Cây không hoa - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Cây không hoa
Mười một giờ đêm, tôi uể oải về nhà sau kíp trực có đến bốn ca mổ. Nghe tiếng mở cửa, ông tôi húng hắng ho và rên khe khẽ. H́nh như từ lâu lắm rồi cử chỉ đó đă trở thành một lời chào của ông với mọi người. Bố và anh Phan vẫn chưa về. Cũng chả có ǵ lạ, hai người vẫn giờ giấc thất thường như thế. Ông nói vọng từ trong màn, bảo vẫn phần tôi cơm. Tôi ậm ừ vâng dạ cho qua v́ bụng đói mà miệng đắng ngắt chả muốn ăn. Tuy vậy tôi vẫn làm động tác mở cái lồng bàn và khua bát đũa lạch xạch cốt để ông nghe tiếng mà yên tâm.



Mâm cơm nguội ngắt, có một bát óc lợn hấp lá ngải. Đó là món ăn mà bà Nhài vẫn làm khi biết tôi trực về muộn. Bà Nhài, người Ḥa B́nh, giúp việc cho đứa cháu họ xa bên hàng xóm nhà tôi, được bố tôi thuê theo giờ, nhiều lần bảo rằng món óc lợn lá ngải ấy rất có lợi cho thần kinh, giúp tôi có cái đầu minh mẫn tỉnh táo trong mỗi ca mổ (dù bà biết tôi chỉ là bác sĩ phụ mổ). Đó là món ăn chỉ dành cho riêng tôi, v́ thực ra trong nhà có ai thích cái vị đắng ngắt của lá ngải đâu. Là bác sĩ, về khoa học, tôi biết món ăn đó không thể có công dụng đến mức ấy. Nhưng có lẽ cảm cái tấm ḷng chân thật của người phụ nữ quê mùa, một chút hàm ơn với người đàn bà duy nhất xuất hiện trong nhà tôi hiện giờ, mà lần nào tôi cũng cố ăn cho hết.
Tôi đi qua pḥng thằng An, ghé mắt qua khe cửa đă thấy nó ngủ gục bên bàn máy tính từ bao giờ. Tôi cũng không muốn đánh thức, bởi nếu gọi nó dậy tầm này thế nào cũng nghe nó cạu cọ và nó sẽ lại thức đến sáng. Học lớp mười hai chuyên Tin, nó ước mơ trở thành một lập tŕnh viên và gắn bó với cái máy tính hơn bất ḱ thành viên nào trong gia đ́nh. Người nó gầy nhẳng, cao nghều, mắt cận 4,5 đi-ốp. Nó ốm dặt dẹo từ bé, v́ khi mới được chín tháng tuổi đă bị mẹ tôi cai sữa để đi xuất khẩu lao động. Ông tôi gọi thằng An là thằng Gan (ư muốn nói gan mẹ tôi to quá, bỏ được cả đứa con đỏ hỏn đi biệt xứ). Ban đầu, bố tôi có ư thanh minh với ông đó là giải pháp t́nh thế. Thời gian đó bố mẹ làm ăn thua lỗ, lại bị người ta giật hụi nên ông nội phải bán cả nhà đất để sang ở với gia đ́nh tôi. Cả nhà chui rúc trong cái pḥng cũ chưa đến hai chục mét vuông, là pḥng kho của Hợp tác xă nông nghiệp đă giải thể. Không có bàn tay đàn bà, căn pḥng lúc nào cũng như vừa bị kẻ gian đột nhập, sục sạo. Mẹ sang Nga theo đường dây của một người bạn. Năm sau mẹ qua Đức và xin được thủ tục định cư luôn ở đó. Ban đầu mẹ cũng giục bố sang trước rồi tính lo cho ba anh em tôi sang sau. Nhưng bố tôi không nghe v́ năm đó phải lo sang cát cho bà nội, c̣n ông tôi th́ vừa trải qua một cơn đột quỵ. Hàng hóa và tiền mẹ gửi về vẫn đều đặn, nhưng những lá thư th́ cứ thưa dần. Bố lầm ĺ ít nói hơn, rồi những chuyến đi buôn ngược của bố cũng dài ngày hơn. Hai năm sau, tôi nghe bà thím nói với ông rằng mẹ tôi có em bé. Tôi thấy bố lẳng lặng gỡ khung ảnh cưới xuống, tháo tấm ảnh đen trắng ra cất vào tủ quần áo cũ. Vài lần, có những người đàn bà theo bố tôi về nhà, có cô th́ óng ả điệu đà, có bà th́ sồn sồn chợ búa. Ông tôi cứ nói bâng quơ mát mẻ, không có ư đuổi cũng chẳng ra chiều giữ. Người trở lại được hai ba lần, kẻ mất tăm sau đó. Họ đi rồi, ông chỉ thủng thẳng bảo với bố tôi: “Mấy cô đó chỉ nḥm vào cái túi tiền của anh thôi, chứ thấy cảnh mấy đứa con anh nheo nhóc b́u ríu thế này, chả có đủ ḷng nhân ái để ở lại đâu”. Vài năm sau, bố tôi cũng đưa cả nhà đến nơi ở mới, là căn nhà hai tầng rộng răi và gần trường học của chúng tôi hơn. Nhưng kể từ ngày đó, không thấy có người đàn bà nào đến nhà tôi nữa…
***
Anh Phan mang về một chậu cây bạch mă. Anh bảo có một khách hàng mách anh rằng trồng cây đó trong nhà th́ phát tài phát lộc. Anh dặn ḍ tôi phải để ư đến cây đó, nó mà héo chết là nhà đen lắm. Là họa sĩ nghiệp dư và thi công tiểu cảnh sân vườn, anh Phan đi về thất thường. Anh thường đi vài ngày, có khi anh đi cả nửa tháng, lúc về nhà quăng cái túi du lịch bụi bặm rồi nằm lăn ra ngủ suốt mấy ngày. Ông tôi lúc nào cũng kè kè cái máy điện thoại để bàn, nếu cả ngày không có tiếng chuông nào th́ ông đi ra đi vào, nhưng hễ có chuông là ông thảng thốt giật ḿnh. Thế nên anh Phan dù bận đến mấy cũng phải gọi về để ông yên tâm. Nhiều lần tôi bảo sắm cho ông cái máy di động, để ông mang theo và có thể đi đây đó quanh hàng xóm. Nhưng ông bảo: “ Cái điện thoại bàn c̣n đó th́ tụi bay c̣n nhớ tới sự tồn tại của cái nhà này”. Thi thoảng ông vẫn dặn ḍ bố tôi : “Anh phải để ư thằng cả. Trong ba thằng th́ nó lông bông thất thường nhất, không khéo lại mắc nghiện.” Bố tôi thủng thẳng : “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Nó phải lo đời nó. Ông với con có sống măi để lo cho nó được đâu”. “Vậy th́ giục nó lấy vợ đi. Ba mươi rồi đấy, kén chọn cho cẩn thận, kẻo rồi..” . “Nó thích lấy th́ ông chả cấm được. Mà cứ sống tự do như thế lại sướng, vợ với con…” Ông tôi quay đi thở dài bất lực…
Tháng trước, lần đầu tiên tôi đưa Nga về nhà, thằng An ríu rít níu tay Nga khoe một phần mềm games nó mới viết và tập tành chơi thử. Ông tôi th́ lui cui đi ra đi vào nhắc bà Nhài nấu món nọ món kia. Bố tôi mắt không rời tờ báo, cả bữa ăn ông nói duy nhất một câu: “Cứ tự nhiên như ở nhà cháu nhé!”. Tính Nga vốn hiền lành, cô rụt rè gắp thức ăn cho ông tôi, rồi cho thằng An, bắt gặp ánh mắt nửa như ḍ xét nửa như chế nhạo của anh Phan, cô ấy cúi gằm mặt xuống, tay gảy gảy măi không hết bát cơm. Tôi cố nói dăm ba câu chuyện để kết nối mọi người, nhưng càng nói càng thấy vô duyên. Không khí cứ chùng xuống. Nga dọn dẹp nhanh rồi xin phép ra về. Suốt dọc đường, Nga lặng im. Hai đứa ghé vào quán cà phê quen thuộc, Nga nói nhỏ: “Sang tháng em được cử lên Hà Nội học thêm lớp nghiệp vụ anh ạ”. Phải chăng đó là lư do Nga muốn thoát ra khỏi mối quan hệ lỏng lẻo này. Nga là con một, sống nội tâm, nhạy cảm và cả nghĩ. Tôi không thắc mắc, cũng không níu kéo. “Tùy em…”. Yêu nhau hai năm, sau khi Nga là cô bệnh nhân mổ cấp cứu v́ viêm ruột thừa cấp trong ca trực của tôi, lúc nào em cũng như một con chim nhỏ ngoan ngoăn. Và tôi hiểu sự ngoan ngoăn ấy của em đồng nghĩa với việc em không đủ dũng khí để vượt qua cái khoảng lặng đang choán ngợp không khí gia đ́nh tôi. Tôi không dám hi vọng rằng một người như Nga có thể làm hồi sinh không khí vui vẻ cho gia đ́nh ḿnh. Cà phê nhạt thếch trong miệng. Khói thuốc vẩn vơ đặc quánh. Nga rấm rứt khóc.“Anh hạn chế hút thuốc nhé. Và nhớ đừng bỏ ăn sáng.” T́nh yêu của tôi có lẽ chưa đủ lớn để khiến em có thể hi sinh. Nga cũng quá hiểu tính tôi, biết rằng tôi không đủ bản lĩnh để nghĩ tới chuyện ở rể. Sau mối t́nh sinh viên mang nhiều màu sắc tương trợ, th́ Nga là cô gái duy nhất khiến tôi có cảm giác ḿnh được sống chững chạc hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân. Cứ im lặng như thế, măi lúc sau, Nga mới rụt rè nói, giọng tha thiết và chân thành: “Hay ḿnh cùng lên Hà Nội anh nhé! Cậu em có nhiều mối quan hệ tốt. Hoặc là anh cứ làm ở pḥng khám tư, cũng không đến nỗi …” Tôi trầm ngâm, di di măi mà điếu thuốc cháy dở vẫn không tắt. Có lẽ v́ ám ảnh măi chuyện đổ vỡ của bố mẹ mà tôi rất sợ sự thay đổi. Hay là tôi kém cỏi đến độ không đủ can đảm để thay đổi chính ḿnh cũng như thay đổi cách sống, cách nghĩ của những thành viên trong gia đ́nh. Tất cả đều rất tốt, vậy mà tại sao tôi không thể gắn kết lại thành một tổ ấm theo đúng nghĩa?
Đưa Nga về đến cổng, em lẳng lặng xuống xe, cố ư bám lấy tay tôi, run rẩy: “Anh không giữ em ở lại, cũng không muốn cùng em đi… Là sao anh?” Tôi cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn, ấm áp của em, xiết chặt. Im lặng. Chưa bao giờ tôi thấy ḿnh hèn nhát đến thế. Em đâu có lỗi ǵ mà tôi lại khiến em phải day dứt đau khổ? Tôi thương em thực sự. Giá kể tôi có thể phẫu thuật trái tim ḿnh, có thể lập tŕnh một lối sống và suy nghĩ mới cho mọi người, hay có thể tạo nên những bức tranh thật hài ḥa sống động cho tổ ấm của ḿnh? Gần hai mươi năm qua, h́nh như lúc nào trong tai tôi cũng văng vẳng câu nói của bố: “Đàn bà sinh ra chỉ để làm khổ đàn ông..”. Những người đàn ông trong gia đ́nh tôi cứ bị ám ảnh măi bởi cái suy nghĩ đầy thù hận ấy, để rồi không ai chịu mở ḷng, chịu hi sinh mà thay đổi. Nga hiền lành và ngoan ngoăn thế, chắc chắn em sẽ không làm khổ tôi, nhưng em lại không đủ sức mạnh, sự kiên nhẫn để kéo tôi thoát ra khỏi sự ám ảnh ấy…
***
Vài ngày, tôi lại nhớ ra việc phải tưới cho cây bạch mă của anh Phan một ấm nước chè nguội. Anh Phan bảo: “Cây này mà có hoa th́ nhà đại phát, ai chăm sóc nó thường xuyên để nó ra được hoa, th́ người đó phát trước.” Tôi chỉ cười. Một người bụi bặm phong trần như anh cũng có lúc bấu víu vào niềm tin mơ hồ như vậy. Bố tôi mang về một con mèo mun, đen đến nhức nhối, hai con mắt nó sáng quắc dễ sợ. Bố bảo: “Có con mèo đen trong nhà, nó hóa giải được những luồng điện từ ảnh hưởng xấu đến con người. Dạo này bố hay nhức đầu, hoa mắt quá.” H́nh như hồi học Đại học, tôi cũng từng nghe ông thầy của ḿnh nói như thế. Chưa tin nhiều về chuyện con mèo, nhưng bất giác tôi ngắm nh́n bố kĩ hơn. Tóc bố đă bạc quá nửa, dáng đi đă bắt đầu mỏi mệt. Và trong bữa ăn tối, bố nhẩn nha kể chuyện rút vốn nơi này nơi kia về. Lúc ngà ngà say, bố nh́n chúng tôi buột miệng: “Không biết khi có đứa nào cưới, mẹ mày có biết đường về không…” Bố trách, hận, hay thực tâm vẫn mong? Có lẽ lâu lắm rồi, chắc từ ngày thằng An học lớp Ba, tơi tả chạy về sau trận ẩu đả với lũ bạn trong lớp, sà vào ḷng ông thổn thức: “Chúng nó gọi con là đồ bị mẹ bỏ rơi”; hôm nay bố mới nhắc đến mẹ. Anh Phan lúc đó cũng biêng biêng say, cười đưa đà: “Bố có cưới th́ cưới, chứ bọn con từ từ.” Bố gườm gườm. Tất cả lại im bặt…
Tôi đang lúi húi lau lá và bóc mấy cọng vàng cho cây bạch mă, nghe tiếng báo tin nhắn. Tôi mở điện thoại, là tin của Nga. Em báo đă nhập học và về ở nhà cậu, lạ lẫm, sợ sệt v́ thái độ của bà mợ. Tôi thương em quá. Tin nhắn cứ đến liên tiếp, ngừng một vài phút, lại có tin mới. Tôi “đă xem” mà không dám trả lời. Măi sau, tôi nhấn phím viết vài ḍng an ủi động viên, nhưng tự thấy sự nhạt nhẽo của những câu từ đó, tôi lại xóa đi không gửi. Tôi cứ nh́n trân trân vào những cuống lá trắng nơn của cây bạch mă. Biết bao giờ cây mới ra hoa ?!

*VietBF@sưu tập

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 02-26-2021
Reputation: 5458


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 39,464
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	21.jpg
Views:	0
Size:	80.2 KB
ID:	1747049  
goodidea_is_offline
Thanks: 65
Thanked 2,393 Times in 2,007 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 44 goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:24.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10344 seconds with 15 queries