Theo như sự phát hiện 20 virus dơi mới tại Trung Quốc mới đây đang khiến giới khoa học cảnh giác về nguy cơ bùng phát các đại dịch tiềm ẩn từ động vật hoang dă sang con người đang đề cao cảnh báo với những chung virus dơi mới được phát hiện có nguy cơ bùng phát đại dịch. Điều này đặc biệt đáng lưu ư v́ nhiều con dơi được bắt ngay tại các vườn cây ăn quả nằm gần khu dân cư – một môi trường lư tưởng để mầm bệnh lây lan sang người và vật nuôi.
Một nghiên cứu mới công bố đă phát hiện tới 20 loại virus hoàn toàn mới trên dơi ở Trung Quốc, trong đó có hai loại cùng họ với virus Nipah và Hendra, vốn nổi tiếng v́ khả năng gây tử vong cao ở người. Phát hiện này đang khiến giới khoa học cảnh giác về nguy cơ bùng phát các đại dịch tiềm ẩn từ động vật hoang dă sang con người.

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.
Trong suốt hơn bốn năm, các nhà nghiên cứu đă thu thập mẫu từ 142 con dơi thuộc 10 loài khác nhau tại 5 khu vực ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sử dụng công nghệ giải tŕnh tự gene hiện đại, họ phát hiện 22 chủng virus, với 20 chủng hoàn toàn chưa từng được ghi nhận trước đây. Đặc biệt đáng lo ngại là sự xuất hiện của hai chủng henipavirus mới, họ hàng gần của virus Nipah và Hendra đều từng gây ra những ổ dịch chết người tại châu Á và châu Đại Dương.
Điểm đặc biệt của nghiên cứu là các loại virus này được t́m thấy trong thận của loài dơi ăn quả, một dấu hiệu sinh học quan trọng. Do henipavirus có khả năng lây truyền qua nước tiểu, giới chuyên gia cảnh báo khả năng trái cây bị nhiễm virus nếu tiếp xúc với chất bài tiết của dơi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này đặc biệt đáng lưu ư v́ nhiều con dơi được bắt ngay tại các vườn cây ăn quả nằm gần khu dân cư – một môi trường lư tưởng để mầm bệnh lây lan sang người và vật nuôi.

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.
Tiến sĩ Alison Peel, nhà sinh thái học và bác sĩ thú y từ Đại học Sydney, nhận định rằng dù phát hiện này "đáng báo động", chưa thể khẳng định liệu các chủng virus mới có khả năng lây sang người hay không. “Chúng tôi từng ghi nhận nhiều chủng virus cùng họ với Nipah và Hendra nhưng không gây nguy hiểm ở người. Tuy nhiên, cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong pḥng thí nghiệm để xác định rơ rủi ro từ các virus mới này”, bà nói.
Đáng chú ư, tiến sĩ Peel cũng nhấn mạnh sự tương đồng giữa hoàn cảnh của Trung Quốc và Úc – nơi bà từng nghiên cứu mối liên hệ giữa virus Hendra và môi trường sống của dơi. “Ở Úc, chúng tôi đă chứng minh rằng việc mất môi trường sống tự nhiên và thiếu nguồn thức ăn khiến dơi tiếp cận gần hơn với con người, qua đó làm tăng nguy cơ truyền virus. Bài học này cũng có thể áp dụng tại Trung Quốc”, bà chia sẻ. Thay v́ xem dơi là mối đe dọa, bà kêu gọi giải pháp dài hạn là bảo vệ và phục hồi môi trường sống của dơi, từ đó giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.

Ảnh: Getty Images/iStockphoto.
Ở góc nh́n khác, Phó giáo sư Vinod Balasubramaniam từ Đại học Monash (Malaysia) cảnh báo rằng các chủng virus mới hoàn toàn có thể lây lan từ Trung Quốc sang Úc – đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và giao thương xuyên biên giới. “Cấu trúc địa lư và nông nghiệp của Vân Nam có nhiều nét tương đồng với vùng nông thôn Úc, nơi có các vườn cây ăn quả gần khu dân cư. Điều này cho thấy sự cần thiết của các biện pháp giám sát chặt chẽ và an toàn sinh học chủ động”, ông nói.
Ông cũng nhấn mạnh phát hiện mới về thận dơi như là nơi lưu trữ virus có thể trở thành "mảnh ghép quan trọng" trong chiến lược pḥng ngừa dịch bệnh tương lai. “Nếu hiểu rơ cơ chế sinh học của vật chủ, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc ngăn chặn một đại dịch ngay từ giai đoạn đầu”.
Phát hiện này không chỉ cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn từ dơi, loài vật vốn gắn liền với hệ sinh thái rừng mà c̣n nhấn mạnh mối liên hệ giữa hành vi của con người, môi trường sống tự nhiên và các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trong thế giới hậu đại dịch COVID-19, đây là hồi chuông cảnh tỉnh không thể xem nhẹ.