Người Việt di cư lậu sang Anh: thuyền nhân hiện đại! - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người Việt di cư lậu sang Anh: thuyền nhân hiện đại!
Thời buổi bây giờ đă khác xa ngày trước, kinh tế mở và có nhiều công ăn việc làm. Tuy nhiên vẫn không thể tránh được những người di cư sang nước khác, trong đó là nước Anh. Tại đây cơ hội sẽ mở ra với người chưa có cơ hội lập nghiệp và có thể sẽ tới được bến bờ mơ ước, nhưng cuộc sống có như mơ ước không th́ hăy c̣n phải trải nghiệm.

Vào giữa tháng 5/2021 tại eo biển Manche, lực lượng tuần duyên Vương Quốc Bỉ nhận được tin kêu cứu của một chiếc thuyền gặp nạn ngoài khơi bờ biển Bỉ. AFP đưa tin, khi tàu tuần duyên Bỉ đến gần, nước đă tràn vào thuyền và lực lượng tuần duyên vừa đến kịp thời để cứu cả 49 người trên tàu. Cơ quan chức năng cho biết đại đa số những người này là người Việt Nam, khởi hành từ bờ biển Pháp t́m đường đến Anh.

Thuyền nhân hiện đại

Ông Tim Trần (không phải tên thật), một tư vấn cho cảnh sát và Bộ Xă hội Anh trong các vụ buôn người mà nạn nhân là người Việt Nam, nhận định như sau - v́ lư do an ninh, chúng tôi đọc lại lời của ông Tim Trần:


“Từ năm 2019 khi vụ 39 người chết th́ chính quyền Anh ráo riết hơn trong việc truy lùng. Bằng cớ là một thanh niên 17 tuổi, người Việt, dính dáng vào vụ đưa 39 người từ Bỉ qua bên Anh trong chiếc xe thùng. Dù anh ta trốn từ Bỉ qua Anh đến một thành phố khác mà vẫn bị Chính phủ Anh bắt và xét xử.

Riêng trong vụ 39 người thanh niên chết, Chính phủ Anh xét xử rất là nặng và họ cũng c̣n tiếp tục truy lùng những người thủ phạm ở phía sau đường dây đó nữa”.

Bị can mà ông Tim Trần nhắc đến là thanh niên Ngô Sỹ Tài, một người mới 16 tuổi khi bị cáo buộc đă điều hành những ngôi nhà tạm trú tại Bỉ, nơi 39 nạn nhân đă ở trước khi họ lên xe thùng đông lạnh để nhập cư lậu vào Anh. Ngô Sỹ Tài bị Bỉ truy nă, trốn qua Anh, và bị bắt hồi tháng 12/2020. Ngày 17/6/2021 Cảnh sát đă bắt thêm một người cũng bị cáo buộc đă điều hành các ngôi nhà tạm trú tại Bỉ.

Ngày 3/9/2021, một bị can người Ư, cũng liên quan vụ 39 người, đă hầu ṭa tại Anh về tội âm mưu hỗ trợ nhập cư bất hợp pháp và khuyến khích hoặc hỗ trợ thực hiện hành vi phạm tội.


Người di cư lậu từ các quốc gia bao gồm Việt Nam, Iran và Eritrea được cứu vớt ở eo biển Manche, sau khi họ rời khỏi miền Bắc nước Pháp, ở Dungeness. H́nh chụp hôm 4/8/2021.



Cảnh sát Anh đă gia tăng chiến dịch chống nạn buôn người. Tháng 11/2020, hai chính phủ Anh và Pháp đă kư thỏa thuận tăng cường tuần tra nhằm ngăn chặn di dân bất hợp pháp vượt qua eo biển Manche.

Thế nhưng trong hai năm qua, hiện tượng vượt biển bất hợp pháp đến Anh đă không giảm, mà c̣n gia tăng kỷ lục. Theo Thông Tấn Xă (Press Association) của Anh, riêng năm nay đă có hơn 14.000 người vượt eo biển Manche, trong khi cả năm 2020 Bộ Nội Vụ Anh ghi nhận 8.000 người sang Anh qua con đường này.

Người Việt Nam thường xuyên được Cơ quan Chức năng Anh liệt kê là một trong ba, bốn nhóm vượt biển lớn nhất, bên cạnh người Albania, Sudan và Iran.


Đáng lo ngại là mới đây phương tiện họ chọn cho cuộc hành tŕnh này ngày càng nguy hiểm, nhiều lúc chỉ là một thuyền phao, thuyền ca-nô (canoe) chèo bằng tay, khởi hành từ bờ biển Bỉ hoặc Pháp. Eo biển Manche được biết nguy hiểm v́ giao thông hàng hải đông đúc, vùng biển băng giá và có ḍng chảy mạnh.

Từ Pháp, cô Nadia Sebtaoui, chuyên gia về nạn buôn người đă nhiều năm làm việc với nạn nhân buôn người Việt Nam tại các trại tị nạn ở Calais, nói sau vụ 39 người chết bên Anh, người Việt Nam đă t́m mọi cách để không bị phát hiện:

“Sau sự cố 39 người, cộng thêm đại dịch năm ngoái, mọi thứ đă thay đổi. Trước đây người di dân thường nhảy lên xe tải như chúng ta đă thấy với vụ ở Essex. Họ đi trong các nhóm lớn, mặc dù cũng có trường hợp đi theo các nhóm nhỏ hơn. Bây giờ những ǵ chúng ta thấy trong những tháng qua là họ đă chuyển sang những chiếc thuyền nhỏ để qua eo biển đến nước Anh. Đây là những chiếc thuyền rất nhỏ, rất nguy hiểm và không an toàn.”

Pháp, Anh tuyên bố “giai đoạn mới” trong cuộc đấu tranh chống vượt biển

Chính quyền Pháp, với sự tài trợ của Anh, trong năm qua đă tăng gấp đôi số cảnh sát tuần tra dọc bờ biển Pháp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ hai nước hôm 20/7/2021 đă kư thỏa thuận, một lần nữa nhân gấp đôi số cảnh sát tuần tra, mở rộng khu vực kiểm soát, triển khai kỹ thuật tối tân như máy bay không người lái, và đầu tư vào các trung tâm tỵ nạn tại Pháp. Vương Quốc Anh cam kết 62,7 triệu Euro cho nỗ lực này trong năm nay.

Tuy nhiên Bộ Nội vụ Anh thừa nhận việc gia tăng kiểm soát đă khiến các băng nhóm tội phạm có tổ chức thay đổi chiến thuật, khởi hành từ xa bờ biển Pháp nên buộc những di dân đi trên biển lâu hơn, rủi ro nhiều hơn.



Điều này cũng được xác nhận qua những dữ liệu mà các quốc gia châu Âu khác như Đức thu thập được.Trưởng Văn pḥng Cảnh sát H́nh sự Cộng Ḥa Liên Bang Đức-bà Nicole Baumann, đă xác nhận hiện tượng này:

“Nói đến các tuyến đường di cư, chúng tôi biết đa số các di dân Việt Nam bị buôn lậu bằng máy bay qua Nga. Sau đó họ đi tiếp qua các nước Đông Âu bằng ô tô hoặc đường bộ đến EU. Hành tŕnh tiếp theo thường hướng đến Vương quốc Anh, đi bằng xe tải qua Pháp, hoặc từ Hà Lan đi phà đến Anh.

Gần đây họ thực sự dùng thuyền phao để đến Anh. Đây là một phương tiện rất mới, trong đó nước Đức chỉ đóng vai tṛ là quốc gia trung chuyển để họ đi tiếp đến Hà Lan, Bỉ hoặc Anh.

Chúng tôi không biết liệu điều này có liên quan đến đại dịch hay đây chỉ là một cách mới mẻ của kẻ buôn người. Các tổ chức buôn người thường rất sáng tạo”.

Động lực mới do đại dịch, hành tŕnh trên những tuyến đường cũ

Trưởng Văn pḥng Cảnh sát Liên Bang Đức nói, tác động từ dịch COVID-19 c̣n cần phải được nghiên cứu thêm, nhưng rơ ràng số người từ Việt Nam trong những năm tháng qua đă không giảm, bất chấp các hạn chế di chuyển và đóng cửa biên giới do đại dịch:

“Ở Đức chúng tôi cũng có thời gian có lệnh đóng cửa. Người ta không thể làm việc trong các tiệm móng tay (nail) nữa. Khi đó chúng tôi thật bất ngờ khám phá ra rằng người Việt Nam đă phải chuyển qua làm việc trên công trường. Điều đó rất mới đối với chúng tôi, đó là một t́nh huống mà có thể gắn liền với dịch Corona. Nhưng điều mà chúng tôi cũng nhận thấy là số lượng nhập cư vào nước Đức không hề giảm trong mùa dịch. Tuy nhiên, chúng ta phải t́m hiểu thêm chi tiết liên quan nên tôi chưa thể cung cấp số liệu chính xác”.

Bà Marina Mai, một nhà báo tự do tại Berlin thường xuyên viết về cộng đồng người Việt ở Đức nói, số liệu chính xác, ngay cả nếu như cảnh sát có, cũng không thể nói lên toàn bức tranh của người Việt sống bất hợp pháp tại đây, v́ họ hoàn toàn tránh xa bất cứ mọi tiếp xúc với cơ quan chính quyền và đa phần họ không ở lại nước Đức. Bà Mai cho biết:

“Thường thường họ ở vài tuần, vài tháng, hoặc thậm chí một năm rưỡi. Điều đó tùy thuộc vào khả năng tài chính của họ. Nếu họ chỉ đủ tiền cho đường dây buôn người đưa tới Đức thôi th́ họ sẽ dừng ở đây, làm việc và để dành tiền để đi tiếp đến Anh.”

Một nhân chứng đi lậu từ Nga qua Đức, trong một cuộc phỏng vấn với mạng báo thoibao.de hồi năm 2019 nói thêm:

“Nhiều người trước khi đi, họ phải cầm cố cả nhà của họ cho ngân hàng. Như ở Việt Nam hay dùng từ là 'vay nợ nóng' tức là để có một số tiền lớn và nhanh để họ có thể đóng bên dịch vụ để được đi. Cho nên khi họ sang Đức rồi, họ muốn kiếm tiền rất nhanh để họ trả nợ nóng đó cho ngân hàng. Chứ nếu để càng ngày càng lâu th́ tiền lời ngày càng lên cao. Có khi lúc đi th́ hết 500 triệu, nhưng tính tiền nợ nóng, tiền lời th́ số tiền lên sáu, bảy, tám trăm triệu”.



Theo người lao động này, thu nhập bên Anh lớn hơn nhiều so với Đức, và Bảng Anh có giá trị hơn nên v́ áp lực từ ngân hàng, gia đ́nh ở quê nhà, họ phải đi tiếp như trường hợp của “em Nhung, em Hiệp”, những nạn nhân đă chết trong xe tải tại Essex:

“Một số người họ đă sang Đức rồi, làm một thời gian, có khi làm hai, ba tháng, một năm. Nhưng cuộc sống ở Đức ngày càng khó khăn, bởi v́ vốn dĩ họ không có giấy tờ. Trong đó có Nguyễn Đ́nh Tứ, người Nghệ An, có em Nhung, em Hiệp… Họ thấy cuộc sống quá vất vả. Để có một số tiền lớn để trang trải, khi số vốn họ bỏ từ Việt Nam đi là tầm 500 triệu, một nửa tỷ đồng mà với công việc ở Đức, tầm một ngh́n, ngh́n Euro/tháng th́ không thể trang trải nợ, nên buộc họ phải đi sang Anh để t́m việc có tiền nhanh và lớn hơn để họ gửi về Việt Nam, trả số nợ đă bỏ ra”.

Chặng đường cuối cùng trên hành tŕnh xuyên Châu Âu trước khi qua Anh có thể là đoạn đường định mệnh, nhưng điều đó không có nghĩa là đoạn đường từ Nga, Đông Âu đến Tây Âu trước đó không kém gian nan và nguy hiểm.

Người dân Việt Nam đi xuyên qua các nước Tây Âu như Đức, Pháp, Bỉ, đôi khi không hề biết họ đi qua thành phố nào. Những cánh rừng họ đi ngang vô tên. Họ hoàn toàn phụ thuộc vào kẻ đưa người.

Đây là giai đoạn họ dễ bị bóc lột nhất: từ một người tự nguyện rời khỏi đất nước, họ trở thành nạn nhân buôn người bị bóc lột sức lao động hoặc t́nh dục.

Anh Trần Mạnh Tuấn, quê Nghệ An, đă bay qua Nga, từ đó đi đường bộ qua Ukraina, Ba Lan, rồi đến Đức. Anh mô tả hành tŕnh anh đi, cũng giống y như 39 nạn nhân đi xe tải đến Essex:

“Đi từ Nga qua Ba Lan th́ dừng chân một, hai ngày. Em th́ hai ngày. Qua Đức là một chặng tiếp. Qua đó cũng là một, hai ngày. Ở Đức em chỉ biết là ở Đức chứ cũng không biết là chỗ nào. Chặng đường từ Đức qua tận Pháp th́ họ cũng dùng xe taxi để chở tiếp...”

Tại Pháp th́ anh c̣n nhớ địa danh Quận 13, v́ có nhiều đồng hương. Nhưng anh cũng chỉ dừng chân một vài ngày, trong khi có nhiều người sẽ ở lại một vài tháng để làm lậu trong các tiệm ăn, doanh nghiệp của người Việt Nam đi trước.

Anh Tuấn kể lại cảm giác khi bước vào thùng đông lạnh của một xe vận tải dừng tại biên giới Pháp:

"Em sợ hăi v́ khi đi vào, đóng trong container, rất sợ. Vào trong đó không biết ǵ cả. Bốn bức tường sắt mà. Container cũng giống như của 39 nạn nhân. Trên đường, đi đường rừng, trời lạnh, đi cũng rất là vất vả, rất khổ sở.

Khi nghe tin 39 người mất trên xe đó con người em lúc đó rất là bàng hoàng v́ rất là thương họ. Họ cũng đi giống hoàn cảnh như ḿnh mà họ th́ lại bỏ xác ở trên một chuyến xe. Mà em th́ lại an toàn. Rất là thương họ.”


Những chiếc thuyền phao được sử dụng trong các cuộc vượt biển của người di cư. H́nh chụp tại Dover, Anh hôm 12/10/2021, Reuters.

Chuyên gia về nạn buôn người, cô Nadia Sebtaoui, ghi nhận rằng người Việt Nam có một điểm khác biệt với các di dân từ những nước Đông Âu hoặc Trung Đông là họ xa lánh tất cả mọi cơ quan chức năng, kể cả các tổ chức thiện nguyện muốn giúp đỡ họ.

“Chúng tôi không thấy những người bất hợp pháp Việt Nam ở Paris (mặc dù biết là có). Họ không t́m kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức làm việc với người xin tị nạn hoặc người di cư. Nếu chúng ta gặp họ, th́ chỉ ở Calais. Có thể là do họ không muốn liên hệ với chính quyền Pháp hoặc các tổ chức hỗ trợ của Pháp, v́ thực sự họ chỉ muốn quá cảnh đến Anh”.

Những khu rừng ở miền Bắc nước Pháp trước đây được biết đến như là những trại tị nạn tự phát, với tên như “Camp Vietnam City” tại rừng Angres đă bị cảnh sát Pháp tháo dỡ từ năm 2018. Tuy nhiên người di dân Việt vẫn tụ tập ở đây, nhưng trong những nhóm nhỏ để tránh bị phát hiện.

Điều đó làm công việc giúp nạn nhân buôn người càng khó khăn, cô Nadia nói, trong khi xu hướng vượt biên ngày nay càng thêm nhiều rủi ro.

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 11-14-2021
Reputation: 43341


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 115,732
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpeg
Views:	0
Size:	74.3 KB
ID:	1921128   Click image for larger version

Name:	2.jpeg
Views:	0
Size:	62.1 KB
ID:	1921129  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,101 Times in 5,089 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 134 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:44.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08882 seconds with 13 queries