"Phim điện ảnh do nguồn vốn Nhà nước đầu tư sản xuất có lẽ là tàn dư cuối cùng c̣n sót lại của thời Bao cấp đă kết thúc gần 40 năm về trước. V́ vậy nên mỗi khi bất ngờ có một phim điện ảnh Nhà nước nào đó được sản xuất th́ đều làm cho phần đông công chúng ngày nay cảm thấy các t́nh huống xảy ra xung quanh nó có ǵ đó kỳ quái. Hơn 3 thập kỷ sống với tư duy của kinh tế thị trường, không thể không cảm thấy kỳ quái khi có người sản xuất ra một thứ ǵ đó bằng rất nhiều tiền, tốn rất nhiều công sức, mà lại không đem ra khai thác kinh doanh để ít nhất, thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Nhưng phim Nhà nước chính là như thế, chỉ cần làm ra rồi cất, hay vẫn như thường được gọi, là "phim cúng cụ". Trước hết là phải nói là chuyện một bộ phim Nhà nước được đem cất, không liên quan ǵ đến chuyện chất lượng bộ phim. Không phải là v́ phim dở quá nên phải giấu đi cho đỡ xấu hổ đâu. Phim Nhà nước làm ra rồi đem cất hoàn toàn là do cơ chế. Để cho dễ hiểu th́ lấy ví dụ như nếu Nhà nước có làm ra phim Avengers Endgame th́ sản xuất xong cũng chỉ để đem cất vào kho, mặc kệ việc là nó có thể thu về 2 tỷ USD. Thật sự hết sức quái đản, nhưng nó lại là một hiện thực.
Hiện thực này tồn tại là v́ cơ chế của việc sử dụng nguồn vốn ngân sách là rất, không phải phức tạp, mà là cực kỳ phiền hà và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho đơn vị/cá nhân sử dụng vốn ngân sách đó. Điều rắc rối đầu tiên là vấn đề sử dụng vốn ngân sách và tài sản nhà nước th́ phải đúng mục đích. Nghĩa là nếu Cục Điện ảnh đặt hàng đơn vị/cá nhân A sản xuất bô phim XXX và cấp 100% vốn ngân sách, th́ nghĩa là A chỉ đươc sản xuất ra XXX mà thôi, không được dùng vốn ngân sách vào các chi phí để tiếp thị XXX hay tŕnh chiếu XXX. Mà nếu A tự ư đem XXX ra chiếu th́ sẽ là sử dụng tài sản Nhà nước trái phép, v́ thẩm quyền đối với XXX thuộc Cục Điện Ảnh, Bộ Văn Hoá.
Vậy Cục Điện ảnh, Bộ Văn hoá muốn công chiếu rộng răi XXX giống như phim Tết ở tất cả các cụm rạp th́ sao? Vấn đề là chiếu th́ được, nhưng lập tức sẽ đụng đầu ngay các rào cản ở trong cơ chế. Đầu tiên là viêc CHI tiền, để Cục và Bộ có thể sử dụng nguồn vốn nhà nước vào các công tác tiếp thị và tŕnh chiếu th́ phải được Bộ Tài chính xét duyệt xem có đúng chức năng nhiệm vụ hay không. Nhưng chuyện đó ít nhất là c̣n có cách để vượt qua. Địa ngục thật sự nằm vấn đề THU. Nếu phim XXX mà kiếm được 500 tỷ doanh thu như phim của Trấn Thành th́ đây sẽ là một cơn ác mộng kinh hoàng cho các thủ tục giấy tờ. V́ đơn giản là Cục và Bộ là cơ quan hành chính Nhà nước, không phải là doanh nghiệp, không thể xuất hoá đơn đỏ, và về bản chất là Không Thể Có Doanh Thu. Và để t́m ra một cách cửa pháp lư nào đó cho XXX, chắc phải cần Chính phủ làm việc, Quốc hội họp bàn. Mà Chính phủ và Quốc hội th́ c̣n biết bao nhiêu việc cần thiết hơn, chuyện của một bộ phim cỏn con không phải là vấn đề cần quan tâm giải quyết. Và nói rộng ra th́, một ngành kinh tế có quy mô nhỏ xíu cỡ 4000 tỷ/năm th́ không đáng để các cấp lănh đạo để mắt tới.
V́ vậy, phim sản xuất bằng vốn Ngân sách Nhà nước th́ cứ đem cất kho cho xong việc. Các doanh nghiệp sản xuất phim, kinh doanh phim thực thụ trên thị trường đều né xa các dự án phim vốn ngân sách là do nguyên nhân vậy đó. Những sự rắc rối về cơ chế nêu trên thật sự không đáng để tiêu tốn thời gian, mà cuối cùng chỉ kiếm được vài tỷ đồng lấy công làm lời ở trong số vốn ngân sách được cấp. Thời gian ấy các doanh nghiệp này có thể tự sản xuất các dự án của ḿnh và kiếm nhiều chục, nhiều trăm tỷ đồng từ thị trường. Vậy th́ các dự án phim Nhà nước sẽ chỉ c̣n rơi vào tay các pháp nhân sinh ra và tồn tại với mục đích duy nhất là hưởng cái phần "lấy công làm lời" kia. Và sẽ chỉ có một cách duy nhất để họ thu về nhiều lợi nhất cho ḿnh, đó là... Thôi tới đây bà con tự hiểu hehee."
Nguồn: đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn