Trong khi ngày càng có nhiều người Nga t́m đến các dịch vụ huyền bí, mê tín dị đoan, giới lập pháp nước này đă t́m cách cho thông qua một dự luật nhằm cấm đoán mọi quảng cáo về các
dịch vụ "thời đại mới" và "huyền bí".(?)
Báo Vedomosti hôm 12/7 có trích dẫn bản đánh giá của Ủy ban Duma Quốc gia Nga (Hạ viện), một ủy ban của Quốc hội Nga đă bác bỏ dự thảo luật nêu trên với lư do ngôn ngữ vế pháp lư và các định nghĩa trong dự thảo chưa đủ rơ ràng, minh bạch, có thể dẫn đến hiểu lầm và bị lạm dụng.

(Minh họa)
Ngoài lư do nói trên, theo kênh RT tối 12/7, bản dự thảo cũng không phân biệt được rơ ràng về mặt pháp lư giữa các dịch vụ lừa đảo và các dịch vụ được pháp luật Liên bang Nga cho phép. Việc cung cấp các dịch vụ mê tín dị đoan như vậy hiện đă từng được điều chỉnh với đạo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Liên bang Nga, và những thay đổi được yêu cầu trong dự luật về luật quảng cáo
"chứa đựng nhiều thuật ngữ dư thừa và mơ hồ", bản đánh giá này cho biết thêm.
Mặc dù ủy ban thừa nhận tính chất gây ra tranh căi của hiện tượng xă hội này, nhưng nhấn mạnh rằng việc thông qua dự luật với h́nh thức hiện tại có thể dẫn đến nguy cơ làm hạn chế quyền tự do một cách vô lư và mở rộng quyền lực của chính phủ một cách chưa từng có.
Bà Ostanina tuyên bố với Vedomosti hôm 12/7 rằng bà và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục làm việc với dự luật này. Bà cho biết dự luật sẽ được thảo luận thêm với các ủy ban của Duma Quốc gia Nga phụ trách về chính sách kinh tế và thông tin.
Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Dư luận Liên bang Nga (VTSIOM) thực hiện hồi năm ngoái, phần lớn người dân nước này đă từng sử dụng các dịch vụ huyền bí này ít nhất một lần trong đời.
Theo Giám đốc của VTSIOM, ông Valery Fyodorov, sự phổ biến rộng răi của kỹ thuật mới đă dẫn đến sự suy giảm dần về trí tuệ, khiến cho ngày càng nhiều người Nga lại t́m đến các dịch vụ huyền bí, mê tín dị đoan này.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo điện tử
Gazeta.ru của Liên bang Nga được công bố tuần trước, ông Fyodorov nhấn mạnh rằng với quá nhiều công cụ hiện có, “đặc biệt là internet và giờ đây là trí tuệ nhân tạo, rốt cuộc chúng ta đều đă trở nên rất ngu ngốc”.
Trước đó, theo kênh truyền thông Meduza của Litva ngày 25/4, ba nhà lập pháp Liên bang Nga, gồm Nina Ostanina, Andrey Svintsov và Alexey Kornienko đă cho soạn thảo một dự luật nhằm cấm quảng cáo cho các dịch vụ "thời đại mới" và huyền bí, đồng thời thiết lập các cơ chế của chính phủ để xác định và chặn bất cứ nguồn nào đưa ra quảng cáo cho các dịch vụ như vậy. Dự luật này nếu được chấp thuận và cho thông qua sẽ dẫn đến các sửa đổi trong luật về quảng cáo và kỹ nghệ thông tin.
Các đại biểu Duma Quốc gia bảo trợ cho dự luật đă liệt kê ra 36 nghề nghiệp mà họ cho là giả mạo và mang tính lừa đảo, bóc lột, không nên được phép quảng cáo công khai. Bản dự thảo dự luật có kèm theo các định nghĩa cụ thể cho từng loại dịch vụ, đồng thời tiết lộ cách thức mà giới lập pháp phân biệt ra, chẳng hạn như giữa chuyên gia trị liệu luân xa và chuyên gia về chiêm tinh học.
Theo nghị sĩ Ostanina và các đồng nghiệp,
chuyên gia trị liệu luân xa là "một cá nhân tuyên bố có khả năng điều chỉnh trạng thái năng lượng và/hoặc tâm lư–cảm xúc của cơ thể con người". Trong khi đó, các chiêm tinh gia th́ cung cấp
"dịch vụ tư vấn và lời khuyên thực tiễn dựa trên khả năng tuyên bố rằng họ có thể thúc đẩy sự biến đổi về thể chất và tinh thần–cảm xúc của con người thông qua các dịch vụ huyền bí".
Danh sách trong dự luật cũng đặc biệt nêu rơ các nhóm người như:
- người giả kim (alchemists),
- người thực hành giấc mơ sáng suốt (lucid dreaming practitioners),
- thầy tâm linh đạo Hindu (spiritual gurus),
- người liệu pháp tinh thể (crystal therapists),
- thầy trị liệu tinh thần Reiki (Reiki masters),
- người bói bài Tarot (tarot card readers),
- chuyên gia phong thủy (Feng Shui specialists),
- người ngoại cảm (mediums)
- và chuyên gia thần số học (numerologists).
Thậm chí, c̣n có cả
"phù thủy" (những người tuyên bố có khả năng tác động đến sự kiện, con người hoặc vật thể thông qua các hành vi được gọi là
"pháp thuật" và/hoặc
"tà thuật") và
"pháp sư" (những người tiến hành các nghi lễ không thuộc về các nghi lễ của các tổ chức tôn giáo hợp pháp ở Liên bang Nga).
Dự luật cấm quảng cáo nhưng chỉ đối với những dịch vụ được liệt kê trong danh sách nghề nghiệp thời đại mới và huyền bí nói trên. Ngoài ra, dự luật sẽ trao quyền cho Văn pḥng Tổng Công tố Liên bang Nga có thể hành động mà không cần có lệnh ṭa án để chặn các trang web hoặc nền tảng trực tuyến có chứa các quảng cáo mê tín dị đoan như vậy.