Cuộc cạnh tranh khốc liệt vào lục địa đen của Mỹ và Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cuộc cạnh tranh khốc liệt vào lục địa đen của Mỹ và Trung Quốc
Các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc đêu đang cạnh tranh nhằm mở rộng ảnh hưởng tại lục địa đen. Cả hai nước đều đă đầu tư nhiều nguồn lực phát triển các dự án năng lượng quy mô lớn tại Uganda cũng như các nước châu Phi.


Một đường hầm đi vào dự án nhà máy thủy điện Karuma do nhà thầu Trung Quốc xây dựng tại bắc Uganda. (Ảnh: New York Times)

Lớn lên ở vùng ngoại ô Ohio (Mỹ), Rajakumari Jandhyala chưa bao giờ nghĩ rằng bà sẽ làm việc trong ngành dầu khí, thậm chí c̣n đứng ở "chiến tuyến" trong cuộc cạnh tranh toàn cầu của Mỹ với Trung Quốc. Jandhyala dành 20 năm làm việc với vai tṛ cố vấn chính sách về châu Phi và gần đây nhất, bà là quan chức phụ trách viện trợ trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.

Vào năm 2016, bà Jandhyala nghe được thông tin về kế hoạch xây dựng một nhà máy lọc dầu tại Uganda và đây có thể là nhà máy lớn nhất tại Đông Phi. Jandhyala đă "tập hợp lực lượng" để tham gia đấu thầu dự án. Bà kêu gọi một nhà đầu tư ở Kenya, tuyển các giám đốc điều hành về dầu khí từ tập đoàn General Electrics. Một nhà thầu Italy cũng tham gia vào nhóm này.

Tuy nhiên vấn đề chính đặt ra trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu là có hai công ty năng lượng Trung Quốc cũng tham gia, trong đó có một công ty nhà nước Trung Quốc, vốn được xem là "gă khổng lồ" trong ngành dầu khí với sự hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh.

Trung Quốc đă đẩy mạnh việc t́m kiếm các khoản đầu tư và hợp đồng làm ăn trên toàn thế giới và có lẽ không nơi nào thể hiện rơ tham vọng này của Bắc Kinh hơn châu Phi. Tại châu lục này, các công ty Trung Quốc đă giành được nhiều hợp đồng xây đập thủy điện, đường sá, sân vận động, sân bay và tàu hỏa. Đây là phần trọng tâm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, dự án lên tới một ngh́n tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trên toàn cầu. Chính phủ của các nước châu Phi đều vay mượn những khoản tiền lớn từ Trung Quốc để chi trả cho các dự án này.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đă chỉ trích Trung Quốc đẩy các quốc gia vào cảnh bẫy nợ, từ đó chiếm đoạt các tài sản chiến lược của những nước này như cảng biển, đồng thời gây ra t́nh trạng tham nhũng. Đối phó với Bắc Kinh, Washington cũng đưa ra những sáng kiến nhằm giúp các doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài.

Tại châu Phi, các doanh nghiệp Mỹ gần như vắng bóng trong khi các công ty Trung Quốc đă đặt nền tảng và nuôi dưỡng các mối quan hệ liên minh chặt chẽ. Vụ đấu thầu của Jandhyala để giành được dự án lọc dầu trị giá 4 tỷ USD là ví dụ điển h́nh cho cuộc cạnh tranh mà Mỹ đang phải đối mặt với Trung Quốc trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng.

Các nhà thầu cạnh tranh

Cuộc cạnh tranh này trở nên căng thẳng vào đầu năm ngoái khi Jandhyala và các lănh đạo doanh nghiệp khác ngồi đối mặt với các quan chức Uganda, những người vốn ủng hộ các công ty Trung Quốc, trong một pḥng họp trên hồ Victoria. Yoweri Museveni, vị tổng thống cứng rắn của Uganda trong 33 năm qua, đă tổ chức cuộc họp này nhằm t́m cách giải quyết mối bất ḥa giữa Trung Quốc và phương Tây.

Theo bản sao báo cáo của cơ quan t́nh báo nội bộ Uganda mà New York Times có được, cơ quan này từng điều tra 3 quan chức được cho là đă hậu thuẫn cho nhóm đấu thầu Mỹ và nghi ngờ năng lực của nhóm này trong việc cung cấp tài chính cho dự án lọc dầu. Vụ việc này mang dấu hiệu của một cuộc đấu đá nội bộ tại Uganda.

Tổng thống Museveni ca ngợi các công ty phương Tây v́ rốt cuộc đă "tỉnh giấc" ở châu Phi. Tuy nhiên nhà lănh đạo Uganda cũng lưu ư rằng "Trung Quốc đă tỉnh giấc ở châu Phi rồi, và họ thực sự rất nhanh nhẹn và năng động".

"Vậy tại sao chúng ta không tận dụng cả hai", ông Museveni nói.

Khu vực Hồ lớn châu Phi từ lâu đă lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư v́ nguồn tài nguyên phong phú tại đây. Trữ lượng dầu khí tại hồ Albert được đánh giá là nhiều nhất tại khu vực Đông Phi, đủ để làm thay da đổi thịt nhiều khu vực nghèo khó tại Uganda.

Chính quyền Museveni đă mất nhiều năm đàm phán với các công ty nước ngoài trước khi phê duyệt kế hoạch khai thác dầu khí và xây dựng đường ống ở phía đông nam nối với bờ biển Tanzania. Tại đây dầu khí sẽ được chuyển đi khắp thế giới.

Tổng thống Museveni muốn xây dựng một nhà máy lọc dầu ở Uganda để giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào nhiên liệu nhập khẩu. Hợp đồng thực hiện dự án ban đầu thuộc về người Nga, tuy nhiên Nga sau đó đă rút lui.

Bà Jandhyala, 53 tuổi, nghe thông tin về dự án trong một chuyến đi tới Uganda vào năm 2016. Tại Washington, bà Jandhyala đă tuyển các đối tác để thực hiện dự án đầu tiên của Yaatra Ventures, công ty do bà thành lập từ năm 2015 để đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại châu Phi.

Tuy nhiên, bà Jandhyala không phải là người duy nhất muốn nắm lấy cơ hội này. Uganda đă tiếp nhận hơn 40 đề xuất xây dựng nhà máy lọc dầu.

Một trong số các đơn vị đấu thầu là Dongsong, một công ty khai thác mỏ và thủy điện ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Đơn vị thứ hai là Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), công ty dầu khí nhà nước lớn thứ 3 của Trung Quốc.

Cả Dongsong và CNOOC đều có văn pḥng tại thủ đô Kampala của Uganda và từng hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm với Bộ Phát triển Khoáng sản và Năng lượng Uganda. Dongsong đă xây dựng một mỏ phốt phát trị giá 620 triệu USD và một nhà máy phân bón ở đông Uganda, trong khi CNOOC là một trong 3 công ty nước ngoài từng giành được các hợp đồng khai thác dầu khí tại Uganda.

Nhóm đấu thầu của Mỹ đề xuất công ty dầu khí nhà nước Uganda và các nước Đông Phi khác có thể sở hữu tới 40% cổ phần của một công ty tư nhân mới được thành lập để xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu tại Uganda. Nhóm của Mỹ sẽ rót tiền cho dự án bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư kết hợp với các khoản vay.

Đề xuất của Mỹ được cho là tạo ra ít rủi ro về nợ hơn cho Uganda, tuy nhiên vẫn có những hoài nghi về khả năng của nhóm thầu Mỹ trong việc xây dựng nguồn kinh phí cho dự án. Trong khi đó, các gói thầu của Trung Quốc cam kết sẽ xuất tiền ngay lập tức từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc. Tại bộ năng lượng Uganda, các quan chức từ lâu cũng ủng hộ các công ty Trung Quốc.

Ưu thế của Trung Quốc

Tại trụ sở của Dongsong ở trên một ngọn đồi phóng tầm nh́n ra thủ đô Kampala, các binh sĩ Uganda bồng súng đứng gác. Lu Weidong, nhà sáng lập của công ty này, đáp chuyến bay tới Uganda vài lần trong một năm.

Ông Lu, 50 tuổi, được xem là hiện thân cho chiến lược "hướng ngoại" của Trung Quốc, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc thiết lập các "chân rết" trên toàn thế giới. Sau khoảng thời gian tập trung vào các dự án thủy điện, Dongsong bắt đầu t́m kiếm cơ hội trong ngành khai thác khoảng sản ở nước ngoài.

Ông Lu từng là cựu lănh đạo ngân hàng và nằm trong ban cố vấn chính sách dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông đầu tư vào Uganda sau cuộc gặp t́nh cờ với tổng lănh sự Uganda ở Quảng Châu. Không lâu sau đó, ông nhận được một thỏa thuận khai thác mỏ ở quốc gia châu Phi này.

Sự xuất hiện của Dongsong ở Uganda cũng vấp phải nhiều tranh căi.

Năm 2016, văn pḥng tổng thanh tra Uganda kết luận giấy phép khai thác mỏ của Dongsong được cấp thông qua quá tŕnh gian lận và đề xuất thu hồi giấy phép. Dongsong cũng từng bị cáo buộc gian lận trong một vụ kiện do một trong số các đối tác đầu tiên của ông Lu ở Uganda khởi xướng. Năm 2017, hai quan chức bộ tài chính Uganda bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ từ Dongsong.

Tuy vậy, ông Lu vẫn khẳng định không làm điều ǵ sai phạm và các vấn đề pháp lư của Dongsong dường như cũng không khiến giới chức Uganda quan ngại. Họ vẫn đưa đề xuất của Dongsong cho dự án nhà máy lọc dầu vào danh sách rút gọn và tới Quảng Châu vào năm 2017 để tiến hành các cuộc thẩm vấn.

Dongsong cam kết sẽ xuất tiền từ một trong số các ngân hàng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc để làm kinh phí xây dựng dự án tại Uganda. Mô h́nh này đă phổ biến ở nhiều khu vực tại châu Phi khi các khoản vay từ các ngân hàng nhà nước Trung Quốc được sử dụng để rót vốn cho các dự án xây dựng do các công ty Trung Quốc thực hiện.

Mặc dù lăi suất của các khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc có thể thấp, song bên vay phải thanh toán trong thời hạn nhanh hơn. Điều này khiến nhiều nước châu Phi rơi vào cảnh nợ nần, trong đó có Kenya. Một ngân hàng Trung Quốc có thể nắm quyền kiểm soát một cảng ở Kenya nếu nước này không thanh toán khoản vay 3,2 tỷ USD cho dự án đường sắt do Trung Quốc rót vốn.

Mặc dù Uganda ngày càng vay nhiều hơn, song nước này vẫn đủ khả năng kiểm soát các khoản nợ. Tuy vậy, Tổng thống Museveni và các quan chức Uganda vẫn xem xét lại sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc.

Sự cân bằng của Uganda

Ngoài Dongsong, các nhà chức trách Uganda cũng đưa nhóm thầu Mỹ vào danh sách rút gọn và đáp chuyến bay tới Washington để gặp bà Jandhyala và các đối tác. Một báo cáo nội bộ sau đó cho biết mặc dù đánh giá cao Dongsong hơn, song Uganda vẫn đề xuất mời cả hai nhóm thầu Mỹ và Trung Quốc tới Kampala để đàm phán. Thời điểm gặp mặt do chính phủ Uganda đặt ra là tháng 6/2017.

Tuy nhiên ông Lu khi đó đă hỏi liệu công ty Dongsong của ông có phải là nhà thầu được ưu tiên hay không và từ chối tham dự cũng như cử người tham dự. Các quan chức Uganda quyết định sẽ bước vào cuộc đàm phán cuối cùng với nhóm thầu Mỹ.

Trong khoảng thời gian đó, một bên đấu thầu khác của Trung Quốc là CNOOC đă âm thầm xuất hiện với hy vọng có thể được tham gia xây dựng dự án nhà máy lọc dầu tại Uganda.

Bà Jandhyala đă nhờ tới sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ. Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài, cơ quan tài chính phát triển của chính phủ Mỹ, không thể cam kết cho vay hàng tỷ USD như các ngân hàng Trung Quốc, song vẫn gửi thư nói rằng họ có thể cân nhắc cho vay 250 triệu USD. Bộ Thương mại Mỹ cũng xác định dự án lọc dầu nằm trong "lợi ích quốc gia" và đề nghị Đại sứ quán Mỹ tại Uganda vận động hành lang cho dự án này.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đă đồng loạt vào cuộc. Đại sứ Mỹ tại Uganda Deborah Malac đă đề cập nhóm đấu thầu Mỹ với Bộ trưởng Năng lượng Uganda Irene Muloni. Bà Malac cũng nói chuyện với Tổng thống Museveni hơn 10 lần, trong khi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross gửi hai bức thư và kêu gọi cho nhóm đấu thầu Mỹ.

Tại Uganda, tất cả các quyết định quan trọng đều phải được Tổng thống Museveni thông qua. Điều này đă trao cho Mỹ một cơ hội trước Trung Quốc. Mặc dù nhiều quan chức ngành năng lượng Uganda phản đối, song ông Museveni vẫn ủng hộ ư tưởng cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trong ngành công nghiệp dầu khí tại Uganda và cảm thấy phấn khích với sự tham gia của tập đoàn Mỹ General Electrics.

Tháng 1/2018, ông Museveni đă triệu tập cuộc họp tại hồ Victoria và yêu cầu các quan chức ngành năng lượng ngồi lại với bà Jandhyala và các đối tác của bà. Tổng thống sau đó đă đề nghị nội các phê chuẩn và thỏa thuận được kư vào tháng 4 năm ngoái.

Abigail Grace, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hiệp hội Mỹ Mới và từng làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ trên toàn thế giới nên được đào tạo để xử lư các vấn đề liên quan tới Trung Quốc.

"Đây là ví dụ cho thấy mặc dù Trung Quốc có thể chiếm ưu thế, nhưng chúng ta vẫn có thể chiến thắng nếu chúng ta hành động cùng nhau", bà Grace nhận định.

Phía Trung Quốc dường như vẫn tiếp tục tham vọng của họ. Ông Lu nói rằng ông đă lên kế hoạch mở một mỏ khai thác ở Mozambique. Tháng 9/2018, CNOOC cũng đă nhận được điều mà công ty này mong muốn khi Uganda đồng ư để CNOOC tham gia một phần trong dự án khai thác tại hồ Albert.

VietBF © sưu tầm

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-14-2019
Reputation: 33280


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 78,335
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	17.jpg
Views:	0
Size:	83.5 KB
ID:	1327311  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,234 Times in 5,546 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 89 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
The Following User Says Thank You to therealrtz For This Useful Post:
minhhanhnguyen (01-14-2019)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12113 seconds with 12 queries