45 công dân Việt Nam nói trên được Campuchia xác định là cư trú bất hợp pháp. Vụ việc tiếp tục cho thấy t́nh trạng nhiều người nhẹ dạ bị lôi kéo sang Campuchia làm việc cho các tổ chức lừa đảo qua mạng.
Trước đó, vào chiều 16/7, tại Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài, lực lượng Biên pḥng phối hợp với Công an tỉnh Tây Ninh đă tiến hành tiếp nhận nhóm công dân nói trên. Việc bàn giao được thực hiện với sự phối hợp của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia và các cơ quan chức năng Campuchia. Những công dân này bị xác định là cư trú trái phép tại Campuchia và bị trục xuất về nước.
Ngay sau khi tiếp nhận, Pḥng Nghiệp vụ và Đồn Biên pḥng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (thuộc Bộ đội Biên pḥng tỉnh Tây Ninh) cùng Pḥng Cảnh sát h́nh sự (PC02 – Công an tỉnh Tây Ninh) đă phối hợp tiến hành rà soát và phân loại.
Trong số 45 công dân được bàn giao, phần lớn là thanh niên, bao gồm 10 nữ, đến từ nhiều địa phương trên cả nước như TP.HCM, Tây Ninh, Ninh B́nh, Hải Pḥng, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, An Giang, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Gia Lai, Cà Mau...
Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy có 1 người thuộc diện theo dơi nghiệp vụ, 6 người có tiền án hoặc tiền sự liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, tàng trữ trái phép chất ma túy, đánh bạc, trộm cắp, cướp giật tài sản. Ngoài ra, 1 trường hợp thuộc diện bị cấm xuất cảnh.
Bị ép làm việc cho các tổ chức lừa đảo
Qua điều tra, các cơ quan chức năng xác định rằng phần lớn những người này sang Campuchia thông qua các kênh t́m việc làm được quảng cáo có thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ bị ép làm việc cho các tổ chức lừa đảo qua mạng. Công việc chủ yếu là tham gia các ứng dụng lừa đảo như “T́nh Yêu”, “Shipper”, “Thương mại điện tử”, “Tài xỉu”, “Booking Khách sạn”, “Chứng khoán”...
Trường hợp không làm theo hoặc không đạt chỉ tiêu theo yêu cầu, những người này có thể bị các tổ chức lừa đảo cho người đánh đập, hành hạ cả thể chất và tinh thần.
Báo Vietnamnet dẫn lời một nữ nạn nhân quê ở Cà Mau cho biết, cô được giao chỉ tiêu hàng ngày phải t́m kiếm 200 tài khoản có điều kiện kinh tế để gửi lời kết bạn và nhắn tin gạ gẫm. Nếu không đạt chỉ tiêu sẽ bị các đối tượng đánh đập, không cho ăn, không được ngồi, thậm chí bị đưa vào pḥng cách ly chích điện, luôn có người giám sát nghiêm ngặt nên không thể bỏ trốn ra ngoài.
Trước t́nh trạng trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân có nhu cầu t́m kiếm việc làm cần đề cao cảnh giác, không nghe theo những thông tin tuyển dụng việc làm trên các trang mạng xă hội không rơ nguồn gốc để tránh bị lừa đảo.
Khi có ư định đi làm việc ở nước ngoài, cần xác minh kỹ thông tin về nơi đến, người giới thiệu, đặc điểm công việc và nên thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm hợp pháp để được tư vấn rơ ràng.
Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu nghi vấn về lừa đảo, môi giới lao động bất hợp pháp, hoặc đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép, người dân cần kịp thời thông báo cho gia đ́nh và báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hỗ trợ và xử lư theo quy định pháp luật.