''Hệ thống ngôn ngữ Donald Trump” là cực kỳ đơn giản. Quanh đi quẩn lại, Trump chỉ sử dụng một số từ. Nếu được tổng hợp lại thành một “từ điển” th́ quyển từ điển này chỉ gọn lỏn như một quyển sổ tay.
Sau cuộc gặp Tổng Thống Syria Ahmed al-Sharaa trong chuyến công du Trung Đông trung tuần Tháng Năm, Trump ca ngợi nguyên thủ Syria: “Young, attractive guy. Tough guy. Strong past. Very strong past. Fighter.”
Khi gặp Tổng Thống Mohamed bin Zayed Al Nahyan (Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất), Trump nói: “You’re a magnificent man.” Nhận xét về khu vực, Trump nói Vùng Vịnh là “an amazing part of the world”… Và nói về nguyên thủ Qatar cùng gia đ́nh ông này, Trump khen họ là những người “cao ráo, bảnh trai” (“tall, handsome guys”)…
Hiệu ứng của sự tối giản và thô lậu
Ngày 26 Tháng Năm, nhân lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Trump lại mắng mỏ người tiền nhiệm Joe Biden, gọi đảng Dân Chủ là “cặn bă” và các thẩm phán liên bang là “quái vật”…
Ngôn ngữ của Trump giống như thức ăn nhanh: Dễ tiếp cận, giàu calo cảm xúc, nhưng thiếu dưỡng chất trí tuệ. Không có sự tinh tế của Winston Churchill, cũng chẳng có sự trào phúng kiểu Ronald Reagan hay lịch lăm như Barack Obama, Trump quát tháo bằng thứ tiếng của một người cha đang tức giận với bầy con: Đồ cái thứ ngu, một lũ ăn hại đái nát… “Stupid!,” “Sad!,” “Total disaster!,” “Fake!” – mỗi từ như một phát súng ngắn bắn vào bất kỳ ai làm Trump nổi giận.
Trong lịch sử hiện đại, hiếm có tổng thống Mỹ nào sử dụng ngôn từ theo cách gây tranh căi và định h́nh thực tại mạnh mẽ như Donald Trump. Trump luôn “chơi chữ” bằng một bộ từ vựng nghèo nàn, đơn giản, cảm tính, lặp đi lặp lại đến mức ám ảnh. Hiện tượng “từ điển Trump” không chỉ là câu chuyện ngôn ngữ học. Đó là biểu hiện của một thứ quyền lực đang tái định nghĩa lại ranh giới giữa sự thật và cảm xúc, giữa chuẩn mực chính trị và kỹ thuật thao túng truyền thông.
Ngôn ngữ là thước đo tư duy, là công cụ để con người thoát khỏi bản năng và bước vào thế giới lư tính. Nhưng với Donald Trump – người tự hào không đọc sách, ngôn ngữ không c̣n là công cụ để khai minh mà là vũ khí để thao túng. Không giỏi phân tích chính sách nhưng Trump giỏi nói to, nói ngắn, và nói chắc như đinh đóng cột – dù hoàn toàn sai. Tâm lư học gọi đây là “illusory superiority” – ảo tưởng vượt trội. Người ít hiểu biết thường tự tin quá mức. Và với Trump – tự nhận ḿnh là “thiên tài,” sự tự tin không chỉ là bản năng mà c̣n là chiến lược “Nói như thể ḿnh luôn đúng” khiến người khác cảm thấy bối rối nếu nghi ngờ.

Trump không tiết kiệm lời khen. Vấn đề là ông chỉ dùng đúng vài từ: “Great,” “Perfect,” “Tremendous,” “Fantastic,” “Amazing,” “Wonderful”… Trump không và chẳng bao giờ mô tả lư do v́ sao một thứ “tuyệt vời.” Ông không đi vào chi tiết, không đưa luận điểm, không chứng minh. Mọi lời khen chỉ là cảm tính thuần túy – như cách một đứa trẻ hét lên “ngon quá!” khi cắn miếng bánh mà không biết miêu tả chính xác nó là hương vị ǵ.
Trump cũng là bậc thầy tấn công cá nhân bằng từ ngữ đơn giản nhưng nghe như đóng đinh vào tai. Một số từ ông dùng thường xuyên: “Loser,” “Disaster,” “Fake,” “Stupid,” “Weak,” “Low IQ,” và thậm chí “animals”… Trong nhiều trường hợp, Trump không chỉ dùng ngôn ngữ thô thiển mà là tục tĩu, như một tay anh chị đầu gấu đứng giữa chợ chửi thề.
Mọi thứ đều “ĐẸP” (BEAUTIFUL)
Trang web Ṭa Bạch Ốc ngày 28 Tháng Năm, 2025, viết: “Dự luật Lớn và Đẹp của Tổng Thống Donald J. Trump là cơ hội chỉ có một lần trong một thế hệ để cắt giảm chi tiêu, thúc đẩy tăng trưởng và cân bằng tài chính nền kinh tế Mỹ.”
Như được phân tích trong bài báo của tác giả Monica Hesse trên The Washington Post ngày 29 Tháng Năm, Trump thật sự bị ám ảnh bởi từ “beautiful.” Cái ǵ với ông cũng “beautiful.” Trump nói nhà lănh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un “viết cho tôi những lá thư đẹp.” Vào ngày đầu tiên trở lại Ṭa Bạch Ốc nhiệm kỳ hai, Trump kư sắc lệnh hành pháp mang tên “Promoting Beautiful Federal Civic Architecture.”
Ông từng vô số lần gọi cái ǵ cũng “đẹp.” Trong số báo ngày 1 Tháng Chín, 2024, trên Politico, tác giả Anusha Mathur đă tẩn mẩn liệt kê hàng lô trường hợp mà Trump dùng từ “đẹp” (“beautiful”)…
Sân golf “đẹp,” những chiếc điện thoại trong Ṭa Bạch Ốc “đẹp,” nông trại “đẹp,” nghề làm nông cũng “đẹp,” Tối Cao Pháp Viện “đẹp,” đất đai của nước Mỹ không phải ph́ nhiêu mà là “đẹp,” nước Mỹ có những chiến đấu cơ “đẹp,” khí gây mê (sleeping gas) “đẹp,” than đá “đẹp” luôn (“clean, beautiful coal”); bộ tóc của chính ông tất nhiên là “đẹp” (if you’re like me, you can’t wash your beautiful hair properly”); nước Mỹ có những phi trường đẹp (“We’d have the most beautiful airports. Now we’re like a third-world country”).
Bức thư của Tập Cận B́nh cũng “đẹp” (“And I got along very well with President Xi. He’s a great guy, wrote me a beautiful note the other day…”). Trump miêu tả cái chết của thủ lĩnh tổ chức khủng bố ISIS Abu Bakr al-Baghdadi là nhờ một con chó đẹp (“a dog, a beautiful dog”) và cái lỗ toác hoác mà đặc nhiệm Mỹ phá lủng khi tấn công ngôi nhà của Abu Bakr al-Baghdadi là một cái lỗ vừa bự vừa đẹp (“a beautiful, big hole”)… Ngoài ra, ông tự khoe ḿnh có một cơ thể đẹp (“If I took this shirt off, you’d see a beautiful, beautiful person”)… Đáng kinh ngạc hơn, ông nói tính khí của chính ông cũng “rất đẹp” (“My temperament is totally controlled, so beautiful”)…
Thế giới quan nhị nguyên của Trump
Các nghiên cứu học thuật cho thấy Trump nói ở tŕnh độ từ vựng tương đương học sinh lớp Sáu. Với Trump, đó có thể là chiến lược. Trump không nói để khai sáng. Ông nói để kích động. Ông chọn cách nói đơn giản, lặp đi lặp lại, đẩy cảm xúc lên cao nhất có thể, như một người bán hàng đa cấp đang cố “chốt đơn” bằng mọi giá.
Trump không chừa chỗ cho “vùng xám.” Ở đây chỉ có trắng hoặc đen. Mọi thứ hoặc là vĩ đại nhất hoặc là vô cùng tồi tệ. Ngôn ngữ nhị nguyên này giúp ông đơn giản hóa thế giới cho những người cảm thấy choáng ngợp trước thực tại phức tạp. Ví dụ: “I’m the best jobs president that God ever created,” “Joe Biden is the worst president in history”… Không ai kiểm chứng. Không cần chứng cứ. Người nghe không cần hiểu thêm. Chỉ cần biết và chọn để tin là phe nào đúng và phe nào sai.
Từ “fake news” đến “rigged election,” Trump lặp đi lặp lại cùng một thông điệp với tần suất cao. Đây là kỹ thuật tuyên truyền cổ điển. Hiệu ứng tâm lư của sự lặp lại – được giới tâm lư học gọi là “illusory truth effect” – cho thấy, điều ǵ được nghe đủ nhiều sẽ dần trở thành sự thật trong cảm nhận của người tiếp nhận, bất kể chính xác hay không. Trong môi trường truyền thông hiện đại, nơi tốc độ lan truyền thông tin vượt xa khả năng kiểm chứng, sự lặp lại có sức mạnh đáng kể, nhất là khi đi kèm với ngôn ngữ đơn giản và cảm tính.
Việc phổ biến một thứ ngôn ngữ thiên về cảm xúc và thiếu lập luận khiến không gian chính trị Mỹ ngày càng nghèo nàn về tranh luận. Thay v́ thuyết phục nhau bằng lư lẽ, các bên đối thoại ngày càng sa đà vào việc dán nhăn và tấn công cá nhân. Khi một nguyên thủ sử dụng các từ ngữ như “enemy of the people” để gọi báo chí, hoặc gọi các nhà chính trị đối lập là “traitors,” ông ta đă góp phần b́nh thường hóa việc dùng ngôn ngữ chia rẽ – điều vốn từng bị coi là vượt giới hạn mà bất kỳ chính trị gia nào trong lịch sử Mỹ, trước Trump, cũng muốn tránh.
Ngôn ngữ của Trump cho thấy một hiện tượng nguy hiểm: Quyền lực chính trị có thể quyết định “sự thật” bằng những từ ngữ rất b́nh dân. Thật khó có thể tưởng tượng ngôn ngữ “hàng tôm hàng cá” trở thành “diễn ngôn chính trị” một cách chính thức. Những khái niệm như “sự thật,” “tin tức,” “tư pháp” đều có thể bị biến dạng tùy theo mục tiêu chính trị. Câu chuyện về ngôn ngữ của Donald Trump không chỉ là chuyện một tổng thống sử dụng ít từ hoặc có vốn từ nghèo nàn một cách thảm hại; mà là hiện tượng tiêu biểu cho sự biến đổi của diễn ngôn chính trị trong thời đại truyền thông số, cùng với sự bùng nổ của chủ nghĩa dân túy.
Trump lôi kéo được hàng triệu tín đồ chính nhờ vào việc bất chấp trong cách sử dụng từ ngữ thô tục. Vấn đề đặt ra không chỉ là v́ sao một chính khách sử dụng từ vựng hạn chế mà là v́ sao một xă hội dân chủ lại chấp nhận (và cổ vũ) cho kiểu ngôn ngữ ấy trở thành chuẩn mực?
Trong một thời đại mà sự thật bị thách thức, chuẩn mực bị đảo lộn, và cảm xúc lấn át lư trí, cách người ta sử dụng ngôn từ, đặc biệt trong chính trị, trở thành một vấn đề sống c̣n cho nền dân chủ. Điều đáng lo ở chỗ, ảnh hưởng ngôn ngữ Trump có thể tiếp tục sống trong diễn ngôn chính trị Mỹ, ngay cả khi không c̣n Trump. Nhiều chính trị gia Cộng Ḥa đang sử dụng cách nói của Trump – giản lược, cảm tính, ngoa ngôn, xấc xược… Phó Tổng thống JD Vance là học tṛ xuất sắc của Trump về bài học sử dụng “diễn ngôn” chính trị bằng kiểu bắn gọn từng phát – láu cá, trịch thượng, xấc xược.
Trong một xă hội bị ngộ độc thông tin, mất ḷng tin vào giới tinh hoa, ghét sự phức tạp, th́ ngôn ngữ đơn giản và cảm xúc là liều thuốc phiện. Trump không tạo ra cơn đói ngôn ngữ này. Ông cung cấp thứ “junk food” ngôn ngữ mà công chúng đang thèm. Đó mới là bi kịch thật sự. Ông không dùng ngôn ngữ để xây cầu. Ông dùng nó để rào hào. Không để kết nối – mà để chia rẽ. Không để giải thích – mà để hạ nhục. Đó là lư do người ta nên lo sợ.
Tai hại hơn, một thế hệ cử tri mới đang lớn lên trong môi trường nơi mà “fake news” trở thành từ khóa mặc định để phủ nhận mọi thông tin không vừa ư. Điều này không chỉ đặt ra thách thức cho giới báo chí mà cả cho nền giáo dục và khả năng duy tŕ một không gian công cộng dựa trên sự thật và lư trí. Bởi v́, nếu ngôn từ là thứ đầu tiên bị giản lược th́ tư duy sẽ là thứ tiếp theo bị đánh mất.