
Có những ngôi nhà bên ngoài nh́n vào tưởng mẫu mực: cha có vẻ oai v́ nói ai cũng im làm theo, mẹ yên lặng v́ nói là bị ăn đánh hoặc chửi , con cái ngoan ngoăn ngồi đúng ghế, nói đúng lúc, ăn đúng giờ và tuyệt đối không được ư kiến riêng.
Tưởng là nề nếp, hóa ra là nơi mà ai cũng quen với việc thu ḿnh lại để sống sót. Và người đàn ông trong nhà, thường rất tin rằng im lặng nghĩa là phục tùng, gật đầu nghĩa là kính nể, c̣n người phụ nữ vẫn nấu ăn, vẫn dọn dẹp, vẫn lo toan nghĩa là c̣n yêu.
Khổ nỗi, t́nh yêu không có ở đó từ lâu rồi, chỉ c̣n lại trách nhiệm mệt mỏi và một sự cam chịu khô queo như mớ rau héo trong tủ lạnh ba ngày chưa ai nhớ tới.
Một ngôi nhà chỉ thật sự là tổ ấm khi người phụ nữ trong đó c̣n muốn thở sâu và đứa trẻ trong đó c̣n dám mơ mộng.
Chứ nhà ǵ mà bước vào đă thấy âm khí nặng, không ai dám ngồi lâu, bữa cơm lạnh nhanh hơn cả nồi cơm điện bị rút phích, vợ im thin thít, con chỉ biết nh́n xuống bàn, c̣n “trụ cột” th́ vẫn hăng say kể chuyện đạo đức và “ngày xưa cha mẹ cực khổ v́ các con”. Một màn diễn mà ai cũng thuộc vai, nhưng chẳng ai c̣n cảm xúc.
Trong Kinh Pháp Cú có một câu vừa hiền vừa chí lư: “Thù hận không thể diệt bằng thù hận, chỉ có từ bi mới hóa giải thù hận, đó là quy luật ngàn đời.”
Vậy mà bao nhiêu người vẫn chọn con đường ngược lại: nghĩ rằng lớn tiếng là ra oai, áp đặt là dạy dỗ, kiểm soát là thương yêu, và không cho người khác căi là giữ được ḥa khí.
Cái “ḥa” kiểu đó chẳng khác nào cột miệng mọi người lại rồi tự ḿnh vỗ tay v́ nghĩ cả nhà biết điều.
Người cha gia trưởng, thường rất hay nói về “nên người”, về “phải học cách sống cho ra sống”, nhưng khổ nỗi là sống theo tiêu chuẩn của ai th́ không bao giờ được hỏi tới.
Con cái sống trong sợ hăi th́ lớn lên hoặc là nổi loạn cho bằng được để được thở, hoặc là im lặng cho đến lúc chính ḿnh cũng không c̣n biết ḿnh muốn ǵ, cần ǵ, chỉ thấy mệt với đời và nghi ngờ chính bản thân.
Mà kỳ lạ là, người cha như vậy vẫn thấy ḿnh đúng, v́ ngoài kia có bao nhiêu người cũng “nuôi con kiểu đó” và “tụi nó vẫn thành người”, nhưng cái thành người đó là một cái bóng, cái xác vai tṛ mà bên trong rỗng tuếch, nhiều khi c̣n đầy ắp oán trách và tổn thương mà chẳng ai đủ can đảm gọi tên.
Tôi từng gặp một người cha rất đỗi “đàng hoàng”, ông bảo tôi: “Tôi không bao giờ đánh con, vậy mà nó vẫn bỏ đi, không về, chẳng hỏi han ǵ cha mẹ.”
Tôi nh́n ông và chỉ nói nhẹ: “Chú không đánh thật, nhưng mỗi lần chú mở miệng, con chú đau.”
Có những tổn thương không chảy máu, nhưng làm ḷng người rỉ máu từng ngày.
Một đứa trẻ không được sống trong t́nh thương, chỉ được nuôi bằng trách nhiệm và nỗi sợ, th́ lớn lên sẽ không biết biết ơn là ǵ, v́ từ nhỏ nó đă học cách cảnh giác với người nó sống chung.
Mà đă không có biết ơn th́ sao có hiếu thảo? Về sau cha mẹ bệnh, nó chăm cũng chăm, nhưng chăm như một y tá trực ca chứ không phải đứa con khắc khoải lo cho cha mẹ.
Đó không phải là nghiệp báo xa vời ǵ đâu, đó là cái giá của một đời làm cha mà quên thương.
C̣n người vợ th́ sao? Có những người phụ nữ ngoài mặt vẫn tươi, vẫn lo cho gia đ́nh chu toàn, nhưng bên trong đă dọn ra khỏi căn nhà ấy từ lâu.
Có khi cô ấy c̣n không nhận ra nữa, chỉ biết là ḿnh ngày càng ít nói, ít cười, ít hy vọng, ít cảm giác.
Mà một người phụ nữ không c̣n hy vọng ǵ nơi người đàn ông bên cạnh th́ t́nh yêu, dù có từng cháy đến đâu, cũng hóa tro nguội. Một căn nhà mà trái tim người phụ nữ nguội đi, th́ có dát vàng cột nhà cũng lạnh. Và nếu người vợ tỉnh ra họ sẽ rời đi mà không ngoảnh lại!
Người gia trưởng cứ tưởng ḿnh giữ được nhà, giữ được oai, giữ được tiếng nói, nhưng thật ra chỉ đang từ từ đẩy mọi người ra xa.
Có những ông bố cả đời ngồi mâm trên, ăn trước nói trước, không ai dám trái ư, tưởng là được nể, mà không biết ḿnh chỉ là quả bom một ḿnh ở đầu bàn so chẳng ai dám tới gần!
Người gia trưởng thường không có hậu, không phải v́ bị ai nguyền rủa, mà v́ đă gieo sự xa cách và cô đơn trong chính mái ấm của ḿnh.
Người vợ dần không c̣n yêu thương thật tâm. Đứa con không c̣n gần gũi. Bữa cơm không c̣n tiếng cười. Và chính người đó, cũng không c̣n được là ai trong chính ngôi nhà của ḿnh.
Trong Pháp Cú cũng có nói: “Người làm ác, tự tâm biết ḿnh ác. Dù người khác không thấy, nhưng tâm ḿnh không lừa được.” Có những người sống cả đời trong vai tṛ, mà không hề biết tâm ḿnh đă khô cằn đến mức nào.
Và cũng nên nhớ, người gia trưởng không chỉ là cha, không chỉ là chồng, mà có thể là bất kỳ ai trong chúng ta khi ta muốn người khác phải sống giống ta, nghĩ như ta, cư xử như ta mới gọi là đúng. Cái vai gia trưởng ấy, ai rồi cũng từng mang qua chỉ khác là, có người tỉnh kịp, có người không.
May thay, nghiệp không phải là án chung thân. Biết sai mà sửa, thấy khổ mà buông, th́ ngày nào cũng có thể là ngày một người đàn ông thôi gia trưởng và bắt đầu trưởng thành không phải bằng uy quyền, mà bằng hơi ấm của trái tim.
Và nếu có thể tự hỏi một câu sau tất cả, th́ hăy hỏi nhẹ nhàng thôi: Ḿnh đang là ai trong căn nhà của chính ḿnh?
Người giữ ǵn hơi ấm, hay người làm mọi thứ dần nguội đi?
VietBF@ sưu tập