6 xu hướng định hình tương lai thanh toán - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Computer News|Tin Vi Tính


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow 6 xu hướng định hình tương lai thanh toán
PwC cho biết, tiền kỹ thuật số, ví điện tử, siêu ứng dụng, thanh toán xuyên biên giới… là những xu hướng tương lai.

Báo cáo mới nhất của PwC nhìn nhận, thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến, và lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng việc thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia. Đến năm 2030, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo dẫn đầu về mức tăng trưởng khối lượng giao dịch không tiền mặt tính trên đầu người. Trong đó, Việt Nam có nhiều tiềm năng nhờ vào các cam kết của Chính phủ hướng đến mục tiêu 80% dân số sẽ có tài khoản thanh toán điện tử.

Bà Đinh Hồng Hạnh, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn tài chính của PwC Việt Nam cho biết, đại dịch khiến tốc độ áp dụng thanh toán điện tử nhanh hơn 3-5 năm. Đây chính là cơ hội mới cho toàn bộ hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số, bao gồm các ngân hàng và các công ty fintech.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn sẽ đối diện với nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu chưa chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng với thời đại. Theo đó, báo cáo mới nhất của PwC Việt Nam đã chỉ ra 6 xu hướng vĩ mô định hình tương lai của lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam.

Tài chính toàn diện và niềm tin

Tài chính toàn diện tại Việt Nam tiếp tục được thúc đẩy bởi các thiết bị di động và khả năng tiếp cận các cơ chế thanh toán thuận tiện, giá cả phải chăng. Theo một khảo sát do Visa thực hiện, gần 30% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng ngân hàng số để mua sắm và chuyển khoản.

Nắm bắt cơ hội trên, các ngân hàng Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các công ty fintech, tiếp tục mở rộng sản phẩm và kỹ năng số.

Với mục tiêu tăng cường tài chính toàn diện, vào tháng 3/2021, Chính phủ đã phê duyệt chương trình thí điểm kéo dài hai năm cho Mobile money. Chương trình này hướng đến đối tượng có điện thoại di động ở các vùng sâu vùng xa mà chưa hoặc khó tiếp cận với ngân hàng. Mobile money cho phép người dùng thanh toán các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thấp thông qua tài khoản điện thoại di động.

Tiền kỹ thuật số

Xu hướng đang nghiêng về tiền kỹ thuật số do người dùng mong đợi tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) sẽ giảm chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán xuyên biên giới. Ở Đông Nam Á, cuộc đua tiến hành thí điểm CBDC và quá trình xây dựng các quy định cần thiết sẽ ngày càng gia tăng.

Việt Nam có thể gia nhập cuộc đua phát triển CBDC cùng các nước trong khu vực. Theo Quyết định 942, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nghiên cứu thí điểm sử dụng tiền kỹ thuật số trong ba năm tới. Mặc dù chương trình thí điểm vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể, động thái của các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam sẽ là tâm điểm trong giai đoạn tới.

Ví điện tử và siêu ứng dụng

Thị trường ví điện tử tiếp tục bùng nổ tại Việt Nam. Khảo sát gần đây của Visa cho thấy, 85% người tham gia có ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán. 71% sử dụng các ứng dụng này ít nhất một lần một tuần.

Với hơn 40 nhà cung cấp ví điện tử thị trường Việt Nam được ví như "chiếc áo đã chật". Ba ví điện tử dẫn đầu: Momo, Moca và ZaloPay chiếm 90% thị phần, không còn quá nhiều đất cho các nhà cung cấp khác. Mặc dù vậy, các ví điện tử lớn cũng đang gặp khó khăn khi họ không thể hiện được lợi thế cạnh tranh của mình so với các ứng dụng phát triển bởi ngân hàng truyền thống vốn đã bắt kịp các chức năng của ví điện tử. Nhu cầu giành lợi thế cạnh tranh trong tương lai có thể thúc đẩy các nhà cung cấp ví điện tử sáp nhập thành một vài siêu ứng dụng (super app) nhằm thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, nhiều siêu ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ thuộc các nhóm ngành kinh tế khác (như thương mại điện tử, bán lẻ và dịch vụ tài chính) cũng sẽ bắt tay hợp tác hơn.

Hệ thống thanh toán

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng khung mã QR quốc gia. Về khía cạnh thương mại, các API (Application Programming Interface - ứng dụng giao diện lập trình ứng dụng) ngân hàng mở sẽ hỗ trợ thanh toán B2B (giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) trong khu vực. Bằng cách cho phép xử lý theo thời gian thực và trao đổi thông tin đa dạng, API ngân hàng mở được kỳ vọng sẽ chuyể0n đổi cách thức thanh toán thông qua ngân hàng truyền thống và thay đổi cách thực hiện thanh toán B2B hiện nay.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của phương thức "mua trước, trả sau" đã đặt mảng thanh toán điện tử lên bệ phóng tăng trưởng. Được định giá khoảng 491,3 triệu USD vào năm 2021, phương thức này được dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2028.

Thanh toán xuyên biên giới

Khi Đông Nam Á tăng tốc quá trình hội nhập kinh tế, PwC đã dự báo sự ra đời của các chính sách và quy định chặt chẽ liên quan đến thanh toán xuyên biên giới. Các giải pháp phi ngân hàng dựa trên tiền mã hoá và ví điện tử sẽ là xu hướng cho tương lai tại khu vực.

Ngày 2/6, Việt Nam và Singapore đã thống nhất lập nhóm công tác kỹ thuật số chung về Đối tác kỹ thuật số, tiến tới ký kết Hiệp định Kinh tế kỹ thuật số (DEA). Hiệp định này sẽ giúp Việt Nam thiết lập các khuôn khổ, quy tắc cho giao thương điện tử, cho phép các doanh nghiệp trong nước kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực như Singapore một cách trơn tru hơn.

Tội phạm tài chính

Rủi ro về bảo mật, tuân thủ và quyền riêng tư dữ liệu là những mối lo ngại hàng đầu với các ngân hàng, công ty fintech và các nhà quản lý tài sản khi thực hiện một chiến lược công nghệ tích hợp xuyên suốt doanh nghiệp.

Theo khảo sát của Kaspersky về An ninh công nghệ thông tin 2020, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam hứng chịu nhiều cuộc tấn công lừa đảo nhất vào khu vực trong năm 2020. Khi nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 52 tỷ USD vào năm 2025, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro an ninh mạng với mức độ tinh vi hơn.

Dù đã tăng đã tăng thứ hạng trong Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu (GCI) năm 2020, PwC khuyến cáo Việt Nam vẫn cần tiếp tục triển khai các hoạt động củng cố an ninh mạng. Việc tăng cường chia sẻ thông tin liên chính phủ hoặc các mối quan hệ hợp tác giữa tư nhân - nhà nước sẽ cho phép trao đổi thông tin tài chính một cách minh bạch, từ đó, phòng thủ mạnh mẽ hơn đối với tội phạm.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 10-26-2021
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,733
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tc.jpg
Views:	0
Size:	154.3 KB
ID:	1903770  
sunshine1104 is_online_now
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05879 seconds with 13 queries