Ngay cả các chuyên gia cũng không thế gờ giá vàng thế giới ‘bùng nổ’ như thời gian qua. Giờ đây có người c̣n dự đoán giá vàng lên tới 3.000 UD=SSD/ ounce.
Vàng liên tục xác lập kỉ lục mới về giá. Ảnh: Bloomberg
Theo tờ Washington Post, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/8, vàng được giao dịch ở mức giá 2.052 USD/ounce, tương ứng với mức tăng 72% kể từ đợt tăng giá hồi mùa thu năm 2018 và tăng 35% so với thời điểm đầu năm nay.
Thực tế, giá vàng đă có dấu hiệu “lên cơn sốt” tại thời điểm bùng phát đại dịch COVID-19, khi nhà đầu tư t́m kiếm kênh trú ấn, bảo toàn tài sản an toàn. Tháng 2/2020, tập đoàn Goldman Sachs từng dự báo giá vàng sẽ vượt mốc 1.800 USD/ounce nếu như dịch bệnh diễn biến xấu. Tuần trước, giá vàng cán ngưỡng 1.981 USD/ounce, vượt qua mức kỉ lục 1.921 USD/ounce được thiết lập hồi năm 2011.
Giới phân tích căn cứ vào các mặt hàng kim loại quư như vàng và bạc để có được đánh giá chuẩn xác về triển vọng kinh tế trong con mắt của nhà đầu tư, đặc biệt là trong các giai đoạn bất ổn kinh tế, biến động mạnh trên các thị trường tài chính khác.
Với việc Mỹ lâm vào suy thoái kinh tế sâu, hàng chục triệu người mất việc, bùng phát các ca nhiễm mới, số người chết và nhập viện v́ COVID-19 tăng, giới đầu tư đang hướng đến một loại tài sản hữu h́nh nào đó sẽ tồn tại măi.
Ivan Feinseth, nhà đầu tư trưởng tại tập đoàn Tigress Financial Partners, cho biết ông không phải là người hâm mộ vàng. Hồi tháng 3, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ rớt điểm mạnh, ông từng hối thúc các nhà đầu tư không bán tháo cổ phiếu. Nhưng giờ môi trường tài chính có khác biệt.
Kinh tế Mỹ suy giảm 9,5% trong quư 2 (tính theo cách phổ biến của thế giới), là quư có mức suy giảm mạnh nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ. Có nhiều lo ngại về khả năng suy thoái mạnh hơn nếu các nỗ lực hồi phục không thành, Mỹ sẽ quay lại trạng thái đóng cửa diện rộng cùng với các biện pháp giăn cách, bảo vệ an toàn trước COVID-19.
“Nơi trú ẩn an toàn duy nhất hiện nay mà chúng ta có là vàng”, ông Feinseth nhận định, với lư do nhu cầu t́m đến kim loại quư này ngày một lớn, ai cùng t́m đến vàng và trên thị trường hàng hóa điều này lại được tiếp thêm động lực bởi đặc trưng xu thế.
Dưới đây là 5 lư do khiến giá vàng “bùng nổ”.
Nơi trú ẩn an toàn: Nhu cầu về vàng thường tăng vọt trong thời kỳ xuất hiện khủng hoảng, bất trắc, nhất là khi thị trường chứng khoán lao dốc, như từng diễn ra hồi đầu năm nay.
Tháng 3 vừa qua, giá vàng lên mức cao nhất trong ṿng 7 năm khi đại dịch tại Mỹ lan tràn mạnh, cùng với đó là quan ngại về năng lực của các hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng trung ương trong vực dậy nền kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.
Tính ổn định: Vàng có đặc tính nổi bật là khả năng “miễn nhiễm” trước lạm phát và những bất trắc nói chung. Kim loại quư này tương đối ổn định trong dài hạn và giá trị ít khi bị giảm do các tác động bên ngoài hay biến động của những đồng tiền khác.
Đồng USD yếu đi: Đồng USD mất giá và sự yếu đi của đồng bạc xanh khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư bên ngoài nước Mỹ, khiến vàng “rẻ hơn” tính theo đồng nội tệ của các nước khác. Ông Feinseth cũng cho biết mối liên hệ giữa đồng USD và lăi suất giảm, coi đây là chỉ dấu nhà đầu tư sẽ quan tâm đến vàng.
Lợi suất trái phiếu thấp: Kể từ tháng 3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đă duy tŕ mức lăi suất gần bằng 0 để giữ ổn định thị trường tài chính, khiến mức chi phí lăi vay ở mức thấp nhất có thể nhằm tạo động lực cho hồi phục kinh tế. FED cũng quyết định tung hàng trăm tỉ USD để mua trái phiếu. Điều này khiến lợi suất trái phiếu Mỹ giảm, đẩy vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.
Vai tṛ của truyền thông: Giá càng tăng, giới phân tích và nhà đầu tư lại càng nói nhiều về vàng. Truyền thông tài chính đưa tin mạnh hơn về kim loại quư này. Chính điều này cũng làm tăng mức độ quan tâm của nhà đầu tư với vàng. Đó là lư do khiến nhiều nhà phân tích dự đoán giá vàng c̣n tăng nữa.
Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets (Canada) mới đây đưa ra dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào quư 1/2021 với xác suất 40%, gắn với t́nh trạng hỗn loạn kinh tế sâu sắc trên phạm vi toàn cầu.
VietBF@ sưu tầm.