Một nghiên cứu mới đề xuất rằng thời gian không chỉ có một chiều tuyến tính mà tồn tại trong 3 chiều độc lập, thay đổi cách hiểu về vũ trụ
Một h́nh minh họa về không gian và thời gian.
Mô h́nh 3 chiều thời gian: Thách thức nền tảng vật lư hiện tại
Nhà khoa học Gunther Kletetschka là tác giả của nghiên cứu trên. Ông hiện công tác tại Viện Địa Vật lư (Geophysical Institute) thuộc Đại học Alaska Fairbanks, Mỹ.
Theo nghiên cứu mới của nhà khoa học Kletetschka, thời gian không c̣n là một ḍng chảy đơn hướng, mà là một cấu trúc 3 chiều độc lập, có thể giải thích hàng loạt hiện tượng vật lư chỉ bằng một khuôn khổ toán học thống nhất.
Ông Kletetschka đề xuất một mô h́nh 6 chiều với 3 trục thời gian và 3 trục không gian, trong đó thời gian đóng vai tṛ cốt lơi, c̣n không gian chỉ là hệ quả phát sinh từ cách thời gian vận động ở các quy mô và hướng khác nhau.
Điểm đột phá của mô h́nh này là khả năng tái tạo chính xác các giá trị thực nghiệm trong thế giới vật lư, đặc biệt là khối lượng của các hạt cơ bản.
Theo ông, khi áp dụng mô h́nh 3 chiều thời gian này vào các hạt như electron, muon và quark, các giá trị khối lượng thu được gần trùng khớp với dữ liệu được ghi nhận trong Mô h́nh Chuẩn (Standard Model) của vật lư hạt.
“Khung 3 chiều thời gian đại diện cho một bước tiến quan trọng trong vật lư cơ bản, cung cấp mô tả thống nhất về tự nhiên và đưa ra các dự đoán có thể kiểm chứng,” ông Kletetschka khẳng định.
Không chỉ là giả thuyết: Mô h́nh mới đưa ra dự đoán cụ thể
Ư tưởng về nhiều chiều thời gian không hoàn toàn mới, song phần lớn các mô h́nh trước đây chỉ mang tính toán học thuần túy, thiếu liên hệ với dữ liệu thực nghiệm và thường dẫn đến các nghịch lư như hiện tượng "hiệu ứng xảy ra trước nguyên nhân".
Kletetschka cho biết mô h́nh của ông đă tránh được điểm yếu này bằng cách xây dựng cấu trúc toán học duy tŕ trật tự thời gian xuyên suốt cả 3 chiều. Trong mô h́nh của ông, các sự kiện vẫn diễn ra theo tŕnh tự nhất quán, dù trong một khung thời gian phức tạp hơn.
Điều khiến nghiên cứu này trở nên khác biệt là việc nó không chỉ dừng lại ở lư thuyết, mà c̣n đưa ra các dự đoán cụ thể. Mô h́nh 3 chiều thời gian của ông tái tạo được khối lượng của các hạt cơ bản – điều mà nhiều lư thuyết khác chưa giải thích được.
“Các đề xuất trước đây về thời gian ba chiều phần lớn chỉ là cấu trúc toán học không gắn liền với thực nghiệm. Công tŕnh của tôi biến khái niệm đó thành lư thuyết có thể kiểm chứng bằng nhiều cách độc lập,” ông Kletetschka nhấn mạnh.
Bước tiếp theo của nghiên cứu sẽ là hoàn thiện mô h́nh toán học và xác định các thí nghiệm cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực vật lư hạt và vũ trụ học, để kiểm nghiệm giả thuyết này.
Nếu được xác nhận qua các nghiên cứu tiếp theo, mô h́nh này có thể trở thành nền tảng mới cho việc hợp nhất cơ học lượng tử với hấp dẫn – điều mà giới vật lư đă theo đuổi hàng thế hệ.