Hoạt động sản xuất tại nhiều nền kinh tế châu Á sụt giảm trong tháng Sáu do t́nh trạng bất định liên quan đến thuế quan Mỹ khiến nhu cầu tiêu dùng duy tŕ ở mức thấp.
Triển vọng phục hồi kinh tế của khu vực vẫn ảm đạm, trong bối cảnh các nước đang gấp rút đạt được thỏa thuận mới với chính quyền của ông Trump trước thời hạn ngày 9/7 nhằm tránh việc thuế nhập khẩu tăng lên mức cao hơn.
Hoạt động sản xuất của Nhật Bản đă tăng trưởng trở lại lần đầu tiên sau 13 tháng, trong khi hoạt động sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục thu hẹp nhưng với tốc độ chậm hơn, theo các khảo sát khu vực tư nhân được công bố hôm 1/7.
Chỉ số quản lư thu mua (PMI) Caixin của Trung Quốc cũng ghi nhận mức tăng trong tháng Sáu nhờ số lượng đơn hàng mới tăng lên, trái ngược với khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất đă suy giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán thương mại bị đ́nh trệ với Hoa Kỳ, nhu cầu toàn cầu suy yếu và tốc độ tăng trưởng kém sôi động tại Trung Quốc có khả năng tiếp tục gây sức ép lên hoạt động sản xuất ở châu Á, theo nhận định của các nhà phân tích.
Hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc tiếp tục suy giảm tháng thứ năm liên tiếp trong tháng Sáu, với chỉ số PMI ở mức 48,7.
Trong khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đàm phán để đạt một thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ, th́ Nhật Bản và Hàn Quốc đến nay vẫn chưa đạt được sự nhượng bộ về thuế quan nào đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như ô tô.
Hoạt động sản xuất ở nhiều quốc gia khác tại châu Á cũng suy giảm.
Chỉ số PMI của Indonesia giảm xuống c̣n 46,9 trong tháng Sáu từ mức 47,4 của tháng Năm, trong khi của Việt Nam ở mức 48,9, giảm so với 49,8 của tháng trước đó.
PMI của Malaysia nhích nhẹ lên 49,3 trong tháng trước, từ mức 48,8 của tháng Năm, trong khi chỉ số của Đài Loan giảm xuống 47,2 trong tháng Sáu so với mức 48,6 của tháng trước đó, theo các khảo sát.