Một số người phản ánh rằng họ bị nhức đầu, ù tai sau khi ngoáy mũi test nCoV. Vậy các chuyên gia nói ǵ về điều này?
Đi ‘ngoáy mũi’ về bị nhức đầu, đau tai nhiều ngày v́ sao?
Đó là câu chuyện mà anh N.V.H (32 tuổi, ở TP. Thủ Đức, TP. HCM) kể lại. Anh H cho biết: Anh có biểu hiện ù tai nhiều ngày, nhức đầu sau khi đi ‘ngoáy mũi’ để làm xét nghiệm nCoV.
V́ kéo dài nhiều ngày không hết nên anh đă đi viện khám. Kết quả, bác sĩ lại nói anh bị nấm tai.
Theo BS. Lê Khánh Huy (Phó trưởng pḥng kế hoạch tổng hợp – BV Tai Mũi họng TP. HCM) cho hay: Thời gian gần đây, tại bệnh viện lượng người đến khám v́ các vấn đề liên quan tới tai – mũi – họng tăng lên khoảng 4 lần so với thời gian thành phố thực hiện giăn cách. Trong đó, có không ít trường hợp nói rằng ḿnh bị ù tai, nhức đầu sau khi lấy mẫu test nCoV.
Chỉ có điều, sau khi thăm khám xong th́ hầu hết bệnh nhân đều bị nấm tai hoặc các bệnh lư liên quan khác. Các bệnh này chả liên quan ǵ đến việc lấy mẫu xét nghiệm nCoV cả.
Vậy tại sao có người không mắc bệnh ǵ nhưng lấy mẫu xét nghiệm lại đau đầu, ù tai?
Bác sĩ Huy phân tích: Hiện nay, nhiều nghiên cứu đă khẳng định phương pháp lấy dịch tỵ hầu họng để test ‘cô vít’ là an toàn, không ảnh hưởng đến thính lực hay gây ra bất ḱ triệu chứng nào nếu được thực hiện đúng kỹ thuật.
V́ vậy, nếu có người lần này lấy mẫu th́ đau nhức mà lần sau th́ lại thấy b́nh thường, ‘êm ru’ là do liên quan tới kỹ thuật lấy mẫu.
Một số trường hợp nếu lấy mẫu sai kỹ thuật sẽ gặp hiện tượng chảy máu mũi, ù tai, phù nề ṿm họng gây kích thích, đau nhức sau lấy mẫu. Song, hầu hết triệu chứng này chỉ xảy ra ngay sau khi lấy mẫu chứ không kéo dài. Hơn nữa, nó cũng thường tự hết sau một thời gian ngắn nên không ảnh hưởng ǵ đến thính lực cả.
Hơn nữa, khi lấy mẫu test th́ thường que lấy mẫu chuyên dụng sẽ có kích thước rất nhỏ. Chúng thường được làm từ loại bông mềm mại, có khả năng thấm hút tốt. V́ thế, nếu kỹ thuật viên có kỹ thuật chuẩn th́ việc lấy mẫu sẽ không gây đau đớn ǵ.
9
V́ vậy, BS. Huy khuyến cáo: Nếu ai bị nhức mũi, ù tai kéo dài (dù có đi ‘ngoáy mũi’ hay không) th́ cũng nên đi khám. Bởi, đây là dấu hiệu cho thấy rất có thể bạn đă bị bệnh lư liên quan tới tai – mũi – họng.
Tùy vào t́nh trạng của bệnh lư, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai - mũi - họng để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Rất hiếm trường hợp bị biến cố
PGS Đỗ Văn Dũng cho biết một nghiên cứu tại Bệnh viện Trường đại học Helsinki (Phần Lan) cho khoảng 650.000 trường hợp lấy mẫu tỵ hầu cho xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2 cho thấy khoảng 8 trường hợp có biến cố (4 trường hợp găy que lấy mẫu, 4 trường hợp chảy máu mũi, ngoài ra có thể có một số biến cố khác nhưng nhẹ hơn nên không đến khám tại pḥng khám cấp cứu tai mũi họng).
Để tránh các biến cố này, người lấy mẫu không được dùng lực khi lấy mẫu, đặc biệt khi bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ở mũi hay nền sọ. Cần lưu ư đến một số yếu tố có thể làm chảy máu cam khi lấy mẫu như: phẫu thuật chỉnh vách ngăn, nghẹt mũi, vẹo vách ngăn…