Thiếu niên nhập viện trong t́nh trạng nguy kịch, các bác sĩ nhanh chóng xác định em bị đột quỵ, phải can thiệp gấp.
Khoảng 9 tháng trước, em N.N.D. (14 tuổi) trú tại tỉnh Phú Thọ bị vỡ mạch máu năo do dị dạng bẩm sinh và phải trải qua phẫu thuật. Tuy ca mổ thành công nhưng bệnh nhi phải chịu di chứng liệt nửa người, không thể tự đi lại, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải nhờ đến người thân hỗ trợ. Gia đ́nh đưa em đến Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ để tiếp tục điều trị.

Hiện bệnh nhi đă có thể vận động và sinh hoạt độc lập. Ảnh: BVCC.
Tại khoa Phục hồi chức năng, em được áp dụng nhiều phương pháp như xoa bóp bấm huyệt, điện châm, điều trị bằng ḍng điện xung, giác hơi, thủy châm, tập vận động có trợ giúp, bó nến parafin...
Dưới sự hướng dẫn của các y bác sĩ và nỗ lực của chính bản thân, sau nhiều đợt điều trị, t́nh trạng liệt của bệnh nhi đă cải thiện rơ rệt. Em đă có thể đi lại với sự hỗ trợ của nạng chữ U, tay phải cầm nắm được, chức năng vận động và sinh hoạt gần như độc lập, không c̣n phụ thuộc hoàn toàn vào người thân như trước.
Vỡ mạch máu năo là t́nh trạng các mạch máu trong năo bị rách khiến máu tràn vào mô năo hoặc khoang xung quanh. T́nh trạng này c̣n gọi là đột quỵ xuất huyết năo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), độ tuổi trung b́nh mắc đột quỵ hiện nay dao động 70-75 tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các số liệu nội viện lại cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, người trẻ đang đột quỵ ngày càng nhiều.
Bên cạnh điều trị đúng phương pháp, quá tŕnh phục hồi chức năng cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc giúp bệnh nhân sớm lấy lại khả năng vận động và trở lại nhịp sống thường ngày.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Tạ Đức Dũng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Phú Thọ, để phục hồi tốt sau phẫu thuật mạch máu năo, bệnh nhân cần được can thiệp sớm, đúng phương pháp và duy tŕ liên tục.
Ông lưu ư rằng, nhiều bệnh nhân hoặc người nhà lo sợ vận động sớm sẽ làm tái phát hoặc chảy máu năo nên nằm bất động suốt nhiều tháng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến người bệnh bỏ lỡ "thời gian vàng" trong quá tŕnh phục hồi. V́ vậy, sau khi mạch máu đă ổn định, người bệnh nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa phục hồi chức năng để được hướng dẫn tập luyện đúng cách, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
VietBF@ sưu tập