Bữa cơm cho " Kẻ thù " và hồi ức rưng rưng về Việt Nam của một nhà báo Mỹ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Bữa cơm cho " Kẻ thù " và hồi ức rưng rưng về Việt Nam của một nhà báo Mỹ
Thấy tấm vé máy bay trên tay David Lamb, một bartender ở Thái Lan hỏi : " Ông đi đâu thế? " David Lamb trả lời : "Tôi về nhà," bartender nói : " Mỹ ? " David Lamb trả lời : " Không ! là Hà Nội. ! "

"Nếu được chọn, có lẽ giờ này tôi vẫn đang sống ở Việt Nam."

Đó là tâm sự của nhà báo Mỹ ḱ cựu David Lamb trong cuộc tṛ chuyện mới đây với chúng tôi.

Trong số các nhà báo Mỹ từng tác nghiệp tại Việt Nam, ông là một trường hợp vô cùng đặc biệt.

Bởi David Lamb đă có 6 năm gắn bó với dải đất h́nh chữ S, trong đó có 2 năm ở miền nam Việt Nam với tư cách là một phóng viên chiến trường (1968-1970) và 4 năm thời b́nh tại thủ đô Hà Nội (1997-2001).

"Chưa đầy một tuần ở Hà Nội, đă có người Việt mời tôi đến nhà ăn cơm"

Tháng 8/1997, được sự ủy nhiệm của tờ Los Angeles Times, nhà báo David Lamb cùng vợ là đạo diễn phim tài liệu Sandy Northrop đặt chân đến Hà Nội, mở văn pḥng đại diện đầu tiên của ṭa báo này tại Việt Nam sau chiến tranh.

"Tôi đă rất háo hức với chuyến công tác này. Nhưng thực sự tôi cũng không biết phải chuẩn bị tinh thần như thế nào nữa. Hà Nội thời b́nh khi đó vẫn c̣n là một ẩn số", David nhớ lại.

"Sandy làm phim tài liệu nên phấn khích th́ đă đành, thêm nữa trước đây cô ấy cũng từng tham gia biểu t́nh kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Hào hứng là vậy nhưng cả hai đều có phần lo lắng, không biết điều ǵ đang chờ đợi chúng tôi ở Hà Nội."



David Lamb tại chiến trường Đà Nẵng năm 1968 (ảnh do nhân vật cung cấp)

David Lamb tại Đà Nẵng năm 1968 (ảnh do nhân vật cung cấp)

Nhưng Hà Nội bấy giờ chỉ cần đúng 3 ngày để xóa bỏ mọi nỗi lo toan trong ḷng hai vợ chồng nhà báo, và khiến họ cảm thấy "như ở nhà".

Yếu tố quan trọng nhất giúp hai vợ chồng ông thích nghi nhanh đến vậy với cuộc sống tại căn nhà ven hồ Trúc Bạch không đến từ kinh nghiệm thời chiến, không đến từ hỗ trợ của đại sứ quán Mỹ, không đến từ những thông tin về Việt Nam trong các cẩm nang du lịch.

Mà theo David, nó đến từ chính những con người Việt Nam nơi đây.

Khi làm bài phóng sự đầu tiên tại Việt Nam, David được giới thiệu với gia đ́nh một giảng viên đại học, người có hai con trai đă hi sinh trong chiến tranh Việt Nam. Ông đă chuẩn bị tâm lư cho cuộc gặp mặt mà ông sẽ phải đóng vai "kẻ thù" này.

Nhưng nó đă diễn ra trái hẳn với sự căng thẳng mà ông định h́nh sẵn.

"Họ coi tôi như một người bạn, kể cả khi "người bạn" đó đến từ chính đất nước đă cướp đi sinh mạng người thân trong gia đ́nh họ."

Ngoài sự đón tiếp nồng hậu, ông c̣n được gia đ́nh vị giáo sư này mời cơm.

"Suốt 4 năm công tác tại Cairo (Ai Cập), tôi chỉ được mời đến dùng bữa đúng một lần, và đó cũng là khi tôi đă gần hết nhiệm ḱ. Nay chỉ chưa đầy một tuần ở Hà Nội, đă có người Việt mời tôi đến nhà ăn cơm", ông nhớ lại.

Trong một lần đi xe taxi, khi được biết David là người Mỹ, người tài xế đă không ngần ngại chia sẻ với ông rằng anh từng là bộ đội thời chống Mỹ.

"Tại sao anh không ghét tôi?" - David hỏi lại.

Người tài xế im lặng một hồi lâu, sau đó đỗ xe vào lề đường, và quay sang David:

"So với cả ngh́n năm chống đô hộ phương Bắc, hơn một trăm năm chống thực dân Pháp, thời gian đánh Mỹ các anh chẳng nhằm nḥ ǵ cả. Các anh chỉ là một trang nhỏ trong kho tàng lịch sử hào hùng của chúng tôi," anh nói xong và đi tiếp.

Những trải nghiệm này đă giúp vị nhà báo Mỹ sớm nhận ra rằng, dù những vết tích vẫn c̣n đó, nhưng nỗi buồn chiến tranh đă đi qua.

Khói lửa của hơn 20 năm trước đă được thay thế bằng h́nh ảnh đẹp của những người con Hà thành. Thủ đô Hà Nội trong tâm trí David không c̣n là "sào huyệt của đối phương", và cũng không chỉ là địa điểm của văn pḥng đại diện Los Angeles Times nữa.

Ông đă xem nơi đây như nhà của ḿnh.

Và đương nhiên, xa nhà th́ sẽ buồn...

Bó hoa và album ảnh của anh xích lô

Hợp đồng của David tại văn pḥng đại diện Hà Nội ban đầu chỉ kéo dài 2 năm, nhưng hai vợ chồng ông quyết định kéo dài thêm đến năm thứ ba, rồi năm thứ tư.

Nhưng đến cuối năm thứ tư, ṭa soạn đă từ chối ư định kéo dài thêm đến năm thứ năm của David.



Nhà báo David Lamb tại Hà Nội thời b́nh (ảnh do nhân vật cung cấp)

Đối với một nhà báo đă từng có ba thập kỉ "chinh chiến" tại 120 quốc gia, cuộc sống nay đây mai đó đă trở thành một điều mặc định mà David Lamb phải chấp nhận như một phần công việc.

Nhưng nếu như rời chiến trường miền nam Việt Nam năm 1970 với ông như "trút bỏ được một gánh nặng", th́ xa Hà Nội lần này lại là một lời từ biệt không hề mong đợi.

"Tôi không thể ngờ rằng làm quen trở lại với cuộc sống của một người Mỹ c̣n khó hơn cả việc thích nghi với Việt Nam", ông ngậm ngùi nhớ lại.

Suốt một tháng kể từ ngày biết quyết định sẽ kết thúc nhiệm ḱ công tác, David và Sandy đă đón tiếp không dưới một trăm người Việt Nam đến chào tạm biệt.

Nhưng có một người mà vợ chồng ông chờ măi vẫn không thấy đến, kể cả khi văn pḥng đă chính thức được bàn giao.

Phải đến khi vợ chồng ông đă chuyển đến khách sạn Metropole và chỉ c̣n vài ngày trước khi ra sân bay lên đường trở về Mỹ, người này mới xuất hiện.

Xuất hiện với một bó hoa cùng album ảnh của gia đ́nh ḿnh, người lái xích lô đă gắn bó với hai vợ chồng David suốt 4 năm nhiệm ḱ của ông đă không giấu nổi xúc động khi phải nói lời chia tay.

Dù không hề được thông báo trước, nhưng bác xích lô đă chủ động đi t́m thông tin về vợ chồng David sau một tháng không thấy "khách quen" xuất hiện.

"Chưa có ở đâu, trong hơn 30 năm và 120 đất nước đă từng công tác, mà tôi được đón nhận nhiều t́nh cảm từ con người nơi đó như ở Việt Nam", David chia sẻ.


Sandy Northrop (trái) trong một lần quay phim tài liệu ở vùng cao (ảnh do nhân vật cung cấp)

Một kỉ niệm khác mà David cũng không thể quên xảy ra khoảng một tháng trước khi vợ chồng ông chính thức bàn giao văn pḥng đại diện để trở về Mỹ.

Như mọi ngày Chủ nhật hàng tuần, vợ chồng ông đang chơi tennis tại câu lạc bộ thể thao Hà Nội. Nghe thấy bên ngoài có tiếng trống, tiếng nhạc ồn ào cả một khu phố, hai người ṭ ṃ chạy ra nh́n qua rào chắn.

Một đám tang đang diễu qua trước mắt hai vợ chồng nhà báo.

Bỗng dưng Sandy bật khóc.

"Sao vậy em?"

"Về Mỹ rồi, làm sao chúng ta được thấy những h́nh ảnh như thế này nữa..."

David Lamb sinh năm 1940 tại thành phố Boston, bang Massachusetts. Năm 1968, ông được United Press International bổ nhiệm làm phóng viên tại chiến trường miền nam Việt Nam.

Năm 1997, ông trở lại với tư cách trưởng văn pḥng đại diện của ṭa báo Los Angeles Times. Sau khi kết thúc nhiệm ḱ năm 2001, đều đặn mỗi năm một lần, David vẫn đến thăm Việt Nam, nơi ông đă coi là quê hương thứ hai của ḿnh.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 12-02-2014
Reputation: 43415


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 117,066
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	71.jpg
Views:	0
Size:	156.2 KB
ID:	699073  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,120 Times in 5,108 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 137 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Old 01-28-2015   #2
nhattran03
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
nhattran03's Avatar
 
Join Date: Sep 2007
Location: Quận hột cam
Posts: 9,806
Thanks: 920
Thanked 2,999 Times in 1,782 Posts
Mentioned: 9 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 673 Post(s)
Rep Power: 27
nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7
nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7nhattran03 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Quá xạo,bộ đội lái taxi nói tiếng Mỹ ....ô hô náo toét vừa chứ bọn cs chó chết.
nhattran03_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08500 seconds with 12 queries