Từ cậu bé lạc mẹ đến Trạng nguyên Tam nguyên, tổ nghề dệt chiếu - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Từ cậu bé lạc mẹ đến Trạng nguyên Tam nguyên, tổ nghề dệt chiếu
Người dân làng Hới vẫn tự hào rằng: ”Ăn cơm hom, nằm giường ḥm, đắp chiếu Hới” bởi v́ chiếu của họ không chỉ bền đẹp mà c̣n có thể đắp thay chăn. H́nh ảnh chiếu Hới gắn liền với Trạng nguyên Tam nguyên Phạm Đôn Lễ, ông tổ của nghề chiếu nơi đây.


(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Ḥa, Báo Bình Phước Online)
Bị lạc mất mẹ
Phạm Đôn Lễ sinh năm 1457 ở làng Hải Triều (tục gọi là làng Hới) thuộc tổng Thanh Triều, phủ Long Hưng, huyện Ngự Thiên, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Hải Triều, xă Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái B́nh).

Ông sinh trưởng trong gia đ́nh nghèo khó, bố là họ Phạm làm nghề chài lưới quê ở huyện Tứ Kỳ, mẹ người làng Hải Triều dựng túp lều tranh đơn sơ làm quán bán nước cho khách qua đ̣. Khi ông c̣n rất nhỏ th́ người bố qua đời, hai mẹ con đơn côi sống dựa vào hàng quán.

Một lần hai mẹ con ông đi dạo trên bờ sông Luộc th́ Phạm Đôn Lễ bị lạc, người mẹ t́m khắp nơi mà không được. Trong lúc lang thang v́ lạc mẹ th́ Phạm Đôn Lễ được một gia đ́nh giàu có quê ở Thanh Hóa đưa lên thuyền về nhà nuôi dưỡng.

Tam nguyên Trạng nguyên hiếm có trong sử Việt
Đến tuổi đi học bố nuôi cho Đôn Lễ cùng con trai của ḿnh theo thầy học. Vốn thông minh, Đôn Lễ học một biết mười, dù phải vất vả giúp đỡ gia đ́nh nhưng nhưng Đôn Lễ vẫn học vượt trội hơn hết thảy chúng bạn.

Thấy Đôn Lễ thông minh như vậy, thầy học rất quư mến, dốc ḷng truyền thụ, tin rằng đứa bé này rồi nhất định sẽ làm nên nghiệp lớn.

Thời vua Lê Thánh Tông rất xem trọng hiền sĩ, chú trọng khoa bảng, các khoa thi đều t́m được nhân tài rường cột cho Giang Sơn Xă Tắc.

Năm 1481, Phạm Đôn Lễ tham dự khoa thi, các kỳ thi Hương, thi Hội ông đều đỗ đầu. Vào kinh dự thi Đ́nh ông đỗ luôn Trạng Nguyên và trở thành Trạng nguyên Tam nguyên hiếm có trong lịch sử khoa bảng.

Sử liệu có chép rằng: “Vua ngự ở Điện kinh thiên, thảo ra văn sách, hỏi về lư số, Phạm Đôn Lễ đều trả lời rành mạch, lời lẽ phóng đạt trôi chảy, vua cho đỗ Trạng nguyên.”

Không màng công danh, lo t́m người mẹ đă thất lạc hàng chục năm
Sau khi vinh quy bái tổ, cha nuôi mới kể lại chuyện xưa cho Phạm Đôn Lễ, nói rằng ông chỉ là con nuôi, được gia đ́nh nhận nuôi khi thấy lạc ở sông Luộc.

Dù vừa đậu Trạng nguyên nhưng Phạm Đôn Lễ không màng đến phần thưởng cũng như quan chức của Triều đ́nh, việc đầu tiên ông làm là đi t́m lại gia đ́nh khi xưa của ḿnh.

Phạm Đôn Lễ lần tìm đến làng Hải Triều bên bờ sông Luộc khi xưa. Ông đến bến đ̣ Cà, thấy có quán nước cũ kỹ xiêu vẹo bên bờ sông, bèn định bụng vào hỏi thăm. Chủ quán là một bà cụ với mái tóc bạc phơ bán nước cho khách bộ hành.

Trạng nguyên vào quán nước nghỉ chân rồi lân la hỏi chuyện. Khi hỏi đến con cái th́ bà cụ bật khóc kể về đứa con thất lạc khi mới lên 3 tuổi của ḿnh. Bà vẫn hàng ngày bán nước nơi đây với hy vọng đứa con trai c̣n sống sẽ t́m về với mẹ.

Trạng nguyên nghe kể th́ quặn ḷng hỏi rằng: “Cụ c̣n nhớ con trai cụ có đặc điểm ǵ nổi bật, dễ nhớ không?”

Cụ già nói trong làn nước mắt: “Ở giữa gan bàn chân trái chân con trai tôi có nốt ruồi đỏ như son.”

Trạng nguyên nghe nói th́ đă đoán đây chính là mẹ ḿnh rồi, nhưng vẫn cố nén ḷng, xin phép được nhờ nằm trên cái chơng tre, rồi ông cố ư gác chân để lộ nốt ruồi đỏ ở gan bàn chân trái của ḿnh ra.

Bà cụ nh́n thấy th́ đột nhiên lại khóc, Trạng nguyên hỏi th́ bà đáp rằng: “Tôi khóc v́ nh́n thấy nốt ruồi ở gan bàn chân trái của quư khách giống như của con trai tôi ngày c̣n bé.”

Trạng nguyên liền chạy đến ôm lấy người mẹ của ḿnh nói ḿnh chính là đứa con đă thất lạc mấy chục năm trước đây.

Người mẹ vừa mừng vừa tủi gặp lại đứa con trai sau hàng chục năm thất lạc, và bà cũng không ngờ rằng khi gặp lại thì con đă là Trạng nguyên Tam Nguyên của Đại Việt. Sau vài năm sống hạnh phúc cùng con, người mẹ bình an qua đời.

Trạng chiếu
Trong thời gian tang mẹ, Phạm Đôn Lễ thấy dân làng Hải Triều có nghề dệt chiếu, nhưng chiếu làm ra không đẹp, khung dệt lại cao, lá chiếu không phẳng, ông vẫn luôn suy nghĩ tìm tòi để giúp dân làng.

Trở về Triều Phạm Đôn Lễ làm quan đến chức Tả thị lang, rồi lên đến Thượng thư. Ông được cử đi sứ sang nhà Minh. Trên đường đi đến vùng Quế Lâm (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), nhận thấy phong canh nơi đây hữu t́nh, đoàn sứ liền hơi chậm lại để thưởng lăm cảnh đẹp.

T́nh cờ Phạm Đôn Lễ nhận thấy người dân nơi đây cũng có nghề dệt chiếu, nhưng những chiếu được làm không chỉ nhanh hơn mà c̣n đẹp và bền hơn. Qua quan sát Phạm Đôn Lễ thấy rằng người dân nơi đây dùng kỹ thuật khác với kỹ thuật làm chiếu ở quê nhà, đặc biệt là nhờ có ngựa đỡ đay.

Sau khi hoàn thành việc đi sứ, lúc trở về đi qua Quế Lâm, Phạm Đôn Lễ mua bàn dệt chiếu rồi mang về làng Hới, ông gọi người phường dệt đến tháo ra nghiên cứu để làm bàn dệt, nhưng họ đều than khó quá và bỏ cuộc. Phạm Đôn Lễ đành tự nghiên cứu.

Nhờ tư chất thông minh, ông nắm bắt được kỹ thuật. Đồng thời ông c̣n cải tiến đưa khung dệt chiếu thấp xuống, lại làm thêm ngựa đỡ đay ở trên khung, giúp cho sợi dây thêm căng, đồng thời dùng nêm tre để nêm chèn ở phần cuối khung chiếu, giúp cho sợi đay trên khung không bị chùng xuống. Cải tiến xong khung dệt, Phạm Đôn Lễ truyền dạy cho dân chúng, từ đó chiếu của làng Hới vừa đẹp, vừa phẳng.

Không chỉ vậy, Phạm Đôn Lễ c̣n dạy người dân cách dệt chiếu đậu từ cỏ cói. Chiếu đậu của ông vừa bền, vừa đẹp, lại không bị mốc, lại tinh xảo, thưởng dùng đến 5 – 7 năm mới phải thay. Người dân yêu quư mà gọi ông là Trạng Chiếu.

Bị hãm hại
Dưới thời vua Lê Uy Mục, Triều đ́nh suy thoái, nịnh thần hoành hoành. Phạm Đôn Lê lúc này giữ chức Thượng thư thường can gián nhà vua không nghe lời những kẻ nịnh thần, khiến những kẻ này rất căm ghét ông.

Khi cửa sông Luộc bị vỡ, Phạm Đôn Lễ giúp dân kè lại cửa sông bị vỡ. Đúng thời gian đó công chúa bị ốm, những kẻ nịnh thần nhân cơ hội này tâu với nhà Vua rằng: “Công chúa bị ốm là do Phạm Đôn Lễ đào đắp đê cửa Luộc đă bị phạm đến long mạch”.

Vua nghe lời gièm pha mà khép tội Phạm Đôn Lễ, nhưng nhờ có lời tấu của các trung thần trong Triều, Vua giảm tội cho ông. Tuy vậy, Vua bắt ông phải từ quan.

Phạm Đôn Lễ cùng vợ con về Hải Triều, sau đó lại dời về quê phụ thân ở làng Mỹ Xá, xă Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông truyền nghề làm chiếu cho người dân, đồng thời mở trường dạy học đến cuối đời.

Tưởng nhớ
Sau khi ông mất, dân làng cảm kích vị Trạng nguyên Tam nguyên liêm khiết nên xây lăng mộ khá quy mô. Người dân Hải Triều cũng lập đền thờ ông. Trong đền có bài thơ được chạm lên, dịch ra như sau:

Nước sông mênh mang nguồn ḍng dài
Nhà từ đường rực rỡ, hương hoa ngát thơm
Vị thần giáng xuống ánh sáng rực rỡ
Mây sáng phiêu diêu, xa giá lượn quạnh
Giáng vẻ ung dung, vang khắp mùa xuân
Hát vang bài ca yên vui, điển chương yên lành
Phúc thần dạt dào, nhân kiệt địa linh
Từng bước đi đưa hương, báo đáp thần linh
Đời đời thờ thần, măi măi hoà b́nh.

(Bản dịch của Viện Hán Nôm)

Hàng năm cứ vào ngày mất của ông mung 6 tháng Giêng, người dân các làng Hải Triều, Bùi Xá, Hà Xá, Thanh Triều, Kiều Thạch, Mỹ Đại, Xuân Hải, Xuân Trúc… đều tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến Trạng chiếu.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 10-21-2021
Reputation: 200975


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,202
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	000-5.jpg
Views:	0
Size:	50.8 KB
ID:	1899526  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07559 seconds with 13 queries