Sau nhiều năm khổ sở với cảm giác chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, người phụ nữ mới biết ḿnh mắc trầm cảm lo âu.
Người phụ nữ 46 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong t́nh trạng kiệt quệ v́ những cơn đau đầu âm ỉ suốt nhiều tháng, kèm theo chóng mặt, choáng váng. Mỗi lần bước xuống cầu thang hay xoay người nhanh, chị thấy mọi thứ chao đảo, không thể kiểm soát cơ thể, lúc nào cũng sợ ngă.
“Tôi từng đi khám và điều trị tại nhiều cơ sở y tế, từng truyền rất nhiều loại thuốc bổ năo, thuốc điều trị rối loạn tiền đ́nh, thực hiện cả bài tập ghế xoay nhưng t́nh trạng không cải thiện”, chị kể.
Cuộc sống của chị dần đảo lộn, làm việc không nổi v́ đầu óc lúc nào cũng ong ong. Ăn uống kém, ngủ không ngon, cảm giác mệt mỏi, lo âu, bứt rứt trong người ngày càng rơ rệt. “Tôi bắt đầu nghĩ ḿnh mắc bệnh ǵ nguy hiểm mà bác sĩ không phát hiện ra”, chị nói.
Cuối cùng, người nhà đưa chị tới khám tại bệnh viện tuyến trung ương.
Sau nhiều năm khổ sở với cảm giác chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, người phụ nữ mới biết ḿnh mắc trầm cảm lo âu. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung, trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện E, sau khi thực hiện thang đo đánh giá chuyên sâu, các bác sĩ xác định chị mắc rối loạn lo âu – trầm cảm mức độ nặng. Trong đó chóng mặt và đau đầu không phải triệu chứng thần kinh đơn thuần mà là biểu hiện cơ thể hóa của rối loạn tâm thần.
Bệnh nhân cảm nhận rất rơ rệt các dấu hiệu như chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực... nhưng khi đi kiểm tra cận lâm sàng lại không t́m thấy tổn thương thực thể nào tương xứng. Trong khi đó, gốc rễ của vấn đề lại nằm ở trạng thái tâm lư bên trong như lo âu, trầm cảm kéo dài.
“Những bệnh nhân như này thường đi qua rất nhiều chuyên khoa – thần kinh, tai mũi họng, nội tổng quát... nhưng không phát hiện được nguyên nhân rơ ràng, dẫn đến điều trị ḷng ṿng, tốn kém thời gian, tiền bạc và tâm sức”, bác sĩ điều trị chia sẻ.
Ngay sau khi chẩn đoán đúng, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc hỗ trợ lo âu kết hợp liệu pháp tâm lư. Chỉ sau 2–3 ngày, chị bắt đầu thấy dễ chịu, triệu chứng chóng mặt giảm dần, tinh thần thư giăn hơn, ăn uống ngon miệng và ngủ sâu giấc. Sau hai tuần điều trị nội trú, chị chuyển từ mức độ lo âu, trầm cảm nặng xuống nhẹ, hợp tác tốt và được ra viện với kế hoạch theo dơi ngoại trú.
Theo các chuyên gia, rối loạn lo âu trầm cảm biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể là dạng bệnh rất phổ biến hiện nay nhưng lại dễ bị bỏ sót. Tỷ lệ bệnh nhân mắc dạng rối loạn này đang gia tăng, đặc biệt ở nhóm tuổi trung niên, thường là phụ nữ, do căng thẳng kéo dài, áp lực gia đ́nh, công việc, mất cân bằng cuộc sống.
Điểm đặc biệt khiến dạng bệnh này dễ bị hiểu lầm là người bệnh hoàn toàn không ư thức được rằng ḿnh có vấn đề về tâm lư. Họ chỉ thấy mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, đau nhức, rồi miệt mài đi khám, t́m nguyên nhân về thể chất mà không ngờ “gốc rễ” lại đến từ tâm trí.
“Đây không phải bệnh ‘giả vờ’ hay tưởng tượng. Bệnh nhân thực sự cảm thấy đau, mệt, khó thở… nhưng năo bộ đang xử lư tín hiệu sai lệch do ảnh hưởng từ trạng thái trầm cảm và lo âu”, bác sĩ nói.
Việc chẩn đoán đúng và điều trị sớm có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, tránh t́nh trạng kéo dài gây tổn hại chất lượng sống, mất niềm tin vào y tế hoặc lệ thuộc vào thuốc bổ, thực phẩm chức năng không cần thiết.
Người bệnh và cả bác sĩ tuyến đầu cần nâng cao nhận thức về các rối loạn tâm lư để không bỏ sót những ca như thế này. Cảm giác chóng mặt kéo dài không đơn giản chỉ là bệnh tiền đ́nh.