Theo như các Ủy viên Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc mới đây đă tuyên bố từ nay nguyên tắc sẽ là quay trở lại với sự lănh đạo tập thể trong các cơ quan quản lư của đảng, kể từ khi lần đầu tiên Chủ tịch Tập Cận B́nh lên nắm quyền vào năm 2012, có những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng chính trị của chủ tịch Trung Quốc đang suy giảm buộc phải chia sẻ quyền lực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát biểu khai mạc Diễn đàn Trung Quốc và Cộng đồng các quốc gia Châu Mỹ Latinh và Caribê tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/05/2025. AP - Andy Wong
Theo nhận định của nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet, trên trang mạng châu Á The Asialyst ngày 10/07/2025, từ lâu nay, một số người thiếu khôn ngoan và thiếu thận trọng đă mạo hiểm dự đoán quyền lực của ông sắp sụp đổ, nhưng Tập Cận B́nh vẫn luôn tại vị, và dường như vẫn kiểm soát chặt chẽ bộ máy chính trị của đất nước.
Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, nhiều tín hiệu và sự kiện đều đi theo một hướng : sự rút lui rơ rệt của người vẫn được coi là chủ nhân tối cao của Trung Quốc. Trong số đó có thể kể đến việc lănh đạo họ Tập liên tục vắng mặt tại các cuộc họp và diễn đàn quốc tế mà ông vẫn thường tham dự, cùng với nhiều vụ thanh trừng ấn tượng nhắm vào nhiều tướng lĩnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó có một số nhân vật thân cận với chủ tịch Trung Quốc.
Thực tế dễ thấy nhất là sự vắng mặt ngày càng rơ rệt của nhà lănh đạo tối cao trên các phương tiện truyền thông Nhà nước. Ví dụ, tên của Tập Cận B́nh hay hệ tư tưởng mang tên ông đă không được nhắc tới khi báo chí đưa tin về các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tương tự như vậy tại các buổi thông báo chính sách mới nhằm tăng cường bảo vệ xă hội hoặc buổi lễ mà thủ tướng Lư Cường và những lănh đạo khác tuyên thệ trung thành với Hiến pháp.
Chắc chắn, ông Tập khó có thể mất đi vị thế « hạt nhân » của ban lănh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc trước Đại hội Đảng lần thứ 21 vào cuối năm 2027. Theo điều lệ Đảng, tổng bí thư chỉ có thể bị cách chức bởi Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng hoặc đại hội Đảng. Tuy nhiên, hầu hết các Ủy viên Trung ương đảng được bầu lại tại Đại hội Đảng lần thứ 20 hồi năm 2022 đều là những người trung thành với Tập Cận B́nh. Khó có chuyện họ bỏ rơi Tập Cận B́nh tại Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ tư, có thể diễn ra vào mùa thu, hoặc tại các phiên họp toàn thể sau đó.
Tập Cận B́nh dường như đă đạt đến đỉnh cao quyền lực vào năm 2022
Dẫu vậy, theo nhà nghiên cứu về Trung Quốc Lâm Ḥa Lập (Willy Wo Lap-lam), thành viên Quỹ Jamestown, quyền lực của Tập dường như đă qua giai đoạn đỉnh cao đạt được tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào cuối năm 2022. Đó là thời điểm “Tư tưởng Tập Cận B́nh về chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” ra đời, các đảng viên cam kết bảo vệ "lănh đạo hạt nhân" của đảng.
Kể từ đó, Tập Cận B́nh đă mất đi quyền lực trong các vấn đề đối nội và đối ngoại, trong bối cảnh nhiều quốc gia bắt đầu phản đối những luận điệu và hành động theo chủ nghĩa biệt lập và gần như đơn phương mà tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/01/2025.
Đối với nhà nghiên cứu Lâm Ḥa Lập, sự thay đổi ư thức hệ của Hoa Kỳ lẽ ra phải là cơ hội tuyệt vời để chủ tịch họp Tập chứng minh với thế giới rằng Trung Quốc giờ đây có thể lănh đạo một trật tự thế giới mới dựa vào tự do thương mại và ḥa b́nh. Ông Tập thường nói về thế giới như một “đại gia đ́nh” và dĩ nhiên Trung Quốc phải là quốc gia đứng đầu.
Quân đội và kinh tế : Hai vấn đề lớn của Tập Cận B́nh
Theo tác giả, việc Tập một ḿnh thực thi quyền lực nay đă bị phản đối ở Trung Quốc và ông đang phải đối mặt với các vấn đề ở hai lĩnh vực quan trọng : quân sự và tổ hợp công nghiệp kỹ thuật. Trong quân đội, rơ ràng hiện giờ đang có những cuộc đấu đá nội bộ giữa các tướng lĩnh trung thành với Tập Cận B́nh và những người đă xa lánh ông để theo phe kẻ thù của ông.
Xin nhắc lại là kể từ đầu năm nay, 3 vị tướng cấp cao được xem là những người được ông Tập bảo trợ và ông tin cậy để duy tŕ quyền lực trong bộ máy quốc pḥng đă bị cách chức. Đó là tướng Hà Vệ Đông - phó chủ tịch thứ hai của Quân ủy trung ương (CMC), tướng Miêu Hoa - lănh đạo kiểm tra nhân sự và tư tưởng trong quân đội, và tướng Lâm Hướng Dương, tư lệnh chiến khu Đông bộ, bao gồm Đài Loan. Cả 3 tướng lĩnh này đều đă hoàn toàn vắng bóng kể từ cuối tháng 02/2025 mà không có lời giải thích.
Trong lĩnh vực công nghệ, một chương tŕnh đầu tư do nhà nước chỉ đạo và gắn với Tập Cận B́nh hiện giờ không hoạt động theo kế hoạch. Kết quả của các chính sách đầu tư đến hàng chục tỷ đô la phát triển các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, xe điện và công nghệ xanh đă gây thất vọng.
Vào giữa năm 2024, đích thân chủ tịch Trung Quốc đă bật đèn xanh cho việc thành lập Quỹ « Big Fun 3 » để đầu tư 45 tỷ đô la phát triển các công nghệ mũi nhọn, đặc biệt là chip bán dẫn. Quỹ này tiếp nối 2 quỹ được lập từ năm 2014 và 2019. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đă cố gắng quảng bá cho công cuộc « đổi mới chính sách công nghiệp của Trung Quốc », nhưng kết quả vẫn chưa đạt tầm cao.
Hồi tháng 05/2025, tỷ phú Triệu Vệ Quốc, cựu chủ tịch công ty bán dẫn Tsinghua Unigroup, đă bị tuyên án tử h́nh treo v́ tội tham ô và chiếm đoạt công quỹ. Ông là lănh đạo công nghiệp Trung Quốc được hưởng lợi từ các khoản tài trợ khổng lồ trong thập kỷ qua bị kết tội tham nhũng gần đây nhất.
Các đối thủ của Tập Cận B́nh muốn quay lại chính sách của Đặng Tiểu B́nh
Sự lệ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn, vẫn là một trong những trở ngại chính đối với sự phát triển công nghiệp của Trung Quốc. Ví dụ hồi đầu năm 2025, Trung Quốc thông báo đă nhập hơn 20 tỷ đô la chip bán dẫn do phương Tây sản xuất, để chuẩn bị trước cho việc ứng phó với những hạn chế mà chính quyền Trump áp đặt sau này.
Ngành công nghiệp xe ô tô điện của Trung Quốc cũng đang trong t́nh trạng hỗn loạn : các nhà sản xuất lớn lao vào cuộc chiến giá cả khốc liệt mà chính quyền dường như không thể ngăn chặn. Chuyên gia Pierre-Antoine Donnet cho biết, theo các nguồn tin từ ngành công nghiệp Trung Quốc, đă có hơn 400 công ty xe điện phải đóng cửa kể từ năm 2018, gây ra t́nh trạng thất nghiệp nghiêm trọng trong khi nền kinh tế đă suy yếu. Chính v́ thế mà giới lănh đạo chủ chốt của đảng hiện nay muốn thúc đẩy Trung Quốc tái áp dụng chính sách cải cách và mở cửa trước đây của Đặng Tiểu B́nh.
Cuộc tấn công trực diện này nhằm vào các vị trí do các đồng minh của Tập Cận B́nh, chủ yếu là Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, bảo vệ. Liên đoàn này trước đây do cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Lư Khắc Cường lănh đạo. Theo thông báo chính thức, ông Lư Khắc Cường đă qua đời v́ một cơn đau tim trong hoàn cảnh kỳ lạ.
Theo nhận định của nhà nghiên cứu về Trung Quốc Lâm Ḥa Lập, có lẽ lư do khiến Tập Cận B́nh suy yếu trong thời gian gần đây nằm trong số những sự việc kể trên. Ông Lâm lưu ư rằng vào ngày 10/06/2025, đúng thời điểm quan trọng nhất của cuộc đàm phán thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Luân Đôn, tờ Nhân dân Nhật báo đă đăng một bài viết trên trang nhất ca ngợi Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập kiêm chủ tịch - tổng giám đốc tập đoàn điện tử Hoa Vi.
Lợi ích của khu vực tư nhân và sự cởi mở của Trung Quốc
Bài viết trên trang nhất Nhân dân Nhật báo có tựa đề « Đất nước càng cởi mở, chúng ta càng tiến bộ », đề cao vị doanh nhân nổi tiếng nhất nước, nhưng lại không nhắc đến Tập Cận B́nh hay « tư tưởng Tập Cận B́nh », một điều được xem là khá bất thường. Lần gần đây nhất một nhân vật thuộc khu vực tư nhân xuất hiện trên trang nhất của tờ Nhân dân Nhật báo là Jack Ma, cựu chủ nhân tập đoàn Alibaba, hồi tháng 08/2015.
Và cuối cùng, một sự việc bất thường khác củng cố giả thuyết cho rằng Tập Cận B́nh, dù muốn hay không, đang phải lùi bước trước thềm Đại hội đảng lần thứ 21, là tại một bữa tiệc được gọi là « mang tính thân mật gia đ́nh », được tổ chức nhân chuyến thăm chính thức của tổng thống Belarus, Aleksandre Loukachenko, ngày 04/06, vây quanh chủ tịch Trung Quốc bất ngờ có vợ ông là bà Bành Lệ Viên, và con gái ông là Tập Minh Trạch, một cựu sinh viên đại học Harvard, Hoa Kỳ. Thế nhưng, truyền thông Trung Quốc vẫn im lặng về sự kiện gần như chưa từng có này, một điều cũng được xem là bất thường. Truyền thông Belarus có loan tải sự kiện này nhưng sau đó thông tin đă bị gỡ bỏ một cách kỳ lạ. Điều đáng chú ư, theo nhà nghiên cứu Pierre-Antoine Donnet, là chưa có nhà lănh đạo Trung Quốc nào, kể cả Mao Trạch Đông, tập hợp gia đ́nh ḿnh trong các cuộc gặp ngoại giao như vậy.
Hồi kết của việc Tập Cận B́nh một ḿnh thực thi quyền lực
Tất cả những điều này đă được Tân Hoa Xă xác nhận trong một bản tin ngày 30/06 về quyết định được các cơ quan lănh đạo của Đảng đưa ra nhằm quay trở lại nguyên tắc « lănh đạo tập thể » : « Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đă tổ chức cuộc họp vào ngày 30 tháng 6 để nghiên cứu một số quy định liên quan đến công tác của các cơ quan thuộc Ban chấp hành Trung ương chịu trách nhiệm về việc ra quyết định, thảo luận và điều phối. Cuộc họp do tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng chủ tŕ ».
Bài viết này, mà chuyên gia Pierre-Antoine Donnet xem là chắc chắn sẽ đi vào lịch sử Trung Quốc như một bước ngoặt trong nền chính trị của đất nước, cho rằng hiện nay việc cải thiện chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định là vô cùng cấp thiết và trong khuôn khổ đó, các Ủy viên Trung ương đảng « khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ḿnh với sự phối hợp, phải tránh can thiệp vào nhiệm vụ của người khác hoặc vượt quá giới hạn của ḿnh ».
Theo một số nguồn tin xin ẩn danh của trang mạng nghiên cứu về châu Á Asialyst, nhân vật mới nắm quyền lực của Trung Quốc tới đây có thể sẽ là tướng Trương Hựu Hiệp, phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương, mà chủ tịch hiện nay chính là Tập Cận B́nh. Tuy nhiên, theo những nguồn tin này, ngay cả khi ông Trương Hựu Hiệp nắm quyền, có lẽ cũng sẽ không bao giờ ông là người duy nhất thâu tóm quyền hành, bởi v́ sẽ có các cựu quan chức khác của đảng và các nhà lănh đạo quân sự khác cùng ông đưa ra những quyết định chiến lược quyết định tương lai của Trung Quốc, không giống như việc Tập Cận B́nh một ḿnh nắm giữ quyền lực, hiện đang bị chỉ trích.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ư với giả thuyết về một cuộc nổi loạn trong đảng chống lại tổng bí thư. Theo Pierre-Antoine Donnet, tờ China Wind có trụ sở tại Bắc Kinh, từng xuất bản từ năm 1996 bản tin phân tích hàng tuần có tiếng về độ tin cậy, chỉ ra rằng đây không phải là lần đầu tiên Tập Cận B́nh « biến mất khỏi đời sống công theo cách đó […] Mới đây nhất là vào tháng 08/2024, nhà lănh đạo này đă không xuất hiện trong 18 ngày ».
Theo phân tích của China Wind, « khi xem xét kỹ hơn, không có ǵ đặc biệt bất thường về lịch tŕnh của Tập Cận B́nh trong thời gian ông được cho là « biến mất » vào tháng 5 ». Ông Tập cũng được cho là đă điện đàm với một số nguyên thủ quốc gia (như tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 21/05, thủ tướng Đức Friedrich Merz vào ngày 23/05), rồi sau đó là tiếp đón tổng thống Belarus tại Bắc Kinh vào ngày 04/06, rồi bay sang Kazakhstan ngày 16/06.
Cũng theo China Wind, « về việc Tập Cận B́nh được cho là ít được nhắc đến hơn trong các bài phát biểu chính thức, một số nhà phân tích giải thích có thể chỉ là sự điều chỉnh về mặt tuyên truyền của đảng từ sau Đại hội lần thứ 20. Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm, sự thay đổi này có thể phản ánh mong muốn cho công chúng thấy một nhà lănh đạo quan tâm hơn đến việc đưa ra các giải pháp cụ thể cho các vấn đề hiện tại, thay v́ tiếp tục duy tŕ tệ sùng bái cá nhân nhàm chán và lặp đi lặp lại đối với vị lănh tụ tối cao ».
Tập Cận B́nh đang trên bờ vực mất đi vị thế lănh đạo tối cao
Nhiều nhà phân tích vẫn thận trọng về t́nh trạng căng thẳng liên tục trong nội bộ chính quyền Trung Quốc. Về bữa tiệc chiêu đăi lănh đạo Belarus, họ khó có thể giải thích tại sao Tập Cận B́nh lại cho con gái ḿnh xuất hiện công khai tại « bữa tiệc gia đ́nh » đó. Đối với một số nhà phân tích, truyền thống trong chính giới Trung Quốc là không bao giờ xuất hiện trước công chúng cùng với con cái. Làm như vậy có thể là dấu hiệu cho thấy ông Tập đang chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, hay ít nhất là rút lui một phần.
Dẫu sao th́ theo nhà nghiên cứu Lâm Ḥa Lập, Tập Cận B́nh, người tập hợp mọi quyền lực trong tay, vừa là chủ tịch nước, tổng bí thư đảng và chủ tịch Quân ủy Trung ương, dường như đă mất đi ảnh hưởng của ông trong các cơ quan ra quyết sách chính của đất nước.
Điều này có thể đẩy Trung Quốc vào một thời kỳ bất ổn, nhất là v́ hiện nay vẫn chưa có người kế nhiệm Tập Cận B́nh. Những ứng cử viên tiềm năng, dường như được các « bô lăo » của đảng cũng như các nhà lănh đạo quân sự và « thế hệ đỏ thứ hai » ủng hộ, bị xem là c̣n thiếu ảnh hưởng cần thiết, hoặc không quan tâm đến vị trí này.
Chuyên gia Pierre-Antoine Donnet kết luận là nếu tiếp diễn, t́nh trạng bất ổn này chắc chắn sẽ cản trở, nếu không muốn nói là làm tê liệt chương tŕnh trẻ hóa đất nước, mục tiêu chính trị lớn của Tập Cận B́nh. Đó là chưa kể đến tác động tiêu cực có thể gây ra đối với đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu những người ủng hộ việc mở cửa của Trung Quốc giành được ưu thế, th́ sẽ có nhiều hy vọng Trung Quốc sẽ lấy lại được sức mạnh kinh tế và xă hội, và nhất là sẽ giành lại được sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.