Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, lính Anh trong các chiến hào tin rằng những người nông dân Pháp vẫn cày ruộng sau pḥng tuyến của Anh và đang bí mật báo hiệu cho đám pháo binh Đức. Trong cuốn The Great War and Modern Memory (tạm dịch: Đại chiến và kư ức hiện đại), Paul Fussell ghi lại một niềm tin phổ biến của binh lính rằng những người nông dân đang chỉ hướng cho súng Đức vào các ụ súng của quân Anh.
Fussell viết, “Trong cả hai cuộc chiến, theo tôi biết th́ dù chưa bao giờ được chứng minh nhưng rất nhiều người tin rằng người Pháp, người Bỉ hoặc người Alsace sống ngay sau pḥng tuyến đă phát tín hiệu cho pháo binh Đức ở xa bằng những phương tiện cực kỳ phức tạp, tinh ranh và chính xác”.
Quân đội đă nh́n thấy những mật mă đáng sợ trong chuyển động ngẫu nhiên của một cái cối xay gió, hoặc trong cảnh một người đàn ông dắt hai con ḅ vào cánh đồng, hoặc một người thợ giặt đang treo vải lanh trên dây. Hóa ra cảm thấy bị phản bội c̣n đỡ đau hơn là cảm thấy bị lăng quên.
Khi về già, khả năng mắc một chứng rối loạn tâm lư nghiêm trọng giảm xuống, nhưng nguy cơ mắc chứng hoang tưởng lại tăng lên. Ở bệnh viện, tôi đă nghe các cụ già phàn nàn: “Các y tá ở đây đang cố đầu độc tôi.” “Tôi không bỏ quên kính, con gái tôi rơ ràng đă ăn cắp chúng.” “Cậu không tin tôi nhưng tôi có thể đảm bảo rằng: pḥng tôi bị nghe lén, chúng đang đọc báo của tôi.” “Hăy đưa tôi về nhà, tôi không an toàn ở đây.”
Đúng là đôi khi có trường hợp bị lạm dụng, bị người thân lừa gạt và bị những người chăm sóc ngược đăi, v́ vậy quan trọng là phải lắng nghe những nỗi sợ hăi của họ thật kĩ. Nhưng thường thường - giống như những người lính trong chiến hào - những người già sắp phải đối mặt cái chết cảm thấy bị lăng quên.
Những người phụ nữ và đàn ông từng rất hấp dẫn và được coi trọng thấy ḿnh ngày càng bị bỏ lơ. Kinh nghiệm của tôi cho thấy những viễn cảnh hoang tưởng thường là một phản ứng trước sự bỏ mặc của thế giới. Người hoang tưởng biết rằng ai đó đang nghĩ về ḿnh.
Tôi yêu cầu Amanda P. kể thêm về lần về nhà từ New York. “Tôi yêu căn hộ của ḿnh,” cô nói. “Nhưng trở về nhà sau một chuyến du lịch là một trong những khoảnh khắc tôi thực sự ghét sự độc thân.
Tôi mở cửa và có một đống thư mười ngày qua trên thảm, tủ lạnh trống rỗng, căn nhà lạnh lẽo. Không ai nấu ăn nên nó có mùi bỏ hoang – thật trầm cảm.” Cô dừng lại. “Nó hoàn toàn trái ngược với cảm giác đi học về khi c̣n nhỏ. Mẹ tôi hoặc bà ngoại - hoặc cả hai - đă ở đó, pha trà cho tôi. Ai đó đă luôn chờ đợi tôi.”
Khi cô nói, tôi nhận ra là viễn cảnh hoang tưởng nhất thời của Amanda P. - xoay ch́a khóa và bị bọn khủng bố cho nổ tung - không hề điên rồ chút nào, trả lời luôn cho câu hỏi từ đầu của cô ấy. Viễn cảnh đó làm cô khiếp sợ trong phút chốc, nhưng cuối cùng nỗi sợ này cứu rỗi cô khỏi cảm giác cô độc.
Ư nghĩ “ai đó muốn sát hại tôi” khiến cô cảm thấy bị thù ghét - nhưng không bị quên lăng. Cô tồn tại trong tâm trí của kẻ khủng bố. Chứng hoang tưởng đă che chắn cô khỏi bi kịch của sự thờ ơ.
|