Câu chuyện về đêm ‘Trăng Xưa’ ở Hà Nội - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Câu chuyện về đêm ‘Trăng Xưa’ ở Hà Nội
WESTMINSTER, California (NV) – Người nghệ sĩ cần có con tim nhạy cảm và một tâm hồn phong phú, và một khi đă mang nghệ sĩ tính, họ dễ trở thành đa dạng về nhiều lănh vực của nghệ thuật, như có nhà văn, ngoài khả năng viết lách, c̣n vẽ tranh và trở thành họa sĩ tài hoa.

Riêng trong Tự Lực Văn Đoàn (thành lập năm 1932 tại Hà Nội), có nhà văn Nhất Linh vừa viết văn lại vẽ tranh… trong khi Khái Hưng, người bạn thân của ông, chú tâm vào văn chương, và dường như không có vẽ một bức họa nào…






Thế nhưng, mười một năm sau khi Khái Hưng mất (bị Việt Minh thủ tiêu)… tại Sài G̣n, năm 1958, nhà văn Nhất Linh cho xuất bản tạp chí văn chương Văn Hóa Ngày Nay.

Phát hành đến số thứ 5, đặc biệt về Trung Thu, nơi trang 85, có đăng một trang báo, dưới tiêu đề “Trăng Xưa,” bên dưới có in một bức họa, kèm theo lời chú thích sau đây: “Đây là bức tranh chính tay Khái Hưng vẽ (mấy chữ Nho bên cạnh là Khái Hưng họa) để tỏ nỗi buồn của ông khi một người bạn văn thân thiết của ông, Nhất Linh v́ công việc chống Pháp mà phải bỏ đi xa. Khái Hưng không phải là họa sĩ nhưng bức tranh ông vẽ này đẹp như một bức danh họa, lột tả được nỗi buồn của người đối diện ánh trăng khuya, nhớ tới bạn.”

Bài báo vỏn vẹn một trang giấy, đăng một bài thơ in đè lên một bức tranh… và, ngoài lời chú thích nêu trên của ṭa soạn, mà tác giả tin là do Nhất Linh viết, không cho thêm chi tiết nào khác.

Bức họa hi hữu của Khái Hưng, và bài thơ buồn của Huyền Kiêu hé lộ cho ta biết một kỷ niệm nhỏ nhưng thắm thiết và sâu đậm về t́nh bạn giữa hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng. Nhưng, tại sao Nhất Linh không cho chúng ta biết thêm chi tiết khác, như cảnh đêm đó xảy ra ở đâu, tại nhà ai, năm nào, và có mặt thêm những ai? Phải chăng, Nhất Linh vốn bản tính kín đáo, coi t́nh bạn là một chuyện riêng tư của ḿnh (với Khái Hưng)?

Xin có mấy nhận xét

Một phần bức họa bị choáng chỗ để in bài thơ “Tương Biệt Dạ” của thi sĩ Huyền Kiêu, và không rơ lư do, bài thơ lại choáng lên chỗ của bức tranh. Có thể, Nhất Linh cố ư che đi một phần bút tích ǵ, viết ở dưới hàng chữ nho (do Khái Hưng họa)?

Về bức tranh “Trăng Xưa” của Khái Hưng: Giản dị, vẽ bằng mực Tàu, vỏn vẹn hai màu đen và trắng, vẽ bóng của một người ngồi bên cạnh bàn, dưới ánh trăng khuya đang rọi chiếu vào một thư pḥng… trên thềm cửa, một con mèo ngồi cô đơn… nhưng dưới nét vẽ của Khái Hưng ghi lại nỗi buồn mênh mang, khiến người xem cũng bồi hồi xúc động, có lẽ đă nói lên được nỗi ḷng lưu luyến của ông, lúc phải xa người bạn tri kỷ Nhất Linh…

Riêng về bài thơ “Tương Biệt Dạ” của Huyền Kiêu: Nếu không có lời chú thích, chỉ đọc bài thơ riêng rẽ, người ta sẽ nghĩ đây là cảnh chia ly của một đôi t́nh nhân, diễn tả nỗi ḷng khi họ phải xa nhau. Nhưng điều này có ǵ là quan trọng, v́ t́nh cảm có khác ǵ nhau, dù đó là t́nh yêu trai gái, hoặc t́nh bạn giữa hai nhà văn, vẫn là mối lưu luyến như nhau? (Bài “Tương Biệt Dạ” được sáng tác vào chớm Thu năm Canh Th́n – 1940, chỉ mấy tháng sau là bước sang năm Tân Tỵ – 1941, được nhà xuất bản Đời Nay tuyển chọn trong Giai Phẩm Đời Nay Xuân 1941 cùng với bài thơ “Khúc Ca Man Dại” của Đinh Hùng).

Về t́nh bạn giữa Nhất Linh và Khái Hưng

Để t́m hiểu câu chuyện về t́nh bạn giữa Nhất Linh và Khái Hưng, chúng ta cần đi ngược thời gian, trở về từ lúc cái thủa ban đầu, khi hai người mới gặp nhau.

Đó là vào năm 1930, lúc mới 24 tuổi, Nguyễn Tường Tam du học ở Pháp về, với mảnh bằng cử nhân Khoa Học (Trường Đại Học Montpellier, tọa lạc ở một thành phố nhỏ, cùng tên, thuộc miền Nam nước Pháp) và có lẽ trong thời gian ba năm du học ở đấy và khi ngao du cảnh trí trong vùng, nơi có trồng nhiều hoa lavender (oải hương), đă làm quen, nên sau này Nhất Linh có sở thích đặc biệt với nước hoa lavender.

Về lại Hà Nội, trong khi chờ đợi được ra báo, để kiếm sống qua ngày Nguyễn Tường Tam tạm dạy học ở trường trung học tư thục Thăng Long, v́ văn chương báo chí mới là niềm đam mê của chàng thanh niên này. Và, không như các vị khoa bảng khác, tiến thân qua con đường quan lộ, ông có ư định dùng văn chương để cải tạo xă hội, hoài băo mà ông đă ôm ấp từ lâu…

Một hôm, t́nh cờ đọc một bài khảo luận đăng trên tờ Văn học Tạp Chí, kư tên Bán Than, ông liên tưởng đến một đồng nghiệp ở trường Thăng Long, đó là ông giáo dạy văn Trần Khánh Giư. Quả nhiên ông đoán không sai. Và ngay từ lúc gặp gỡ, họ đă nhanh chóng thành bạn thân, do tâm đầu ư hợp về quan niệm văn chương…

Hai người đă hợp ư nhau đến độ, lúc ban đầu, bút hiệu Nhất Linh, Nhị Linh, Nhất Nhị Linh, và Cốc Lốc Tử là của cả hai kư chung. Sau này, Nhất Linh mới chính thức là bút hiệu của Nguyễn Tường Tam.

Tất nhiên, t́nh bạn chân thật vượt qua cách biệt tuổi tác, Khái Hưng lớn hơn Nhất Linh gần 10 tuổi. Phải chăng, như nhà văn người Pháp Saint-Exupery đă viết “T́nh bạn không phải là nh́n nhau, mà là nh́n cùng nh́n về một hướng.”

Không chỉ có thế, do yêu mến Nhất Linh, Khái Hưng c̣n viết tập truyện dài “Những Ngày Vui” bằng giọng văn hài hước, kể lại những ngày cùng nhau cộng tác làm tờ Phong Hóa. Riêng Nhất Linh sau đó, đă đưa con trai thứ của ḿnh (Nguyễn Tường Triệu) cho Khái Hưng nhận làm con nuôi (đổi tên thành Trần Khánh Triệu) v́ người bạn thân hiếm muộn, không có con.

Đọc lại hai bộ Phong Hóa và Ngày Nay, ta nhận thấy nhiều truyện ngắn, truyện dài viết từng kỳ của Khái Hưng được chính Nhất Linh minh họa. Sau đó, cả hai c̣n viết chung tập truyện ngắn “Anh Phải Sống,” và hai truyện dài “Gánh Hàng Hoa” và “Đời Mưa Gió.”

Viết chung một tác phẩm văn chương như vậy, có lẽ là điều chưa từng xảy ra trước đó tại nước nhà, v́ cần phải có sự đồng điệu, tâm đầu ư hợp, tri kỷ mới làm được. Nhà văn thường hay kiêu ngạo, thường xem văn ḿnh là hơn bất cứ của ai, như trong câu thành ngữ “Văn ḿnh, vợ người!”

Đọc những tác phẩm viết chung, có lẽ chúng ta không thể nhận biết được chỗ nào do Khái Hưng, chỗ khác được Nhất Linh viết, v́ hai văn phong, nhận xét cuộc đời tương tự như hai chiếc của một đôi đũa.

Trong khoảng trên dưới 10 năm viết văn và làm báo ở Hà Nội, từ năm 1932 đến 1942, dù công việc bận rộn, gay go và đôi khi khó khăn đủ điều, nhưng Nhất Linh thân quư quăng thời gian này nhất, chẳng thế mà trong “Chúc thư văn chương,” ngày 14 Tháng Hai, 1953, tại Sài G̣n, ông viết: “Những lúc ngoảnh về quá khứ, kiểm điểm việc ḿnh đă làm tôi thấy rơ ràng công việc tốt đẹp, lâu bền và có ích nhất của đời tôi là sự thành lập được Tự Lực Văn Đoàn và công việc sáng tác.”

Đúng như vậy, trong thời kỳ làm báo, ch́m đắm trong môi trường văn học và báo chí, Nhất Linh và Khái Hưng sáng tác rất mạnh như cá vẫy vùng trong nước… Hai người bạn tri âm tri kỷ này, sau thời gian làm báo, viết văn lại trở thành hai đồng chí, cùng chung lư tưởng chống Pháp giành độc lập cho nước nhà!

Song song với làm báo và công tác xă hội, trong ṿng bí mật, Nguyễn Tường Tam thành lập Đại Việt Dân Chính Đảng, cùng Hoàng Đạo, Khái Hưng, âm thầm hoạt động kết nạp đảng viên, xây dựng cơ sở các nơi hầu chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa dành Độc Lập cho nước nhà.

Nhưng thực dân Pháp để ư đến ảnh hưởng của hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay và bắt đầu t́m cách gây khó khăn khiến cả hai tờ phải đóng cửa; hơn nữa, hoạt động cách mạng càng trở nên gay go… nhiều vụ bắt bớ xảy ra taị Hà Thành…

Gọng ḱm của thực dân đang xiết dần quanh cổ các nhà yêu nước.

Đánh hơi mật thám Pháp đang ŕnh ṃ các người hoạt động cách mạng, Nhất Linh quyết định phải rời Hà Nội đi lẩn tránh…




Bản chụp trang báo in tạp chí văn chương Văn Hóa Ngày Nay, nơi trang 85, dưới tiêu đề “Trăng Xưa.” (H́nh: Ngọc Cường cung cấp)

Chi tiết về đêm “Trăng Xưa”

Phải đợi tám năm sau bức họa “Trăng Xưa” và bài thơ “Tương Biệt Dạ” (đăng cùng nhau trong Văn Hóa Ngày Nay), khi cả Khái Hưng và Nhất Linh đă qua dời, c̣n nhà thơ Huyền Kiêu kẹt ở ngoài Bắc… t́nh cờ vào năm 1965, trong một buổi trà dư tửu hậu (ở Sài G̣n), câu chuyện về đêm “Trăng Xưa” (nói trên) mới được thi sĩ Đinh Hùng tiết lộ.

Nhà thơ cho biết đêm trăng đó xảy ra tại nhà của Thạch Lam vào năm 1940…

Đinh Hùng mô tả căn nhà của Thạch Lam như sau: “Căn nhà tranh ven bờ sông Hồng của Thạch Lam là một ngôi nhà tranh đặc biệt, cất theo kiểu Nhà Ánh Sáng (*). Có pḥng khách, pḥng ngủ, với đầy đủ tiện nghi…Tuy là nhà lợp tranh, vách bằng đất bùn nhồi rơm, láng xi măng, quét vôi sáng sủa, ngôi nhà trông thật bề thế v́ vẻ cao ráo, thoáng mát của nó. Nhất là ở cạnh Hồ Tây quanh năm thoáng mát. Có vườn hoa trồng đủ cây cảnh lạ, đẹp. Một thú chơi tao nhă của tác giả ‘Hà Nội Băm Sáu Phố Phường’”…

Thi sĩ họ Đinh kể tiếp: “Chính tại căn nhà tranh đó, vào một đêm chớm Thu, năm Canh Th́n 1940, trước khi Nhất Linh phải rời Hà Nội, đă có một cuộc họp mặt thân mật của các văn nhân, thi sĩ. Ngoài Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, c̣n có Đinh Hùng, Huyền Kiêu, Thế Lữ, và cả Nguyễn Tường Bách (em út của Nhất Linh) nữa…”

Đến khuya, bỗng Nhất Linh nói với anh, em: “Lát nữa tôi sẽ phải rời xa các anh em, nên có thể đây là một đêm họp mặt tạm biệt. Chuyến hành tŕnh này sẽ không lâu đâu. Chúng ta sẽ c̣n gặp lại nhau. Bây giờ chúng ta có thể chia tay nhau được rồi. Riêng tôi, tôi c̣n có điều nói riêng với anh Khái Hưng. Thành thật cảm ơn tất cả…”

Nói xong hai người vô thư pḥng riêng của Thạch Lam.

Bên ngoài, các thi nhân c̣n lại ngồi ngắm trăng đang lên cao… rồi Thạch Lam cảm hứng, khơi mào một câu thơ: “Hiu hắt giăng khuya lạnh bốn bề…”

Làm xong câu mở đầu, Thạch Lam khuyến khích cho Huyền Kiêu làm tiếp… ông lén vô pḥng xem xét…

Khi ra Thạch Lam kể lại: “Anh ba tôi và Khái Hưng im ĺm ngồi trong thư pḥng. Cả hai đều không nói năng ǵ cả. Pḥng không đèn đóm nên bóng tối chan ḥa. Ánh trăng mờ tỏ… Có con mèo tam thể tôi nuôi quyện dưới ghế Nhất Linh ngồi. Bên cửa sổ sát vách tường, bức liễn trúc treo rung động dường như cảm thông cho đôi bạn đang nhấp chén rượu suông trong phút giờ sắp ly biệt…”

Trong đêm khuya se lạnh… cảm hứng với câu thơ mào đầu của Thạch Lam trước cảnh chia ly sắp xảy ra giữa Nhất Linh và Khái Hưng, thi sĩ trẻ Huyền Kiêu đă hoàn tất bài “Tương Biệt Dạ” ngay trong đêm đó, diễn tả thay cho Khái Hưng nỗi ḷng sắp phải xa người bạn thân thiết.

Riêng bức họa “Trăng Xưa,” không rơ Khái Hưng đă vẽ lúc nào, và có thể sau khi Nhất Linh đă đi xa, khi c̣n lại một ḿnh ở Hà Nội, nhớ đến bạn, ông hồi tưởng và vẽ theo kư ức?

Một bức họa sơ sài giản dị và một bài thơ buồn, ghi lại kỷ niệm của một buổi gặp gỡ tại một căn nhà tranh ven bên Hồ Tây, của một nhà văn nghèo, vào đầu mùa Thu, trong một đêm có trăng, có các bạn văn tụ họp… rồi đến cảnh chia ly… đă nói lên mối tri kỷ và thân t́nh của các văn nhân thi sĩ của một thời xa xăm nơi đất Hà Thành. [qd]

Chú thích: (*) “Nhà Ánh Sáng,” hoạt động xă hội của Tự Lục Văn Đoàn mục đích xây nhà rẻ tiền, sạch sẽ cho người nghèo.

Tham khảo, trích dẫn :

-Hồi kư của nhà báo Quốc Nam (website Đồng Hương Kontum).

-Hồi kư của nhà thơ Đinh Hùng (Đốt Ḷ Hương Cũ).

-Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay số đặc biệt Trung Thu.

-Lê Minh Quốc (T́nh Bạn Trong Văn Chương, website Minh Triết Việt).

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 08-10-2020
Reputation: 200975


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	VHNT-Nhat-Linh-va-trang-xua-2.jpg
Views:	0
Size:	680.4 KB
ID:	1633672  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10290 seconds with 12 queries