KHÓI TRẮNG VỀ TRỜI - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default KHÓI TRẮNG VỀ TRỜI
Tôi đứng bên hàng rào rải thóc cho gà ăn, má kêu ra cái ao sau nhà bắt cặp vịt để ngày mai giỗ ngoại. Anh hai đi tuốt ở đồng bưng đến giờ vẫn chưa thấy trở về. Đám giỗ năm nay thật khác so với những năm trước, má làm mâm cơm nhỏ gọn cúng kiến ăn uống chỉ bà con trong nhà. Tôi nhớ năm trước ngày giỗ ngoại đông lắm! Cả một cái sân rộng mà đă chật kín người. Bảy mâm cỗ với thức ăn đầy nhóc, khách khứa hàn huyên đến chạng vạng mới về. Tôi ra bụi chuối men theo lối bờ ao. Cả đàn vịt trắng rộ lên ào ào rồi chạy đi toán loạn, chúng nhảy xuống cái ao bơi về hướng bờ kia. Phải vất vả lắm mới bắt được hai con mang vào nhốt trong lồng. Bóng chiều đă đổ xuống vàng hoe, nh́n bờ tre ngoài đầu ngơ như đang treo mặt trời ở tuốt ngọn đỉnh đầu. Tiếng phát thanh c̣n rộn ràng xóm nhỏ, phía ngoài đê ấy là những cánh c̣ trắng bay xa thẳng tắp trời. Đă quá chiều vẫn chưa thấy cái bóng của anh hai trở về đặng ăn cơm. Tôi chạy ra bờ đê ngồi trên băi cỏ mắt hướng về cánh đồng, thấy những người trở về với chiếc cuốc trên vai và chắc chắn sẽ có anh hai tôi trong đó. Tôi ngồi bên ḍng sông nghe trôi rất lặng lẽ, như ngọn gió thời gian lướt qua cuộc đời rồi xa ngái muôn trùng, nó có bao giờ sẽ trở lại như những tháng ngày ấy. Ngày ấy là tuổi thơ tṛn trịa như quả bóng lăn dưới đôi chân lũ trẻ. Hay ánh trăng đêm rằm thắp sáng cả một vùng trời. Tôi gắn liền với con trâu rong ruổi cùng đám bạn trên cánh đồng xanh ngát, xanh mơn mởn tận hồn man mác trời nhớ thương. Nhớ hương đồng cỏ nội mùi đất cày khoai khoái, mùi rơm gốc rạ ướp thấm vào người thành màu da rám nắng, cái gió chiều đồng biếc tôi đă nuốt vào người từ thuở trên lưng trâu. Cái ngày ba má bán đi đôi trâu tôi ôm mặt mà khóc, v́ chẳng được gần gũi với cánh đồng như hồi c̣n bé tí, tôi như người bất hạnh, đă xa xôi khoảng thần tiên mất rồi. Tôi ngồi bên ḍng sông mà cứ ngẫm nghĩ về phận người với hai tiếng quê hương, tuy hai là một chẳng thể nào tách rời. Cái chiều ráng đỏ nghiêng lên bờ nỗi nhớ, chẳng nhớ ǵ như nhớ màu tuổi thơ. Từ đôi mắt thăm thẳm tiếng cười và giọng nói, chúng đă rớt lại ở cánh đồng c̣n vọng trong dư âm. Anh hai về chiếc cuốc buộc dây cỏ lủng lẳng đầy những con chuột đồng. Con chó đi sau lưng với chiếc đuôi ngúng nguẩy, có được chuột này là nhờ vào sự tài t́nh từ công lao của nó. Tôi cùng anh hai đi về bỏ lại cánh đồng thênh thang với cái bóng chiều đang trải xuống vàng hoe.
Cứ mỗi năm cứ ngày giỗ của ngoại, tôi để ư thấy đôi mắt của má vời vợi một nỗi buồn rất lạ. Khác với thường ngày, đôi mắt ấy chứa đựng một khung trời kỷ niệm, những năm tháng gian truân gánh gạo gánh nước cả làng cùng nhau chạy giặc, với những thứ lo toan ăn không ngon ngủ chẳng tṛn một giấc yên lành. Nó buồn như vạt khói bếp đong đưa trong không gian mái nhà, chút mường tượng của một trời xa xăm trong điêu tàn khói lửa đă lấp đi cái thanh xuân tuổi trẻ. Chỉ c̣n là sự hỗn loạn ngổn ngang, từng ngọn lửa phừng phực bốc cháy thiêu rụi những mái nhà tranh thành tro bụi, và tiếng bom rơi đạn nổ ùng ùng giáng xuống xóm nghèo, khói đen giăng kín trong đôi mắt và cả trong tâm hồn của má! Những người con b́nh an trong ṿng tay của ngoại. Mỗi năm giỗ ngoại bên bếp lửa nổ lép bép, má đang nấu nướng mà miệng cứ nhắc tới chuyện hồi đó! Mà hồi đó là hồi nào? Mà sao má cứ nhắc đi nhắc lại hai từ "hồi đó"! Là hồi má c̣n con gái đang sống trong căn nhà của ngoại. Chỉ là căn nhà vách đất chật chội nhưng có tới sáu người cùng chung sống. Má là chị cả trong nhà, cũng đồng nghĩa với việc mọi chuyện to nhỏ trong nhà đều do má và ông bà ngoại gánh vác. Ngoại sắm cho cái táo đong lúa má đội lên đầu đi rong ruổi khắp nơi t́m mua lúa về bán lại kiếm lời, chỉ có công việc ấy thôi mà đă nuôi được các em vượt qua đói khổ cả một thời gian dài. Ngoại thương lắm, đến nỗi tới tuổi đi lấy chồng ngoại không chịu bất cứ một mối nào tới dạm hỏi, v́ tiếc đứa con gái đă cực khổ từ thuở nhỏ mà chưa được thảnh thơi và đền đáp từ t́nh thương của cha mẹ để dành. Chẳng hiểu do duyên nợ hay tại v́ đâu mà ngoại đồng ư gả má cho ba, về làm dâu nhà nội. Tuy má đă lập gia đ́nh và cuộc sống riêng lập nhưng ngoại luôn bù đắp từ thuở ấy đến khi ngoại vĩnh viễn không c̣n.
Cứ mỗi năm đến giỗ những câu chuyện về ngoại được nghe má tôi kể rành rọt chẳng thiếu bất cứ chi tiết nào. Chuyện từ thuở xa lắc xa lơ chân lấm tay bùn trên cánh đồng cấy mạ, những cây lúa mạ non xanh từ những giọt mồ hôi và bao công sức đă tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp, sắc xanh rờn cho màu áo quê hương, và đến mùa lúa chín cánh đồng thay áo vàng như màu nắng chiều vương trên ngọn tóc của những thôn nữ quê. Có phải là người nông dân, họ chính là những họa sĩ vĩ đại? Đă tạo ra một bức tranh thiên thu đă có từ thuở nào? Từ bao giờ chẳng ai nhớ! Chỉ biết từ thời cha ông đă đi khai hoang lập nghiệp, cái gốc nhà nồng cấy cày đă truyền qua bao nhiêu thế hệ và đă tồn tại cho đến tận bây giờ. Má kể về cánh đồng đă đến mùa gặt hái, con trai con gái già trẻ, lớn bé cùng lũ lượt ra đồng. Họ mang theo lưỡi liềm như ánh trăng vàng khuyết, những cái lưng khom nhấp nhô đang gặt như con sóng vỗ về của ḍng sông quê hương. Gặt xong trâu kéo về, những bó to sẽ chuẩn bị cho người dân đập lúa, đập xong c̣n phơi thóc phơi rơm. Những chú trâu vất vả cả một mùa cũng đến lúc phải nghỉ dưỡng, quà cho nó là những cây rơm to đùng để đáp đền công sức. Những h́nh ảnh quê hương thân thuộc đă gắn liền trong cuộc đời của má, từ những việc giê lúa, phơi lúa, và những tiếng giă gạo thục thịch vang măi đến tận khuya.
Từ câu chuyện của má kể bên bếp lửa cháy đỏ! Tôi lại thấy nhớ khoảng thời gian say này. Đó là sự phát triển cải tiến đổi mới, máy móc hiện đại đă đưa vào hoạt động trong đời sống hàng ngày. Dường như máy móc đă thay thế con người nó làm nên tất cả, những h́nh ảnh khom lưng gặt hái cũng mất từ độ ấy, rồi những chú trâu kéo cày cũng ngày một hiếm đi. Nhớ nhất là những năm phơi lúa trên khắp con đường làng và những bóng sân quê. Cứ mỗi khi trời bắt đầu chuyển mưa, người người tấp nập vội vàng cào lúa vào thành đống, rồi kéo tấm tủ che đậy dằn kín mít. Chẳng cần biết quen hay lạ cứ thấy lúa của bất kỳ ai ở đó, như một trách nhiệm buộc họ phải làm - cào lúa vào không để cho bị mưa ướt. Chẳng ai bị bỏ lại ở phía sau, thế mới hiểu tấm ḷng của con người nhà quê họ gần gũi bao bọc đáng yêu đến chừng nào.
Bên bếp lửa đ́u hiu, giọng của má ngập ngừng như trũng sâu của những đoạn kể buồn thênh thang trong ṿng tay của ngoại. Cũng như cánh cửa hoài niệm đang mở toang và những luồng gió mang theo kư ức xa xưa, nó thổi lùa vào tràn đầy trong căn nhà lồng lộng, làm những vạt khói bếp đong đưa rồi tan biến đi rất vội vàng nhanh chóng. Tôi khẽ khàng hỏi “má ơi! Có phải khói bếp, nó chỉ bay một lát rồi mất dần như tan vào không khí ”. Má cười rồi bảo với tôi rằng: “không đâu con! Làn khói trắng ấy nó sẽ theo gió bay về cuối trời xa xôi”. Cũng chẳng hiểu v́ sao mỗi năm cứ tới ngày giỗ ngoại lại thấy má buồn hiu một h́nh ảnh rất quen thuộc chỉ có trong những ngày sắp giỗ ngoại, toàn kể chuyện về ngoại theo những câu từ như: “hồi đó, năm ấy, ngày xưa, từ thuở lâu lắm rồi, năm tháng xa lắc xa lơ” luôn luôn nhắc tới ngoại trong bất cứ câu chuyện nào. Nh́n má đăm chiêu tay chụm củi mắt ngó vào bếp lửa, tôi chợt hỏi nhỏ : “má ơi! Có phải má đang nhớ tới ngoại không? Má cười rồi trả lời ngắn gọn: “ngoại mất lâu lắm rồi má không c̣n nhớ tới đâu”. Cái ngày ngoại mất tôi hay hỏi má rằng “ngoại đă không c̣n ở trên đời thế ngoại sẽ đi về đâu hả má”? Má nắm lấy đôi bàn tay, xoa đầu tôi rồi âu yếm trả lời “ngoại của con sẽ đi về với trời, ngoại sẽ không trở lại nữa” bỗng nhiên tôi nhớ ra câu nói của năm ấy rồi quay sang hỏi má “ngoại đă về trời, thế th́ những làn khói trắng nó cũng bay về trời, sao má không nhắn gửi mấy lời thương lời nhớ để gửi tới cho ngoại”. Má im lặng rồi nh́n theo làn khói trắng, bỗng nhiên hai hàng nước mắt của má đang lặng lẽ lăn dài! Tôi th́ thầm một ḿnh “má ơi! Nào có phải là khói bếp cay nồng mà bay vào trong đôi mắt. Phải không má”?.

VietBF©sưu tập

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 08-18-2022
Reputation: 5491


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 39,650
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	25.jpg
Views:	0
Size:	22.2 KB
ID:	2098946  
goodidea is_online_now
Thanks: 65
Thanked 2,401 Times in 2,015 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 44 goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:14.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08664 seconds with 12 queries