Đồng USD đang trải qua một giai đoạn suy giảm hiếm có trong lịch sử hiện đại, phản ánh những thay đổi sâu sắc trong cả môi trường chính sách nội địa và vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.

Đồng USD đă mất giá tới 10,7% trong nửa đầu năm 2025. Ảnh: AFP/TXVN
Sụt giảm mạnh nhất trong hơn nửa thế kỷ
Theo thống kê, đồng USD đă mất giá tới 10,7% trong nửa đầu năm 2025 so với rổ tiền tệ chủ chốt, đánh dấu giai đoạn 6 tháng đầu năm tồi tệ nhất của đồng bạc xanh kể từ năm 1973 - thời điểm cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon chấm dứt chế độ bản vị vàng Bretton Woods. Tại thời điểm suy yếu nhất trong 6 tháng đầu năm nay, đồng USD đă chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/2022, một dấu hiệu cho thấy đồng tiền này đang mất dần vai tṛ là nơi “trú ẩn an toàn”, giữa lúc bất ổn địa chính trị và kinh tế toàn cầu đang gia tăng.
Đà trượt dốc của USD bắt đầu từ giữa tháng 1/2025 và chỉ có vài thời điểm hồi phục ngắn, trong đó có phiên tăng nhẹ giữa tháng 4/2025 nhờ kỳ vọng các biện pháp thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không quá mạnh tay như dự đoán.
Các chuyên gia nhận định xu hướng giảm của đồng bạc xanh không chỉ là hệ quả tức thời của các chính sách gây tranh căi, mà c̣n phản ánh những bất ổn sâu xa hơn trong nền kinh tế Mỹ. Những yếu tố như thâm hụt ngân sách khổng lồ, nợ công tiếp tục tăng cao, và khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lăi suất trong nửa cuối năm đang đè nặng lên tâm lư nhà đầu tư.
Ông Art Hogan, chiến lược gia trưởng tại công ty quản lư tài sản B. Riley Wealth Management, nhận định: “Bạn có đủ mọi lư do để lo ngại: Chi tiêu vượt kiểm soát, quan hệ thương mại và quân sự bị ảnh hưởng, và một đồng USD đă quá cao so với các chỉ số định giá truyền thống”.
Các chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn kinh tế TS Lombard cho biết họ vẫn duy tŕ vị thế bán khống đối với đồng USD, coi đây là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh thị trường tiếp tục ghi nhận áp lực giảm giá lên đồng bạc xanh. Họ nhấn mạnh rằng việc chính quyền Tổng thống Trump công khai theo đuổi chính sách đồng USD yếu hơn, cùng với các chỉ trích ngày càng gay gắt nhằm vào Fed, đă làm gia tăng tâm lư thận trọng của giới đầu tư. Trong môi trường mà yếu tố chính trị đang gây nhiễu các tín hiệu thị trường, đồng USD dễ trở thành mục tiêu bị bán ra khi xuất hiện những bất ổn mới.
Dấu hiệu dịch chuyển ḍng tiền
Sự suy yếu của đồng USD đang đi kèm với những chuyển động đáng chú ư trong ḍng tiền toàn cầu. Một trong những biểu hiện rơ ràng nhất là xu hướng gia tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong nửa đầu năm 2025, các ngân hàng trung ương đă mua trung b́nh 24 tấn vàng mỗi tháng - mức cao nhất kể từ năm 1979. Các chuyên gia từ ngân hàng Bank of America nhận định động thái này phản ánh nhu cầu “đa dạng hóa dự trữ, giảm phụ thuộc vào đồng USD và pḥng ngừa rủi ro lạm phát cũng như bất ổn kinh tế”.
Không chỉ vàng, các tài sản phi USD khác cũng được nhà đầu tư quốc tế quan tâm nhiều hơn. Sự thận trọng gia tăng đối với triển vọng đồng bạc xanh khiến ḍng vốn đổ sang các đồng tiền thay thế như euro, yen Nhật và Nhân dân tệ (NDT) - đặc biệt trong bối cảnh châu Âu đang đẩy mạnh cải cách thể chế tài chính nhằm nâng tầm vai tṛ toàn cầu của đồng euro.
Đồng euro đă tăng khoảng 14% so với đồng nội tệ Mỹ kể từ đầu năm đến nay, bất chấp việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đă bắt đầu chu kỳ cắt giảm lăi suất. Nhiều lănh đạo ECB kỳ vọng euro sẽ tiếp tục gia tăng vai tṛ toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin vào thể chế tài chính Mỹ bị xói ṃn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp, ông Yannis Stournaras, nhận định rằng chính các chính sách thuế, các chỉ trích nhằm vào Fed, và lo ngại về tính bền vững tài khóa của Mỹ đă góp phần thúc đẩy euro lên giá.
Đáng chú ư, dữ liệu từ ngân hàng Deutsche Bank chỉ ra rằng lượng tài sản bằng USD được các nhà đầu tư nước ngoài mua vào đă không c̣n đủ để bù đắp thâm hụt tài khoản văng lai của Mỹ - hiện đă vượt ngưỡng 3% GDP. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư không cần bán tháo tài sản Mỹ để khiến USD yếu đi, mà đơn giản chỉ cần ngừng mua thêm. Đây là một trong những chỉ báo cho thấy sự dịch chuyển ḍng tiền đang diễn ra âm thầm nhưng rơ nét.
Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng nhẹ phản ánh tâm lư pḥng thủ của nhà đầu tư trước rủi ro tài khóa. Với thâm hụt liên bang được dự báo lên tới gần 2.000 tỷ USD trong năm nay, lo ngại về khả năng tài trợ cho các khoản chi tiêu lớn của Mỹ tiếp tục là lực cản đối với đà phục hồi của USD trên thị trường quốc tế.
Đà suy giảm sẽ c̣n kéo dài?
Dù vậy, không phải tất cả đều bi quan về triển vọng của đồng bạc xanh. Ngân hàng Wells Fargo cho rằng nỗi lo về vai tṛ toàn cầu của USD bị “thổi phồng”, bởi đồng tiền này vẫn được hậu thuẫn bởi hệ thống pháp luật vững chắc, thị trường tài chính thanh khoản cao và vị thế thống lĩnh trong thương mại quốc tế.
Một số ư kiến khác cho rằng việc USD giảm giá trong thời gian qua một phần phản ánh sự điều chỉnh chiến lược pḥng hộ và mong muốn tăng giá của các đồng tiền đối thủ hơn là sự suy yếu thực chất của đồng nội tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung của Mỹ. Tuy nhiên, những lo ngại về nguy cơ mất vị thế “đặc quyền” trong hệ thống tài chính quốc tế đang trở nên ngày càng hiện hữu.
Sự suy yếu của đồng USD không chỉ là hiện tượng ngắn hạn do chính sách, mà là biểu hiện của sự chuyển dịch dài hạn trong cán cân tài chính toàn cầu. Nếu Mỹ không nhanh chóng khôi phục kỷ luật tài khóa và ổn định chính sách tiền tệ, nguy cơ “mất dần đặc quyền tiền tệ” có thể không c̣n là viễn cảnh xa vời.
VietBF@ sưu tập