Tuần này lẽ ra đă có thể trở thành bước ngoặt lịch sử trong nỗ lực lâu dài của Ukraine nhằm gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thế nhưng, thực tế lại cho thấy điều ngược lại.
Khi các nhà lănh đạo EU và NATO lần lượt nhóm họp tại Brussels và The Hague, chủ đề về tư cách thành viên tương lai của Ukraine đáng lẽ phải là trọng tâm. Nhưng rốt cuộc, Kiev không tiến gần hơn chút nào tới việc gia nhập cả hai tổ chức — và những rào cản vẫn c̣n nguyên vẹn, thậm chí lộ rơ hơn.
NATO: Từ kỳ vọng đến hụt hẫng
Hăy tua lại thời điểm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington cách đây một năm. Khi đó, Ukraine tuy không được mời gia nhập nhưng vẫn được chào đón nồng nhiệt với những lời lẽ ủng hộ trong tuyên bố chung.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của Ukraine để được lựa chọn các dàn xếp an ninh của riêng ḿnh … Tương lai của Ukraine là trong NATO”, văn kiện năm ngoái ghi rơ.
Tổng thống Mỹ lúc đó là Joe Biden vẫn thận trọng, v́ Ukraine đang trực tiếp đối đầu quân sự với Nga. Đức cũng âm thầm ủng hộ lập trường này. Dù vậy, việc Tổng thống Volodymyr Zelensky được xem là "vị khách danh dự" thể hiện niềm tin rằng Ukraine đang trên đường trở thành đồng minh thực thụ của phương Tây.
Thế nhưng, tại hội nghị năm nay ở The Hague, bức tranh trở nên hoàn toàn khác.
Ông Donald Trump – người từng nhiều lần công khai bác bỏ triển vọng gia nhập NATO của Ukraine – nay đă trở thành Tổng thống Mỹ. Và điều này phản ánh rơ rệt tại hội nghị.
Không có Hội đồng NATO-Ukraine ở cấp nguyên thủ quốc gia. Không có tuyên bố nào nhắc đến tư cách thành viên tương lai của Ukraine. Trong văn bản cuối cùng, chỉ có một ḍng nói rằng các khoản hỗ trợ tài chính cho Ukraine có thể được tính vào chỉ tiêu chi tiêu quốc pḥng mới của NATO.
Tuy có mặt tại bữa tối thượng đỉnh và gặp gỡ các lănh đạo lớn – kể cả ông Trump – Tổng thống Zelensky vẫn ra về tay trắng. Tại Hội nghị thượng đỉnh của NATO, ông Trump có nói những lời “dễ nghe”, thậm chí để ngỏ khả năng cung cấp Patriot cho Ukraine, và tỏ ra sẵn sàng gây áp lực lên Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng không có cam kết cụ thể nào được đưa ra.
Washington vẫn ngại áp thêm lệnh trừng phạt Nga, c̣n châu Âu cũng không dám hạ trần giá dầu Nga – đề xuất từng là dấu ấn đặc trưng. Về mặt tư cách thành viên NATO, Ukraine dường như c̣n ở xa hơn so với một năm trước.
Sự thật là: giới chức phương Tây coi việc ông Trump không xúc phạm ông Zelensky và việc Tổng thống Ukraine không lên tiếng phàn nàn ǵ đă là một... thành công.
“Tôi không xem hội nghị là thất bại cho Ukraine. Ngược lại, chúng tôi đă đạt được tối đa những ǵ thực tế có thể”, nhà khoa học chính trị Ukraine Volodymyr Fesenko nhận định. Ông cho rằng việc NATO nhấn mạnh tiếp tục hỗ trợ dưới điều kiện hiện tại là điều thiết yếu, hơn là những lời hứa mơ hồ về tương lai.
T́nh huống lặp lại ở Brussels
Một ngày sau Hội nghị NATO, Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels tiếp tục đem đến nỗi thất vọng tương tự cho Ukraine.
Vào tháng 6/2022, Ukraine được công nhận là ứng viên EU, và đúng một năm sau, các bên thống nhất khởi động đàm phán gia nhập chính thức. Năm nay, mục tiêu của Kiev và Brussels là khai mở ít nhất vài trong số sáu nhóm đàm phán cần thiết để tiến tới thành viên chính thức.
Ủy ban châu Âu và 26/27 quốc gia thành viên EU đều đồng ư rằng Ukraine đă sẵn sàng. Nhưng để bước tiếp, cần sự đồng thuận tuyệt đối. Và Hungary tiếp tục nói “không”.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán dẫn kết quả một cuộc trưng cầu dân ư trong nước: 95% cử tri phản đối việc Ukraine gia nhập EU. Khi được hỏi liệu ông có thay đổi lập trường nếu có lệnh ngừng bắn hay không, Thủ tướng Orbán chỉ đơn giản đáp: “Hiện chưa có (lệnh ngừng bắn)”.
Các tài liệu dự thảo chỉ do 26 nước c̣n lại soạn sẵn từ trước, cho thấy Budapest mặc định là sẽ phản đối. Văn bản kết luận cũng chỉ nhấn mạnh nguyên tắc “tiếp tục quá tŕnh dựa trên năng lực”, nhưng hoàn toàn không có hành động cụ thể. V́ thế, văn bản mang tính biểu tượng là chính, chứ không có giá trị thực tiễn.
Ông Zelensky cũng không có mặt trực tiếp tại hội nghị Brussels, chỉ phát biểu qua video. EU giải thích là “v́ lư do hậu cần” - lời giải thích khó hiểu khi nhà lănh đạo Ukraine vẫn có mặt tại The Hague và vừa phát biểu tại Hội đồng châu Âu ở Strasbourg hôm trước đó.
Bài toán Hungary và những rào cản sâu xa hơn
Dù có hy vọng Hungary sẽ nhượng bộ vào mùa hè này, nhiều quan chức EU cho rằng quyền phủ quyết có thể kéo dài tới cuộc bầu cử quốc hội Hungary vào tháng 4/2026, khi vấn đề Ukraine đă trở thành chủ đề tranh cử nội bộ.
Điều đáng lo hơn: không nước EU nào gây sức ép thực sự lên Hungary. Thay vào đó, ưu tiên vẫn là lôi kéo Budapest tiếp tục ủng hộ các lệnh trừng phạt Nga – vốn vừa được gia hạn tại hội nghị.
Thậm chí, trong âm thầm, một số nước EU dường như c̣n thoải mái khi tiến tŕnh gia nhập của Ukraine bị làm chậm.
Không chỉ Hungary hay Slovakia – nơi chính phủ mới tỏ rơ quan điểm dè dặt – mà ngay cả các quốc gia từng là đồng minh như Ba Lan cũng bắt đầu có lập trường cứng rắn hơn. Tổng thống mới của Ba Lan, Karol Nawrocki, công khai chỉ trích nhập khẩu nông sản Ukraine và khơi lại các tranh căi lịch sử với Kiev. Cộng ḥa Séc cũng có thể bầu ra một chính phủ mới vào mùa thu không mấy thiện chí với Ukraine.
Các nước láng giềng Ukraine đang lo rằng Kiev sẽ cạnh tranh quỹ EU với họ. C̣n các nước Tây Âu lại không muốn vội vă tiếp nhận một quốc gia lớn, nghèo và đang chiến tranh với một cường quốc hạt nhân.
Việc kết nạp Ukraine buộc EU phải cải tổ sâu rộng – cả về tài chính lẫn chính trị – điều không hề dễ dàng.
Tương lai nào cho Ukraine?
Khác với hồ sơ NATO, cánh cửa EU của Ukraine vẫn chưa khép lại. Nhưng tuần lễ này cho thấy mục tiêu đầy tham vọng đưa Ukraine gia nhập EU trước năm 2030 có thể cần phải điều chỉnh lại.
Một nhà ngoại giao EU nói thẳng: “Hăy cứ nói rằng thập kỷ 2030 th́ hợp lư hơn”.
VietBF@ sưu tập
|