỷ giá. Chính phủ Úc mới đây đă áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc do yêu cầu của một tập đoàn. Tuy nhiên chính phủ của nền kinh tế nhỏ và cởi mở như Úc đă học cách sử dụng các biện pháp mạnh chỉ với vài trường hợp cá biệt.

Thay cho việc t́m kiếm hỗ trợ từ chính phủ, các công ty được khuyến khích tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng hàng hóa. Tại nhà máy của công ty Penrice ở Osborne, lực lượng lao động đă suy giảm dù bằng cấp của họ nhiều hơn. 200 công nhân nhà máy hiện đều phải sử dụng tốt máy tính.

Hoạt động nhập khẩu, nhất là hàng hóa máy móc, đóng vai tṛ quan trọng giúp xuất khẩu của Úc thành công. Không ít máy móc được sử dụng trong các nhà máy tại Úc được nhập từ Trung Quốc.

Hoài Anh
Theo Economist
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hanghoa3.jpg
Views:	22
Size:	28.1 KB
ID:	275456  
jojolotus_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.