Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa tạo ra ong cyborg đầu tiên thế giới, mở ra khả năng điều khiển côn trùng sống để phục vụ các nhiệm vụ trinh sát, cứu hộ hoặc chống khủng bố.
Công nghệ điều khiển năo ong siêu nhẹ
Nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ Bắc Kinh (Beijing Institute of Technology) đă chế tạo thành công một thiết bị điều khiển năo chỉ nặng 74 miligam, nhẹ hơn cả lượng mật ong mà một con ong thợ có thể mang theo. Thiết bị này được gắn vào lưng của ong và kết nối trực tiếp với năo thông qua ba kim siêu nhỏ, cho phép con người ra lệnh cho ong di chuyển theo ư muốn.
Thiết bị sử dụng các xung điện nhẹ để điều khiển hướng bay của ong, bao gồm quay trái, quay phải, tiến lên hoặc quay lại. Theo giáo sư Zhao Jieliang, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, trong các thử nghiệm ban đầu, ong tuân lệnh điều khiển chính xác tới 90%.
“Ong cyborg thừa hưởng khả năng cơ động, ngụy trang và thích nghi với môi trường vượt trội từ chính cơ thể sinh học của chúng”, ông Zhao viết trong một bài báo khoa học đă qua b́nh duyệt công bố hồi tháng trước.

Tiềm năng sử dụng trong quân sự và cứu hộ
So với các robot tổng hợp, ong cyborg có lợi thế về khả năng hoạt động lâu dài, linh hoạt và đặc biệt là khó bị phát hiện. Nhóm nghiên cứu cho rằng các côn trùng bán cơ học này có thể phục vụ hiệu quả trong các t́nh huống nhạy cảm như chiến đấu đô thị, chống khủng bố, truy quét ma túy, hoặc tham gia cứu hộ trong các thảm họa thiên nhiên.
“Chúng có thể len lỏi vào những nơi mà máy móc truyền thống không thể tiếp cận, đồng thời duy tŕ hoạt động trong thời gian dài mà không cần nguồn năng lượng lớn”, ông Zhao nhận định.
Để chế tạo được thiết bị điều khiển siêu nhẹ này, các nhà khoa học đă in mạch điện trực tiếp lên các lớp phim polymer có trọng lượng nhẹ và độ linh hoạt tương đương cánh ong. Nhờ đó, thiết bị có thể chứa nhiều con chip mà không làm ảnh hưởng đến khả năng bay của ong.
Tuy thành công bước đầu rất ấn tượng, các nhà nghiên cứu thừa nhận họ vẫn c̣n nhiều việc phải làm. Một trong những trở ngại lớn là nguồn năng lượng. Hiện tại, ong vẫn phải được kết nối với dây truyền tín hiệu v́ pin đủ mạnh để duy tŕ thiết bị sẽ nặng khoảng 600 miligam, vượt quá khả năng mang vác của loài côn trùng nhỏ bé này.
Ngoài ra, không phải con ong nào cũng phản ứng chính xác với tín hiệu điều khiển. Một số cá thể từ chối tuân lệnh, thậm chí c̣n không nhấc chân hay di chuyển bụng dù đă được kích thích bằng điện.
“Trong nghiên cứu tương lai, chúng tôi sẽ tối ưu tín hiệu kích thích và kỹ thuật điều khiển để nâng cao độ chính xác và khả năng lặp lại hành vi của ong”, nhóm tác giả cho biết trong báo cáo.
Họ cũng đặt mục tiêu mở rộng chức năng của thiết bị điều khiển, như tăng khả năng nhận biết môi trường, giúp ong cyborg có thể hoạt động hiệu quả trong các nhiệm vụ phức tạp như trinh sát hay ḍ t́m chất nguy hiểm.
VietBF@ sưu tập