Nguyên Hạo là người tàn bạo, đa nghi, thường xuyên tùy tiện giết hại công thần. Đặc biệt, vị hoàng đế này cực háo sắc.
Trong số hàng trăm vị hoàng đế, không phải ai cũng là minh quân. Có những người mặc dù ở trên ngôi vị cao nhất thiên hạ, lại có vô số hành động không chút kiêng kị. Không những ham thú, hưởng lạc, chẳng quan tâm đến triều chính đại sự, c̣n có thể làm ra những chuyện khiến người đời cười chê, phỉ nhổ. Điển h́nh như hoàng đế Tây Hạ - Cảnh Tông Lư Nguyên Hạo.
Theo sử sách ghi chép, Lư Nguyên Hạo từ nhỏ đă thông minh vượt trội, học thức uyên bác, lớn lên trở thành một nhà quân sự kỳ tài, thống lĩnh đại quân 2 triệu người, thành lập nên triều Tây Hạ. Có thể nói, Lư Nguyên Hạo văn vơ song toàn, xứng đáng là một trong những vị hoàng đế khai quốc đại tài.
Tây Hạ Cảnh Tông (7 tháng 6, 1003-9 tháng 1, 1048), tên thật là Thác Bạt Nguyên Hạo, sau lấy quốc tính của nhà Đường thành Lư Nguyên Hạo và nhà Tống thành Triệu Nguyên Hạo, sau đổi tên thành Ngôi Danh Năng Tiêu hay Ngôi Danh Năng Ninh là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại Tây Hạ trong lịch sử Trung Quốc, trị v́ từ năm 1032 đến năm 1048.

Hoàng đế Tây Hạ - Cảnh Tông Lư Nguyên Hạo. Ảnh: Chat GPT.
Lư Nguyên Hạo, có tài liệu chép là tên chữ Hán là Lư Nguyên Mân, tên Đảng Hạng là Thác Bạt Nang Tiểu, là con trai của Lư Đức Minh - thủ lĩnh của tộc Đảng Hạng. Mẹ ông có tên là Vệ Mộ, họ là Mộ Dung (Mộ Dung là ḍng họ lập ra nước Nam Yên (398-410) thời Ngũ Hồ thập lục quốc). Từ nhỏ, ông là một cậu bé thông minh, ham học, thích nghiên cứu những điều lư thú trong thiên nhiên. Nhờ sự học hành giỏi giang đó, khi lớn lên, Lư Nguyên Hạo là một người có học thức uyên bác. Ông lại thông giỏi 2 thứ tiếng: tiếng Tây Tạng và tiếng Trung (chữ Hán). Ngay từ tuổi thiếu thời đến khi trưởng thành, ngoài việc học hành, Nguyên Hạo c̣n được huấn luyện trở thành một nhà chiến lược quân sự xuất chúng.
Năm 1028, theo lệnh của cha ông thống lănh quân Đảng Hạng đánh chiếm Cam Châu, thừa thắng tấn công cả phủ Tây Lương, khống chế cả vùng phía Tây Hoàng Hà và khu vực Hà Thao. Do chiến công này, Lư Đức Minh đă lập ông làm Thái tử, dự định sẽ lập quốc.
Sau khi cha mất vào năm 1032, Nguyên Hạo lên kế vị cha làm thủ lĩnh, lănh tước phong Định Nan quân Tiết độ sứ, Tây B́nh vương. Nước Liêu phong ông làm Hạ quốc vương. Tuy xưng phiên thần với cả Tống Liêu, nhưng thực tế ông xây dựng chính quyền độc lập, tự xưng là "Ngột tốt", tức "thiên tử" trong tiếng Đảng Hạng. Việc làm này bị các quư tộc Đảng Hạng phản đối, tuy nhiên, ông không nhượng bộ, dùng các thủ đoạn tàn khốc triệt để tiễn trừ cựu phái. Bên cạnh đó, ông cũng tích cực tự gây dựng cho ḿnh một lực lượng quân đội hùng mạnh gồm 50 vạn quân, nhằm đủ sức bảo vệ lănh thổ Đảng Hạng mà cả Tống Liêu đều ḍm ngó.
Năm 1034, Lư Nguyên Hạo đem quân tấn công lộ Hoàn Khánh, kết quả là đại thắng, bắt được tướng Tống là Tề Tông Củ. Sau đó, Cảnh Tông chuyển hướng sang tấn công tộc Duy Ngô Nhĩ ở phía Tây vào năm 1036. Cuộc chiến với người Duy Ngô Nhĩ có vẻ mang lại nhiều thắng lợi hơn, ông thắng được bộ tộc này, chiếm lấy một dải đất rộng lớn mà ngày nay chính là tỉnh Cam Túc. Để chiếm được một miền đất rộng lớn như vậy cũng phải mất một thời gian hơi lâu.
Ngày 11 tháng 10 năm Đại Khánh thứ 2 (10 tháng 11 năm 1038), Lư Nguyên Hạo chính thức lên ngôi hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Hạ, đóng đô tại phủ Hưng Khánh (nay là Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc). Nhà Tống chỉ gọi Đại Hạ của ông là Tây Hạ.
Ngay khi lên ngôi hoàng đế, Cảnh Tông sai đại thần Gia Luật Nhân Vinh phỏng theo văn tự Khiết Đan, lập ra chữ viết Tây Hạ, dốc sức phát triển văn hóa, giáo dục. Bên cạnh đó, Cảnh Tông 3 lần phát động chiến dịch đánh Tống: Tam Xuyên (nay thuộc Diên An, Thiểm Tây), Hiếu Thủy (nay thuộc Long Đức, Ninh Hạ) và Định Xuyên (nay thuộc Cố Nguyên, Cam Túc) và đều thắng lớn cả ba trận. Quân Tây Hạ cũng đụng độ với quân Liêu và đại thắng ở trận núi Hạ Lan, từ đó khẳng định vị thế chân vạc với Tống - Liêu.
Sau khi đ́nh chiến với Tống, Cảnh Tông bắt đầu thời kỳ xây dựng đất nước. Đầu tiên, ông ra sức củng cố chính quyền, dùng những người Hán làm cố vấn trong triều. Bản thân Cảnh Tông cũng biết tiếng Hán, cũng hâm mộ văn hóa Hán, nên từ cải cách, củng cố đến tổ chức của ông cũng đều y theo người Hán. Lối xưng hô, cách ăn mặc, cách học tập cũng như vậy. Ông khuyến khích quan dân học tiếng Hán, cho in ấn nhiều sách vở, dịch văn tự từ tiếng Hán sang tiếng Thổ Phồn.
Tuy trọng văn hóa Trung Hoa, nhưng Cảnh Tông cũng cố gắng không để cuộc sống văn minh xa hoa của người Hoa ảnh hưởng vào nước ḿnh, v́ nó sẽ làm nản ư chí dân tộc của ông, lâu dần sẽ mất đi tính chất mạnh mẽ hiếu chiến của người Thổ Phồn, đó là điều ông không muốn. Ông cũng giảm đi và rồi cắt đứt quan hệ giao thương với nhà Tống, và cố gắng để cho đất nước của ḿnh không bị Hán hóa quá đậm.
Suốt thời gian 16 năm ở ngôi, tuy có nhiều thành tựu văn trị vũ công, nhưng bản chất Cảnh Tông là người tàn bạo, lo sợ nạn ngoại thích, nghi kị công thần, thường xuyên tùy tiện giết hay băi miễn đại thần. Về sau, Cảnh Tông trở nên đam mê tửu sắc, hoang phí quốc khố.
Do Cảnh Tông hoang dâm, cướp con dâu ḿnh là vợ của thái tử Ninh Lệnh Ca, sủng ái Một Tạng phu nhân, phế truất hoàng hậu Dă Lợi..., gây nên sự phẫn uất của hai người. Tháng 1 âm lịch năm 1048, hai mẹ con hợp mưu sát Cảnh Tông. Cảnh Tông bị thái tử đâm và chết v́ mất máu. Tướng quốc Một Tạng Ngoa Bàng lập tức bắt giữ và xử tử cả hai người, đồng thời hợp mưu với đại tướng Nặc Di Thưởng, lập chị ḿnh là hoàng hậu Một Tạng Hắc Vân làm thái hậu và đưa cháu ḿnh là Lư Lượng Tộ lên kế vị, chính là Tây Hạ Nghị Tông, truy tôn thụy hiệu Cảnh Tông Vũ Liệt hoàng đế, an táng ông tại Thái lăng, Hưng Khánh phủ.
VietBF@ sưu tập