Topic April 30-1975 Stories - Page 13 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức > School | Kiến thức 2006-2019


 
Page 13 of 149 « First 39101112 13 141516172363 Last »
 
Thread Tools
 
Old  Default Topic April 30-1975 Stories
Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ

Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với ḿnh, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!




Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp

Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.B́nh Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang căi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.

Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài G̣n giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được th́ có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!

Môi trường nhiều mầm mống bạo lực

Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ư nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.

V́ vậy, có người dễ nổi nóng đă cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của ḿnh nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong ḷng, ta không c̣n giữ được ḿnh.

Có người bạn của tôi b́nh thường hiền queo, ai nói ǵ cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn ḿnh đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại v́ nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đ́nh, t́nh yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…

Ai cũng có lúc nóng giận, nếu ḿnh hiểu th́ sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp t́m cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…

Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lư:

"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".

V́ thế, các chuyên gia tâm lư khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ư, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đ́nh lớn tiếng, ồn ào đánh căi nhau như cơm bữa.

Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực th́ đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn th́ sẽ đen đậm hơn.



Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến năo quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.

Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "h́nh tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần ǵ học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.

Môi trường bên ngoài đă vậy, trong nhà trường, gia đ́nh cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn th́ chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.

Nhẫn để yêu thương

Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là h́nh mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử th́ chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.

Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn v́ con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết th́… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lư phần ngọn, c̣n cái gốc vẫn là giáo dục.

Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè ḿnh để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?

Sống thiền hay b́nh tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương ḿnh. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lư. Như vậy, người sống có lư trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.

C̣n cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương th́ cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, t́nh cảm. Đó mới là gia tài quư giá để lại cho con.

Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người th́ ṿng lao lư chờ ḿnh là chắc chắn. Một khi đă gây ra sự cố mới hối th́ đâu c̣n kịp. Nhiều người b́nh luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc ḿnh chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được ǵ sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.

Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?

Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lư năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đ́nh, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà ḿnh nhắc "một câu nhịn chín câu lành".


Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 04-14-2019
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	425_1_nho-mot-cau-nhin-chin-cau-lanh-nguoi-viet-se-khong-hung-du.jpg
Views:	0
Size:	27.4 KB
ID:	1365590  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Kevin1 (05-12-2019), Vietnamese (04-15-2019)
Old 04-27-2019   #241
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Khu Rừng Yên Tỉnh
Lôi Hổ Nguyễn Văn Hải - Chiến Đ̣an 1 Xung Kích




Canh bạc đă đến hồi quyết liệt. Chỉ mới vừa từ sáng nay thôi sau khi Toán lănh tiền thưởng hành quân. Chúng tôi từ một bệnh viện của quân đội Mỹ về đến căn cứ CCN ngày hôm qua sau chuyến xâm nhập vùng hạ Lào (kết quả không giống ai!)

Tự dưng bật cười, tôi quay mặt vào trong tránh h́nh ảnh những con người máu đen đỏ, mà phần đông đặt “ăn ké” Xập xám chướng. Trong cái trại Biệt kích này… tự do được đặt lên hàng đầu (âu cũng là một khuyến khích…mại dô…) Có những quyến mà bất cứ một quân đội nào cũng ngăn cấm nhất là trong những giờ làm việc…Nhậu, nổ súng, đánh bạc, đánh lộn thậm chí cả đến sử dụng chất ma túy v.v. Tôi bật cười thêm về chuyến công tác vừa qua…

Sáng ngày thứ ba trong mục tiêu vừa leo lên con dốc suối tỏa hơi lạnh êm êm. Đưa tay vuốt giọt mồ hôi đang lăn xuống má. Một làn gió len lỏi đến chợt lạnh run da thịt nhưng trong áo lúc này tôi biết là đang đẫm mồ hôi. Gió lại đưa tiếp vào người “cái gai gai…giật ḿnh…” mà tay chân h́nh như bủn rủn. Người đi đầu ngồi xuống nghỉ tuy chưa có lệnh của Trưởng Toán… nhưng hầu như cả mọi người đều đồng ư đặt phịch người xuống đất!! Thời gian nặng nề trôi. Gị vẫn thi thoảng và mặt trời trên ngọn cây tỏa ánh nắng xuyên lá. Thiếu úy Điệp nh́n tôi như ḍ hỏi và quanh đây đă có tiếng rên run. Lượng t́nh h́nh tôi cho là nghiêm trọng trong khi tay chân ḿnh nặng nề không c̣n hơi sức và tôi nói khẽ với Điệp “dù sao cũng phải chờ Covey” rồi dựa lưng hẳn vào gốc cây.

Tiếng kêu rống và gầm gừ của hai con thú làm chợt tỉnh theo sau động cơ của chiếc Covey đang đến. Phản ứng mạnh trỗi dậy trong cơ thể khi tôi nghĩ đến triệt xuất và băi đáp. Tôi gọi Covey báo t́nh h́nh và xin triết xuất khẩn. Thế rồi sau bao cố gắng gượng sức t́m băi đáp… Toán được cứu dưới ánh nắng đang ngả về tây với người y tá Mỹ d́u từng người lên trực thăng bay thẳng về một bệnh viện của quân đội Mỹ tại Quảng Trị… Điều trị bảy ngày với bồn nước đá và truyền dịch có thuốc. Hỏi ra bệnh án ghi “nhiễm vi rút”

Trung úy Trần đ́nh Ngọc ào vào pḥng như cơn gió lốc. Ông ta vừa thay thế Đại úy Trấn trung Ginh trong chức vụ Đại đội trưởng Đại đội Thám sát “CCN Recon Company” theo sau vẫn là Trung sĩ Lê Nam… thường vụ Đại đội. Đến chỗ tôi ông bảo “… hai giờ chiều lên TOC (Trung tâm hành quân chiến thuật) tŕnh diện.” Đám đánh bài cũng thỏa thuận chơi ván chót để cơm trưa. Cô giúp việc của Toán tay ôm mớ quấn áo mới khô váo pḥng để ủi.

Giấc ngủ trưa bị đánh thức sau những bước chân chạy rấm rập ngoài hành lang. Nh́n ra cửa pḥng ba người tay súng mặt hầm hầm miệng chửi thề…”Đm. Xin cặp gị nó…” Đă có người bao quanh hỏi chuyện. Tôi lắng nghe và được biết Toán Adder (Toán Mỹ) có người bị Sĩ quan An ninh Trại đánh mấy bạt tai ở nhà ăn, thế là cả Toán xách súng t́m Đại úy… Xin cặp gị! Tôi chặc lưỡi xoay mặt vào trong ngủ tiếp… Nắm nhưng cũng nhún đôi vai v́ nơi đây đó cũng chỉ là chuyện b́nh thường, chuyện cơm bữa và nhớ lại cách đây hai năm cả một xe GMC chở đầy Biệt kích với súng ống đầy đủ ra đánh nhau với Cảnh sát ngoài Thị xă Đà nẵng… Tấn công hẳn vào đồn t́m địch thủ. Anh hùng tính được khuyến khích và nghiễm nhiên nẩy nở rất nhanh trong cuộc sống đầy nguy hiểm của nhiệm vụ.

Nhận lănh công tác tại TOC với thời gian hai tiếng chuẩn bị đồ đoàn. Nhiệm vụ thay thế người Thông ngôn Toán Hải Điểu bị bệnh bất thường. Người ta đẩy cho tôi xem bệnh án từ Căn cứ xuất phát ghi đậm những chữ… ”Hạ bộ sưng tấy… có dấu hiệu côn trùng cắn.” Rất b́nh tĩnh tôi nhân định… ”Mẹ kiếp, lại đút “chim” vào ổ kiến để tránh công tác? ! Cái tṛ này nhiều khi cũng hữu dụng nhưng hiển nhiên bị khinh khi… Miệng chửi thề, bụng tức lộn ruột lên được, chân bước lên nhà kho lănh đồ hành quân.`

Chiếc xe Jeep đón tôi từ sau chiếc C130 của Thủy quân lục chiến Mỹ. Người Trung sĩ da mầu đon đả trong lời mời thuốc hút… hỏi uống beer hay nước ngọt có trong thùng nước đá. Xe vụt đi vào khoảng mờ tối dưới ánh đèn lấp loáng trong tiếng gấm rú của động cơ máy bay vừa cất cánh. Ngang qua một Câu lạc bộ đêm nay có nhạc sống và xe chạy một đỗi nữa chiếc Jeep quẹo vào căn cứ. Vừa xuống xe tôi đă thấy Thiếu úy Dứa đi nhanh ra đón rồi đưa vào pḥng Toán. Trung sĩ Kim Hoàng, BK Cao văn Hoàng BK La văn Vượng BK Dương Bửng đưa tay chào và chỉ cho tôi chiếc giường bố.

Mây trời thật thấp lững lờ theo làn gió Đông nhẹ. Mặt trời vừa lên đă hắt tia nắng đổ xoài người xuống sân trực thăng. Toán đă yên vị trên tầu chờ phi hành đoàn và Toán trưởng đự thuyết tŕnh không quân. Trực thăng đầu có chỗ cho tôi và Trưởng Toán sẽ đổ bộ trước cùng ngay giữa chiếc chiếu pháo cuộn tṛn nằm ngang. Toán c̣n lại bốn người xâm nhập từ chiếc tầu thứ hai. Hai trực thăng đậu tiếp nhau theo hàng dọc đang được hai người Mỹ gắn vào sáu Biệt kích bằng h́nh nộm… chiếc hai, chiếc bốn. Dùng làm kế nghi binh. Sáng nay lúc 6 giờ Toán chúng tôi được thuyết tŕnh mục tiêu và kế hoạch xâm nhập. Giờ đây đoàn người túa ra từ pḥng hành quân và chúng tôi đeo ba lô vào vai sẵn sàng.

Đoàn trực thăng nhanh chóng bay theo đội h́nh và tôi chắc rằng ông mặt trời đang tà tà theo sau… Viên Trung ùy người Mỹ ngồi trong ḷng trực thăng nhiệm vụ thả Toán đưa tay chỉ hai trực thăng chở h́nh nộm trông như thật. Rừng xanh bạt ngàn và dăy Trường sơn bất tận chắn ngang chờ chúng tôi leo qua. Một đám mây ập vào tầu và tôi nghĩ ngay đến nhiệm vụ đầu tiên là kiểm chứng kết quả trận đánh của chiếc C130 mang theo trái bom 15.000 cân anh mới vừa được thả từ đêm qua để lấy chỗ cho băi đáp trực thăng xâm nhập v́ khu này đặc kín rừng rậm. Mặt trời đă ngang tầm như đuổi theo khi ẩn khi hiện bởi phải vật lộn với những đám mây dần trôi. Ngoái lại phía sau không c̣n thấy biển và giờ chỉ toàn mầu xanh núi rừng chen sương trắng. Tiếng máy trực thăng như gượng lại có tí đanh sắc h́nh như không muốn lao về phía trước. Và tôi đă nh́n rơ chiếc OV10 cùng hai Cobra với cánh chém gió loang loáng bên dưới. Sĩ quan thả Toán giơ tay mắt nh́n hai bên xem và ra thêm dấu chuẩn bị. Càm giác nao nao nơi bụng theo những tiếng o o rít lên từ bộ máy trực thăng và tôi biết rằng nó đang theo lệnh xuống băi thả. Mầu xanh cây lá nhanh chóng dâng lên rơ dần rồi trực thăng như ồ lên đứng khựng theo tay vỗ của Trung úy ra lệnh xuất phát. Tôi xoay người tay gh́ sợi dây hăm cùng đôi chân vừa bung khỏi càng trực thăng tay xả dây hăm tụt ào xuống… Thời gian vừa đủ để siết dây hăm nhằm làm giảm sức rơi rồi đôi mắt đưa t́m mặt đất với cú siết dây thứ hai chân vừa chạm băi. Tháo vội sợi dây khỏi bụng tôi lao ngay vào gốc cây đổ chuẩn bị t́nh thế tác chiến. Thiếu úy Dứa cũng vừa xuống đang thực hiện nhiệm vụ tháo chốt từ cuộn chiếu pháo theo sau chúng tôi từ trực thăng thả xuống. Chiếc thứ hai lập tức đă đứng trên đầu thả bốn người c̣n lại, tích tắc họ đă tháo khỏi dây tụt và hợp đoàn. Trưởng Toán đă trải xong chiếu pháo và giật dây nổ chậm rồi khoác tay di chuyển. Tôi nhanh chóng làm bổn phận ḿnh là ước lượng hiện trường… bao xa ngoài khu vực bị tàn phá rồi xoáy vào cái hố rông khoảng gấn 50 mét có chiều sâu ước chừng 10 mét.




Toán vội vă di chuyển cùng chui ḷn qua những cây đổ dọc ngang trong 10 phút chờ chiếu pháo sẽ nổ…khởi đầu cho giai đoạn hai của kế hoạch… Thời gian trôi nhanh trong vội vă chóng mặt giờ đă nh́n thấy rừng và bên cánh phải một cây cổ thụ vụt lao vút lên cao như thách thức. Đúng lúc này tiếng nổ liên tục như một cuộc chạm súng. Tôi vội báo Covey xâm nhập an toàn và chiếu pháo đang nổ. Xong gấp rút Toán tiếp tục di chuyển. Muỗi ở đâu kéo đến lăn xả váo mặt bất chấp làn thuốc trừ muỗi bóng lưỡng trên từng gương mặt. Tiềng trực thăng sau lưng lúc một rơ để rồi từ hố bom xâm nhập họ sẽ thả xuống và câu lên… sáu Biệt kích h́nh nộm bằng hai trực thăng thẳng về căn cứ để… cất vào kho.




Đoàn trực thăng rời khỏi khu vực trả lại vẻ nguyên si của rừng. Chiếc OV10 cũng sau hết rời khu vực khi biết rơ cuộc xâm nhập thành công. Tôi bỗng cười trong bụng khi nghĩ tới trái bom 15000 cân anh được thả từ đêm qua chỉ để tạo khoảng trống cho trực thăng đáp…Đánh giặc kiểu nhà giầu, kiểu này thật phí của!? Và chỉ tạo cảnh cây rừng gẫy đổ chồng chéo bằng sức tàn phá ước chừng 200 mét đường kính tính bởi bước chân chúng tôi đi qua từ hố bom c̣n đỏ au mầu đất. Một quả hạt trước sức nóng mặt trời trên cao tầng cây nổ bỏ hạt tạo ấn tượng thời gian và bất giác bụng kêu đói… nh́n đồng hồ 11 giờ 20. Rừng cây cao liền lạc bóng cả che phủ gần hết ánh mặt trời tạo quang cảnh tối đường hầm cho cây chồi non mọc dầy khó di chuyển nhưng lại che chắn tốt cho hành tung của Toán. Hoàng đi đầu dừng lại bên gốc cây và Thiếu úy Dứa ra lệnh ăn trưa. Đă có gió trên tầng cây cao lao xao rồi ào ạt h́nh như quanh quẩn rắc vội những lá rơi tới tấp chao đảo kèm theo tiếng đàn chim hốt hoảng kéo nhau ùa xà xuống tầng cây chồi quẩn quit. Gói cơm từ sáng giờ đă nguội ngắt nhưng hộp thit ba lát được hâm nóng bằng mẩu C4 loại chất nổ dạng bột dẻo có mầu trắng mà lính Biệt kích chúng tôi dùng để nấu nướng… Lại một sự phí của! Miếng cơm nhai và tiếng con chim đất từ phía sau gáy rúc lên năo nuột âm vang một chặp như dục chúng tôi tiến bước… Rừng vẫn một mực im hơi lặng tiếng.

Mặt trời đang chen xuống núi, vùng sáng mầu da cam dần nḥa trên biển xanh cây lá khi cái lạnh gờn gợn của rừng sâu dần bủa xuống. Bữa cơm chiều nhẩn nha chờ trời nhá nhem và chúng tôi có phần lạc quan… Khu vực không một tiếng súng truyền tin hay săn bắn thường gặp trong sinh hoạt vùng địch. Con đường ṃn được phát hiện không dấu vết mới sử dụng. Một tiếng nổ lớn âm vang truyền sóng dào dạt như đứt quăng vẻ rất xa ḥa cùng thú kêu hú thênh thang báo hiệu rừng trở ḿnh vào đêm. Ngọn gió mang hơi lạnh như muốn đẩy lùi những bước chân đang đi theo địa thế lên cao t́m chỗ nghỉ đêm trong khi bóng tối ập đến rất nhanh phút chốc đă mờ mịt mặt nhau. Toán dừng lại Thiếu úy Dứa đến bên báo cho chúng tôi có một cái hang trước mặt có thể làm chỗ nghỉ đêm nhưng c̣n phải chờ động tĩnh. Muỗi quá nhiều ào vào mặt và xa xa tiếng sấm chợt nghe vang rền chạy từ đông sang tây. Hoàng vừa thám thính xong chỗ nghỉ đêm và thật tuyệt vời giữa đêm rừng giá lạnh một nơi nghỉ ấm áp được an toàn một nửa chỉ pḥng thủ một mặt với hai trái ḿn được gài.

Đêm của những chập chờn giấc ngủ. Trong cái áo đi mưa ấm áp đă bao lần thu ḿnh để chống lại cơn gió thốc vào hang mang theo những hạt mưa. Đă quá nửa đêm, giật ḿnh thức giấc giữa tiếng gió hú và mưa ào ạt. Đồng hồ chỉ bốn giờ và thế là lũ gà rừng chết rét không cất nổi tiếng gáy. Nh́n ngoài hang màu đen kịt trong ánh chớp lan dài và tiếng sấm rền rền giờ ở trên mây trong khi mưa th́ ấm ào như trút nước. Hoàng bên cạnh dựa hẳn vào người tôi ch́m trong giấc ngủ… biết vậy tôi vẫn để yên chiều v́ rơ rằng giấc ngủ rang hay nướng là cả một tuyệt vời… Thiếu úy Dứa và Trung sĩ Kim Hoàng hai khuôn mặt theo ngọn lửa từ đáy ca nước tuy rằng chất dẻo C4 đốt lên chẳng bao giờ loang xa. Cặp Dương Bửng với La văn Vượng đang xoắn xuưt ca cà phê tỏa múi thật dễ chịu. Trời mờ sáng, bớt gió và mưa nhỏ. Nh́n ra tôi mới biết thêm về địa thế. Toán đang ở trên nơi cao mà trước mặt thoai thoải cánh rừng xa tít ít cây chồi phô toàn gốc lớn vươn thẳng tắp dễ chừng có đến cao khoảng 30 mét. Rừng im như tờ chỉ thấy gió và mưa. Mắt tôi vừa chạm ngoài xa mái nhà lá… tuy trong mưa nhưng nh́n rất rơ v́ không bị những cây chồi án ngữ. Báo cho Toán biết tôi gọi Hoàng dậy. Mưa lại bắt đầu lớn ào ào và gió đi qua những tầng cây chạm ngả nghiêng vào rừng lá ken dầy tiếng hú. Con nước bất ngờ đổ xuống băng đi qua những mốc đá lúc vỡ ̣a lúc ḥa nhập trong mưa gió nhưng vẫn tạo nên điệu đàn giao hưởng… ”mưa rừng…” Toán vào bữa sáng sau khi bàn định t́nh h́nh… Tuy bất ổn trước mái nhà lá và những cơn mưa cứ tuấn tự kéo đến, mưa trái mùa sao dai dẳng đến thế? Riêng tôi đang nghĩ đến một loại mưa… mưa nhân tạo?! Để có thể khó dễ và làm ngưng trệ hệ thống chuyển vận của địch quân… Người Mỹ đang tận dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho chiến tranh. Một cành cây rắc ầm gẫy trước hang ào chụp xuống chặn ngang ḍng nước làm nó tung lên sô đẩy cứ thế lật từng ṿng chầm chậm trôi rồi tấp vào gốc cây. Tôi liên tưởng đến nếu không có cái hang trú ẩn này biết đâu cành cây gẫy cũng trở thành sát thương… to chuyện. Và tin có bàn tay Thượng đế luôn theo phù hộ bên ḿnh. Cơn mưa chợt ngớt nhưng chưa tạnh, c̣n gió th́ lúc này hung hăn bất ngờ… Nó làm ngả nghiêng cây lá để lộ tí bầu trời cơn đen.

Đă qua đêm thứ hai trong mục tiêu. Tiếng gà gáy cất vang như là một thay đổi tất nhiên… ”Sau cơn mưa trời lại sáng”. Mưa cả ngày qua làm khựng lại bước chân. Toán chỉ tập trung vào pḥng thủ và quan sát động tĩnh. Tất cả đều đồng ư với nhau… thời tiết như vầy ai mà đi ra khỏi nhà! Và an tâm tại nơi trú ẩn… Cái hang đá của trời ban. Thiếu úy Dứa ra lệnh phải rời khỏi hang trước khi trời sáng. Ḿn pḥng thủ đă gỡ và trong bóng đêm âm thầm khởi hành. Biệt kích Cao văn Hoàng thi thoảng dừng lại căn địa bàn để bảo đảm vào đúng mục tiêu. Lũ gà rừng gáy đua như bù lại cho ngày hôm qua. Sương lạnh đeo dính gương mặt may mà gió th́ đứng im. Một gốc cổ thụ lờ mờ cùng làn sương trắng. Nh́n đồng hồ đă sáu giờ cũng vừa lúc Trưởng Toán chỉ cho Hoàng gốc cây có nhiều rễ bạnh để Toán ăn sáng. Công việc diễn tiến rất tuần tự giờ trên tay ca cà phê nghe tiếng chim cháo ngày mới… Chóng vánh và đă no đủ quả đúng là… nhanh như lính. Tôi đă nghe tiếng Covey nhưng ở rất xa. Xem bản mật mă… bật lại tần số trong ngày và chờ đợi. Đàn khỉ trên cây vừa ném cái ǵ xuống chỗ chúng tôi rồi nhe răng cười. Rất nhanh đă liên lạc xong rồi Covey qua bao vùng khác. Trong bụng lấy làm lạ khu vực không một tiếng súng đi săn thường vào buổi sáng như những mục tiêu khác.

Sáng ngày thứ năm trong vùng. Nhiệm vụ Reconnaissance Team gần hoàn tất sau Bomb Damage Assessment (Toán thàm sát khu vực và kiểm chứng kết quả trận đánh bom) Ngoài ra c̣n phải t́m cho ra hố bom thứ hai để triệt xuất theo đúng kế hoạch v́ nơi đây không một chỗ trống để làm băi đáp. Những phát hiện trong mấy ngày qua chỉ toàn là những con đường ṃn bỏ không, những căn nhà lá ngồi cả tiếng quan sát chẳng có động tĩnh. Đặc biệt một khu cánh rừng cây rậm cao lớn che phủ, bên dưới trống trải v́ cây chồi bị phá quang cạnh một con đường xe chạy nhưng vắng tanh cùng gió quẩn… chỉ có thể là địa điểm tập trung chuyển vận và được Toán lưu trong máy ảnh. Rừng ken dầy cây cao xum lá, không có chỗ cho nắng lọt xuống. Chiếc áo diệp lục rộng lớn nguyên sinh rập rớn xanh sóng biếc thật phiêu diêu và cũng thật sâu đắm lắng đọng những cảm thức nghiệm suy. Nắng trên tầng lớp ngàn xanh, tiếng Covey sau lưng như đuổi theo những bước chân đang ḍ dẫm di chuyển. Một cơn gió bất chợt ào ạt khi tôi nói với Trưởng toán kiếm chỗ nghỉ để liên lạc… Đúng lệnh tôi phải gọi Covey trước với tần số và mật mă trong ngày.

- Whisky Oscar… Romeo Bravo… over.
- Romeo Bravo đây Whisky Oscar… hăy chờ khi nào thi hành kế hoạch tôi sẽ báo cho bạn… sẵn sàng OK.

Covey vừa ra khỏi khu rừng chồi phía trái… một chiếc O2 như treo trên bầu trời trong xanh. Thiếu úy Dứa đang căn lại bản đồ theo đường di chuyển từng ngày qua và ước lượng khoảng cách phù hợp. Đàn khỉ tự dưng tụ tập trên cây lơ láo nh́n chúng tôi tay chỉ trỏ nhe răng khịt khịt.

- Romeo Bravo đây..... Whisky Oscar hăy chuẩn bị. Tôi bắt đầu đếm số và xuống bải thả xâm nhập. Khi đếm đến OK có nghĩa là mức khởi đầu để tới băi triệt xuất.
- Whisky Oscar rơ 5/5.

Màn chỉ điểm băi đáp đă được hoạch định trong kế hoạch hành quân và tiếng đếm số của Covey vang lên trong máy rồi OK để Toán chuẩn bị.

- Whisky Oscar… bingo.

Thiếu úy Dứa dơi theo hướng bay để biết băi triệt xuất và Bingo là tiếng tôi vừa báo cho Covey Toán đang ở trước mũi bên dưới máy bay… Nó vụt qua rồi nhanh cḥng bôc lên.

- Romeo Bravo… chỗ ở của bạn chỉ c̣n cách băi đáp khoảng 10 km cứ thẳng hướng Tây…thoát.

Mặt trời ửng lên những tia nắng hồng. Chim hót vang trên cành và lũ khỉ lô nhô trên cây. Ngày hôm qua Toán không phát hiện ǵ mới. Khu rừng càng lúc càng bí ẩn cùng vẻ nguyên sinh. Cao văn Hoàng được lệnh chuẩn bị di chuyển sau khi Trung sĩ Kim Hoàng gỡ xong trái ḿn pḥng thủ. Nắng đă lên chiếu ánh vàng chóe trên cây, Thiếu úy Dứa căn lại bản đồ và chỉ hướng đi cho Hoàng c̣n tôi nhiệm vụ bảo đàm về tần số trong máy liên lạc và mật mă trong ngày… Ngày hôm nay Toán xong nhiệm vụ và triệt xuất. Làn gió nhẹ khuấy động mảng sương mù bay bay bên hai tay áo tôi đă đẫm ướt lành lạnh. Covey lên bao vùng và tiếng động cơ như dội ấm ḷng. Thiếu úy Dứa luôn chỉ hướng đi cho Hoàng v́ chúng tôi đều biết rằng băi đáp chỉ ở đâu đây thôi. Một vách đá chắn ngang vẫn c̣n hơi sương bừng mở sắc mầu Phong lan. Rừng vẫn là một bí ẩn. Và cảm thức sự bé nhỏ của con người được lật mở, khơi gợi. Toán dừng lại để tôi liên lạc Covey. Vừa ngồi xuống tôi đă nh́n thấy nắng rơ hơn ngang tầm cây cao lao vút cành lá.

- Kilo Hotel… Xray November gọi
- Đây là Kilo Hotel… anh là ai?
- Xray November… Xray November… Xray November.

Ba lần xưng danh và mật mă trao đổi… nghĩa là liên lạc được nối kết. Thời gian này đơn vị chống Biệt kích của địch hoạt động rất hữu hiệu và nguy hiềm nhất là họ được trang bị máy ḍ làn sóng.

- Kilo Hotel đây Xray November… tôi cần giai đoạn kế hoạch phụ… anh chỉ cho tôi.

Covey vừa ngang và nó ṿng lại bay mở một cánh rộng như quan sát.

- Xray November… xin chú ư.

Tôi báo cho Toán chuẩn bị thế rồi từ Covey trái rocket khói được bắn xuống chỉ điểm băi đáp. Tiếng nổ không to lắm nhưng cũng đủ để chúng tôi xác định hướng đi cũng như khoảng cách. Trên địa bàn lần này đi về hướng Nam có nghĩa mục tiêu ở bên hông. Có một điều Toán chỉ nghe được tiếng nổ chú không thấy khói đâu bởi cây cao rậm lá nhưng mừng thầm v́ không phải leo qua vách đá kia thơm nức mùi hoa lan.

Thời gian được đếm trên những đôi chân vội vă nhưng cẩn thận đề pḥng. Ngọn gió trên tầng cây cao rắc vội những cánh hoa tim tím từ cây Bằng lăng dễ chừng phải hai người ôm mới hêt ṿng nơi gốc. Muỗi trên mặt và vắt dứới chân ngọ ngoạy. Thiếu úy Dứa và Hoàng dừng lại quan sát và đưa tay ra sau với dấu hiệu số 1… Tôi hiểu ngay băi đáp được t́m thấy… Tiếng Covey bao vùng nơi xa và mặt trời xuất hiện ngang tấm đầu. Đảo mắt tôi thấy ngay ṿng tṛn cây rừng khoe gốc thân vút lên cao với dấu tích một hố sâu chính giữa…cây chồi mọc thấp chen cùng cây đổ sơng soài có cây gác lên nhau trơ gọng.

- Kilo Hotel đây Xray November. Tôi đă ra được băi đáp.
- Xray November… tôi sẽ đến ngay.

Thiếu úy Dứa căn lo bố pḥng… Trung sĩ Kim Hoàng và Biệt kích Dương Bửng cũng gài xong hai trái ḿn pḥng thủ.

- Xray November… mở cửa sổ khi anh thấy tôi… OK

Trung sĩ Kim Hoàng cầm gương nơi tay và lấy ánh sáng vào… chuẩn bị.

- Kilo hotel… đă thấy anh và tôi sẽ mở cừa sổ…

Gương được chớp liên tục… đó là mật hiệu Toán phải theo nếu không muốn bị cho là địch quân.

- OK, Xray November Rơ 5/5 anh có thời gian 40 phút chuẩn bị triệt xuất… Dứt.

Mặt trời như đếm thời gian nhích dần như kim đồng hồ. Đứng trên đỉnh đầu tỏa sáng khắp ngàn xanh và lũng sâu chạy dài bất tận. Non cao thật bí hiểm, thâm u và lạnh lùng. Bầu trời yên tĩnh cùng chiếc Covey đă ra khỏi vùng chắc chắn để đổi tua chiếc khác.. Một con heo rừng to lớn đen trụi dẫn bầy theo sau dễ chừng có đến mười con be bé.. Nó đứng lại hít hà chúng tôi rồi ụt ịt đi thẳng. Chim trên cành lanh chanh thưởng thức mồi ngon, có con thích thú hót véo von. Tiếng Covey tôi nghe rất rơ và tiếng gọi vang trong máy.

- Xray November đây Kilo Hotel gọi.
- Kilo Hotel đây Xray November… Xray November… Xray November…

Mật hiệu được trao đồi và rồi Covey xuất hiện nhanh chóng gần tới.

- Xray November… cho tôi cửa sổ nhà anh và panel mật hiệu.

Toán đă đáp ứng lời yêu cầu của Covey và lúc này trên bầu trời hướng đông những hạt đậu văi rơ dần theo cơn gió quẩn… muốn đẩy chúng tôi vào lại rừng…trong cái cười mỉm của hố bom như không có sự sống và nhạt dần mầu đất. Đoàn trực thăng nhanh chóng trên đầu và Kim Hoàng cùng Dương Bửng cũng gỡ xong ḿn pḥng thủ.

- Xray November… bạn chuẩn bị triệt xuất 2 rồi 4 OK… Stabo.

Yên tâm hơn v́ hai Cobra đang dọn băi bằng những loạt đại liên. Trung sĩ Kim Hoàng và La văn Vượng cũng đứng vào vị trí câu dây. Một trực thăng đứng bên trên rồi thả xuống hai dây câu rồi tích tắc sau cái ra hiệu của Kim Hoàng lên phía trên…trực thăng dần lên rồi bay đi. Loạt đạn 40 ly nổ dài ấm áp không đanh nhọn như đại liên sáu ṇng theo sau là trực thăng thứ hai xuống đón…. thả xuống bốn dây câu từ hai cửa. Bốn người c̣n lại móc khóa từ dây câu vào chốt ở hai vai. Thiếu úy Dứa kiểm soát xong ra hiệu lên trực thăng. Chân vừa rời khỏi mặt đất bằng cái rút nhanh nhưng sao lại đưa hẳn chúng tôi vào gần phía cây rừng? ! Tôi chuẩn bị đưa tay che chắn đầu mắt nh́n quan sát phía trên và hoảng hốt bật thét lên “Hoàng ơi…ơi…” Nhành cây de hẳn ra b́a rừng như khoe với ánh nắng vừa vặn chạm vào cổ của Hoàng và kéo xuống… Đẩy người vào sát bên tôi bằng khuôn mặt tức khắc biến dạng dị thường… đầu cúi gập, mắt trợn trừng, bộ lưỡi đưa khỏi miệng có cùng chất giăi ḥa máu… nhễu cả vào tay và mặt tôi. Tôi lặng người qua phút giây giờ trực thăng đă ở trên cao đang bay về căn cứ. Gió vẫn thi thoảng mang theo chất nước từ miệng Hoàng thoảng mùi tanh. Ḷng tôi bỗng đau xót từ cái bấn loạn khởi đầu từ chân, mắt không dám nh́n lên trên thật gần gũi và có khuôn mặt của Hoàng… Biệt kích Cao Văn Hoàng. Một cái chết êm đềm, yên tịnh khi chiến trường không một tiếng súng địch và khu rừng… Thâm u giữa đại ngàn, lạnh lùng mang đầy bí ẩn có hai hố bom 15000 cân anh. Cái chết của những người trẻ trong chiến tranh mà chưa hề một lần nắm tay thiếu nữ cũng như bao cô gái c̣n ngây thơ đi lănh tiền tử của chồng vừa khóc vừa đếm tiền… ”Ông ơi, đổi cho tôi đồng này rách…”

Lôi Hổ Nguyễn Văn Hải - Chiến Đ̣an 1 Xung Kích
florida80_is_offline  
Old 04-27-2019   #242
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chút Kư Ức Về Cao Nguyên

Chút Kư Ức Về Cao Nguyên
Trần Châu Giang, K22/Đa Hiệu 115


Tôi bước xuống phi trường Cù Hanh, Pleiku vào một buổi trưa đầu năm 1968. Trời nắng nhẹ, cùng vài cơn gió thoảng qua làm lay động các bụi cỏ lau bên ŕa phi đạo và tạo thành âm thanh lao xao liên tục khiến tôi có cảm giác dễ chịu. Tôi được chỉ định về Trung Đoàn 3 Thiết Giáp, mà bộ chỉ huy đóng tại đây, để phục vụ. Những tháng ngày kế tiếp, tôi quay cuồng cùng đơn vị. Từ mờ sáng tới khi trời chập choạng tối, tôi chỉ thấy con đường 14, với rừng và núi. Thời gian sau tôi thường cùng đơn vị di chuyển theo đường 19 từ Qui Nhơn lên. Sau khi vượt qua đèo Măng Jang cao ngất, trước mắt tôi là không gian bao la. Tôi mới cảm thấy được thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao nguyên này, đối nghịch với kích thước nhỏ nhoi của con người.

Với độ cao từ 500 tới 1500 mét trên mặt nước biển, cao nguyên trải dài từ Bắc Kontum cho tới Lâm Đồng. Dân cư ở đây thưa thớt với nhiều sắc dân. Nổi bật nhất là người Ra Đê, Gia Rai, Bahna, và Sedang. Tŕnh độ phát triển của các sắc dân này không đồng đều.

Khi Chúa Nguyễn Hoàng trốn chạy chúa Trịnh Kiểm t́m về phương Nam lập đế nghiệp, với lời căn dặn “Hoành Sơn Nhất Đái, Vạn Đại Dung Thân”, nhưng các chúa sau chỉ tạo dựng đế nghiệp quanh những đồng bằng miền duyên hải. Măi cho tới thời Tây Sơn, vùng cao nguyên này mới có dấu viết lịch sử. Xuất thân từ một nhà buôn, có dịp đi nhiều nơi, một trong những người vợ của ông Nguyễn Nhạc là người Bahna, và đội Tượng Binh nổi tiếng của vua Quang Trung xuất phát từ vùng đất này. Con đường 14 hiện nay có thể mang ít nhiều dấu vết con đường thượng đạo ngày xưa. Khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn chỉ đặt các đạo để cai quản vùng này, mà không có kế hoạch phát triển.

Lúc xâm chiếm nước ta, người Pháp nhận thấy đây là vùng đất nhiều tài nguyên, nên đưa ra chính sách hạn chế người Kinh lên vùng cao nguyên này. Khi người Pháp bị buộc phải trao trả độc lập cho VN th́ nhà Nguyễn cũng muốn giữ làm của riêng cho hoàng tộc, với tên gọi Hoàng Triều Cương Thổ.

Cao nguyên này thay đổi một cách toàn diện vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà, với tên gọi CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN, được phân chia theo các điạ giới hành chánh. Chính quyền đương thời tập trung vào một việc rất quan trọng, là phân bổ lại dân chúng. Với gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, chính phủ của Tổng Thống Diệm khuyến khích và kêu gọi di dân lên cao nguyên lập nghiệp.

Khởi thuỷ gần 60 ngàn người đă lên vùng này, tập trung sinh sống tại các khu dinh điền rải rác, nhiều nhất ở vùng Ban Mê Thuột và Kontum. Riêng tại Kontum, di dân lập làng quanh thị xă, và trải dài lên phía Bắc. Họ đă lập các làng Ngô Trang, Trung Đạo gần Vơ Định, và Diên B́nh gần Tân Cảnh. Một vài đơn vị vơ trang của giáo phái Ḥa Hảo cũng được di chuyển lên đây khi giáo phái này về hợp tác với chính phủ. Ngoài việc an dân, việc làm này c̣n mang ư nghiă về quốc pḥng.

Tôi không biết nhiều về phía Nam cao nguyên, v́ tôi chỉ ở cùng một đơn vị Thiết Giáp, luôn hoạt động ở phía Bắc, không kể trận Ban Mê Thuột, diễn ra vào giai đoạn chót của cuộc chiến. Tuy nhiên, vùng Pleiku và Kontum mới là điạ bàn chính trong chiến tranh của vùng cao nguyên. Các cuộc đụng độ lớn giữa ta và VC luôn xảy ra ở đây. Cả Vùng 2 Chiến Thuật có 5 thiết đoàn Kỵ Binh. Trừ hai chi đoàn Thiết Kỵ hoạt đông dưới miền duyên hải, toàn bộ năm thiết đoàn đều nằm trên vùng cao nguyên. Trong đó bốn thiết đoàn bố trí tại Pleiku và Kontum.

Gần như trở thành qui luật, ngoài các trận đánh lẻ tẻ diễn ra suốt năm, vào đầu mùa mưa đều có những trận đánh lớn với sự tham dự của nhiều trung đoàn quân chính qui của CS miền Bắc. Những năm 1965 và 1966, các trận đánh lớn diễn ra ở Đức Cơ, Pleime; năm 1967 ở Dakto; năm 68 Mậu Thân; năm 69 ở Ben Hét; năm 70 ở Dak Seang; năm 71 ở căn cứ 5, căn cứ 6; năm 72 ở Tân Cảnh. Sau những trận đánh này, thương vong của ta thật lớn lao, nhưng tổn thất của lực lượng CS Bắc Việt tăng gấp nhiều lần. Sau trận Ben Het, nhiều cán binh cuả quân CS miền Bắc bị chết nằm rải rác trong rừng, tan rữa chỉ c̣n bộ xương. Sau trận tại căn cứ 5, các đợt tiếp tế được yêu cầu mang thêm cả những bó nhang, không phải để cúng cô hồn, mà đốt lên để át mùi tử khí!

Nói tới vùng cao nguyên, không thể không nói đến con đường 14. Ngày nay, con đường này chạy từ Chơn Thành, chỗ giáp với Quốc Lộ 13, ra tới Quảng Trị. Nhưng đoạn đường từ Pleiku tới Dakto trong chiến tranh là con đường của xương, máu, và nước mắt. Các Trung Đoàn CS Bắc Việt 95, 28, và 66 thường đóng chốt ngăn chặn giao thông trên đoạn đường này, trước khi mở các trận đánh lớn. C̣n thường ngày, từ Pleiku tới Kontum là vùng hoạt động thường xuyên của một đơn vị cấp tiểu đoàn D405? Từ Kontum tới Tân Cảnh là đơn vị C1. Các đơn vị CS này mở các cuộc phục kích nhỏ, bắn sẻ, và nhất là đặt ḿn.

Vào năm 1968, đoạn đường này vẫn không có nhiều thay đổi khi so với thời gian trước khi quân Mỹ chính thức tham chiến ở Việt Nam. Chỉ có 1/3 mặt đường được tráng nhựa, 2/3 mặt đường c̣n lại vẫn là đất đá, v́ vậy ḿn bẫy luôn là nỗi ám ảnh cho các đơn vị. Quân đội Mỹ luôn xử dụng con đường này để chuyển tiếp liệu từ Pleiku lên các căn cứ phía Bắc. Để tránh bớt thiệt hại khi bị phục kích, Công Binh Mỹ đă cày sới, chặt cây, khai hoang vào hai bên đường, mỗi bên khoảng hơn 100 mét để đoàn “convoi” (đoàn xe hộ tống, tiếng Pháp) có thể di chuyển. Sau khi Thiết Giáp đă mở đường xong, là toán ḍ ḿn đi so le hai bên đường. Phiá sau một đoạn xa là hai chiếc GMC chở đầy đá cục di chuyển dật lùi. Nếu có ḿn c̣n sót lại th́ nó sẽ nổ. Công việc thận trọng như vậy mà đôi khi vẫn bị tổn thất v́ ḿn, do kỹ thuật chôn dấu của VC ngày một tinh vi.

Tôi được nghỉ một ngày khi về tŕnh diện trung đoàn, để chờ chi đoàn đến nhận. Khi về tới chi đoàn, một hai ngày đầu tôi c̣n bỡ ngỡ, nhưng vài ngày sau, tôi đă bắt kịp mọi việc. Vào thời gian này Trung Đoàn 3 Thiết Giáp được cải danh thành Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh. Thiết đoàn chịu trách nhiệm an ninh Quốc Lộ 14 từ Pleiku đến Kontum. Đoạn đường dài khoảng gần 60 cây số. Từ Pleiku tới Dak Doa, đồi dốc thoai thoải, địa thế lư tưởng cho các hoạt động của Thiết Giáp. Từ Dak Doa tới Kontum con đường 14 bị kẹp giữa hai dăy núi, phía Đông là dăy Chu Thoi và phía Tây là dăy Chư Pao, đoạn này dài khoảng 7 cây số. Khi mở đường đến đoạn này, Thiết Giáp chỉ có một khoảng trống rất hẹp để điều động.

Dak Doa cũng là một địa danh đáng được ghi nhớ, v́ chính tại địa điểm này, vào năm 1955, Công Binh Việt Nam Cộng Ḥa đă mở con đường đi về Quảng Ngăi. V́ chiến tranh, con đường hầu như không bao giờ được xử dụng. Những ngày tháng giữ an ninh trên đoạn đường này, đơn vị của tôi ít gặp ḿn bẫy, nhưng v́ các đoàn “convoi” của quân đội Mỹ vẫn đi đi về về hàng ngày, do vậy thường xuyên bị phục kích. Các đoàn xe bị tổn thất không nhiều, nhưng lực lượng của CSBV bị tổn thất rất nặng, một phần do sự phản công của Thiết Giáp, một phần do các khẩu đại liên sáu ṇng bố trí xen kẽ trong đoàn xe hộ tống.

Đường 14 được nhắc đến nhiều sau này, là do trận chiến đẫm máu diễn ra ở Chư Pao năm 1972... Sau khi đă chiếm được Tân Cảnh, Mặt Trận B3 CSBV dự tính sẽ đánh chiếm Kontum. Muốn vậy phải chặn được viện binh từ Pleiku lên. Chúng đă chọn Chư Pao là điểm chiến lược, v́ ngăn chặn được Chư Pao không cho quân đội chính phủ VNCH vượt qua là ngăn chận được lực lượng tiếp viện cho Kontum.

Chư Pao là ngọn đồi cao 1059 mét, nằm trong dăy núi phía Tây. Tại đây, Trung Đoàn 95A CSBV đưa một tiểu đoàn lên tổ chức trận địa. Từ cao điểm này, chúng dễ dàng ngăn chặn đoạn đường 14, nằm kẹp giữa hai dăy núi. Tất cả mọi di chuyển trên đoạn đường đều nằm trong tầm tác xạ của các loại vũ khí bắn thẳng. Lực lượng tăng cường cho Kontum đă phải trả giá rất đắt nơi đây. Về sau, Quân Đoàn II phải mở con đường 14B, lui về phiá Tây, song song với con đường 14, và sau dăy Chư Pao. Từ đây, một chi đoàn của Thiết Đoàn 3 đă xâm nhập vào mật khu cuả Trung Đoàn 95 CSBV. Cán binh CS th́ đă chạy hết, nhưng mấy con heo đă làm sẵn th́ vẫn c̣n để lại. Cũng từ đây, Thiết Giáp và Biệt Động Quân đă chiếm được đỉnh Benhet và giải tỏa cho Kontum.

Đầu năm 1969, quân đội Mỹ đă không c̣n giữ an ninh trên đoạn đường 14 từ Kontum đi Dakto. V́ thế, Thiết Đoàn 14 vừa được thành lập đă lănh nhiệm vụ an ninh trên đoạn đường này. Ở phía Bắc Kontum, rừng rậm, đồi dốc nhiều, nhiều đường thông thủy cắt ngang quốc lộ. Đặc biệt, trên đường có rất nhiều ḿn bẫy. Chỉ qua một đêm trên cùng một đoạn đường có khi khám phá cả chục ḿn đủ loại. Đường tuy dài, nhưng có hai đoạn mà nguy hiểm luôn luôn ŕnh rập: từ Kontum đến Ngô Trang, từ Vơ Định tới Kon H’ring. Các đơn vị hành quân trong khu vực này luôn chịu tổn thất do bắn sẻ, phục kích, nhưng nhiều nhất do ḿn bẫy. Đôi khi đường đă được mở, toán ḍ ḿn đă xong, xe đă di chuyển, nhưng một chiếc trong đoàn xe cán ḿn. Kết quả là không một ai sống sót.

Từ Kontum đi Ngô Trang, con đường đi lên một dốc cao của một ngọn đồi. Đó chính là Eo Gió một địa danh quen thuộc của những người lính chiến Kontum. Tại đây, Chi Đoàn 2/14 mất một hạ sĩ quan rất giỏi, bắn súng cối 81 ly không cần ống nhắm, yểm trợ chính xác, và hiệu quả. Sau khi dẹp tan một cuộc phục kích, người hạ sĩ quan này xuống xe lục xoát. Ông t́m được một cán binh CSBV nằm trong bụi rậm. Tay vẫn cầm khẩu súng colt, ông kêu người này đầu hàng. Thay v́ làm như vậy, người cán binh này, đă bắn vào ông nguyên một băng AK. Với ḷng cuồng tín và thái độ hận thù, tên CS này biến thành kẻ mê muội nên không nh́n thấy đâu là ḷng nhân đạo.

Đoạn từ Vơ Định tới Kon H’ring, phục kích và bắn sẻ diễn ra thường xuyên. Tại đây, Thiết Đoàn 14 mất một chi đoàn trưởng. Phía Bắc Vơ Định không xa có một con suối nhỏ. Qua điểm này, chi đoàn không thể dàn đội h́nh, mà phải qua từng chiếc một. Thay v́ phải để một chi đội giữ bên hông cho chi đoàn đi qua, Nguyễn Văn Âu đă khinh suất, không bố trí an ninh, và di chuyển ngay sau chi đội đầu vừa qua được mấy xe. Chi Đoàn bị lọt ổ phục kích. Truyền thống của chi đoàn này từ xưa đến nay và như thành thói quen, là khi bị phục kích, tất cả đều dàn hàng ngang tiến vào mục tiêu. Âu đă tử thương. Vài ngày sau, tôi được đưa về thay nhiệm vụ của Âu.

Qua đầu năm 1969, Công Binh Hoa Kỳ bắt đầu xây dựng lại đường 14, từ Kontum ngược về hướng Bắc, nhưng chỉ trải nhựa cho tới Tân Cảnh. Công việc vất vả, kéo theo sự mệt nhọc cho cả những đơn vị giữ an ninh. Công việc làm nền móng mất nhiều thời gian, nhưng khi trải nhựa th́ nhanh chóng hơn. Trong một ngày có thể trải nhựa tới sáu, bảy cây số. Những người lính Công Binh này làm cho xong việc chứ không làm tới giờ là nghỉ. Một lần trời đă xẫm tối mà Công Binh vẫn làm, tôi nói với người cố vấn Mỹ,

- “Anh nói với Công Binh, nghỉ đi mai làm, lính của tôi mệt mỏi quá rồi.”

Người cố vấn này không nh́n tôi mà nh́n vào khoảng không rồi nói,

- “Đường này của anh, hay của tôi?”

Tôi không thể có câu trả lời.

Người lính Thiết Giáp giữ an ninh trên các trục đường, thoạt nh́n có vẻ thảnh thơi. Nhưng không phải vậy, v́ họ ra đi từ mờ sáng, trở về khi mặt trời sắp lặn. Suốt ngày phơi ḿnh dưới nắng, mưa, ăn uống kham khổ. Ngày nào thức ăn cũng toàn thịt ba lát, hoặc cá hộp măng le. Khi về họ c̣n phải lo xăng nhớt, đạn dược, tu bổ máy móc, c̣n canh gác, vv...

Vùng phía Bắc cao nguyên này có hai thành phố chính Pleiku và Kontum. Pleiku ở trên độ cao 900 mét. Xế về phía Bắc không xa là Biển Hồ. Đây là miệng núi lửa đă ngưng hoạt động từ rất lâu. V́ vậy, vùng Pleiku đất đỏ, mùa nắng th́ bụi mù, mùa mưa th́ bẩn. Nơi đây được chọn đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Không xa thành phố về phía Nam là núi Hàm Rồng, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Hoa Kỳ. Pleiku có đủ mọi sắc lính, cả Việt và Mỹ. Thỉnh thoảng, người ta c̣n bắt gặp những đoàn người thượng đeo gùi đi thành hàng dọc trong phố. H́nh ảnh hoà trộn này khiến Pleiku có một chút ǵ hoang dă, hối hả, và tạm bợ.

Tuy vậy những con người qui tụ về đây vẫn khát khao một chút lăng mạng ở café Dinh Điền, một chút cầu kỳ khi cố lặn lội vào một hẻm sâu để t́m một tô bún ḅ Huế. Thành phố này c̣n có Câu Lạc Bộ Phượng Hoàng, nhưng nơi đây không phải nơi đến của những người lính suốt ngày lặn lội trong rừng.

Có một câu nói của giới giang hồ nơi đây, “Cái ǵ của Pleiku th́ phải để lại Pleiku. Mang đi nơi khác, sớm muộn cũng mất.” Đúng sai tới đâu th́ chỉ những ai đă lập nghiệp nơi này mới có câu trả lời.

Khác với Pleiku, thành phố Kontum, với ḍng sông Dakbla chảy ngược, ở độ cao 500 mét.* Nơi đây có một chút ǵ như trầm lắng, phảng phất chút khuê các. Giờ tan học, những tà áo trắng trinh nguyên toả ra từ cổng trường, nhưng sau đó không thấy ai lang thang ngoài phố. Thói quen này, có thể ảnh hưởng từ tôn giáo, đă định h́nh nếp sinh hoạt của dân cư.

Ngược ḍng lịch sử vào năm 1851, các linh mục truyền giáo đă có mặt ở thành phố này. Kontum có nhà thờ bằng gỗ nổi tiếng, được xây dựng trong khoảng thời gian đó. Cũng nhờ sự có mặt của các linh mục đạo Thiên Chúa Giáo người ngoại quốc mà vào năm 1861 người BAHNA đă có chữ viết được La Tinh hoá. Không chỉ riêng tại thị xă Kontum, các linh mục c̣n đi đến cả những vùng xa xôi. Tại một buôn làng gần Dakmot, vào năm 1970 vẫn c̣n một linh mục già người Pháp sống trong ngôi nhà thờ nhỏ giữa buôn làng người Bahna.

Cao nguyên Trung Phần rộng mênh mông, đất đai mầu mỡ, dân cư thưa thớt, trong khi người thượng sống rải rác trong rừng sâu. Khi tới đây, người Pháp đă hạn chế người kinh sinh sống, độc quyền thành lập các đồn điền với đủ kích cỡ. Riêng tại Pleiku có đồn điền trà KTK dọc theo con đường vào Thanh An. Khi hành quân về phía Nam Đức Cơ, chúng tôi thấy cả một vườn soài rộng lớn, trái trĩu cành mà chẳng ai hái. Sâu hơn nữa về phía Nam là một khu đất bằng phẳng mà sâm mọc như cỏ. Lính tráng rủ nhau đi đào nên xe nào cũng cả bao cát.

Đệ Nhất Cộng Hoà được thành lập, bắt tay vào xây dựng cao nguyên. Người Pháp đă ra đi, nhưng đă để lại nơi đây những cánh hoa biết nói. Những cô gái này có một điểm chung là sống mũi cao, và đôi mắt sáng. Ở vùng Pleiku, các cô được học hành nên nói tiếng Pháp trôi chảy, nhưng ở Kontum, phần nhiều họ làm việc và sống lam lũ. Dù vất vả, họ vẫn giữ được vóc dáng cân đối. Gần làng Ngô Trang có hai cô gái đẹp hàng ngày vẫn đi chăn ḅ. Khi hành quân qua đây, chúng tôi thường ngồi chờ các cô về, t́m một chút rung động trong ḷng để bù vào suốt ngày mưa nắng. Đối diện với làng Trung Đạo gần Vơ Định, đi sâu vào con đường ṃn, không như một buôn thượng thường có nhà rông, nơi đây chỉ có mấy nóc nhà. Ở đây cũng có hai cô gái, tuy vẫn đeo gùi đi rẫy, nhưng làn da vẫn phơn phớt hồng, và đôi mắt th́ đầy mê hoặc.

Cao nguyên núi rừng trùng điệp. Những ai đă từng lạc bước trong rừng sâu, th́ hiểu thế nào là sức mạnh của rừng. Tôi có vài lần tăng cường hành quân trong Polei Kleng, đồn trú dài ngày tại Benhet. Buổi chiều lắng xuống, ai nh́n ra chung quanh, th́ cũng chỉ thấy một mầu xanh cuả lá, sương mù giăng giăng một màu xa khơi. Nếu ai nh́n chăm chú th́ sẽ có cảm giác rừng đang toát ra không khí trầm tĩnh, nhưng đầy bí hiểm.

Mùa Xuân năm 1972, đơn vị đồn trú tại Benhet. Tôi không có bạn bè, cũng chẳng ai viếng thăm. Lúc này, đơn vị bố trí thành một ṿng đai rộng. Mấy người lính ở từng xe góp nhau nấu chút đồ ăn mà họ mới gởi mua hôm trước.

Một ḿnh, ngồi cạnh xe chỉ huy, tôi nh́n vệt nắng hắt ngang trước mặt. Mầu nắng vàng buổi chiều dễ làm tôi chạnh ḷng. Tôi nghĩ về gia đ́nh, về những ngày tuổi nhỏ, và không thể không nghĩ về những ǵ đă từng gặp những tháng năm qua. Đă có biết bao cảnh đời bị ch́m lấp giữa mịt mù khói lửa chiến tranh.

Trong đơn vị, tôi đă từng gặp người cha của một binh sĩ đă mất. Ông đă lặn lội từ một tỉnh miền Tây ra tới vùng cao nguyên, chỉ mong được nh́n nơi con ḿnh đă sống, gom chút kỷ vật, buồn bă, rồi lầm lũi quay về.

Tôi đôi lúc nghĩ về một đám tang, vào năm 1969. Một sĩ quan của Trung Đoàn 42 tử trận. Chỉ có một quả phụ đội chiếc khăn tang trắng bước sau quan tài. Quang cảnh càng ảm đạm hơn khi trời c̣n lắc rắc mưa. Chỉ vài tháng sau, tôi t́nh cờ gặp người thiếu phụ này trong chốn ăn chơi. Chị không biết tôi, nhưng như có linh tính, có một chút khựng lại. Chỉ một thoáng, mọi chuyện lại coi như không. Sự tuyệt vọng đến đâu, để người thiếu phụ này không c̣n tha thiết đến cuộc đời ḿnh?

Một chút hồi tưởng về vùng đất tuy nhỏ giữa một cao nguyên rộng lớn, nhưng đă có biết bao người đă đi qua và bao người vĩnh viễn nằm lại.

Cao nguyên, bây giờ có thể đă khác, nhưng lẫn trong đất là xương máu của không biết bao người.



* Các sông ở miền Trung VN, xuất phát từ dăy núi Trường Sơn, đa số chảy về hướng Đông, đổ ra biển. Riêng sông Dakbla chảy ngược lại về phía Tây.
florida80_is_offline  
Old 04-27-2019   #243
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Những Điệp Khúc C̣n Dang Dở….

Trần Ngọc Nguyên Vũ





Ngồi trên chiếc xe díp tuần pḥng căn cứ, Trung Tá Tựu thấy chiếc C130 bay lướt qua đầu ḿnh đáp xuống phi đạo, anh ra lệnh cho người tài xế ngừng xe lại để quan sát, chiếc phi cơ đang ngừng lại ở cuối phi đạo sát với ṿng đai phi trường. Cửa hậu của phi cơ được mở ra, một đám đông khoảng ba bốn chục người tay mang hành lư tràn qua băi cỏ phóng lên phi cơ. Cửa phi cơ được đóng lại, bốn cánh quạt cùng với hệ thống bán phản lực rít lên, phi cơ lao về phía trước rồi bốc minh rời khỏi phi đạo. Tựu đứng thẳng người, cánh tay giơ lên ra lệnh cho người xạ thủ vào vị thế chờ khi phi cơ vào đúng tầm đạn của khẩu đại liên. Nét mặt người xạ thủ đanh lên, anh cắn chặt môi đến bật máu, trên trán lấm tấm những giọt mồ hôi, ngón tay run run đặt lên c̣ súng sẵn sàng nhả đạn. Phi cơ bay ngang qua đầu nhưng Tựu vẫn đứng bất động, người xạ thủ ngước mắt nh́n “Ông Thầy” đợi lệnh để khai hỏa. Phi cơ bay lên như cố gắng nâng cao độ “climb” rồi từ từ biến ḿnh sau đám mây mù dầy đặc trên bầu trời của quê hương vào lúc những ḍng sử bi hùng của cuộc chiến đang từ khép lại…. Tựu buông một tiếng thở dài, vỗ vai người tài xế nói: “- Thôi ḿnh đi về”.

Sau bao năm theo “Thầy” đi hành quân ngoại biên, anh tài xế hiểu rơ “Ông Thầy” của ḿnh hơn ai hết. Từ những cuộc hành quân vượt đỉnh Trường Sơn, tới những lần xâm nhập mật khu của địch, anh luôn luôn để toát ra một phong độ hào sảng của một tráng sỹ nơi biên cương quan tái chốn xa trường. Cuộc sống của anh là cuộc sống của những người con yêu sẵn sàng hy sinh thân ḿnh cho đại cuộc. Mỗi bước chân của anh in đậm những ḍng thơ đầy tính nhân bản, trên những trang quân sử bi hùng và lăng mạn của dân tộc…Sự quyết định của anh ngày hôm nay có thể là đúng và cũng có thể là sai, nhưng chắc chắn đó không phải là sự quyết định của lư trí mà là sự quyết định của con tim…C130 một cái tên nghe quen thuộc và cũng rất thân thương. Trong những lần làm việc với C130, anh ít tiếp xúc với phi hành đoàn mà chỉ biết họ qua “tần số”. Từ những phi vụ thả toán, đến những phi vụ “bốc” thông điệp và bốc “hàng sống”. anh coi chiếc C130 như một người bạn thân thiết nhất của anh, làm thế nào anh có thể bắn hạ nó, cho dù có phải đánh đổi lấy những h́nh phạt nặng nề nhất của quân đội dành cho anh. Nghĩ như vậy anh thấy ḷng ḿnh thanh thản hơn…Cuộc chiến này rồi cũng có lúc phải kết thúc, kết thúc như thế nào th́ anh chưa biết, lệnh từ Nha Kỹ Thuật là phải bảo vệ sân bay để sẵn sàng cho cuộc triệt thoái toàn bộ của quân đội...

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam thất thủ, quân đội miền Bắc tràn qua vĩ tuyến 17 tiếp thu miền Nam và thủ đô SàiG̣n. Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa tự giải thể, nhân dân miền Nam t́m đường thoát ra nước ngoài xin tị nạn chính trị đẻ tránh sự trả thù tàn độc của Cộng Sản …Sau 20 năm nội chiến, một cuộc chiến tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại ở thế kỷ thứ 20 này. Lằn ranh chia cắt đă được xóa bỏ, và Việt Nam trở thành một nước theo chế độ Cộng Sản. Nhưng cũng kể từ đó người dân miền Nam sống trong cảnh tối tăm , u ám với một tương lai mù mịt…Hàng trăm những trại tù, những vùng kinh tế mới được dựng lên để giam giữ hành hạ và cướp bóc vơ vét tài sản của dân miền Nam. Thảm cảnh vợ con của Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền ( tiếng của cộng sản ) bị cưỡng bức bởi những kẻ có quyền thế của chế độ mới đă làm cho người dân miền Nam càng thêm tủi hổ…Vết thương đời ngày đêm rỉ máu. ..Bây giờ th́ đă hơn nửa thế kỷ trôi qua , cuộc nội chiến đầy hận thù tàn bạo cũng đă chấm dứt, không c̣n những tiếng bom nổ đạn bay, những xác người gục ngă giờ đậy cũng đă tan biến vào với cát bụi để biến thành chất tố để vun xới cho rừng cây xanh lá cho những khóm hoa trổ sắc vàng tươi và cái c̣n lại là cái “hào khí” của những anh hùng liệt nữ, những người đă nằm xuống mà không bao giờ được thấy cái thành bại của cuộc chiến ḿnh đă tham dự, cái hào khí đó đang nằm trong những trang “Quân Sử” để tấu lên những “Điệp Khúc” cho bản “Trường Thiên Anh Hùng Ca” bất hủ của dân tộc…

Bây giờ th́ đă hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người “Tị Nạn” tham dự cuộc chiến ngày nào cũng đang kề cận với những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, nhưng mỗi lần lật qua những trang chính sử của dân tộc th́ cái hào khí “Đông A” của những người trai thế hệ “ Mầu Tím Hoa Sim” của một thời chinh chiến ấy lại bùng lên để dệt thành những ḍng sử mới cho thế hệ ngàn sau chiêm ngưỡng…

20 năm sau ngày 30 tháng Tư oan nghiệt, tôi tất bật ngược xuôi làm kiếp chim trời xa tổ trên những nẻo đường xa lạ, tôi có dịp ghé thành phố San José, tôi điện thoại cho Tướng Minh xin được đến thăm ông. Nhận ra tôi ông mừng lắm, ông nói ông rất thích những bài viết của tôi trong mục “Đem tâm t́nh nói chuyện với lịch sử”, rồi ông nói với tôi để ông gọi cho Phan Vũ Điện tổ chức một tiệc rượu bỏ túi và mời một số anh em Không Quân đến nhà Điện để hàn huyên tâm sự…Trong lúc nói chuyện Điện kể lại chuyến bay nghẹt thở trong lúc cất cánh từ phi trường Long Thành, Chiến nói: “ Trong cuộc đời bay bổng, bao nhiêu lần vào sanh ra tử, nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy hồi hộp và căng thẳng như lúc bay ngang tầm súng đại liên trên chiếc xe díp pḥng vệ phi trường, lúc bấy giờ toàn thân anh như tê dại, miệng thầm đọc kinh “Đức Mẹ” hằng cứu giúp và “Quan Thế Âm Bồ Tát”…Khi phi cơ lên đến cao độ b́nh phi, thẳng đường lấy hướng đi Singapor anh mới hoàn hồn…Tướng Minh ngồi trầm ngâm nói: “ĐM…Cuộc đời thật là “Vô Thường” không biết đâu mà lường trước được…”

Bẵng đi một khoảng thời gian sau, tôi có dịp gặp lại Tựu, người bạn cũ từ thủa c̣n mài đũng quần trên ghế nhà trường. Chung nhóm với Trịnh Đức Tự, Đào Văn Năng…Chúng tôi cùng xin đầu quân vào Quân Chủng Không Quân. Tôi và Tự qua khỏi ṿng khám tổng quát, được đi tiếp, c̣n Tự và Năng phải ở lại để đi theo con đường “định mệnh “ riêng của đời ḿnh…V́ tính đa năng của Không Quân, thỉnh thoảng tôi vẫn được gặp họ, nhất là Tựu, trong những lần hành quân trên Bắc Thái…Chúng tôi yểm trợ cho Tựu “bốc” những toán Biệt Kích Dù trên đất Bắc…Ngồi nói chuyện trong buổi tiệc cưới của cô cháu gái Thanh Hà, nữ ca sĩ duyên giáng nổi tiếng nhất của cộng đồng người Việt tại hành phố Raleigh, thuộc tiểu bang North Carolina. Sau khi nâng ly mừng cho Cô Dâu và Chú Rể được bay cao và bay xa trong ṿm trời của yêu đương hạnh phúc, Tựu nói với tôi : “- Trong cuộc sống hiện tại, có những chuyện ngày xưa mà bây giờ nghĩ lại tôi vẫn tưởng chừng như mới xẩy ra ngày hôm qua…Gương mặt Tựu chùng xuống ch́m vào một vùng kư ức nhạt nḥa những h́nh ảnh của một thời…Tựu nói :’- Nếu sáng hôm ấy tôi ra lệnh cho người xạ thủ khai hỏa th́ chắc chắn chiếc C130 sẽ bốc cháy và nổ tung trên bầu trời, th́ suốt cuộc đời tôi sẽ không lúc nào được hưởng những giây phút thanh thản như ngày hôm nay…và biết đâu tôi lại chẳng theo hai người bạn trong một tai nạn xẩy ra cho 3 người chúng tôi trong toán kiểm tra chương tŕnh xây cất của tập đoàn “Trump Tower” ở Miami, FL. về một cơi vô h́nh nào đó rồi…Tôi nói với anh :”- Cuộc đời thật là vô thường, nếu nói theo tinh thần “Thập Nhị Nhân Duyên” trong Phật Giáo th́ đó là cái nghiệp của chúng sinh, không ai thoát khỏi…Tôi biết người lái chiếc C130 ngày hôm ấy, anh ta đang định cư ở San José, người đầu sông, kẻ cuối sông, nay bắc nhịp cầu “Ô Thước” để nhâm nhi ly rượu “tri kỷ tương phùng như sương khói…” chắc là sẽ thú vị lắm đấy. Tựu trầm ngâm, giọng nói như tan loăng vào khoảng không vô tận :”- Thôi…cứ để chuyện đó nằm yên trong qúa khứ, nhắc đến chỉ làm cho cuộc sống càng thêm sáo trộn…” Tôi nâng ly ngửa cổ uống cạn ly rượu như cảm thông cùng câu nói đầy chất “thiền” của Tựu.


Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Những Điệp Khúc C̣n Dang Dở…)
florida80_is_offline  
Old 04-27-2019   #244
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Những Điệp Khúc C̣n Dang Dở…

Trần Ngọc Nguyên Vũ

*****

Vào chưyện…

Người Chép Sử!
(Trần Ngọc Nguyên Vũ)

*****

Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn
Tráng sỹ nhất khứ hề bất phục hoàn.

Tư Mă Thiên


Lịch sử là những dữ kiện đă xẩy ra được ghi lại một cách trung thực. Thiếu sự trung thực “lich sử” sẽ trở thành những tài liệu vô giá trị. Tư Mă Thiên một nhà viết sử có uy tín nhất của Tầu, ông đă để lại một pho sử giá trị để những nhà nghiên cứu có đủ tư liệu để tham khảo. Nhưng làm thế nào mà Tư Mă Thiên, một người sống giữa một triều đại quân chủ chuyên chế độc tài đời nhà Tần, có thể thoát khỏi lưỡi gươm của Tần Thủy Hoàng. Sau khi bị Kinh Kha ám sát th́ những ai chỉ cần nhắc đến hai tiếng Kinh Kha cũng đủ để Tần Thủy Hoàng chu di tam tộc. Vậy làm thế nào mà Tư Mă Thiên đă hết lời ca tụng Kinh Kha như một người hùng “thế thiên hành đạo” mà lại thoát được đường gươm của bạo chúa. Đó là ông đă giấu Tráng Sỹ vào những ḍng chữ của thơ văn. Thay v́ chép sử ông viết chuyện dă sử, ông không tả Kinh Kha sang Tần mà chỉ tả cảnh Thái Tử Đan và cả nước Yên chít khăn tang ra bờ sông Dịch Thủy qùy lạy tiễn đưa, bầu trời vần vũ đám mây tang, trong lúc “tráng sỹ” lạnh lùng quay lưng bước xuống thuyền, ḍng Dịch Thủy gào thét mộ khúc bi ai, tiếng sáo Cao Tiệm Ly văng vẳng vọng lên như một luồng âm phong lạnh buốt ḷng người…” Phong tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn – Tráng sỹ nhất khứ hề bất phục hoàn.”

Đến đoạn viết sử, ông ung dung viết những ḍng chính sử mà không sợ phải bẻ cong ng̣i bút…Lệnh của Tần bạo chúa là phải chặt đầu kẻ phản Tần là Phàn Ô Kỳ đem dâng trước bệ của Tần Thủy Hoàng, và Kinh Kha được chọn để làm chuyện này. Trước khi được bước lên chin bệ, quân hổ bôn lột quần áo Kinh Kha ra khám xét, ngoại trừ con dao “Trủy Thủ” dấu trong chiếc đầu lâu của Phàn Ô Kỳ. Người đi cùng Kinh Kha đứng trước cảnh đó đă run sợ đến đứt mạch máu mà chết. Kinh Kha b́nh tĩnh bước lên qùy dâng chiếc hộp đựng đầu Phàn Ô Kỳ cho bạo chúa. Tần Thủy Hoàng vẫy Kinh Kha lại, Tráng sỹ đứng lên tḥ tay móc con dao trong đầu của Ô Kỳ ra phóng tới Tần Thủy Hoàng, lưỡi dao chệch qua một bên ghim vào chiếc cột rồng, quân hổ bôn sấn tới băm nát Kinh Kha, thân xác người tráng sỹ chỉ c̣n là một đám thịt nhầy nhụa…

Cái chết của Kinh Kha đă trở thành biểu tượng của hào khí của tráng sỹ và đă làm hao tốn bao nhiêu bút mực cho người đời sau khi bàn về Kinh Kha…Để khi nhắc đến Kinh Kha người ta không c̣n nhớ đến Kinh Kha là người nước Yên , Hàn, Tần hay Sở, và Kinh kha thành công hay thất bại…mà hai chữ Kinh Kha đă được coi như là cái hào khi trong thơ văn…Thi Bá Vũ Hoàng Chương cũng đă tả cảnh Kinh Kha sang Tần qua bài thơ “Bài Ca Sông Dịch”:

“Ai Tráng Sĩ bao năm mài gươm dưới nguyệt”
“C̣n tưởng nghe hồn thép réo sông sâu”
“Kinh Kha hề Kinh Kha”
“Vinh cho người hề ba ngàn tân khách”
“Tiễn người đi tiếng trúc nhịp lời ca”
“Biên thùy trống dục”
“Nẻo Tần sương sa”
“Gió thê lương quằn quại khói chiêu hà”
“Tám phương trời khói lửa”
“Một mũi dao sang Tần”
“Ai trách Kinh Kha rằng việc người để lỡ”
“Ai khóc Kinh Kha rằng thềm cao tang thân”
“Ai tiếc đường gươm tuyệt diệu”
“Mà thương cho cánh tay thần”
“Ta chỉ thấy”
“Tơi bời tráng sĩ”, thây ngă hai bên”
“Một triều rối loạn, ngai vàng ngả nghiêng”
“Áo rách thân run hề ghê hồn bạo chúa”
“Hùng khí nuốt sao Ngâu hề nộ khí xung thiên”
“Một cánh tay đưa mà danh lừng vạn cổ”
”Hiệp sĩ Kinh Kha hề người thác đă nên”.

Vũ Hoàng Chương
(Bài Ca Sông Dịch)

*****




Ngồi thu ḿnh trong chiếc ghế của pḥng hành quân để nghe. “Lăo Bá” Nguyễn Văn Sỹ thuyết tŕnh chi tiết về phi vụ vô cùng quan trọng và nguy hiểm này. Đại Tá Sỹ vừa dứt tiếng th́ tất cả các “Phi Công Nghênh Cản” oai phong lẫm liệt trong bộ đồ “flying gears” được trang bị từ đầu đến chân, trông hùng và đẹp như những “Hiệp Sĩ” thời trung cổ, đồng loạt đứng lên giơ tay chào Đại Tá Sỹ và nói “ – Chúng tôi sẵn sàng đợi lệnh cất cánh. “…

Gấp tấm bản đồ hành quân lại, Đại Uư Phan Đ́nh Hùng liếc mắt đảo qua những khuôn mặt lạnh lùng của những người trai thuộc thế hệ “Mầu Tím Hoa Sim” của một thời ly loạn…Họ cũng như anh, sinh ra và lớn lên để hy sinh cho đại cuộc. Tất cả đều dán mắt vào chiếc điện thoại đỏ đặt trên bàn…Ngoài phi đạo những chiếc F5E trong tư thế sẵn sàng, dàn hỏa tiễn Side Winder ngăo nghệ nằm trên cánh phi cơ đợi được khai hỏa…Một ư nghĩ thoáng qua trong đầu anh khi h́nh ảnh chập chờn của đứa con đầu ḷng và người vợ trẻ đang dậy con bập bẹ gọi hai tiếng “Bố Mẹ” thân thương đầu đời rồi anh liếc nh́n những người trai trẻ chung quanh, họ cũng như anh, ai cũng đều có gia đ́nh con cái, hay người yêu, anh em bố mẹ, nhưng giờ đây trước những giờ phút căng thẳng này họ đều tạm gác t́nh riêng lại một bên để lo chu toàn đại cuộc…coi núi Thái Sơn nhẹ như chiếc lông hồng…Tiếng chuông điện thoại vang lên như muốn chọc thủng cả bầu trời tinh đẩu…Mọi người đồng loạt đứng dậy…Gương mặt của Đại Tá Sỹ đanh lại, ông bốc điện thoại lên nghe rồi từ từ bỏ xuống nh́n mọi người nói: “ – Phi vụ được huỷ bỏ!”…

…Ngồi trong pḥng lái của chiếc C130 đang b́nh phi ở cao độ 25,000 bộ, Đại Uư Phan Đ́nh Hùng lơ đăng ngắm những giải mây trắng bồng bềnh trôi quanh thân tầu trông như những giải lụa vờn trên gịng sông thiên hà, anh nghĩ đến người vợ trẻ, chắc giờ này nàng đang bồng con đứng đợi anh về…Bỗng có tiếng âm thoại vô tuyến vang lên trong ống nghe: “ – Có phải Đại Bàng Phan Đ́nh Hùng đó không? Chúng tôi vừa thi hành xong phi vụ huấn luyện, xin được hộ tống Đại Bàng một đoạn đường.”Anh bấm nút vô tuyến cất tiếng cười sảng khoái: “- Ha…ha…ha…Thật là vinh hạnh khi được bay cùng những người hùng Khu Trục Nghênh Cản” của vùng trời hỏa tuyến.” Hai chiếc F5E bay luồn qua dưới bụng chiếc C130 rồi bất thần kéo vút lên làm một ṿng “vertical roll” tuyệt đẹp, bốn vệt khói trắng từ cánh phi cơ quấn lấy nhau trông như những con rồng hút nước…Trong khoảng không gian cao rộng trên ṿm trời bao la bát ngát của miền Nam vang lên những tiếng nói, và giọng cười vô tư của những người trai khói lửa…

Trần Ngọc Nguyên Vũ
(Những Điệp Khúc C̣n Dang Dở…)
florida80_is_offline  
Old 04-27-2019   #245
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Ca khúc Pháp mang tên: Comme toi- Giống như con.

Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, th́ chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của ḿnh, mang mọi người lại gần nhau, ḥa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.



Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội. Và có điều c̣n ám ảnh hơn bao giờ hết chính là nỗi đau mà chúng dày xéo lên những đứa trẻ, với ánh mắt ngây thơ, tương lai c̣n chưa kịp tới.





Chiến tranh và bom đạn, là những cơn ác mộng kinh hoàng đối với những con người vô tội (Ảnh: pixabay.com)
Có một ca khúc chạm tới tận sâu thẳm trái tim, ca khúc Pháp mang tên: Comme toi- Giống như con.
Ca khúc không chỉ làm cho bao trái tim thổn thức bởi âm nhạc quá đẹp, mà c̣n gợi lại một nỗi sợ hăi không bao giờ cũ: Con trẻ luôn là những nạn nhân vô tội của chiến tranh và tội ác.

Bản gốc của Jean-Jaques Goldman khác hoàn toàn các phiên bản tiếng Việt hát bởi Mỹ Tâm với tựa đề “Về chốn thiên đường” (Album Ngày ấy Bây giờ), hay “Hăy đến với em” (Ngọc Lan), là những câu chuyện thổn thức về t́nh yêu đôi lứa.




Jean-Jacques Goldman (Ảnh: queen.com)
Comme toi – Giống như con được nhạc sĩ người Pháp Jean-Jacques Goldman lấy cảm hứng từ một h́nh ảnh cũ về một cô bé tên là Sarah bị giết trong trại tập trung của Đức quốc xă. Ca khúc là một h́nh ảnh chân thực đau ḷng, một em bé chưa được 8 tuổi, đă bị chiến tranh cướp đi tất cả.




(Ảnh: bodhichita.com)
Xin mời độc giả cùng lắng nghe lại bản gốc nhạc Pháp một thời vang bóng, là niềm tự hào và yêu mến của người dân Pháp, mà ai ai cũng tin rằng, mỗi khi bài hát cất lên, những ông bố bà mẹ, sẽ ôm thật chặt những đứa con của ḿnh.

Comme Toi – Jean Jaques Goldman

https://www.youtube.com/watch?v=Z2y-P1nC1MQ
Chiến tranh và tội ác đă cướp đi ước mơ c̣n dang dở của những đứa trẻ.

Cô bé 8 tuổi trong bức ảnh không có một cái tên cụ thể và Goldman đă đặt cho cô cái tên Sarah, tên người vợ của ông tổ dân tộc Do thái, Abraham. Điều này cũng giải thích cho nội dung bài hát dù không chỉ đích danh nạn diệt chủng nhưng những cái tên trong bài hát đều ám chỉ đến người Ba Lan gốc Do thái. Ngoài Sarah c̣n có thêm Ruth, Anna, Jérémie và địa danh Varsovie (Warsaw, Ba Lan).

Bài hát Comme Toi là tâm trạng của một người cha khi ngắm nh́n con gái ḿnh đang ngủ. Bé say sưa trong giấc nồng, khuôn mặt b́nh yên như một thiên thần nhỏ, đó chính là Caroline, con gái của Goldman năm ấy cũng đang gần tṛn 8 tuổi.




Bé say sưa trong giấc nồng, khuôn mặt b́nh yên như một thiên thần nhỏ, đó chính là Caroline, con gái của Goldman năm ấy cũng đang gần tṛn 8 tuổi. (Ảnh: pixabay.com)
Người cha yêu thương cô con gái biết nhường nào, ông thấy đó là một chồi non của sự sống, ngây thơ và đáng yêu, tâm hồn trong sáng của đứa trẻ đă đưa ông đến với nỗi nhớ về một cô bé có vẻ mặt trong xanh trong như bầu trời không gợn mây, trong chiếc váy nhung, cô bé cười tỏa biết bao sự sống. Em bé đứng bên cạnh gia đ́nh trong một buổi chiều tà, ánh mắt lơ đễnh nh́n quanh như kiếm t́m trong vô định.

Cô bé ấy có đôi mắt sáng và chiếc váy đầm bằng nhung
Ở bên cạnh mẹ của bé, với gia đ́nh vây quanh
Bé tạo dáng với một chút lơ đễnh dưới tia nắng dịu cuối ngày
Tấm ảnh không đẹp nhưng chúng ta có thể thấy ở đó
Niềm hạnh phúc đích thật và nỗi dịu êm của một buổi chiều tà
Cô bé đă yêu âm nhạc, nhất là Schumann và sau đó là Mozart


Bé tạo dáng với một chút lơ đễnh dưới tia nắng dịu cuối ngày. Cô bé đă yêu âm nhạc, nhất là Schumann và sau đó là Mozart (Ảnh: pinterest.com)

Giống như con, giống như con, giống như con, …
Giống như con mà ta đang nh́n xuống
Giống như con đang ngủ và mơ về điều ǵ đó
Giống như con, giống như con, giống như con,


Em bé đứng bên cạnh gia đ́nh trong một buổi chiều tà, ánh mắt lơ đễnh nh́n quanh như kiếm t́m trong vô định. (Ảnh: pixabay.com)
Cô bé cũng như bao đứa trẻ khác, thích nghe những bản nhạc Schumann và sau đó là Mozart, cô được học ở một ngôi trường làng, cũng thích đọc sách và học cách đối nhân xử thế. Cô vẫn thường ngợi ca những chàng ếch xanh và nàng công chúa ngủ trong rừng, cũng mơ mộng trong vườn cổ tích, cũng mang theo những giấc mơ về một nàng công chúa xinh đẹp với hoàng tử xứ thần tiên. Sarah yêu búp bê và cả bạn bè, nhất là với Ruth và Anna.




Cô bé cũng như bao đứa trẻ khác, thích nghe những bản nhạc Schumann và sau đó là Mozart, cô được học ở một ngôi trường làng, cũng thích đọc sách và học cách đối nhân xử thế




(Ảnh: pinterest.com)
Cô bé ấy đă đi học trong trường làng ở dưới đó
Cô bé đă học những cuốn sách, đă học các lễ nghĩa, phép tắc
Cô bé đă hát về những chú ếch và về những cô công chúa ngủ trong rừng
Bé yêu con búp bê và bạn bè của ḿnh
Nhất là Ruth và Anna, và nhất là Jérémie
Và chúng đáng lẽ đă có thể lấy nhau một ngày nào đó ở Varsovie

Rồi một ngày nào đó, ở Varsovie, Sarah sẽ có một đám cưới tuyệt vời. Ôi giấc mơ mới đẹp làm sao, cô bé ấy c̣n tương lai phía trước. Cuộc sống của cô là chuỗi ngày êm đềm, với mộng mơ và những đám mây trắng trên cao.




Sarah sẽ có một đám cưới tuyệt vời, đó là ước mơ của cô bé



Mới 8 tuổi chưa hiểu hết sự đời, c̣n dang dở nụ cười chưa kịp khép, em hồn nhiên nhảy chân sáo giữa sân, búp bê như một cô bạn rất gần

Giống như con, giống như con, giống như con, …
Giống như con mà cha đang nh́n xuống
Giống như con đang ngủ và mơ về điều ǵ đó
Giống như con, giống như con, giống như con,

‘‘Giống như con, giống như con, giống như con, …’’ Người cha thủ thỉ với cô con gái bé bỏng như thể xoa dịu những ǵ đă mất của Sarah, giấc mơ c̣n bỏ ngỏ. Cô bé ấy cũng như con, có đôi mắt sáng như sao đêm, trong xanh như nước biển, cô bé rất ngoan, và dáng vẻ như một thiên thần. Cô bé cũng sẽ trở thành một thiếu nữ, với biết bao nhiêu hoài băo ước mơ.





Cô bé ấy cũng như con, có đôi mắt sáng như sao đêm, trong xanh như nước biển, cô bé rất ngoan, và dáng vẻ như một thiên thần (Ảnh: youtube.com)
Cô bé ấy tên là Sarah, chưa được tám tuổi
Cuộc đời bé đă từng là những giấc mơ êm ả và những cụm mây trắng

Nhưng rồi nó bị tước đoạt bởi kẻ khác, giọng người cha như nghẹn ngào khi:

Nhưng những người khác đă quyết định cách khác
Cô bé ấy có đôi mắt sáng và cùng lứa tuổi với con
Đó từng là một bé gái b́nh thường và rất ngoan
Nhưng cô bé ấy đă không được sinh ra giống như con ở đây và bây giờ


Cuộc đời bé đă từng là những giấc mơ êm ả và những cụm mây trắng




Làn mây trắng không c̣n đó nữa, bị bom kia xé vỡ mất rồi, giấc mộng đẹp bị đạn bay xé nát. Những kẻ kia đă cướp mất đi rồi, vườn cổ tích với những chàng hoàng tử, chú ếch xanh nhảy nhót tung tăng, đă biến mất không c̣n dấu vết, bởi chiến tranh, bởi tàn ác của ai kia. Đôi mắt mộng mơ không c̣n nữa, chỉ là một ánh mắt chất chứa cả nỗi buồn.

Cô bé cũng như con hay biết bao đứa trẻ khác, cũng có những câu chuyện đang bỏ dở, cũng có những niềm vui nho nhỏ của tuổi lên 8. Cũng như con mong được b́nh yên và ch́m trong mộng lành. Nhưng chiến tranh kia đă cướp đi tất cả, trong đó có những giấc mộng rất b́nh thường.

Tiếng vĩ cầm cất lên réo rắt, như cào xé tới tận tim gan, nỗi đau của những đứa trẻ là nạn nhân vô tội của chiến tranh và tội ác.

Chẳng c̣n tiếng ríu rít cười đùa, chỉ vương lại là nỗi sợ hăi bom đạn, gia đ́nh li tán con mất mẹ, cha, lang thang như kẻ không nhà, rồi lại bị vùi lấp trong đống đổ nát, tàn tro.


Chiến tranh đă cướp đi mọi thứ, c̣n đâu nữa nụ cười trong sáng




Bạn có biết ở thời b́nh cũng có rất nhiều cuộc đời bất hạnh của những đứa trẻ phải gánh chịu cho tội ác ngay cả khi nó chưa kịp chào đời

Đó chính là những đứa trẻ mồ côi con của những cha mẹ có niềm tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.

Họ đă cướp đi tiếng gọi mẹ, gọi cha. Cướp đi mái nhà ấm êm của chúng, đẩy biết bao những cuộc đời vào bất hạnh, con khóc đêm nhớ mẹ cha, đắp sương trời giữa màn đêm lạnh.






Bạn có biết, sự đau khổ này không phải tới từ chiến tranh, mà đó chính là tội ác, điều đau đớn hơn cả lại xảy ra ở thời b́nh.

Điều này đă và đang xảy ra ở Trung quốc, trong các nhà tù hay những trại cưỡng bức, có những đứa trẻ với ánh mắt c̣n ngây thơ không hiểu v́ sao ḿnh lại bị nhốt vào tù, không hiểu v́ sao không được tới trường, cũng không hiểu v́ sao cha mẹ đột nhiên biến mất. Chúng cứ chạy đi kiếm t́m cha mẹ, biết hỏi ai và biết t́m đâu?





Có những đứa trẻ chưa kịp nh́n thấy ánh sáng cuộc đời, đă vội vă rời khỏi thế gian v́ những kẻ kia bức hại.

Tội ác biết sao mà kể xiết, lũ trẻ vốn vô tội ngây thơ, nhưng người ta lại biến nó trở thành những đứa bé phải hứng chịu tất cả những ǵ đau thương nhất.



Ước mơ ư? Quá xa vời, khi tiếng mẹ, cha chẳng bao giờ được cất lên lần nữa.

Đó là những cuộc đời li tán, đến tận bây giờ cũng chẳng biết đi đâu, chân giá lạnh, bụng đói khát. Biết đi đâu t́m mẹ t́m cha. Chỉ biết khóc cho thấu trời thấu đất. Những tiếng cười kia măi măi đă xa rồi.

Trở về với Comme toi- giống như con, để biết trân quư hơn những hạnh phúc mà ta có được ở thời b́nh, nh́n lại những nỗi đau, mất mát do chiến tranh, tội ác, để rồi chúng ta thấm hơn, yêu thương và quư trọng hơn cuộc sống này.


Ta sẽ biết trân quư hơn cuộc sống này, những tháng ngày vui vẻ hồn nhiên không đau khổ




Bài hát với giai điệu du dương khiến người nghe vừa day dứt khôn nguôi nhưng cũng lại như được nạp thêm năng lượng yêu thương. Cả bài hát không hề có một đoạn lời nào chỉ đích danh đến ḷ mổ chiến tranh, nạn diệt chủng, trại tập trung… nhưng người nghe vẫn sởn gai ốc với những h́nh tượng được đặt ra. Và nó cũng là ư mở của Goldman khi có thể liên hệ bài hát tới những cuộc chiến khác, những tội ác khác biến bọn trẻ trở thành những nạn nhân vô tội.

Jean-Jacques Goldman đă nói thay tất cả những đau đớn mănh liệt, bằng một giọng hát quá đỗi dịu dàng.

Comme Toi (Giống như con) như thể cái bóng phản chiếu sự ám ảnh khôn nguôi của chiến tranh, tội ác diệt chủng hay bức hại phi nghĩa. Đó có thể là bé gái của bất cứ gia đ́nh nào. Hay nói như Goldman, “bé gái ấy, chính là chúng ta”.

Comme toi- giống như con
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #246
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Cuộc đời ngắn lắm, hăy ở cạnh người lương thiện, sống cùng người tài ba

Người xưa có câu: “Gần son th́ đỏ, gần mực th́ đen”. Trong hành tŕnh cuộc đời, có biết bao người đến rồi đi, với mỗi loại người chúng ta giao kết sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống của chính ḿnh.




Sống với người lương thiện như vào pḥng có cỏ chi lan, lâu rồi sẽ không ngửi thấy mùi hương của nó. (Ảnh: Pinterest)

Cuộc sống quư giá, chúng ta nên đi cùng với người ưu tú, lương thiện

Khổng Tử có nói: “Sống với người lương thiện như vào pḥng có cỏ chi lan, lâu rồi sẽ không ngửi thấy mùi hương của nó, chính là đă đổi theo nó. Sống với người không lương thiện như vào cửa hàng bào ngư, ở lâu rồi cũng không ngửi thấy mùi tanh của nó, cũng là đă thay đổi theo nó vậy!”.

Thường chung sống với người tốt, như sống trong một căn nhà hoa ấm áp, một thời gian dài sẽ không phát hiện mùi thơm của nó nữa, đó là v́ đă quen với những hành vi tốt. Thường sống với những người không lương thiện, như sống trong chợ hải sản đầy đủ các loại cá thối, tôm nát, một thời gian dài sẽ không nhận biết được mùi tanh hôi, cũng là đă quen rồi với hành vi xấu.

Lời ấy của Thánh nhân là một sự cảnh báo cho chúng ta, ở chung với người khác, đầu tiên phải nh́n vào nhân phẩm.

Thông thường, sống cùng người có năng lượng tích cực, sẽ được nghe quen tai, nh́n quen mắt, làm theo những hành vi tốt đẹp của họ, nói lời tốt, lâu ngày ḷng dạ sẽ trở nên rộng lớn.

Cũng vậy, sống cùng người có năng lượng tiêu cực, sẽ vô t́nh làm theo những sai lầm, bao che, lâu ngày khó tránh khỏi làm hao tổn phẩm hạnh của ḿnh.

Trong “Thái thượng cảm ứng thiên” có một câu nói: “Sở vị thiện nhân, nhân giai kính chi, thiên đạo hữu chi, phúc lộc tùy chi”, ư rằng người tích đức hành thiện th́ mọi người đều kính nể, trời phù hộ cho họ, phúc lộc không phải lo lắng. Hết thảy phúc điền đều không rời khỏi tâm địa.

Tâm địa một người lương thiện, th́ không chỉ phẩm hạnh cao thượng, mà mỗi tiếng nói, cử động càng đáng được tôn kính, noi theo. Ở cùng với người như vậy có ai lại không muốn chứ?

Làm việc với người tài ba sẽ giúp tôi luyện bản lĩnh của chính ḿnh




Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường, đi vạn dặm đường không bằng được cao nhân giúp đỡ. (Ảnh: Cafef)

Tuần Tử nói: “Bồng sinh ma trung, bất phù tắc trực; Bạch sa tại niết, dữ chi câu hắc”, ư rằng cỏ bồng mọc trong bụi gai, không nâng mà thẳng; cát trắng ở chỗ thuốc nhuộm, tất sẽ bị thuốc nhuộm đen.

Câu chuyện “Mạnh Mẫu tam thiên” (Mẹ Mạnh Tử 3 lần chuyển nhà) mọi người đều biết, hoàn cảnh có vai tṛ quan trọng đối với sự trưởng thành và tu dưỡng thân, tâm của con người. Con người trong giao tiếp xă giao cũng là môi trường quan trọng, đối với hoàn cảnh xung quanh chúng ta, cần thận trọng lựa chọn, không nên hùa theo các hoàn cảnh không tốt mà sa ngă.

Hiện tượng như vậy cũng thường thấy trong cuộc sống: Với người hạ đẳng, ṿng đàm luận chính là nói về chuyện nhà; điều truy cầu là kiếm được là tiền lương tiền mặt; suy nghĩ là ăn, mặc, đi, ở.

Với người trung đẳng, ṿng đàm luận là về các vấn đề thời sự; truy cầu chính là tài chính, kinh tế, kiếm được cổ tức cổ phần; suy nghĩ là sự tăng trưởng của tài sản.

Với những người thượng đẳng, ṿng đàm luận là chuyện từ cổ chí kim; truy cầu là nhân phẩm và học thức; suy nghĩ là làm sao để phụng sự xă hội.

Vật họp theo loài, người phân theo nhóm, ở cùng với người tại cấp độ nào thực sự rất quan trọng. Cấp độ cao thấp của người cộng sự không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và phát triển sự nghiệp, thậm chí c̣n ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Tục ngữ có câu: “Đọc vạn cuốn sách không bằng đi vạn dặm đường, đi vạn dặm đường không bằng được cao nhân giúp đỡ”. Bay cùng với phượng hoàng, nhất định không thể là chim tầm thường; đồng hành cùng với tuấn mă, ắt cũng phải là một con ngựa tốt.

Khi bạn ở với những người chăm chỉ, rất khó trở nên lười biếng; ở cùng với những người tích cực, rất khó để bị tiêu trầm. Sát cánh cùng trí giả, nhất định không phải người tầm thường, lấy người tài ba làm chuẩn, sẽ có dũng khí leo lên đỉnh cao.

Mức độ mà người tài ba suy nghĩ về các vấn đề luôn là vượt quá những người b́nh thường. Đó là bởi v́ điểm khởi đầu là khác nhau, chiều cao tự nhiên khác nhau, chiều cao khác nhau, tầm nh́n sẽ khác nhau.

Thường xuyên đi với người có năng lực, bạn sẽ thấy rằng: năng lực và tầm nh́n sẽ nhanh chóng được cải thiện. V́ vậy, làm việc với người có năng lực, chắc chắn là cách thực hành tốt nhất.

Dành trọn đời với những người thân yêu, tự t́m chốn quay về




Dành ra nhiều thời gian hơn để ở cùng với người thân, những việc làm như vậy của bạn sẽ hóa thành những hồi ức tốt đẹp. (Ảnh: Cell Code)

Hồng trần cuồn cuộn như nước trôi, có bao nhiêu người bên bạn có thể làm bạn đến hết cuộc đời? Chỉ trong một vài chục năm của cuộc đời, người thân là những người sống gần chúng ta nhất, nhưng hiện nay, mọi người lại dễ xem nhẹ người thân. Có bao nhiêu cha mẹ đang bận rộn với công việc của họ, không thể đi cùng con cái của họ, có bao nhiêu con cái đang mệt mỏi tha phương cầu thực, chưa thể để cha mẹ của họ được tận hưởng niềm vui bên gia đ́nh.

Tiền không bao giờ kiếm hết, việc sẽ không bao làm hết. Nhưng thời gian để đi cùng với gia đ́nh, sự trưởng thành của con trẻ và sự già đi của cha mẹ, thời gian sẽ không bao giờ v́ chúng ta mà dừng lại.

Trẻ em sẽ nhanh khôn lớn, thiếu t́nh thương thời thơ ấu, khi lớn lên khó có khả năng để bù đắp trở lại. Người già cũng sẽ ra đi bất cứ lúc nào, phải biết tranh thủ chăm sóc cho họ, đừng đợi tới khi con cái muốn nuôi dưỡng mà cha mẹ th́ không c̣n nữa.

Dành ra nhiều thời gian hơn để ở cùng với người thân, những việc làm như vậy của bạn sẽ hóa thành những hồi ức tốt đẹp, trở thành tài nguyên quư báu của gia đ́nh.

Kết bạn với người lương thiện, làm bạn với người có năng lực, yêu thương người thân, làm người tốt, sống b́nh thường mà vui vẻ.



Tuệ Tâm (Theo SOH)
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #247
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

3 câu chuyện nhỏ đáng giá: Hăy tránh xa những người làm tổn hại bạn

Có đôi khi, cách tốt nhất để quư trọng cuộc đời ḿnh là tránh xa những người làm tiêu hao đi sinh lực của chúng ta.




Cách tốt nhất để quư trọng cuộc đời chính ḿnh là tránh xa những người làm tổn hại chúng ta. (Ảnh: Pinterest)

Câu chuyện thứ nhất

Vào một đêm, người bạn học đă lâu không có liên hệ ǵ lại gọi cho tôi, hai người cũng thuận tiện tṛ chuyện một chút.

Sau nửa giờ hàn huyên, tôi nói: “Cậu nhanh lên, ḿnh buồn ngủ rồi”.

Cô ấy nói: “Vội ǵ, hiếm lắm mới được cùng cậu nói chuyện mà”.

Nửa giờ sau, tôi nói: “Cậu nhanh đi tắm rửa đi, muộn rồi này”.

Cô ấy nói: “Cậu đừng tắt máy, ḿnh vừa thu dọn đồ đạc vừa nói chuyện với cậu được mà, giờ chưa muốn đi tắm”.

Lại sau một giờ nữa, tôi nói: “Ḿnh thật sự buồn ngủ lắm rồi, mà ngày mai c̣n phải đi làm nữa”.

Sau đó cô ấy nói: “Thật là đáng ghét mà, mới tṛ chuyện có một tí đă đ̣i ngủ, cậu thật là không có ư tứ ǵ hết”. Nói xong liền cúp máy.

Tôi phải cố gắng chịu đựng cô ấy hàn huyên tâm sự, nghe cô phàn nàn, tán dóc ba chuyện tào lao, để cuối cùng đổi lấy một câu “Cậu thật là không có ư tứ ǵ hết”.

Về sau cô ấy liên hệ lại, tôi không có tiếp nữa.

Có đôi khi phương thức tốt nhất để bảo toàn bản thân là rời xa những người làm tổn hại ḿnh. Bởi v́ thời gian, tinh lực của mỗi người đều rất quư giá, không ai lại thấy có hứng thú với mấy cái “việc vặt” nhàm chán đó được, lại càng không có ai có nghĩa vụ phải ngồi nghe bạn cằn nhằn cả.




Đối với những người mang theo năng lượng tiêu cực, tốt nhất chúng ta hăy cứ rời xa để bảo toàn cho chính ḿnh. (Ảnh: Cafef)

Câu chuyện thứ hai

Công ty của tôi có người đồng sự, nh́n th́ cũng là người nhă nhặn, nhưng sau này làm chung người ta mới nhận ra được tính cách thực sự của anh ta.

Lúc pḥng ban mở hội thảo luận về phương án hoạt động, anh ta cúi đầu chơi điện thoại, những người đồng nghiệp khác đưa ra ư kiến, anh ta mắt c̣n không thèm nh́n lên đă nói “không được”.

Trưởng pḥng hỏi anh ta có đề xuất nào tốt không, anh ta nói không có. Kết thúc hội nghị, anh ta đả kích tất cả mọi người, nhưng lại không có giải quyết được một vấn đề thực tế nào cả.

Một lần công ty có sản phẩm online, bộ phận thiết kế là do anh ta phụ trách. Sau khi tan việc tất cả mọi người lại tranh thủ thời gian kiểm tra, xem xét, anh ta th́ xách túi chuồn mất.

Những chuyện tương tự c̣n có rất nhiều, các đồng nghiệp dần dần bất ḥa với anh ta, trưởng pḥng không khen thưởng anh ta nữa.

Người ta vĩnh viễn không bao giờ có thể đánh thức một người giả vờ ngủ, cũng như không cách nào đánh thức được một người mang đầy năng lượng tiêu cực trong tâm, lại là người cực kỳ thiếu ư thức trách nhiệm.

Những thứ cản trở công việc nghiêm trọng như thế này, làm cho chúng ta bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực, tốt nhất là tránh xa cho sớm.




Ở cùng một người có thể làm cho bạn trở nên tốt hơn, điều này thực sự rất quan trọng. (Ảnh: Oxii)

Câu chuyện thứ ba

Có một người bạn học thời đại học, vốn là một người phụ nữ vui vẻ, nhưng sau khi lấy chồng th́ đă thay đổi toàn bộ.

Người chồng không những giao hết toàn bộ việc nhà cho cô, mà đối với con cái cũng không quan tâm chút ǵ. C̣n thường xuyên phàn nàn rằng cơm không thể ăn, nhà thu dọn không sạch sẽ, rồi quần áo con nhỏ dơ dáy…

Cô cả ngày loay hoay không khác ǵ osin trong nhà, người chồng buổi chiều đi làm về th́ chỉ biết cắm đầu chơi game. Kết hôn mới mấy năm mà cô đă cảm thấy khủng khiếp lắm rồi.

Một người đàn ông như thế này, sẽ liên tục làm tiêu hao thể lực, tinh lực, sự nhẫn nại và tương lai của cô ấy. Hai người sau này đă đi đến quyết định ly hôn.

Sau khi ly hôn, cô nhờ mẹ trông hộ con nhỏ, c̣n bản thân đi làm kiếm tiền. Cuộc sống không thoải mái như xưa, nhưng trạng thái so với trước kia th́ thật sự tốt hơn nhiều.

Cô bắt đầu tụ tập với bạn bè vào cuối tuần, đưa con nhỏ đi tham gia các hoạt đồng của họ hàng, thậm chí một năm sau, khi nhắc đến chuyện này, cô nói: “May là tách ra, bằng không cả đời sống như vậy thật là vô nghĩa”.

Trong kinh tế học có một từ gọi là “Kịp thời ngăn chặn tổn hại”, đối với những người không ngừng làm tổn hại người khác, nhất định phải sớm tránh xa, nếu không th́ có khi sẽ bị hủy diệt cả đời.

Đi theo con bươm bướm th́ sẽ gặp hoa tươi thơm ngát; mà đi theo con ruồi th́ chỉ có đến chỗ kênh rạch dơ bẩn mà thôi. Ở cùng một người có thể làm cho bạn trở nên tốt hơn, điều này thực sự rất quan trọng.

Sinh mệnh thật quư giá, chúng ta đều muốn ở trong cuộc đời hữu hạn này mà làm được ǵ đó có ư nghĩa. Vậy nên, hăy hết sức tỉnh táo, kết giao với nhiều người tích cực, một khi phát hiện ḿnh đang bị tổn hại, phải kịp thời dừng lại ngay.



Chân Chân (Theo Secretchina)


Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------









Quick Navigation Tâm lư và giáo dục Top
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #248
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Tha thứ cho người khác, là cách giải thoát tốt nhất cho cuộc đời ḿnh


Một người bạn của tôi, đă nhiều năm trôi qua vẫn luôn sống trong phẫn nộ, uể oải, thống khổ và thù hận. Kỳ thực, cũng chỉ v́ một chuyện rất nhỏ nhặt, nhưng không buông tâm xuống được nên cứ ôm hận măi trong ḷng…




Hai người bạn thân thiết như anh em, nhưng v́ một mâu thuẫn mà trở nên xa cách. (Ảnh: Tiin)

Bạn tôi và và một người bạn khác cùng tốt nghiệp đại học, cùng đi thử việc ở một công ty, bọn họ là bạn thân không có ǵ giấu nhau, trước đây thân nhau như anh em. Một lần, cả hai người đi thăm một vị khách hàng, để bàn về một vụ làm ăn lớn. Bước đầu đă đạt được thỏa thuận, chỉ chờ ngày hôm sau kư hợp đồng.

Anh và người bạn học vô cùng hưng phấn, ở trong kư túc xá uống rượu chúc mừng, kết quả anh say mèm, ngủ một mạch đến sáng ngày hôm sau. Sau khi tỉnh dậy, anh phát hiện không thấy người bạn học đâu nữa.

Đến khi lên công ty mới biết được, bạn học của anh lại lợi dụng lúc anh say như chết, đă đi gặp vị khách hàng kia, cũng đă kư được hợp đồng kinh doanh rồi. Đương nhiên, người bạn học chiếm lấy tất cả công lao.

Bạn tôi lập tức t́m anh ta tính sổ. Đối phương giải thích nói, uống rượu xong, trong ḷng cảm thấy không an tâm, cho nên suốt đêm lấy cái hợp đồng kia ra làm. Cũng muốn đi cùng với anh, nhưng gọi suốt nửa giờ, cũng không thể đánh thức anh dậy.

Bạn tôi đương nhiên không tin, liền căi lộn với anh ta một trận. Nhưng có tác dụng ǵ đây? Nhờ cái hợp đồng kinh doanh đó, người bạn học của bạn tôi được thăng chức, cũng được làm quản lư chi nhánh; mà bạn tôi, dù đă làm một thời gian lâu ở công ty, vẫn chỉ là một nhân viên nghiệp vụ nhỏ bé.

Bạn tôi chấp nhận sự thật, tiếp tục làm việc khổ cực, cũng kư được mấy hợp đồng quan trọng, một năm sau cũng được thăng chức. Nhưng anh vẫn không thể tha thứ cho người bạn học kia. Anh và người bạn học tuyệt giao hoàn toàn, cự tuyệt hết thảy những nơi có người bạn học kia.

Anh nói cho tôi biết, chỉ cần nh́n thấy khuôn mặt đó, anh liền phẫn nộ đến mức không thể điều khiển được, hận không thể lao về phía trước, đánh vào khuôn mặt đó một trận.

Anh nói: “Cái ǵ cũng có thể tha thứ, nhưng không thể tha thứ cho sự hèn hạ. Ai tôi cũng có thể tha thứ, nhưng không thể tha thứ cho một người bạn như hắn được”.

Thực ra, người bạn học đă nhiều lần t́m đến anh, mong anh tha lỗi, nói khi đó vừa tốt nghiệp, c̣n nông nổi, không hiểu chuyện, cầu xin anh tha thứ, cũng sẵn ḷng điều chuyển anh về cạnh, cho anh thăng chức.

Nhưng người bạn của tôi, đối với lời xin lỗi của người bạn học th́ luôn bỏ ngoài tai. Anh nói: “Tại sao lại phải tha thứ cho hắn? Sai lầm là do hắn phạm phải, hắn nên v́ sai lầm của ḿnh mà phải trả giá”.

Có thể là bạn tôi cũng không sung sướng ǵ, cho dù anh cũng lên tới chức quản lư chi nhánh, nhưng ở cùng một công ty, dù cẩn thận đến đâu, cũng khó tránh khỏi không hẹn mà gặp. Mỗi lúc như vậy, bạn tôi lại quay đầu, sắc mặt tái mét, dù cho chỉ một giây đồng hồ trước anh vẫn c̣n ôm bụng cười to.



Tha thứ cho người khác, chính là giải thoát cho chính ḿnh. Tại sao lại không chứ? (Ảnh: Pinterest)

Bạn tôi nói anh rất khó chịu. Vốn dĩ, người phạm sai lầm là bạn học của anh, nên đáng ra người bị trừng phạt về lương tâm phải là người bạn học kia mới đúng. Thế mà cuối cùng, người bạn tôi lại phải chịu, hơn nữa, liên tục giằng co đă bao nhiêu năm.

Tôi nói: “Bởi v́ anh có quá nhiều thù hận. Một người nếu như có thù hận với một người khác, như vậy anh ta sẽ không hạnh phúc được, sẽ rơi vào phẫn nộ, uể oải, thống khổ, lo nghĩ không ngừng”.

Bạn tôi nói: “Vậy tôi phải làm sao đây? Muốn tôi tha thứ cho hắn ư?”.

Tôi nói: “Tại sao lại không thể chứ? Tuy anh ta đă làm rất nhiều chuyện quá đáng với anh, nhưng chuyện này, cũng không phải là lớn đến mức không thể tha thứ được, anh hăy thử tha thứ cho anh ta xem sao.

Anh tha thứ cho anh ta rồi, th́ mỗi ngày cũng không cần ôm hận rằng anh ta từng làm tổn thương ḿnh như thế nào, cũng không cần cố gắng tránh né nữa, anh ta cũng không c̣n là kẻ thù của anh nữa.

Thực ra, mấy năm nay là do anh liên tục phóng đại ḷng thù hận này lên, mà khi loại oán hận bị phóng đại vô hạn trong ḷng sẽ trở nên cố chấp. Anh nghĩ xem, trong tâm bị thù hận chiếm hết rồi, c̣n chỗ nào cho hạnh phúc nữa đây? Anh tha thứ cho sai lầm của anh ta, th́ đối với anh cũng là một loại giải thoát vậy”.

Tuy người bạn của tôi vẫn giữ thái độ hoài nghi, nhưng vào ngày hôm sau, anh vẫn thử cùng người bạn học kia trao đổi một chút. Kết quả, oán hận chất chứa nhiều năm đă bị quét sạch, bọn họ lại một lần nữa trở thành bạn bè. Bởi v́ không cần cố gắng tránh né người đồng sự, cho nên công việc của bạn tôi được thuận buồm xuôi gió, cũng được thăng chức thêm lần nữa.

Bạn tôi nói: “Có lẽ lời của anh là đúng, người bạn học đó có thể cũng không hèn hạ như tôi vẫn nghĩ”. Mấy năm trước, có lẽ thực sự là anh ta đă uống nhiều quá, có lẽ đúng là người bạn học c̣n trẻ, không hiểu biết,… nhưng bất kể như thế nào, anh cũng quyết định tha thứ cho người bạn học đó. Anh nói: “Mục đích của tôi thực ra cũng không cao thượng ǵ. Tha thứ cho anh ta, cũng bằng giải thoát cho chính ḿnh”.

Đúng vậy! Tha thứ cho người khác, chính là giải thoát cho chính ḿnh. Tại sao lại không chứ?



Chân Chân (Theo Watchinese)
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #249
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

3 câu nói làm kim chỉ nam giúp bạn vững tay chèo trên con thuyền cuộc đời





Cuộc đời vốn không thể tránh khỏi những điều không như ư, những thời điểm khó khăn trùng trùng, những thất bại khiến người ta gục ngă… Làm thế nào để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời? 3 câu nói sau đây có thể làm kim chỉ nam cho bạn.

1. “Nếu gặp nghịch cảnh khó khăn, đừng mất thời gian tức giận hay phàn nàn.”

Trong cuộc sống, 10 điều th́ có đến 9 điều không như ư. Trong cuộc sống mưu sinh vất vả này, có quá nhiều lư do khiến chúng ta muốn tức giận và phàn nàn. Hôm nay làm việc không suôn sẻ, bị sếp mắng v́ những chuyện không đâu, đồng nghiệp chê bai, nói xấu… Hôm qua th́ bị người yêu phản bội, cha mẹ trách móc… Nếu cứ trái ư một chút chúng ta lại nổi trận lôi đ́nh, trút giận lên đầu người khác th́ bạn nghĩ xem cuộc sống sẽ ra sao?




Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. (Ảnh minh hoạ: mlady.com)

Mỗi người đều có cách biểu lộ trạng thái “nóng” của ḿnh khác nhau. Có người phàn nàn, chửi mắng, đập phá đồ đạc, thậm chí ẩu đả đối phương… Có người th́ ḱm nén và mang tức giận đó về nhà, rồi trút lên đầu những người thân yêu, và họ phải chịu đựng những vô lí đó của bạn.

Thế nhưng, hăy xem kết quả của những lần tức giận hành xử bộc phát:

Vấn đề không thể giải quyết, thậm chí có khi trở nên phức tạp và hỏng bét.

Những người thân sẽ trực tiếp trở thành nạn nhân của những cơn nóng giận. V́ một chuyện chẳng đâu mà làm tổn thương người bao dung và yêu thương ḿnh nhất liệu có đáng?

C̣n với người ngoài, họ sẽ nghĩ mọi cách, t́m cơ hội một ngày nào đó sẽ đem sự tức giận trả lại cho bạn. Chẳng phải cổ nhân đă dạy “thêm bạn bớt thù”?

Khi không thể kiềm chế cảm xúc, chúng ta rất dễ làm ra những hành động ngu ngốc để sau này phải hối hận. V́ vậy, cho dù đang phải đối mặt với khó khăn, nghịch cảnh cỡ nào, trước tiên hăy b́nh tĩnh để t́m hiểu và sau đó nghĩ biện pháp ứng phó. Phản ứng đầu tiên của một người thực sự thông minh khi gặp vấn đề phải là tỉnh táo t́m cách giải quyết chứ không phải tức giận hay phàn nàn.

2. “Khi gặp phải biến cố thay đổi đột ngột, đừng hoảng sợ.”

Trái đất đang chuyển động và cuộc sống này của chúng ta cũng luôn vận động không ngừng. Bạn không thể mong cầu mọi thứ măi suôn sẻ, đều thuận buồm xuôi gió. Đứng trước những ngă rẽ mang tới biến cố thay đổi cả cuộc đời sau này, khả năng thích ứng của một người sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của anh ta.




Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. (Ảnh minh hoạ: Đại Kỷ Nguyên)

Nếu chỉ một chút biến động xảy đến mà đă đánh mất b́nh tĩnh, hoang mang lo sợ, bạn không thể xây dựng niềm tin vững chắc cho những người xung quanh, càng không thể tự ḿnh đứng vững.

Muốn làm được việc lớn, dù trời sụp núi đổ trước mặt, chúng ta cũng phải giữ trạng thái tốt nhất, tỉnh táo để ứng phó. Những thay đổi xung quanh, những biến cố đột ngột ập đến chính là cơ hội để bạn rèn luyện, mài dũa bản thân thêm cứng cỏi và thành thục.

Hăy phân tích ưu và nhược điểm của từng thay đổi đến từ môi trường, từ đó t́m ra hướng phát triển đúng đắn nhất cho bản thân thay v́ cho phép nỗi sợ hăi kiểm soát chính ḿnh.

3. “Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.”

Khi bị người khác chỉ trích, phản ứng đầu tiên của một người khôn ngoan không phải là tranh luận mà cần suy xét lại hành vi của chính ḿnh, liệu rằng những lời buộc tội đó có hợp lư hay không. Nếu đó là lời chỉ trích mang tính thiện ư, giúp chúng ta nhận ra sai lầm th́ chúng ta nên phải biết ơn họ và gắng sức hoàn thiện bản thân.




“Khi bị người khác phỉ báng, chỉ trích nói xấu, bạn không cần thiết phải giải thích với đối phương.” (Ảnh minh hoạ: quantrimang)

Trong trường hợp bị “đặt điều nói xấu” một cách vô lư th́ chúng ta có giải thích thế nào cũng chẳng đem lại tác dụng ǵ. Người ta chỉ tin vào những điều bản thân muốn tin và nghe những điều bản thân muốn nghe. Cho dù bạn giải thích hết nước hết cái, trong mắt họ cũng chỉ là lời ngụy biện. Vậy có cần thiết phải mất thời gian biện giải?

Đừng bao giờ giải thích; bạn bè thật sự không cần nó, và kẻ thù đằng nào cũng chẳng tin bạn đâu.

Thực ra, trong hầu hết trường hợp bị chỉ trích vô lư khiến bạn tức giận, nếu nh́n sâu vào bản thân ḿnh, bạn sẽ nhận ra ḿnh cũng có lỗi ở trong đó. Người xưa có câu ” Nếu không có cái tâm đó th́ người khác có nói thế nào cũng không động đến được tâm của ḿnh.” Bạn tức giận. chẳng phải là đang để tâm đến nó sao?

Hiểu Minh
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #250
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Học cách biết ơn những điều tầm thường để hiểu thế nào là hạnh phúc




Ḷng biết ơn không chỉ thay đổi cuộc sống của bạn mà c̣n vượt ra ngoài ranh giới chúng ta có thể suy nghĩ về cuộc sống. Ḷng biết ơn hàm dưỡng t́nh thương, ḷng tốt, tấm ḷng vị tha và đồng cảm. Đó là dẫn đường cho mỗi bước đi trong cuộc sống của mỗi người.

Ḷng biết ơn đem đến một giấc ngủ êm ái, một sức khỏe an b́nh và khả năng phục hồi được tăng cường. Biết ơn khiến người ta cảm thấy được kết nối và hạnh phúc. Brother David Steindl-Rast viết rằng:

Nguồn gốc của niềm vui là ḷng biết ơn… Đó không phải v́ niềm vui khiến chúng ta biết hàm ơn mà bởi v́ nhờ biết ơn mà chúng ta trở nên vui vẻ.

Kristi Nelson, người dẫn chương tŕnh may mắn sống sót sau khi trải qua căn bệnh ung thư hành hạ cô trong suốt 25 năm chia sẻ rằng con người sống trên đời cần học cách hàm dưỡng ḷng biết ơn cuộc sống.

Ḷng biết ơn là vô điều kiện

Mặc dù đôi lúc người ta thường nhầm lẫn giữa tác động qua lại của điều kiện, hoàn cảnh và ḷng biết ơn nhưng Kristi cho rằng, chúng có sự khác biệt:

“Chúng ta trải nghiệm ḷng biết ơn khi chúng ta nhận được điều ǵ đó mà chúng ta muốn”. “Điều này trở thành chướng ngại cho chúng ta khi muốn cảm nhận ḷng biết ơn từ những ǵ cuộc sống mang đến, nó thật sự nhiều hơn chúng ta đang nghĩ. Nếu chúng ta chỉ đang cố gắng sống v́ biết ơn những ǵ chúng ta nhận được và đưa nó vào danh sách như những việc cần làm, rồi một ngày bạn có thể thất vọng nếu điều bạn suy nghĩ không được như mong đợi”.

Kristi nghĩ rằng ḷng biết ơn như một hướng dẫn chỉ đường cho từng bước của cuộc sống: “Khi chúng ta thức dậy vào mỗi sáng và trải nghiệm cảm giác biết ơn v́ được sống, bằng trái tim và cảm ân chân thành, nó sẽ mở ra cho chúng ta một món quà mới đó là cảm giác được tiếp cận với niềm hạnh phúc khi hiểu rằng v́ sao chúng ta có mặt trên mặt trên thế giới này”.




Người ta chỉ thật sự biết ơn khi điều ǵ đă đă mất đi. (Ảnh: Unplash)

Chúng ta liệu đă bao giờ cảm ơn v́ những ǵ chúng ta nhận được? Một nhà sư từng nói: “Khi bạn bị đau răng, bạn hiểu rằng không đau răng là một cảm giác hạnh phúc. Nhưng nếu mai này bạn không c̣n bị đau răng nữa, bạn quên đi việc trân trọng chứng đau răng”. Hay chính là bạn thật sự đă không biết ḿnh đă đánh mất điều ǵ cho tới khi nó rời đi.

“Mọi người cảm nhận được ḷng biết ơn một điều ǵ đó khi nó biến mất và rồi lại quay trở lại. Khi bạn mất điện trong 2 ngày và khi có điện trở lại, bạn mới nhận ra bạn cảm thấy thật biết ơn v́ nó đă quay trở lại, bạn lại có thể bật công tắc đèn và làm việc b́nh thường. Hoặc khi bạn gặp phải một vụ tai nạn khủng khiếp nhưng bạn may mắn sống sót, khi đó bạn sẽ ngồi dạy và nói rằng: ‘Bạn cảm thấy thật biết ơn v́ ḿnh đă được sống’”.

Nuôi dưỡng ḷng biết ơn mỗi ngày là cách để bạn hiểu được tầm quan trọng của những điều diễn ra trong cuộc sống mà bạn cho rằng là tầm thường hoặc đương nhiên. Kristi gợi ư rằng: “Khi bạn thức dậy vào mỗi sáng, trước khi bước ra khỏi giường, hăy suy nghĩ về 5 điều mà bạn cảm thấy biết ơn. Đó có thể là: Tim của tôi đang đập, nhiệt độ thật dễ chịu, cảm ơn về giấc mơ thú vị, cảm ơn đôi mắt của tôi v́ chúng đang mở, cảm ơn bàn chân cho tôi cảm nhận nhịp sống”.




(Ảnh dẫn qua Pictureboss)

Rồi bạn bước ra khỏi pḥng với những suy nghĩ về ḷng biết ơn những điều giản đơn, về niềm hạnh phúc v́ được cảm nhận những điều tốt đẹp. Bằng cách này, Kristi chia sẻ rằng nó sẽ trở thành thói quen, thành lời nhắc nhở tích cực đối với cuộc sống của bạn và bạn không cần phải chờ đợi ai đó ban ơn để rồi cảm ơn mà tự tận sâu trong đáy ḷng luôn tự hiểu rằng mọi điều trong cuộc sống xứng đáng để biết ơn.

Ngay cả sợ hăi và đau đớn cũng đáng để biết ơn

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở tuổi 33, Kristi đă trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Cô kể lại: “Tôi đă phải đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao”. Tuy nhiên, ngay cả khi đối diện với thử thách lớn nhất cuộc đời ḿnh, cô vẫn cố gắng kiếm t́m một điều ǵ đó để nuôi dưỡng ḷng biết ơn.

“Tôi đă ở trong bệnh viện, rời xa bạn bè, người thân và đối diện với nỗi đau. Nhưng tôi có y tá, kỹ thuật viên, bác sỹ và người lao công dọn dẹp pḥng tôi mỗi ngày. Và tôi nghĩ, nếu đây là tất cả thế giới của tôi, vậy tôi có những ǵ? Tôi nhận ra, tôi có thể yêu những người này”.

Ḷng biết ơn hỏi: Chúng ta có thể t́m thấy cơ hội để học hỏi yêu thương ở đâu ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất? Và khi bóng tối đi qua, làm thế nào để chúng ta có thể sống trọn vẹn với sự biết ơn chân thành?




(Ảnh: Pixabay)

Ḷng biết ơn có khả năng thay đổi những mối quan hệ thân mật của bạn với người thân, bạn bè và đồng nghiệp, thậm chí là một người thoáng qua bạn có cơ duyên gặp trên đường. V́ bạn đă cảm thấy biết ơn ai đó, hăy cho họ biết điều đó, nó khiến thế giới sống của mỗi người đều trở nên ư nghĩa và tốt đẹp hơn. V́ rút cuộc người ta sống cả cuộc đời cũng chỉ để t́m hiểu rằng người ta nên sống có ư nghĩa như thế nào.

Ḷng biết ơn lan tỏa trong xă hội

Ḷng biết ơn không chỉ thay đổi cuộc sống của riêng bạn hay những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Mà nó c̣n gửi đi t́nh thương, sự tha thứ và đồng cảm tới tất cả mọi người trong xă hội, biến chúng ta trở thành những công dân tốt hơn và biết cách quan tâm tới những vấn đề lớn toàn cầu không chỉ của riêng ḿnh mà là c̣n của toàn xă hội, có ư thức và trách nhiệm về việc bảo vệ hành tinh chung.

“Chúng ta mở cánh cửa trái tim để cho đi sự hào phóng, tác động đến thế giới theo một cách khác. Khi bạn là một nhà bảo vệ môi trường, bạn sẽ hiểu rằng ḿnh cần cảm ơn Trái đất và bạn muốn chăm sóc nó. Và tương tự như vậy, dù là bất kỳ điều ǵ, khi bạn biết nuôi dưỡng tấm ḷng biết ơn, bạn sẽ cố gắng t́m cách để chăm sóc và bảo vệ”.




(Ảnh: Unplash)

Thay đổi để biết ơn

Kristi chia sẻ những cách đơn giản để học cách nuôi dưỡng tấm ḷng cảm ơn như hăy nghĩ về tất cả những việc trong danh sách cần phải làm trong ngày. Ví dụ, hôm nay tôi cần đi mua hàng tạp hóa, tôi cần hoàn thành dự án này tại nơi làm việc hay tôi cần dọn dẹp nhà cửa bằng cách diễn đạt khác, bằng lối tư duy khác như thật cảm ơn v́ cho tôi cơ hội được đi mua sắm, cảm ơn v́ tôi có thể hoàn thành công việc tại chỗ làm, … Thay v́ nghĩ rằng chúng như một nghĩa vụ, hăy nghĩ về những điều hạnh phúc khi bạn được làm việc đó.

Thực hành ḷng biết ơn là về việc buộc bản thân phải chấp nhận những điều trong cuộc sống mà chúng ta biết là tốt cho chúng ta. Thay vào đó, nó đánh thức chúng ta về khả năng thay đổi tích cực.



Hồng Tâm


Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #251
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Làm sao chúng ta học được cách tha thứ cho lỗi lầm của người khác?



Tha thứ là phương thuốc chữa lành những vết thương, nhưng ai mới có khả năng chế tạo ra Thần dược này? T́m đâu ra lư trí, vị tha, khoan dung, ḷng dũng cảm và tâm thái b́nh tĩnh để tha thứ?

Khi mọi người xung quanh có hành vi cư xử tệ, chúng ta có xu hướng vội vă đánh giá bằng những phản ứng tiêu cực như: Họ đang cố ư làm tổn thương ta, họ cố t́nh hủy hoại cuộc sống của chúng ta, hoặc họ là những kẻ ngốc, thậm chí ta có thể nghĩ là họ đă suy tính lâu dài và kỹ lưỡng về việc làm hại ta. V́ thế, thông thường chúng ta đều cho rằng những phán xét của ḿnh rất hợp lư để giúp bản thân đề pḥng và phản kháng kịp thời.

Tuy nhiên, có một điều thú vị có lẽ bạn đă bỏ qua, đó là những đứa trẻ nhỏ đôi khi cũng cư xử với nhau hoặc với người lớn chúng ta theo những cách bất công và có khi c̣n kinh khủng hơn thế: chúng ném đồ xuống sàn, chúng la hét và nói những điều tệ hại, chúng cố gắng đánh nhau hoặc chống đối lại ta, chúng giấu diếm, đánh cắp thứ ǵ đó của anh em ḿnh,v.v. Điều quan trọng chúng ta xem xét ở đây là phản ứng của chúng ta về điều này đối với trẻ con và người lớn rất khác biệt. Tuy nhiên, bằng cách thay đổi góc độ nh́n các hành vi xấu, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt trong quan điểm của ḿnh, và sự “tha thứ” mà bạn trao đi có thể mang một hàm nghĩa rộng lớn hơn, cao đẹp hơn.




(Tranh vẽ của Charles Burton Barber )

Với trẻ con, chúng ta có thể giữ b́nh tĩnh hơn, chúng ta thường nhẹ nhàng phân loại mớ hỗn độn này và đặc biệt có xu hướng, gần như vô thức, tự hỏi ḿnh năm câu hỏi chính:

Bọn trẻ có thể đang mệt không?

Bọn trẻ có thể đang đói không?

Bọn trẻ có thể đang buồn ǵ đó không?

Liệu có phải ai đó đă làm tổn thương chúng không?

Có thể bọn trẻ cần được ôm ấp, vỗ về không?

Rơ ràng là chúng ta đang đứng tại vị trí của con trẻ mà phân tích cảm xúc của chúng, thông cảm cũng như t́m cách trợ giúp chúng trong khả năng cao nhất mà chúng ta có thể. Nhưng chúng ta đă cư xử như thế nào khi ở cùng với những người lớn trong những hoàn cảnh tương tự? Chúng ta nghi ngờ, hoặc khẳng định họ đă làm điều tồi tệ ngay từ đầu bằng hàng loạt lư do: bởi v́ họ là người khủng khiếp, bởi v́ họ đang cố gắng tiêu diệt chúng ta, bởi v́ họ rất đáng ghét…

Nhưng nếu chúng ta sử dụng mô h́nh giải thích như với trẻ con, chúng ta sẽ làm được một điều ǵ đó rất khác. Bạn sẽ thấy sự khác biệt nếu bạn ngay lập tức đặt ra 5 câu hỏi tương tự như trên trước khi để những tư tưởng phản kháng của ḿnh trỗi dậy:

Họ có thể đang mệt không?

Họ có thể đang đói không?

Họ có thể đang cảm thấy buồn không?

Liệu có phải là ai đó đă làm tổn thương họ không?

Liệu có phải họ đang cần một cái ôm để được an ủi, vỗ về không?

Có một câu hỏi cần đặt ra là: Tại sao bạn lại cảm thấy bất măn với hành vi xấu của người lớn hơn là trẻ con, điều ǵ đă quyết định cảm xúc đó ở bạn? Liệu có phải là ở sự khác biệt giữa người lớn và trẻ con, hay chính là sự khác biệt trong “kỳ vọng” của chính chúng ta?

Bạn có thể kỳ vọng họ có hành vi theo tiêu chuẩn mà bạn cho rằng thích hợp với một người trưởng thành. V́ vậy, khi họ hành xử kém hơn những ǵ bạn mong đợi, bạn không thể chấp nhận nổi, và bạn coi thường họ khi so sánh họ với chính “họ trong kỳ vọng của ḿnh”.

Từ đó dẫn đến việc chúng ta đơn giản là buông ra một lời buộc tội, hơn là thừa nhận một t́nh huống thực sự rằng: đó có thể không phải là trạng thái đúng đắn mà một người nên có, nhưng họ có thể có những “hoàn cảnh”. Họ rất có thể đang rơi vào những “hoàn cảnh” trong 5 câu hỏi của chúng ta, có thể họ cảm thấy không khỏe, họ đang đói, trong ḷng họ đang buồn khổ về điều ǵ đó, hoặc tệ hơn nữa họ có thể đă bị tổn thương hay chịu lừa dối sâu sắc, và có thể họ cần được an ủi, vỗ về nhiều hơn là chịu nhận sự phán xét.




Tha thứ không khó nếu chúng ta chiến thắng được ích kỷ trong bản thân. (Ảnh: Pictureboss)

Những ǵ chúng ta nên làm là trở nên nhân ái và bao dung hơn với người khác, không chỉ với trẻ con mà c̣n với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, v́ tuổi tác không phải là yếu tố duy nhất xác định trạng thái nên có của con người. Điều đó có nghĩa là hăy mở rộng ḷng ḿnh hơn nữa trong việc hiểu và diễn giải ra những điều người khác nói theo ư nghĩa sâu sắc hơn, với nhiều sự thấu hiểu và cảm thông hơn.

Như thế, chúng ta sẽ làm dịu mọi t́nh huống hơn là để phát sinh tranh luận. Thay v́ t́m lỗi trong cách họ hành xử, hăy xem họ như một đứa trẻ kích động, đang quấy phá người mà chúng yêu thương bởi v́ chúng đang rơi vào những t́nh huống khác nhau. Hăy t́m cách trấn an và cho họ thấy rằng bạn thông cảm và yêu quư họ, thay v́ “đánh trả” lại họ một cú tương tự.

Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ và quan tâm trẻ con khi thấy chúng đáng yêu và nhỏ bé như thế nào, nên sự đồng cảm đến một cách tự nhiên. Thật xúc động và ư nghĩa nếu bạn đă từng sống trong một thế giới nơi bạn học được cách đối xử tốt với trẻ con, và sẽ c̣n tốt đẹp hơn nữa nếu chúng ta học cách bao dung hơn một chút đối với những người lớn chúng ta.




Học cách nuôi dưỡng một nội tâm an ḥa để dễ dàng tha thứ. (Ảnh dẫn qua Pinterest)

Tất nhiên, điều này rất khó khăn khi chúng ta phải đối mặt trước mâu thuẫn và xung đột với một người lớn thật sự thay v́ một đứa trẻ. Dù vậy, có một câu nói nổi tiếng rằng: “Đừng đánh giá cả câu chuyện của ai đó chỉ bởi một chương trong đó mà bạn bước vào”.

Do đó, nếu ai đó làm bạn bất măn, đừng vội phán xét khi bạn chỉ nh́n thấy một góc của cuộc đời họ, hăy suy ngẫm về một thứ đặc ân lớn nhất, một thứ ḷng tốt cao đẹp nhất của con người, để “nh́n” ai đó xa hơn những ǵ xấu mà họ đang thể hiện, để tha thứ, yêu thương, và nâng đỡ họ như những đứa trẻ đang thất vọng, tức giận, thiếu suy nghĩ hoặc bị tổn thương sâu sắc trong tâm hồn.

Tâm An
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #252
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Hiếu có 3 tầng thứ: thân hiếu, tâm hiếu và chí hiếu.
Bạn ở tầng thứ nào?








Thời cổ đại mọi người coi chữ Hiếu vô cùng quan trọng, thường nói:

“Trăm cái thiện th́ Hiếu đứng trước tiên, vạn điều ác th́ dâm đứng đầu” (nguyên văn: Bách thiện hiếu vi tiên, vạn ác dâm vi thủ).

Mọi người cũng thường nói:

“Hiếu kính người già th́ Trời giáng phúc” (nguyên văn: Hiếu kính lăo nhân thiên giáng phúc).

Đoạn đầu tiên trong Đệ tử quy – sách dạy luân lư đạo đức cho trẻ em xưa, đă viết như sau:

Phép người con, Thánh nhân dạy.
Hiếu đễ trước, rồi cẩn tín.
Yêu rộng khắp, gần người nhân.
Có dư sức, th́ học văn.

Nguyên văn:

Đệ tử quy, Thánh nhân huấn.
Thủ hiếu đễ, thứ cẩn tín.
Phiếm ái chúng, nhi thân nhân.
Hữu dư lực, tắc học văn

Tỷ phú là Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới đă từng nói:

“Việc không thể chờ đợi nhất chính là thực hiện đạo hiếu”.

Trong dân gian cũng lan truyền câu nói rằng: “Việc khiến người ta hối tiếc nhất là: con muốn hiếu mà cha mẹ không c̣n”.

Thời xưa chữ Hiếu chủ yếu là nói con cái hiếu kính với cha mẹ, con dâu hiếu kính với cha mẹ chồng. Hiện nay thời đại đă thay đổi rồi, có rất nhiều gia đ́nh chỉ có một con trai hoặc một con gái, hoặc 2 con gái, 3 con gái…, thế nên con rể hiếu kính với cha mẹ vợ cũng vô cùng quan trọng. Đặt ḿnh vào vị trí cha mẹ mà suy nghĩ cho cha mẹ, th́ dù là vợ chồng trẻ, vợ chồng trung niên hay vợ chồng già, th́ hiếu kính với tứ thân phụ mẫu cũng đều quan trọng như nhau.





“Đạo Hiếu” là một trong những cái gốc để làm người.
(Ảnh minh họa: youtube)

Hiếu tức là cảm ân, báo ân, báo đáp ân t́nh cha mẹ mang thai 10 tháng, báo đáp ân t́nh cha mẹ dưỡng dục mười mấy, thậm chí hai mươi mấy năm. Đồng thời hiếu là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Hiếu là đạo lư bất biến của Trời Đất.

Có người nói chữ Hiếu có 3 tầng thứ, thứ nhất là thân hiếu, thứ 2 là tâm hiếu và thứ 3 là chí hiếu. Thân hiếu là cung phụng nuôi dưỡng cha mẹ không c̣n khả năng lao động, khiến cha mẹ được ăn no, mặc ấm, có bệnh th́ đưa cha mẹ đi khám chữa bệnh, khiến cha mẹ không phải lo về cái ăn cái mặc, vui hưởng tuổi già.

Tâm hiếu chính là trong tâm luôn nghĩ đến cha mẹ, lời nói phải để cha mẹ thuận tai, làm việc phải để cha mẹ thuận mắt, hết thảy đều khiến cha mẹ vừa ḷng.

Chí hiếu chính là làm người con có chí hướng lớn lao, khiến cha mẹ tự hào v́ con.

Hiếu thân là cơ bản nhất, mỗi người đều nên phải làm được, đều có thể làm được. Có thức ăn cho con cái được th́ cũng có thức ăn cho cha mẹ được. Có quần áo cho ḿnh mặc th́ cũng nên có quần áo cho cha mẹ.

Hiếu tâm th́ phải gắng sức nỗ lực mới làm được, mấu chốt là xem cái tâm của con cái. Ví dụ, cha mẹ không muốn nh́n thấy con cái đem tiền đi chơi bài bạc th́ con cái không đi. Cha mẹ không muốn nh́n thấy con cái uống rượu đi xe, say rượu lái xe th́ con cái không được làm như vậy. Cha mẹ không muốn trông thấy con cái sinh chuyện thị phi th́ con cái phải an phận giữ ḿnh. Có câu nói thế này:

“Tấm ḷng của các bậc cha mẹ trong thiên hạ thật đáng thương”.

Cha mẹ muốn thấy con cái khiêm tốn, cẩn thận, cần kiệm chăm lo việc nhà, hiếu học vươn lên. Con cái làm theo nguyện vọng của cha mẹ th́ kết quả nhất định sẽ tốt.

Chí hiếu th́ không phải mỗi người ai cũng có thể làm được, v́ nó cần các loại nhân tố tác thành. Ví dụ bản thân cần phải có mục tiêu chính xác truy cầu, phải có chí, có đức và có phúc phận, c̣n phải có thể khắc chế bản thân, không được muốn làm cái ǵ liền làm cái ấy, mà phải biết nên làm cái ǵ th́ mới làm cái ấy, ở mọi lúc mọi nơi, đều lấy tiêu chuẩn của bậc chính nhân quân tử mà yêu cầu bản thân. Tham lam, lười biếng, khôn ranh khẳng định là không thể thành tài được.

Chúng ta nên ghi nhớ rằng, trên đầu ba thước có Thần linh, mắt Thần như điện, người đang làm Trời đang nh́n. Ḿnh làm ǵ, bất kể là việc tốt hay việc xấu, thậm chí mỗi từng suy nghĩ, mỗi ư niệm của ḿnh th́ ông Trời cũng đều ghi chép lại đầy đủ, không mảy may sai lệch. Hy vọng mỗi người chúng ta đều có thể bước đi tốt trên con đường đời của ḿnh, đều có được tương lai tươi đẹp.

Đương nhiên con người không phải Thánh hiền, vậy nên cũng có lúc sai lầm và mắc lỗi.

“Lăng tử hồi đầu kim bất hoán”, đứa con tội lỗi lang bạt biết hối lỗi quay đầu trở về th́ rất đáng quư, ngàn vàng cũng không thể đánh đổi được. Biết sai mà có thể sửa th́ không cái thiện nào lớn hơn.


Theo Chánh Kiến
Kiến Thiện biên dịch
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #253
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Điều quyết định giáo dục con cái thành hay bại mà nhiều cha mẹ thường quên







Mấy hôm trước có anh bạn tới nhà chơi, thấy bộ dạng mệt mỏi hỏi ra mới biết đang bực ḿnh vụ con cái, kêu con cái ngày càng không nghe lời, thật là phí công uổng sức. Sau một hồi t́m hiểu chi tiết mọi chuyện mới vỡ lẽ…

Anh ấy v́ muốn con cái có thành tích học tập tốt, sau này ra ngoài kiếm được công ăn việc làm ổn định nên đă tốn bao nhiêu tiền nhờ người chạy chọt, chuyển cho con vào một ngôi trường có danh tiếng. Ở nhà cũng thiết kế cho cậu con trai một không gian học tập riêng, không chỉ vậy, anh ấy c̣n sưu tầm hẳn một kho sách quư về cho con học.

Bao nhiêu tâm huyết bỏ ra như vậy, ai ngờ thành tích học tập của con lại chẳng đâu vào đâu, đă thế lại hay tụ tập bạn bè chơi bời đánh nhau bị nhà trường mời lên nói chuyện. Mọi chuyện khiến cho anh ấy vô cùng tức giận.

Muốn con cái trở lên tốt th́ việc đầu tiên là thay đổi chính ḿnh

Tôi hỏi anh ấy, b́nh thường hàng ngày có kèm cặp con học không? Anh ấy đáp: “Không, chỉ để chúng tự học”.

T́m hiểu thêm nữa mới biết anh ấy v́ công việc làm ăn nên cũng hay đưa bạn bè, đối tác về nhà ăn nhậu. Hơn nữa, anh nhiều lần đưa con ra ngoài, gặp chuyện đụng độ với người khác thường không dùng lư lẽ ḥa giải, thay vào đó là thích động tay động chân.

Anh ấy hỏi tôi bây giờ phải làm sao?

Tôi đáp: “T́nh cảnh của anh người ta gọi là ‘gieo gió th́ gặt băo’, con cái trở nên như này, phần nhiều là do lỗi của anh. Vậy nên, muốn tốt hơn, việc đầu tiên chính là anh phải thay đổi. Con cái không nghe lời, anh chỉ biết tức giận, oán trách chúng, nhưng lại không bao giờ tự nh́n lại ḿnh, t́m nguyên nhân ở chính ḿnh. Nếu đợi đến lúc vấn đề trở nên nghiêm trọng mới t́m cách giải quyết, việc cũng đă muộn rồi”.


Trẻ nhỏ thường sẽ học tập và làm theo lời nói hành vi của các bậc cha mẹ. (Ảnh minh hoạ: sohu.com)

Giáo dục con cái về nhân phẩm, tu dưỡng đạo đức mới là điều cốt lơi

Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ lao tâm khổ tứ chỉ mong con ḿnh vào được một trường đại học danh tiếng, có được thành tích học tập tốt, cho nên cưng chiều đủ thứ, muốn ǵ được đó. Họ cứ ngỡ rằng ‘thành tích tốt’ đó sẽ là tấm vé bảo đảm cho con cái ḿnh sau này có được một cuộc sống tốt đẹp.

Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Trường học không phải là duy nhất, đường đời c̣n có rất nhiều điều cần học hỏi, hơn nữa khả năng tiếp thu tri thức mỗi người mỗi khác, không thể giống nhau.

Giáo dục nhân phẩm mới là điều giúp con người trở nên tốt đẹp và có được tương lai tươi sáng.

Vậy nên, trẻ con khi đến trường không nhất định cứ phải có thành tích học tập cao, nhưng nhân phẩm và đạo đức nhất định cần phải tu dưỡng tốt, bởi chỉ có được nhân phẩm thật tốt mới có thể làm người. Có câu rằng: “Muốn thành danh trước tiền phải thành nhân”. Nhân phẩm, đạo đức không có th́ chẳng thể làm nên việc ǵ.

Cha mẹ cần lấy thân làm mẫu

Là cha mẹ, điều cần nhất chính là biết dùng ‘thân giáo’, lấy ḿnh ra làm gương cho con cái noi theo. Là bậc cha mẹ thông minh, trước khi trách mắng con cái, họ sẽ t́m nguyên nhân ở chính bản thân ḿnh, nỗ lực tu sửa tâm tính và đạo đức của chính ḿnh, trở thành tấm gương tốt đẹp để con cái noi theo.

Đối với việc nuôi dạy con cái, từ cử chỉ, lời nói, hành vi… của cha mẹ đều nhất cử nhất động ảnh hưởng đến con. Trẻ luôn nh́n vào cha mẹ mà đối chiếu hành vi của bản thân.

Thân làm cha mẹ thật không dễ! Nuôi dạy con cái không phải cứ làm thật nhiều tiền rồi cho chúng cuộc sống vương giả đă là đúng đắn. Bởi khi cái gốc làm người không vững th́ dẫu tiền bạc chất như núi cũng nay c̣n mai mất. Từ xưa tới nay, những bài học cho điều này vốn không phải là ít.

Vậy nên thân làm cha mẹ nên đặc biệt chú trọng phương diện này. Nuôi dạy con cái thành người nhân đức mới là bậc cha mẹ thực sự thông minh.

Theo cmoney.tw
Minh Vũ biên dịch
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #254
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Câu chuyện cảm động về ḷng tốt của Tổng thống Lincoln
dành cho người lính bị thương sắp ra đi



Vị tổng thống vĩ đại đă bên cạnh anh lính trẻ trong suốt khoảng thời gian hấp hối, không quan tâm đến địa vị, chỉ c̣n lại t́nh cảm yêu thương và nhân ái giữa người với người, chính tay ông đă giúp anh viết những ḍng thư dặn ḍ của anh gửi đến gia đ́nh. Ông lắng nghe và san sẻ với nỗi niềm của người khác. Không ái khác chính là vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ Abraham Lincoln.





Tổng thống Abraham Lincoln đă giúp người lính trẻ viết lá thư cuối cùng cho gia đ́nh.
(Ảnh minh họa)

Nội chiến nổ ra ngay sau khi Tổng thống Abraham Lincoln trở thành tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ khủng hoảng lớn nhất nước Mỹ ấy, có một câu chuyện cảm động được viết lại và lưu truyền qua sách báo cũng như các phương tiện truyền thông xă hội, kể về hành động nhân ái của cựu Tổng thống Lincoln đối với một người lính sắp ĺa đời.

Lớn lên trong một gia đ́nh nghèo khó tại Kentucky, ông Lincoln đă mất mẹ khi mới 9 tuổi vì bà mắc chứng ngộ độc tremetol (thường được gọi là milk sickness). Khi c̣n là một cậu bé, ông cũng đã phải chứng kiến ​​sự ra đi của chị gái trong lúc hạ sinh một bé trai bị chết non.

Theo nhà nghiên cứu tiểu sử người Mỹ Kearns Goodwin, những nỗi đau thương mất mát ấy đã gặm nhấm ông trong suốt thời thơ ấu khiến ông hình thành một trái tim thiện lương, biết quan tâm, đồng cảm với người khác.

Tổng thống Lincoln luôn bao dung với tất cả mọi người, kể cả những người lính bị thương đă hy sinh hết ḿnh cho tự do của nước Mỹ.

Tướng William T. Sherman, một tướng lĩnh của Quân đội Liên minh trong Nội chiến Hoa Kỳ, đă viết trong quyển Hồi kư của Tướng W.T. Sherman rằng ông rất ấn tượng với “bản tính lương thiện của Tổng thống Lincoln, và sự cảm thông sâu sắc, da diết của ông với nỗi khổ của người dân do chiến tranh cũng như cuộc đổ bộ của quân thù qua miền Nam”.

Tổng thống Lincoln đă nhiều lần đi một quăng đường xa để thăm những người lính bị thương trên chiến trường và bệnh viện trong thời gian Nội chiến. Ông thường cố gắng vực dậy những người lính bằng những lời quan tâm ân cần, chu đáo của ḿnh.







Tổng thống Lincoln đă nhiều lần đi một quăng đường xa để thăm những người lính
bị thương trên chiến trường và bệnh viện trong thời gian Nội chiến.
(Ảnh qua the epoch times)

Trong một lần đi thăm, các bác sĩ đă dẫn ông Lincoln đến chỗ một người lính trẻ đang cận kề cái chết. Tổng thống đến bên giường, hỏi anh:

“Tôi có thể giúp được ǵ cho anh không?”

Người lính tiều tụy không hề biết người đàn ông đứng trước mặt ḿnh chính là Tổng thống Lincoln. Anh th́ thầm với Tổng thống:

“Ông có thể viết thư cho mẹ tôi được không?”

Tổng thống Lincoln đă đồng ư và cẩn thận ghi lại trên giấy những ǵ người lính nói.

“Gửi mẹ thân yêu, con đă bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ. Con sợ ḿnh sẽ không qua khỏi. Xin mẹ đừng quá đau buồn v́ con. Hăy hôn Mary và John hộ con. Cầu Chúa phù hộ cho mẹ và cha”, người lính nói.

Người lính dừng lại v́ đă quá yếu, không thể tiếp tục được nữa. Sau đó, ông Lincoln đă kư tên lên thư và đề rằng:

“Viết cho con trai bà, Abraham Lincoln”.

Khi người lính nh́n thấy bức thư mà Tổng thống Lincoln viết thay ḿnh, anh đă rất ngạc nhiên vì thấy chữ kư “Abraham Lincoln’s”. Chàng trai trẻ hỏi:

“Ông là Tổng thống thật sao?”

Ông Lincoln trả lời:

“Đúng vậy, là tôi đây”, sau đó hỏi anh xem liệu ḿnh có thể giúp được ǵ cho anh nữa không.

Người lính đáp lại:

“Ông có thể cầm lấy tay tôi không? Hăy ở bên tôi cho đến khi tôi nhắm mắt”.

Trong căn pḥng yên tĩnh, vị Tổng thống cao lớn, dáng vẻ gầy gò nắm lấy tay chàng trai trẻ và dành cho anh những lời động viên cho đến khi anh trút hơi thở cuối cùng.

Với tấm lòng bao dung, nhân ái, sẵn sàng lắng nghe nỗi niềm của người dân, Tổng thống Lincoln quả là một nhà lănh đạo xuất sắc.

Chúng ta cũng nên giống như ông, mở rộng ḷng mình với người khác khi họ gặp khó khăn, trắc trở. Như vậy cuộc sống này sẽ ấm áp và tốt đẹp biết bao. Như nhà nghiên cứu người Mỹ Steve Maraboli từng viết:

“Một cử chỉ tử tế có thể chạm đến nỗi đau mà chỉ tình thương mới có thể chữa lành”.


Hồng Liên
Nguồn: The Epoch Times
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #255
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Trả lại 100 ngàn đô cho doanh nhân giàu có, cô gái nghèo đă thay đổi cuộc đời
Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm. Người trong ḷng có một đóa hồng, cuộc đời sẽ là một biển hoa”.

Câu chuyện này xảy từ hơn 30 năm trước, vào một buổi tối mùa đông lạnh giá ở Washington D.C. Vợ của một doanh nhân giàu có bất cẩn làm rơi túi xách tại một bệnh viện. Sau khi biết chuyện, vị doanh nhân này vô cùng lo lắng, v́ bên trong túi xách không chỉ có 100 ngàn đô mà c̣n chứa thông tin thị trường vô cùng cơ mật. Ông vội vă lái xe đến bệnh viện ngay lúc nửa đêm.

Khi ông vừa đến nơi th́ thấy một cô bé gầy c̣m đang ngồi ở hành lang bệnh viện, tay ôm chặt chiếc túi da mà vợ ông đánh mất. Cô bé ngồi dựa lưng vào tường, người run lên v́ lạnh.




Dù gia cảnh vô cùng khốn khó nhưng cô bé Chiada luôn giữ được một tâm hồn lương thiện. (Ảnh minh hoạ dẫn theo spectrumnews.org)

Cô bé ấy tên là Chiada. Em có người mẹ đang nằm viện và bệnh t́nh rất nặng. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau sống qua ngày, họ đă bán đi rất cả mọi thứ có thể nhưng cũng chỉ đủ trả tiền viện phí đêm nay. Ngày mai, mẹ cô bé sẽ phải xuất viện, v́ họ đă hết nhẵn tiền.

Buổi tối định mệnh hôm ấy, Chiada bất lực đi đi lại lại ở hành lang bệnh viện, nước mắt dàn giụa, cầu xin Thượng Đế hăy ban cho mẹ con em một phép màu. Vừa lúc đó, một người phụ nữ đi từ trên lầu xuống. Bà làm rơi chiếc túi da xuống đất, có thể là trong tay c̣n đang cầm thứ khác nên không biết túi xách bị rơi.

Ở hành lang chỉ có một ḿnh Chiada. Cô bé nhặt chiếc túi lên, vội vàng đuổi theo người phụ nữ ra cửa, nhưng bà đă lên một chiếc xe hơi sang trọng và đi mất rồi.

Chiada quay lại pḥng bệnh và kể cho mẹ câu chuyện này. Khi mở chiếc túi ra để t́m danh tính của người mất đồ, hai mẹ con đều sửng sốt bởi xấp tiền trong đó. 100 ngàn đô là số tiền quá lớn đối với họ, và nó rất có thể sẽ chữa lành bệnh của người mẹ. Nhưng mẹ của Chiada bảo con gái hăy mang chiếc túi quay lại hành lang, đợi người bị mất đến nhận lại…




Tôi nhận nuôi Chiada cũng không phải để trả ơn hay thương hại, mà là mời về một tấm gương làm người. (Ảnh minh hoạ: pinterest)

Sau khi được trả lại chiếc túi xách quan trọng, vị doanh nhân đă gắng hết sức chạy chữa cho mẹ của Chiada. Tuy nhiên bà vẫn không qua khỏi. V́ không muốn cô bé Chiada phải sống cô độc nên ông đă nhận nuôi cô bé và cho em đi học.

Kể từ sau đó, công việc kinh doanh của vị doanh nhân ngày càng phát triển, không lâu sau ông đă trở thành một tỷ phú. Sau khi tốt nghiệp đại học, Chiada cũng đến giúp đỡ ông quản lư công ty. Nhờ sự thông minh và những kinh nghiệm được học từ cha nuôi mà Chiada nhanh chóng trở thành một nữ doanh nhân thành công, rất nhiều việc cha nuôi đều phải hỏi ư kiến của cô.

Khi sắp qua đời, vị doanh nhân đă để lại một bản di chúc:

“Trước khi quen biết mẹ con Chiada, tôi nghĩ ḿnh là một người rất giàu có. Nhưng khi đứng trước hai mẹ con họ – những người nghèo khổ, không có tiền chữa bệnh những vẫn nhất quyết trả lại 100 ngàn đô, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu có nhất. Bởi dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ một tiêu chuẩn đạo đức rất cao. Đây là điều mà người làm kinh doanh như tôi thiếu nhiều nhất. Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương thường. Chính họ đă khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh.




Chính họ đă khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh. (Ảnh minh hoạ: shopsites.dk)

Tôi nhận nuôi Chiada cũng không phải để trả ơn hay thương hại, mà là mời về một tấm gương làm người. Có cô bé bên cạnh, trên thương trường, tôi luôn cố gắng ghi nhớ việc ǵ nên làm, việc ǵ không nên; số tiền nào nên lấy, số tiền nào không nên. Đây chính là sự đảm bảo vững chắc cho công ty phát triển và sau này tôi đă trở thành một tỷ phú.

Sau khi tôi ra đi, toàn bộ tài sản sẽ để lại cho Chiada thừa kế. Đây không phải là quà tặng, mà v́ tôi muốn sự nghiệp của ḿnh có thêm huy hoàng và thịnh vượng hơn. Tôi tin rằng, con trai tôi sẽ hiểu được tâm ư của tôi.”

Sau khi người con trai của ông từ nước ngoài trở về, đọc kỹ di chúc của cha, anh đă kư tên vào văn bản thừa kế. “Tôi đồng ư để Chiada là người thừa kế toàn bộ tài sản của bố ḿnh. Chỉ mong cô ấy có thể làm vợ tôi.”

Chiada suy nghĩ một lúc rồi cũng cầm bút kư tên: “Tôi chấp nhận toàn bộ tài sản mà cha nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.

Thiện Nam (sưu tầm)


Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------









Quick Navigation Tâm lư và giáo dục Top
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #256
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Vô dục vô cầu” là lối tắt của hạnh phúc


Mỗi người đều muốn theo đuổi hạnh phúc, hi vọng ngày ngày được hạnh phúc. Nếu như bạn chấp nhận bỏ ra càng nhiều, th́ hạnh phúc mà bạn thu được cũng càng nhiều, bởi v́ đó là thành quả của sự nỗ lực cho tín ngưỡng của bạn.




“Vô dục vô cầu” là lối tắt của hạnh phúc. (Ảnh: t/h)

Suy nghĩ trên có lẽ nhận được sự đồng t́nh của nhiều người, nhưng sự theo đuổi quá đà, ngược lại sẽ khiến người ta cảm thấy áp lực, nảy sinh cảm giác xa cách, thậm chí là nghẹt thở.

Có lẽ hạnh phúc giống như một chú chim nhỏ hoảng hốt, càng muốn bắt, th́ nó càng bay xa. Những ngày lễ đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh hay t́nh nhân, mọi người thường cảm thấy hụt hẫng, có thể cũng là v́ lẽ đó.




Theo đuổi hạnh phúc là sự cứu vớt hay cản trở. (Ảnh từ mytourcdn)

Iris Mauss, giảng dạy tại Đại học California ở Berkeley, là một trong những nhà tâm lư học đầu tiên nghiên cứu lư luận hạnh phúc một cách có hệ thống. Cô được khơi gợi từ những cuốn sách truyền cảm hứng trong quá khứ, và những cuốn sách này hầu như đều coi hạnh phúc là điều kiện cần thiết cho cuộc sống, là một chỉ tiêu cần đạt được.

Nếu đánh giá cao thứ mà mọi người cho là hạnh phúc, th́ mọi người có thể không ngừng nâng cao tiêu chuẩn, nhưng đối với hầu hết mọi người, tiêu chuẩn này không dễ đạt được, tự nhiên dễ sinh ra cảm giác mất mát, so với hạnh phúc được nhắc đến trong các cuốn sách th́ khác một trời một vực.

V́ vậy, Iris Mauss đă nỗ lực hợp tác với Maya Tamir, Nicole Savino và Craig Anderson để chứng minh suy nghĩ của họ thông qua một loạt các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người càng để tâm rằng liệu cuộc sống của ḿnh có hạnh phúc hay không, th́ mức độ hài ḷng với bản thân của họ càng thấp. Những người trong hoàn cảnh căng thẳng, khao khát hạnh phúc của họ có thể làm cho t́nh h́nh chuyển biến tốt hơn, bởi v́ nỗi đau mà họ từng trải qua sẽ áp chế cảm giác hạnh phúc tự nhiên nảy sinh đó.

Tiếp theo Iris Mauss tiến hành một cuộc thực nghiệm khác, bọn họ cho một nửa số người thực nghiệm đọc một báo cáo giả, nội dung là tầm quan trọng của hạnh phúc; nửa c̣n lại đọc một bài viết về “Năng lực phán đoán tốt” có lợi cho bản thân thế nào. Cả hai tài liệu này sẽ không làm nảy sinh bất kỳ cảm xúc ǵ với người thực nghiệm. Sau đó, họ cho tất cả những người thực nghiệm xem một bộ phim t́nh cảm ấm áp về huy chương vàng Olympic.

Kết quả của cuộc thực nghiệm cũng khá thú vị, những người tham gia càng khát khao hạnh phúc, th́ tâm trạng có ít biến động hơn sau khi xem bộ phim, nhưng đối với những người thực nghiệm đọc bài văn có nội dung đầy tính “tích cực và hi vọng”, th́ yêu cầu về hạnh phúc của họ cao hơn, v́ vậy, sau khi xem xong bộ phim th́ cảm thấy thất vọng, và không thấy được sự khích lệ.

Càng quá kỳ vọng về hạnh phúc, càng khiến người ta cảm thấy cô độc

Nghĩ kĩ lại, có lẽ chúng ta thường rơi vào những t́nh huống như vậy, ví dụ như trong đám cưới long trọng hay chuyến du lịch được mong đợi nhất, bạn càng muốn tận hưởng từng phút giây hạnh phúc, th́ lại càng cảm thấy trống rỗng. Ngược lại, đôi khi bạn chỉ cần đi ra ngoài để giải khuây, nhưng lại có thể có một trải nghiệm tuyệt vời.

Xem ra càng quá kỳ vọng về hạnh phúc, càng khiến người ta cảm thấy cô độc và xa cách, bởi v́ mọi người chỉ coi bản thân ḿnh là trung tâm, mà hời hợt với những người xung quanh. Đặc biệt nếu như lúc đó có người can thiệp vào cảm xúc hạnh phúc của họ, những người này sẽ dùng tâm trạng tiêu cực để đánh giá đối phương.

Không chỉ vậy, Aekyoung Kim ở Đại học Rutgers và Sam Maglio ở Đại học Toronto, Canada đă phát hiện một khả năng tiêu cực khác: khi mọi người có ư thức theo đuổi hạnh phúc, càng dễ cảm nhận được sự trôi đi của thời gian.

Kết quả thử nghiệm của họ cho thấy rằng v́ hạnh phúc là chủ quan, nên nội hàm của nó liên tục thay đổi, thậm chí mọi người khó có thể cảm nhận được liệu họ có đạt đến đỉnh cao của hạnh phúc hay không. Ngay cả khi một khoảnh khắc nào đó được thỏa măn, mọi người vẫn hy vọng rằng hạnh phúc này có thể kéo dài măi, và kết quả là gánh nặng bắt đầu tăng lên.

Ngày nay với sự phổ biến của phương tiện truyền thông xă hội, hiện tượng này rất rơ nét. Khi chúng ta khao khát cuộc sống hạnh phúc của người khác, cảm giác mất mát của chúng ta sẽ càng nhiều. Nếu bạn không lấy những người đó để so sánh với chính ḿnh, tôi tin rằng cuộc sống của chúng ta sẽ hạnh phúc hơn.

Xem ra những người càng biết chấp nhận những thăng trầm của cuộc sống và những cảm xúc tiêu cực, th́ tấm ḷng càng rộng mở và bao dung với người khác, họ càng hài ḷng với cuộc sống của chính ḿnh, hạnh phúc sẽ tự nhiên đến, không cần dồn mọi tâm trí để theo đuổi.



Tuệ Tâm, theo Secret China


Reply With Quote Reply With Quote .

--------------------------------------------------------------------------------









Quick Navigation Tâm lư và giáo dục Top
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #257
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Sự kiêu ngạo có thể hủy đi cơ hội: Bài học rút ra từ câu chuyện Muối Bé và Muối To



Kinh Dịch viết: “Đạo của Trời là rút bớt chỗ dư thừa mà bồi đắp chỗ thiếu hụt; Đạo của đất đai là chỗ cao lồi th́ bị xói ṃn c̣n chỗ trũng thấp th́ được đắp bồi; Đạo quỷ thần th́ trừng phạt kẻ ngạo mạn, ban phước cho người khiêm tốn; Đạo của người th́ tự măn bị ghét c̣n khiêm hạ được thương”.




Bài học rút ra từ câu chuyện Muối Bé và Muối To. (Ảnh: t/h)

Muối Bé và Muối To

Hạt Muối Bé nói với hạt Muối To: “Em đến chia tay chị này, em sắp được ḥa trong đại dương”. Muối To trố mắt: “Em dại quá, sao lại để đánh mất ḿnh như thế! Em muốn th́ em cứ làm, chị không điên!”


Muối To thu ḿnh co quắp lại, nhất định không để biển ḥa tan. Muối To lên bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nh́n chúng bạn bé tí ti đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, diêm dân gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, c̣n những hạt muối tinh trắng kia được đội lên đầu, hay bê bên lưng rồi đóng vào bao sạch đẹp… Lần đầu tiên Muối To thấy ḿnh bị xúc phạm!

Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta cho nó vào nồi cám heo. Phải hóa thân phục vụ cho lũ heo dơ bẩn này ư? Thật xấu hổ! Ḷng kiêu hănh không cho phép nó “tế thân” cho lũ heo hạ tiện. Nó thu ḿnh co cứng hơn, mặc cho nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó.

Khi rửa máng heo, người ta phát hiện ra nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường lộ. Người người qua lại đạp lên nó.

Trời đổ mưa, Muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại Muối To th́ mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị Muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một ḿnh ở chốn này!”

Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hư, hư… c̣n em sống thế nào?”

“Tuyệt lắm chị ơi!” – Muối Bé hí hửng – “Khi em ḥa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em c̣n đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành tŕnh tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”.

Nh́n Muối Bé ḥa ḿnh với ḍng chảy, xa dần… bỗng dưng Muối To thèm khát cuộc sống như Muối Bé, muốn ḥa tan, ḥa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi! Nó đă trở thành sỏi đá, măi sống trong cô đơn, măi bị người ta chà đạp!



Theo ĐKN
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #258
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Have Smartphones Destroyed a Generation?



More comfortable online than out partying, post-Millennials are safer, physically, than adolescents have ever been. But they’re on the brink of a mental-health crisis.

One day last summer, around noon, I called Athena, a 13-year-old who lives in Houston, Texas. She answered her phone—she’s had an iPhone since she was 11—sounding as if she’d just woken up. We chatted about her favorite songs and TV shows, and I asked her what she likes to do with her friends. “We go to the mall,” she said. “Do your parents drop you off?,” I asked, recalling my own middle-school days, in the 1980s, when I’d enjoy a few parent-free hours shopping with my friends. “No—I go with my family,” she replied. “We’ll go with my mom and brothers and walk a little behind them. I just have to tell my mom where we’re going. I have to check in every hour or every 30 minutes.”

Those mall trips are infrequent—about once a month. More often, Athena and her friends spend time together on their phones, unchaperoned. Unlike the teens of my generation, who might have spent an evening tying up the family landline with gossip, they talk on Snapchat, the smartphone app that allows users to send pictures and videos that quickly disappear. They make sure to keep up their Snapstreaks, which show how many days in a row they have Snapchatted with each other. Sometimes they save screenshots of particularly ridiculous pictures of friends. “It’s good blackmail,” Athena said. (Because she’s a minor, I’m not using her real name.) She told me she’d spent most of the summer hanging out alone in her room with her phone. That’s just the way her generation is, she said. “We didn’t have a choice to know any life without iPads or iPhones. I think we like our phones more than we like actual people.”

I’ve been researching generational differences for 25 years, starting when I was a 22-year-old doctoral student in psychology. Typically, the characteristics that come to define a generation appear gradually, and along a continuum. Beliefs and behaviors that were already rising simply continue to do so. Millennials, for instance, are a highly individualistic generation, but individualism had been increasing since the Baby Boomers turned on, tuned in, and dropped out. I had grown accustomed to line graphs of trends that looked like modest hills and valleys. Then I began studying Athena’s generation.

Around 2012, I noticed abrupt shifts in teen behaviors and emotional states. The gentle slopes of the line graphs became steep mountains and sheer cliffs, and many of the distinctive characteristics of the Millennial generation began to disappear. In all my analyses of generational data—some reaching back to the 1930s—I had never seen anything like it.

The allure of independence, so powerful to previous generations, holds less sway over today’s teens.

At first I presumed these might be blips, but the trends persisted, across several years and a series of national surveys. The changes weren’t just in degree, but in kind. The biggest difference between the Millennials and their predecessors was in how they viewed the world; teens today differ from the Millennials not just in their views but in how they spend their time. The experiences they have every day are radically different from those of the generation that came of age just a few years before them.

What happened in 2012 to cause such dramatic shifts in behavior? It was after the Great Recession, which officially lasted from 2007 to 2009 and had a starker effect on Millennials trying to find a place in a sputtering economy. But it was exactly the moment when the proportion of Americans who owned a smartphone surpassed 50 percent.

The more I pored over yearly surveys of teen attitudes and behaviors, and the more I talked with young people like Athena, the clearer it became that theirs is a generation shaped by the smartphone and by the concomitant rise of social media. I call them iGen. Born between 1995 and 2012, members of this generation are growing up with smartphones, have an Instagram account before they start high school, and do not remember a time before the internet. The Millennials grew up with the web as well, but it wasn’t ever-present in their lives, at hand at all times, day and night. iGen’s oldest members were early adolescents when the iPhone was introduced, in 2007, and high-school students when the iPad entered the scene, in 2010.

A 2017 survey of more than 5,000 American teens found that three out of four owned an iPhone.

The advent of the smartphone and its cousin the tablet was followed quickly by hand-wringing about the deleterious effects of “screen time.” But the impact of these devices has not been fully appreciated, and goes far beyond the usual concerns about curtailed attention spans. The arrival of the smartphone has radically changed every aspect of teenagers’ lives, from the nature of their social interactions to their mental health. These changes have affected young people in every corner of the nation and in every type of household. The trends appear among teens poor and rich; of every ethnic background; in cities, suburbs, and small towns. Where there are cell towers, there are teens living their lives on their smartphone.

To those of us who fondly recall a more analog adolescence, this may seem foreign and troubling. The aim of generational study, however, is not to succumb to nostalgia for the way things used to be; it’s to understand how they are now. Some generational changes are positive, some are negative, and many are both. More comfortable in their bedrooms than in a car or at a party, today’s teens are physically safer than teens have ever been.

They’re markedly less likely to get into a car accident and, having less of a taste for alcohol than their predecessors, are less susceptible to drinking’s attendant ills.

Psychologically, however, they are more vulnerable than Millennials were: Rates of teen depression and suicide have skyrocketed since 2011. It’s not an exaggeration to describe iGen as being on the brink of the worst mental-health crisis in decades. Much of this deterioration can be traced to their phones.

Even when a seismic event—a war, a technological leap, a free concert in the mud—plays an outsize role in shaping a group of young people, no single factor ever defines a generation. Parenting styles continue to change, as do school curricula and culture, and these things matter. But the twin rise of the smartphone and social media has caused an earthquake of a magnitude we’ve not seen in a very long time, if ever. There is compelling evidence that the devices we’ve placed in young people’s hands are having profound effects on their lives—and making them seriously unhappy.

In the early 1970s, the photographer Bill Yates shot a series of portraits at the Sweetheart Roller Skating Rink in Tampa, Florida. In one, a shirtless teen stands with a large bottle of peppermint schnapps stuck in the waistband of his jeans. In another, a boy who looks no older than 12 poses with a cigarette in his mouth. The rink was a place where kids could get away from their parents and inhabit a world of their own, a world where they could drink, smoke, and make out in the backs of their cars. In stark black-and-white, the adolescent Boomers gaze at Yates’s camera with the self-confidence born of making your own choices—even if, perhaps especially if, your parents wouldn’t think they were the right ones.

Fifteen years later, during my own teenage years as a member of Generation X, smoking had lost some of its romance, but independence was definitely still in. My friends and I plotted to get our driver’s license as soon as we could, making DMV appointments for the day we turned 16 and using our newfound freedom to escape the confines of our suburban neighborhood. Asked by our parents, “When will you be home?,” we replied, “When do I have to be?”

But the allure of independence, so powerful to previous generations, holds less sway over today’s teens, who are less likely to leave the house without their parents. The shift is stunning: 12th-graders in 2015 were going out less often than eighth-graders did as recently as 2009.

Today’s teens are also less likely to date. The initial stage of courtship, which Gen Xers called “liking” (as in “Ooh, he likes you!”), kids now call “talking”—an ironic choice for a generation that prefers texting to actual conversation. After two teens have “talked” for a while, they might start dating. But only about 56 percent of high-school seniors in 2015 went out on dates; for Boomers and Gen Xers, the number was about 85 percent.

The decline in dating tracks with a decline in sexual activity. The drop is the sharpest for ninth-graders, among whom the number of sexually active teens has been cut by almost 40 percent since 1991. The average teen now has had sex for the first time by the spring of 11th grade, a full year later than the average Gen Xer. Fewer teens having sex has contributed to what many see as one of the most positive youth trends in recent years: The teen birth rate hit an all-time low in 2016, down 67 percent since its modern peak, in 1991.

Even driving, a symbol of adolescent freedom inscribed in American popular culture, from Rebel Without a Cause to Ferris Bueller’s Day Off, has lost its appeal for today’s teens. Nearly all Boomer high-school students had their driver’s license by the spring of their senior year; more than one in four teens today still lack one at the end of high school. For some, Mom and Dad are such good chauffeurs that there’s no urgent need to drive. “My parents drove me everywhere and never complained, so I always had rides,” a 21-year-old student in San Diego told me. “I didn’t get my license until my mom told me I had to because she could not keep driving me to school.” She finally got her license six months after her 18th birthday. In conversation after conversation, teens described getting their license as something to be nagged into by their parents—a notion that would have been unthinkable to previous generations.

Independence isn’t free—you need some money in your pocket to pay for gas, or for that bottle of schnapps. In earlier eras, kids worked in great numbers, eager to finance their freedom or prodded by their parents to learn the value of a dollar. But iGen teens aren’t working (or managing their own money) as much. In the late 1970s, 77 percent of high-school seniors worked for pay during the school year; by the mid-2010s, only 55 percent did. The number of eighth-graders who work for pay has been cut in half. These declines accelerated during the Great Recession, but teen employment has not bounced back, even though job availability has.

Of course, putting off the responsibilities of adulthood is not an iGen innovation. Gen Xers, in the 1990s, were the first to postpone the traditional markers of adulthood. Young Gen Xers were just about as likely to drive, drink alcohol, and date as young Boomers had been, and more likely to have sex and get pregnant as teens. But as they left their teenage years behind, Gen Xers married and started careers later than their Boomer predecessors had.

Gen X managed to stretch adolescence beyond all previous limits: Its members started becoming adults earlier and finished becoming adults later. Beginning with Millennials and continuing with iGen, adolescence is contracting again—but only because its onset is being delayed. Across a range of behaviors—drinking, dating, spending time unsupervised— 18-year-olds now act more like 15-year-olds used to, and 15-year-olds more like 13-year-olds. Childhood now stretches well into high school.

Why are today’s teens waiting longer to take on both the responsibilities and the pleasures of adulthood? Shifts in the economy, and parenting, certainly play a role. In an information economy that rewards higher education more than early work history, parents may be inclined to encourage their kids to stay home and study rather than to get a part-time job. Teens, in turn, seem to be content with this homebody arrangement—not because they’re so studious, but because their social life is lived on their phone. They don’t need to leave home to spend time with their friends.

If today’s teens were a generation of grinds, we’d see that in the data. But eighth-, 10th-, and 12th-graders in the 2010s actually spend less time on homework than Gen X teens did in the early 1990s. (High-school seniors headed for four-year colleges spend about the same amount of time on homework as their predecessors did.) The time that seniors spend on activities such as student clubs and sports and exercise has changed little in recent years. Combined with the decline in working for pay, this means iGen teens have more leisure time than Gen X teens did, not less.

So what are they doing with all that time? They are on their phone, in their room, alone and often distressed.

One of the ironies of iGen life is that despite spending far more time under the same roof as their parents, today’s teens can hardly be said to be closer to their mothers and fathers than their predecessors were. “I’ve seen my friends with their families—they don’t talk to them,” Athena told me. “They just say ‘Okay, okay, whatever’ while they’re on their phones. They don’t pay attention to their family.” Like her peers, Athena is an expert at tuning out her parents so she can focus on her phone. She spent much of her summer keeping up with friends, but nearly all of it was over text or Snapchat.

“I’ve been on my phone more than I’ve been with actual people,” she said. “My bed has, like, an imprint of my body.”

In this, too, she is typical. The number of teens who get together with their friends nearly every day dropped by more than 40 percent from 2000 to 2015; the decline has been especially steep recently. It’s not only a matter of fewer kids partying; fewer kids are spending time simply hanging out. That’s something most teens used to do: nerds and jocks, poor kids and rich kids, C students and A students. The roller rink, the basketball court, the town pool, the local necking spot—they’ve all been replaced by virtual spaces accessed through apps and the web.

You might expect that teens spend so much time in these new spaces because it makes them happy, but most data suggest that it does not. The Monitoring the Future survey, funded by the National Institute on Drug Abuse and designed to be nationally representative, has asked 12th-graders more than 1,000 questions every year since 1975 and queried eighth- and 10th-graders since 1991. The survey asks teens how happy they are and also how much of their leisure time they spend on various activities, including nonscreen activities such as in-person social interaction and exercise, and, in recent years, screen activities such as using social media, texting, and browsing the web. The results could not be clearer: Teens who spend more time than average on screen activities are more likely to be unhappy, and those who spend more time than average on nonscreen activities are more likely to be happy.

There’s not a single exception. All screen activities are linked to less happiness, and all nonscreen activities are linked to more happiness. Eighth-graders who spend 10 or more hours a week on social media are 56 percent more likely to say they’re unhappy than those who devote less time to social media. Admittedly, 10 hours a week is a lot. But those who spend six to nine hours a week on social media are still 47 percent more likely to say they are unhappy than those who use social media even less. The opposite is true of in-person interactions. Those who spend an above-average amount of time with their friends in person are 20 percent less likely to say they’re unhappy than those who hang out for a below-average amount of time.

The more time teens spend looking at screens, the more likely they are to report symptoms of depression.

If you were going to give advice for a happy adolescence based on this survey, it would be straightforward: Put down the phone, turn off the laptop, and do something—anything—that does not involve a screen. Of course, these analyses don’t unequivocally prove that screen time causes unhappiness; it’s possible that unhappy teens spend more time online. But recent research suggests that screen time, in particular social-media use, does indeed cause unhappiness. One study asked college students with a Facebook page to complete short surveys on their phone over the course of two weeks. They’d get a text message with a link five times a day, and report on their mood and how much they’d used Facebook. The more they’d used Facebook, the unhappier they felt, but feeling unhappy did not subsequently lead to more Facebook use.

Social-networking sites like Facebook promise to connect us to friends. But the portrait of iGen teens emerging from the data is one of a lonely, dislocated generation. Teens who visit social-networking sites every day but see their friends in person less frequently are the most likely to agree with the statements “A lot of times I feel lonely,” “I often feel left out of things,” and “I often wish I had more good friends.” Teens’ feelings of loneliness spiked in 2013 and have remained high since.

This doesn’t always mean that, on an individual level, kids who spend more time online are lonelier than kids who spend less time online. Teens who spend more time on social media also spend more time with their friends in person, on average—highly social teens are more social in both venues, and less social teens are less so. But at the generational level, when teens spend more time on smartphones and less time on in-person social interactions, loneliness is more common.

So is depression. Once again, the effect of screen activities is unmistakable: The more time teens spend looking at screens, the more likely they are to report symptoms of depression. Eighth-graders who are heavy users of social media increase their risk of depression by 27 percent, while those who play sports, go to religious services, or even do homework more than the average teen cut their risk significantly.

Teens who spend three hours a day or more on electronic devices are 35 percent more likely to have a risk factor for suicide, such as making a suicide plan. (That’s much more than the risk related to, say, watching TV.) One piece of data that indirectly but stunningly captures kids’ growing isolation, for good and for bad: Since 2007, the homicide rate among teens has declined, but the suicide rate has increased. As teens have started spending less time together, they have become less likely to kill one another, and more likely to kill themselves. In 2011, for the first time in 24 years, the teen suicide rate was higher than the teen homicide rate.

Depression and suicide have many causes; too much technology is clearly not the only one. And the teen suicide rate was even higher in the 1990s, long before smartphones existed. Then again, about four times as many Americans now take antidepressants, which are often effective in treating severe depression, the type most strongly linked to suicide.

What’s the connection between smartphones and the apparent psychological distress this generation is experiencing? For all their power to link kids day and night, social media also exacerbate the age-old teen concern about being left out. Today’s teens may go to fewer parties and spend less time together in person, but when they do congregate, they document their hangouts relentlessly—on Snapchat, Instagram, Facebook. Those not invited to come along are keenly aware of it. Accordingly, the number of teens who feel left out has reached all-time highs across age groups. Like the increase in loneliness, the upswing in feeling left out has been swift and significant.

This trend has been especially steep among girls. Forty-eight percent more girls said they often felt left out in 2015 than in 2010, compared with 27 percent more boys. Girls use social media more often, giving them additional opportunities to feel excluded and lonely when they see their friends or classmates getting together without them. Social media levy a psychic tax on the teen doing the posting as well, as she anxiously awaits the affirmation of comments and likes. When Athena posts pictures to Instagram, she told me, “I’m nervous about what people think and are going to say. It sometimes bugs me when I don’t get a certain amount of likes on a picture.”

Girls have also borne the brunt of the rise in depressive symptoms among today’s teens. Boys’ depressive symptoms increased by 21 percent from 2012 to 2015, while girls’ increased by 50 percent—more than twice as much. The rise in suicide, too, is more pronounced among girls. Although the rate increased for both sexes, three times as many 12-to-14-year-old girls killed themselves in 2015 as in 2007, compared with twice as many boys. The suicide rate is still higher for boys, in part because they use more-lethal methods, but girls are beginning to close the gap.

These more dire consequences for teenage girls could also be rooted in the fact that they’re more likely to experience cyberbullying. Boys tend to bully one another physically, while girls are more likely to do so by undermining a victim’s social status or relationships. Social media give middle- and high-school girls a platform on which to carry out the style of aggression they favor, ostracizing and excluding other girls around the clock.

Social-media companies are of course aware of these problems, and to one degree or another have endeavored to prevent cyberbullying. But their various motivations are, to say the least, complex. A recently leaked Facebook document indicated that the company had been touting to advertisers its ability to determine teens’ emotional state based on their on-site behavior, and even to pinpoint “moments when young people need a confidence boost.” Facebook acknowledged that the document was real, but denied that it offers “tools to target people based on their emotional state.”

In july 2014, a 13-year-old girl in North Texas woke to the smell of something burning. Her phone had overheated and melted into the sheets. National news outlets picked up the story, stoking readers’ fears that their cellphone might spontaneously combust. To me, however, the flaming cellphone wasn’t the only surprising aspect of the story. Why, I wondered, would anyone sleep with her phone beside her in bed? It’s not as though you can surf the web while you’re sleeping. And who could slumber deeply inches from a buzzing phone?

Curious, I asked my undergraduate students at San Diego State University what they do with their phone while they sleep. Their answers were a profile in obsession. Nearly all slept with their phone, putting it under their pillow, on the mattress, or at the very least within arm’s reach of the bed. They checked social media right before they went to sleep, and reached for their phone as soon as they woke up in the morning (they had to—all of them used it as their alarm clock). Their phone was the last thing they saw before they went to sleep and the first thing they saw when they woke up. If they woke in the middle of the night, they often ended up looking at their phone. Some used the language of addiction. “I know I shouldn’t, but I just can’t help it,” one said about looking at her phone while in bed. Others saw their phone as an extension of their body—or even like a lover:

“Having my phone closer to me while I’m sleeping is a comfort.”

It may be a comfort, but the smartphone is cutting into teens’ sleep: Many now sleep less than seven hours most nights. Sleep experts say that teens should get about nine hours of sleep a night; a teen who is getting less than seven hours a night is significantly sleep deprived. Fifty-seven percent more teens were sleep deprived in 2015 than in 1991. In just the four years from 2012 to 2015, 22 percent more teens failed to get seven hours of sleep.

The increase is suspiciously timed, once again starting around when most teens got a smartphone. Two national surveys show that teens who spend three or more hours a day on electronic devices are 28 percent more likely to get less than seven hours of sleep than those who spend fewer than three hours, and teens who visit social-media sites every day are 19 percent more likely to be sleep deprived. A meta-analysis of studies on electronic-device use among children found similar results: Children who use a media device right before bed are more likely to sleep less than they should, more likely to sleep poorly, and more than twice as likely to be sleepy during the day.

I’ve observed my toddler, barely old enough to walk, confidently swiping her way through an iPad.

Electronic devices and social media seem to have an especially strong ability to disrupt sleep. Teens who read books and magazines more often than the average are actually slightly less likely to be sleep deprived—either reading lulls them to sleep, or they can put the book down at bedtime. Watching TV for several hours a day is only weakly linked to sleeping less. But the allure of the smartphone is often too much to resist.

Sleep deprivation is linked to myriad issues, including compromised thinking and reasoning, susceptibility to illness, weight gain, and high blood pressure. It also affects mood: People who don’t sleep enough are prone to depression and anxiety. Again, it’s difficult to trace the precise paths of causation. Smartphones could be causing lack of sleep, which leads to depression, or the phones could be causing depression, which leads to lack of sleep. Or some other factor could be causing both depression and sleep deprivation to rise. But the smartphone, its blue light glowing in the dark, is likely playing a nefarious role.

The correlations between depression and smartphone use are strong enough to suggest that more parents should be telling their kids to put down their phone. As the technology writer Nick Bilton has reported, it’s a policy some Silicon Valley executives follow. Even Steve Jobs limited his kids’ use of the devices he brought into the world.

What’s at stake isn’t just how kids experience adolescence. The constant presence of smartphones is likely to affect them well into adulthood. Among people who suffer an episode of depression, at least half become depressed again later in life. Adolescence is a key time for developing social skills; as teens spend less time with their friends face-to-face, they have fewer opportunities to practice them. In the next decade, we may see more adults who know just the right emoji for a situation, but not the right facial expression.

I realize that restricting technology might be an unrealistic demand to impose on a generation of kids so accustomed to being wired at all times. My three daughters were born in 2006, 2009, and 2012. They’re not yet old enough to display the traits of iGen teens, but I have already witnessed firsthand just how ingrained new media are in their young lives. I’ve observed my toddler, barely old enough to walk, confidently swiping her way through an iPad. I’ve experienced my 6-year-old asking for her own cellphone. I’ve overheard my 9-year-old discussing the latest app to sweep the fourth grade. Prying the phone out of our kids’ hands will be difficult, even more so than the quixotic efforts of my parents’ generation to get their kids to turn off MTV and get some fresh air. But more seems to be at stake in urging teens to use their phone responsibly, and there are benefits to be gained even if all we instill in our children is the importance of moderation. Significant effects on both mental health and sleep time appear after two or more hours a day on electronic devices. The average teen spends about two and a half hours a day on electronic devices. Some mild boundary-setting could keep kids from falling into harmful habits.

In my conversations with teens, I saw hopeful signs that kids themselves are beginning to link some of their troubles to their ever-present phone. Athena told me that when she does spend time with her friends in person, they are often looking at their device instead of at her. “I’m trying to talk to them about something, and they don’t actually look at my face,” she said. “They’re looking at their phone, or they’re looking at their Apple Watch.” “What does that feel like, when you’re trying to talk to somebody face-to-face and they’re not looking at you?,” I asked. “It kind of hurts,” she said. “It hurts. I know my parents’ generation didn’t do that. I could be talking about something super important to me, and they wouldn’t even be listening.”

Once, she told me, she was hanging out with a friend who was texting her boyfriend. “I was trying to talk to her about my family, and what was going on, and she was like, ‘Uh-huh, yeah, whatever.’ So I took her phone out of her hands and I threw it at my wall.”

I couldn’t help laughing. “You play volleyball,” I said. “Do you have a pretty good arm?” “Yep,” she replied.

This article has been adapted from Jean M. Twenge's forthcoming book, iGen: Why Today’s Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy—and Completely Unprepared for Adulthood—and What That Means for the Rest of Us.


ABOUT THE AUTHOR
JEAN M. TWENGE is a professor of psychology at San Diego State University and the author of Generation Me and iGen.
https://www.theatlantic.com/magazine...Q04PHIzPwd_tFo
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #259
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Con của bạn, thực ra không phải là con của bạn!
Ai có con xem xong đều xúc động



Yêu thương con cái là thiên tính của người làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, con của bạn nhưng thực ra không phải là con của bạn; bạn biết chưa?





Con của bạn, thực ra không phải là con của bạn.




Chúng đều là những sinh mệnh v́ khát vọng
mà được sinh ra trên đời này.




Chúng nương nhờ bạn để đi đến thế giới này,
nhưng lại không phải v́ bạn mà đến.




Chúng ở bên cạnh bạn, nhưng lại không thuộc về bạn.




Bạn có thể nghĩ chúng là t́nh yêu của bạn,
nhưng mà không giống như bạn nghĩ,




Bởi v́ chúng có tư tưởng của riêng ḿnh.




Bạn có thể che chở là thân thể của chúng,
nhưng không phải là linh hồn của chúng,




Bởi v́ linh hồn của chúng thuộc về ngày mai, thuộc về nơi mà bạn có nằm mơ
cũng không cách nào đến đó.




Bạn có thể nỗ lực, nhưng chỉ có thể trở nên giống chúng,
mà lại không thể khiến cho chúng giống bạn.




Bởi v́ sinh mệnh sẽ không lùi lại về phía sau,
cũng không dừng lại ở quá khứ.




Bạn là cái cung, c̣n con cái của bạn chính là mũi tên từ nơi bạn bắn ra.




Người bắn cung nh́n con đường phía trước làm mục tiêu,




Anh ta dùng hết sức kéo cung, khiến cho mũi tên bắn ra càng nhanh càng xa.




Mang một niềm hạnh phúc vui sướng, chiếc cung uốn lượn nằm trong tay cung thủ,




Bởi v́ anh ta yêu một đường bay lượn của mũi tên,
cũng yêu vô cùng cái cung này.

***


Cha mẹ yêu thương con cái của ḿnh – đó là thiên tính, nhưng nếu không kiểm soát được t́nh yêu này, th́ cũng có thể trở thành thương tổn. Để làm một người cha người mẹ, từ xưa tới nay không phải là một chuyện dễ dàng thoải mái ǵ, bởi con cái là gánh nặng ngọt ngào của chúng ta.

Chúc cho các bậc cha mẹ trên thế giới này đều đối với con cái của ḿnh bằng một tấm ḷng b́nh đẳng, tôn trọng, yêu thương, và đón nhận chúng bằng cả trái tim.

Chúc cho những đứa trẻ của bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc ngập tràn!


Theo kannewyork.com
florida80_is_offline  
Old 04-28-2019   #260
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,156
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Một ngày của Âu
Pháp Vân



Bài này tôi viết năm 2002, khi thằng cháu ngoại tôi 9 tuổi. Năm nó 4 tuổi rưỡi th́ bố mẹ nó cho về VN 3 năm để nó học thông thạo tiếng Việt. Nó học mẫu giáo, lớp 1 và học kỳ 1 lớp 2 ở VN. Năm 2001 nó sang lại Đức học lại học kỳ 2 lớp1. Năm 2002 khi tôi viết bài này là nó kết thúc năm lớp 2 và lên lớp 3. Năm 16 tuổi, nó sang Regina, Canada chơi với bọn tôi 2 tuần rồi đi Vancouver học 1 năm lớp 10 (để thông thạo tiếng Anh), sau đó lại về Đức học tiếp. Năm nay (2013) th́ nó vào đại học rồi.
(Pháp Vân)



H́nh minh họa
(internet)

Âu để chuông đồng hồ kêu lúc 7 giờ sáng, ngủ dậy, đánh răng rửa mặt, thay quần áo, uống một cốc sữa tươi rồi đi học. 8 giờ, Âu rời khỏi nhà. 8.15 giờ hoc bắt đầu. 9.30 ra chơi. Đây là giờ ra chơi dài, gọi là grosse pause, học sinh mua đồ ăn sáng, thường là một cái bánh mỳ kẹp, hoặc một loại bánh ǵ đó giá 30 cent. 10 giờ vào lớp ngồi ăn sáng 15 phút. Trong lúc học sinh ăn sáng th́ cô giáo đọc truyện cho nghe. Riêng thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, ở trường không bán thức ăn mà bố mẹ phải chuẩn bị cho nó một cái bánh mỳ kẹp thịt mang đi. Không biết v́ trường không có người bán trong hai ngày đó hay là để bố mẹ cũng phải có trách nhiệm chăm lo đến con cái, không được khoán trắng cho nhà trường, và để học sinh tập dần với thói quen tự chuẩn bị cho ḿnh. 10.15 bắt đầu học tiếp cho đến lần ra chơi ngắn –kleine pause, rồi học tiếp đến 12 giờ. Tan trường, Âu đi bộ đến Hort.

Lớp cuả Âu có 20 học sinh. C̣n ở Hort th́ chỉ có 10 đứa. Hort là một từ tiếng Đức, là chỗ chơi cho trẻ con vào giờ không học ở trường. Trong khu có rất nhiều Hort. Ở Hort có rất nhiều tṛ chơi: ngoài sân th́ có sân bóng đá, cầu trượt, đu, thả diều v.v, trong nhà th́ có các tṛ chơi khác, và có đục, có cưa, có các dụng cụ để tự làm các công việc khéo tay. Hort này có 10 cháu, nhưng có đến 3 cô phụ trách và 2 nửa chú dạy thủ công. Hàng ngày cô phải cho các cháu làm bài tập từ 2 đến 3 giờ chiều, ngoài ra là hướng dẫn các tṛ chơi. Ngoài các tṛ chơi ngoài trời như chơi bóng, chơi đu... th́ c̣n có các tṛ chơi theo hướng dẫn, ví dụ như Âu đă làm được một thằng người máy bằng gỗ khá đẹp và ngộ nghĩnh. Âu cũng đă tự tay làm các b́nh hoa từ vỏ lon bia, làm các bức tranh và các bức phù điêu bằng đất...

Âu ăn trưa (bữa chính) ở đó và một bữa phụ tuỳ đứa nào muốn ăn th́ tự lấy ăn hoặc nói với cô để cô cho ăn. Hàng tuần các cô giáo tổ chức nướng thịt vào tối thứ Ba. Đó là buổi tối để các gia đ́nh gặp nhau và gặp gỡ cô giáo để trao đổi về t́nh h́nh các cháu. Buổi tối đó, các gia đ́nh có thể mang thịt, mang xúc xích, mang thức ăn đến đó nướng ăn ngoài trời, c̣n cô giáo th́ chuẩn bị bánh ḿ và salat. Thành ra 10 gia đ́nh có con ở Hort trở nên quen nhau và cô giáo cũng biết được hoàn cảnh gia đ́nh từng cháu. Nếu tính cho 10 học sinh trong Hort này, mỗi học sinh vào Hort phải nộp 180 euro một tháng kể cả tiền ăn một bữa chính, một bữa phụ, vừa bằng tiền xă hội trợ cấp cho trẻ con, so với tiền lương của 3 cô giáo, 1 thầy (2 thầy part time), và tiền cơ sở vật chất, điện nước v.v. th́ đủ biết xă hội phải chu cấp như thế nào.

Mỗi tuần, Âu có một buổi học vơ Karate (1 giờ), và 2 buổi học tiếng Việt (1 giờ rưỡi). Lớp tiếng Việt là lớp dành riêng cho trẻ con Việt Nam, do một cô giáo tốt nghiêp ĐHSP Hà Nội dạy, do chính phủ Đức trả tiền. Hầu hết bọn trẻ con này đều đă có về thăm Việt Nam, nhưng chỉ duy nhất có Âu là đứa đă về Việt Nam lâu nhất và đă học ở trường Việt Nam. Lúc cô giáo cho học bài: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền...“ Âu nói: “Cô giáo ở Việt Nam không hiền đâu”, một thằng bạn trong lớp, chắc cũng đă nghe bài hát xuyên tạc này, hát: “Lúc ở nhà mẹ cũng là con cáo, khi tới trường cô giáo như mẹ ḿn...“ Âu cười lăn ra sằng sặc, c̣n những đứa khác th́ ngơ ngác, hỏi: “Mẹ ḿn là ǵ?”

Hè này Hort của Âu tổ chức đi Pháp 2 tuần. Học sinh đi với cô giáo, không có bố mẹ đi theo. Những chuyến đi như thế này là hoạt động thường xuyên của Hort. Tất cả các hè đều tổ chức đi. Năm ngoái, Âu đă đi biển một lần, đi ra đảo một lần. Hè này đi Pháp, hè sang năm đi Ư.

Trong trường có một môn học gọi là môn Tôn giáo. Ở các lớp dưới th́ chỉ học về ḷng yêu thương đồng loại, ḷng yêu thương các con vật... giống như môn đạo đức bên ḿnh. Chỉ khi lên đến lớp cuối cấp hoặc lên cấp 2, nhà trường mới hỏi bố mẹ học sinh để chọn một trong 5 thứ: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, và Không tín ngưỡng.

Bắt đầu năm học tới, Âu sẽ học thêm môn Nhạc và môn Tiếng Anh. Hè này phải dẫn Âu đến trường Nhạc. Thầy/cô giáo sẽ giới thiệu và cho “nghịch“ tất cả các loại nhạc cụ rồi nó sẽ tự chọn học nhạc cụ ǵ.

Có lẽ cũng là một cách giáo dục hay, người Đức thường hay làm, nên bố mẹ Âu cũng bắt chước, là mở cho nó một tài khoản tiết kiệm. Âu, cũng như các bạn khác, có tài khoản tại ngân hàng, có thẻ tín dụng, có password riêng của ḿnh. Nó không bảo là nó có bao nhiêu trong tài khoản, nhưng nói rằng một năm nó chỉ được lăi có 3 euro. Bố mẹ Âu cho nó định mức mỗi tuần được tiêu 5 euro. Nó có thể mua đồ chơi, ăn quà, chiêu đăi bạn bè, hoặc để góp tiết kiệm, lúc nào tiện th́ cầm thẻ ra ngân hàng nạp vào tài khoản. V́ thế trẻ con không c̣n có chuyện ṿi vĩnh mà tự lựa chọn hoặc ăn kem hoặc mua đồ chơi, hoặc mời bạn bè đi xem phim. Nhiều lúc cũng phải tính toán ra tṛ.

Hôm nọ Hort của Âu tổ chức triển lăm tranh. Mỗi học sinh được chọn trong tuyển tập của ḿnh 2 bức tranh để triển lăm và chào bán. Hort quy định chỉ được chào bán bằng hiện vật, không chào bán bằng tiền. Âu triển lăm và chào bán một bức giá 1 cốc kem (1,6 euro), một bức giá 1 bánh Hamburger (2,5 euro). Ông bà mua luôn 2 bức tranh đó. Các bạn khác cũng có tranh triển lăm với giá chào bán tương tự, nhưng hiện vật th́ tuỳ thích khác nhau. Dĩ nhiên chỉ có phụ huynh mua thôi, nhưng như thế là chúng nó không phải xin tiền ăn kem mà là “lao động kiếm được“. Có lẽ đó cũng là một việc làm có ư nghĩa.

Hôm kết thúc năm học, cô giáo của Âu mời ông bà đến thăm lớp. Lớp học ở đây khác hẳn bên ḿnh. Pḥng học rất rộng, đầy đồ chơi, trông như một lớp mẫu giáo. Lớp có 20 học sinh, 2 đứa ngồi một bàn, 2 bàn quay mặt vào nhau, chứ không quay mặt lên bảng. Khi nào cần nh́n lên bảng th́ chúng nó tự xoay ghế lại. Khi chúng tôi vào thăm lớp, lúc đó đang là giờ học tự do (frei stunde), ai muốn làm ǵ th́ làm. Cả lớp chỉ có một đứa đang tập chép, c̣n th́ bọn con gái đang quây quần nói chuyện, bọn con trai đang đánh bài, 2 đứa đánh cá ngựa...

Cuối năm, họp phụ huynh, cô giáo chỉ nói t́nh h́nh chung của cả lớp chứ không công bố kết quả từng học sinh. Đó là bí mật cá nhân mà. Khi tổng kết năm học, cô phát cho mỗi đứa một chứng chỉ, trong đó có ghi là được lên lớp hay không, và một bản nhận xét để học sinh và phụ huynh đọc, chứ cũng không công bố ở lớp. Âu được điểm 1, học sinh giỏi, được nhận xét rất tốt. Nó cũng đă rất cố gắng mới được kết quả như vậy.

Hàng tuần, Âu được đi bơi vài buổi. Bể bơi trong nhà gồm 3 phần: một bể chơi đùa cho trẻ em, nhiệt độ 26 độ, bể nhảy cầu và bể bơi cho người lớn nhiệt độ 22 độ. Bể nhảy cầu th́ rất sâu, c̣n bể bơi th́ cũng khá sâu và dài 50 mét.

Phương tiện đi lại công cộng ở đây rất thuận tiện bao gồm tàu hoả, tàu điện (ngầm và nổi), và xe bus. Nhưng với Âu th́ chỉ có phương tiện riêng: đi đâu xa th́ đi ô tô do mẹ lái, đi gần th́ đi bộ, đi tầm trung b́nh th́ đi bằng xe đạp hoặc patanh và một thứ gọi là Roller (một loại bàn trượt có tay lái như xe đạp). Âu đi patanh rất khoẻ và nhanh. Có lẽ v́ nó hoạt động nhiều, nên dù có ăn rất nhiều thịt, uống rất nhiều nước hoa quả, mà người nó vẫn thanh mảnh, và cứng cáp chứ không béo như hồi ở Việt Nam.

Pháp Vân
florida80_is_offline  
 
Page 13 of 149 « First 39101112 13 141516172363 Last »
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.72352 seconds with 13 queries