Nhà Nguyên không dám manh động với kế này của vua Trần - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhà Nguyên không dám manh động với kế này của vua Trần
Vua Trần đă dùng kế khiến nhà Nguyên không dám manh động. Đó là kế kế hoăn binh triệt để đối với Nguyên Mông của vua Trần Nhân Tông. Ông đă trả lời thư của Ngột Lương Hợp Thai bằng lời lẽ lấp lửng: “Nước nhỏ thành tâm thờ bề trên th́ nước lớn đối đăi lại như thế nào?” (theo Nguyên sử).

Thái độ của Đại Việt với cuộc chiến Tống - Nguyên

Đế chế Mông Cổ ghi dấu ấn đậm nét lên trang sử thế giới thế kỷ 13 bằng biết bao nhiêu máu và nước mắt. Tại Đông Á, vó ngựa Nguyên Mông dẫm nát hai đế chế văn minh và giàu có bậc nhất thời bấy giờ là Kim và Tống, gây nên cái chết của hàng chục triệu người. Quả thực, bất kỳ nước nào cũng không muốn phải đối đầu với Nguyên Mông trong một cuộc chiến tranh, trừ trường hợp đó là sự lựa chọn cuối cùng. Đại Việt cũng không nằm ngoài lẽ đó. Nước ta đă cố gắng thi hành một chính sách ngoại giao mềm mỏng, cố gắng tránh khỏi chiến tranh.



Hốt Tất Liệt trong phim ảnh.

Mặc dù vậy, triều đ́nh nhà Trần hiểu rơ rằng dă tâm của đế quốc Nguyên là không có điểm dừng. Qua những lần cho khách buôn, sứ thần tới lui ở cả lănh thổ Nam Tống, Nguyên Mông th́ triều đ́nh nước Đại Việt nắm khá chắc t́nh h́nh và mưu toan của Hốt Tất Liệt. V́ vậy, Đại Việt đă nhiều lần từ chối việc cung cấp nhân lực, vật lực cho quân Nguyên tấn công Nam Tống, và hoàn toàn không có sự phối hợp nào với quân Nguyên dù được yêu cầu. Vua tôi triều Trần hiểu rằng nếu Nam Tống diệt vong th́ Đại Việt sẽ mất đi một vùng đệm lớn ở phía bắc. Việc giáp với một đế quốc cuồng bạo, tham lam như Nguyên Mông ở toàn tuyến biên giới phía bắc rơ ràng là một nguy cơ lớn đối với bất kỳ quốc gia nào. Nh́n chung trong cuộc chiến Tống - Nguyên, Đại Việt đă giữ mối quan hệ thân thiện với Nam Tống, cho Tống một biên thùy phía nam yên ổn, tạo điều kiện cho nước này có thể dồn toàn lực cho biên thùy phía bắc. Nhưng Nam Tống đă không thể tận dụng sự thuận lợi ấy để bảo vệ đất nước ḿnh khỏi họa diệt vong. Đến gần cuối cuộc chiến, binh lực ở những vùng phía nam như Hoài, Chiết, Mân, Quảng mới được điều động đến th́ đă muộn.

Suốt hơn hai thập niên giao tranh giữa hai đế chế Nguyên Mông và Nam Tống, đă có nhiều người Tống trốn sang nước Đại Việt tị nạn. Trong số họ có cả quan lại, binh lính và thường dân. Người Tống đem theo cả tài sản, gia đ́nh theo và thường được Đại Việt bao dung đón tiếp. Triều đ́nh nhà Trần tổ chức sắp đặt nơi ăn chốn ở cho người Tống, đối xử với họ như thần dân Đại Việt. Những quan lại, tướng lĩnh người Tống có tài năng th́ được ban cho quan chức. Binh lính người Tống cũng được chiêu mộ vào quân đội Đại Việt. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là người tinh thông nhiều ngôn ngữ nên trong quân của ông có rất nhiều người Tống.

Cận cảnh ngoại giao Đại Việt – Nguyên Mông thời kỳ đầu

Nh́n chung, thái độ của vua tôi nước Đại Việt đối với Nguyên Mông là biết người biết ta, cốt để có được ḥa b́nh. Tuy nhiên, triều đ́nh Đại Việt không phải chỉ biết nhường nhịn mà đă tỏ ra rất tự chủ trong những vấn đề can hệ đến chủ quyền, thể diện quốc gia. Đại Việt chấp nhận vị thế của một nước nhỏ với nước lớn, nhưng không hề chấp nhận sự áp đặt của đế quốc Nguyên biến nước ta thành nước lệ thuộc. Hai thập niên ḥa b́nh để củng cố và phát triển đất nước, cũng là hai thập niên đấu tranh ngoại giao với Nguyên triều để khẳng định vị thế tự chủ của đất nước.

Ngay sau cuộc chiến năm 1258, vua Trần Thái Tông rất căm giận sự tàn ngược của quân Mông Cổ nên đă ra lệnh bắt trói và đuổi hai sứ giả Mông Cổ về nước. Tuy nhiên, qua cơn thịnh nộ ngài đă nhận ra ḿnh nên làm ǵ. Bấy giờ nước Tống ở Giang Nam bị vây bức dần yếu thế, ngay cả những quan lại Tống triều cũng t́m đường sang Đại Việt nương nhờ. Triều đ́nh Đại Việt đă sớm phán đoán việc quân Mông diệt Tống là chuyện sớm muộn. Mông Cổ đă diệt nước Kim, nếu thôn tính được cả nước Tống th́ sẽ trở thành bá chủ Đông Á. V́ vậy, Đại Việt dù ở vị thế chiến thắng những đă sớm chủ động tiến hành bang giao.

Sứ đoàn thứ 3 do Nguyên Mông phái tới sau cuộc chiến đă được triều đ́nh Đại Việt tiếp đón. Trái với thái độ thân thiện của phía Đại Việt, sứ Nguyên Mông lại cậy thế hùng cường, đ̣i hỏi yêu sách đủ điều. Ban đầu, Đại Việt chấp nhận gửi các lễ vật cho nhà Nguyên. Được thể, Nguyên Mông lại phái sứ sang đ̣i thêm lễ vật, yêu cầu Đại Việt phải nộp cống phẩm hằng năm. Lễ vật mà sứ Nguyên Mông đ̣i cứ ngày một tăng thêm, lung tung không cố định. Triều đ́nh Đại Việt muốn giữ ḥa khí, nhưng khó mà đáp ứng theo những đ̣i hỏi vô chừng của sứ Mông. V́ vậy, vua Trần Thái Tông đă phái một sứ đoàn do Lê Phụ Trần làm chánh sứ, Chu Bác làm phó sứ để sang đàm phán với nhà Nguyên Mông về định lệ nộp cống phẩm. Chuyến đi đă đạt được thỏa thuận 3 năm một lần cống, với số cống phẩm vừa phải, không làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước Đại Việt.

Lúc này, Đại Việt vừa nộp cống cho nhà Nguyên Mông vừa giữ quan hệ tốt với nước Tống. Trong mấy trăm năm kể từ triều Lư, Đại Việt vẫn thường cử nhiều sứ giả sang tặng cống phẩm cho Tống và nhiều thương nhân sang buôn bán, trao đổi hàng hóa. Mậu dịch với Tống là một mắc xích quan trọng đối với nền thương mại Đại Việt. Khi vua Trần Thái Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Hoảng (Trần Thánh Tông), ngài sai sứ sang Tống báo tin và tặng một cặp voi. Về sau v́ vị nể uy thế của Nguyên Mông, triều đ́nh ta buộc phải lựa chọn. Quan hệ ngoại giao giữa hai triều đ́nh Tống - Việt nguội lạnh dần, mặc dù dân chúng hai nhà nước Việt - Tống vẫn thường xuyên buôn bán qua lại cho tới khi triều Tống bị diệt.

Sau khi phái đoàn của Lê Phụ Trần về nước không lâu, biết tin vua Trần Thánh Tông lên ngôi th́ Ngột Lương Hợp Thai ở Vân Nam sai sứ giả là Nạp Thích Đinh (Nurid Din) sang đưa thư, đ̣i vua Trần phải đích thân sang chầu. Thư viết đại ư: "Ngày trước nước Mông Cổ sai sứ sang thông hiếu, th́ sứ thần bị bắt không được trở về, v́ thế mới có cuộc hành quân năm trước. Đến khi sai hai sứ thần sang chiêu an, lại bị trói đưa trả lại. Nay đặc phái sứ thần sang hiểu dụ một lần nữa, nếu quyết ḷng xin phụ thuộc vào Trung Quốc th́ vua phải thân hành sang chầu" (theo Cương mục).

Do quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Nguyên Mông mới thiết lập mà quan tướng nhà Nguyên lại hấp tấp, không hiểu truyền thống ngoại giao của Đại Việt nên có nhiều lời lẽ quá trớn. Ngột Lương Hợp Thai thấy nước ta nộp cống, có lẽ đă nghĩ rằng Đại Việt đă sợ Nguyên Mông đến mức chấp nhận đánh đổi sự độc lập lấy sự yên ổn, không hiểu rằng chính sách “trong Đế ngoài Vương” là truyền thống của Đại Việt khi ngoại giao với nước lớn phương bắc. Tất nhiên không đời nào mà “thực ḷng phụ thuộc”, và sẽ không có chuyện vua Đại Việt đích thân sang chầu nước khác. Vua Trần Thánh Tông áp dụng kế hoăn binh triệt để đối với Nguyên Mông. Vua trả lời thư của Ngột Lương Hợp Thai bằng lời lẽ lấp lửng: “Nước nhỏ thành tâm thờ bề trên th́ nước lớn đối đăi lại như thế nào?” (theo Nguyên sử).

Thư của vua Trần Thánh Tông tới Vân Nam vào năm 1260 th́ Ngột Lương Hợp Thai đă rời khỏi để về bắc hội quân với Hốt Tất Liệt. Trấn giữ Vân Nam lúc này là thân vương Bất Hoa (Buqa). Y không dám tự quyết mà vẫn sai người chạy trạm báo lại với Ngột Lương Hợp Thai. Nhận tin, Ngột Lương Hợp Thai chỉ thị cho Bất Hoa phái Nạp Thích Đinh sang nhắc lại lời trong thư năm trước, tiếp tục đ̣i vua Trần sang chầu. Vua Trần vẫn dùng kế cũ, muốn kéo dài thời gian bèn trả lời rằng: "Đợi khi nào có chiếu chỉ của Thiên tử, lúc ấy sẽ cho ngay con sang làm con tin" (theo Cương mục). Nạp Thích Đinh không có thẩm quyền quyết định việc chiếu chỉ, đành quay về báo cáo lại. Bất Hoa ngay khi nhận được hồi đáp từ Đại Việt rất tức tối, lập tức sai người chạy trạm báo về cho Hốt Tất Liệt ở kinh đô Khai B́nh (thuộc vùng Nội Mông ngày nay).

Hốt Tất Liệt bấy giờ đang bận cuộc tranh ngôi hăn với A Lư Bất Ca, ngay cả việc đánh Tống c̣n phải dừng, nói ǵ đến việc cứng rắn với Đại Việt. Nhận được tấu tŕnh của thuộc cấp, năm 1261 Hốt Tất Liệt sai Lễ bộ lang trung Mạnh Giáp làm chính sứ, Lễ bộ thị lang Lư Văn Tuấn làm phó sứ mang chiếu chiêu an đến Đại Việt, không hề nhắc ǵ đến việc đ̣i vua Trần sang chầu hay gửi con tin. Chiếu thư đại ư: "Quan lại, sĩ thứ nước An Nam, phàm áo mũ lễ nghi đều được theo chế độ cũ nước ḿnh. Trung triều đă hạ lệnh răn bảo quan lại ở ngoài biên giới không được tùy tiện đem quân xâm nhiễu, vậy hai bên đều nên giữ việc trị an như cũ" (theo Cương mục).

Năm 1262, Trần Thánh Tông sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Kư ban Nguyễn Thám cùng Ngoại lang Nguyễn Diễn đi sứ sang Nguyên Mông để đáp lễ, định lễ vật cống 3 năm một lần. Hốt Tất Liệt cũng tặng lại Đại Việt vàng, gấm và công nhận vua Trần Thánh Tông là An Nam quốc vương. Mùa đông năm 1262, sứ đoàn 10 người của Nguyên Mông do Mă Hợp Bộ (Mahumud) dẫn đầu sang Đại Việt thăm hỏi. Năm 1263, ngoài việc đ̣i tặng phẩm, nhà Nguyên c̣n đ̣i cống học tṛ, thầy thuốc, thầy bói. Đại Việt chấp nhận sự triều cống nhưng lờ đi việc cống người. Bấy giờ Hốt Tất Liệt cũng chưa bận tâm hạch hỏi đến việc này. Y cử Nạp Thích Đinh sang làm Đạt lỗ hoa xích. Thông thường chức này đi kèm với bộ máy cai trị mà Mông Cổ đặt tại những nước lệ thuộc. Tuy nhiên Nạp Thích Đinh ở Đại Việt th́ không có thuộc cấp, và hoàn toàn không có quyền hành ǵ mà chỉ mang tính tượng trưng. Vua Trần lại sai Dương An Dưỡng đi sứ để “tạ ơn”. Hốt Tất Liệt cũng đáp lễ bằng một số quà tặng. Nh́n chung những năm này quan hệ Đại Việt và Nguyên Mông khá ấm áp. Nhờ đó mà nước ta có nhiều thời gian củng cố binh bị, xây dựng đất nước.

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-06-2019
Reputation: 35547


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 102,146
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	211.jpg
Views:	0
Size:	195.8 KB
ID:	1377902  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,254 Times in 6,428 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 114 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09746 seconds with 14 queries