Một điều Taliban đang 'khát' để tồn tại - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 08-19-2021   #1
troopy
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Join Date: Oct 2014
Posts: 70,688
Thanks: 73
Thanked 5,449 Times in 4,720 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 24 Post(s)
Rep Power: 81
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7troopy Reputation Uy Tín Level 7
Default Một điều Taliban đang 'khát' để tồn tại

Mặc dù Taliban cam kết cải thiện kinh tế Afghanistan nhưng để thực hiện được thì chế độ mới phải dựa vào viện trợ nước ngoài mà chưa chắc sẽ nhận được.

Một số nhà tài trợ lớn đã ngừng hỗ trợ Afghanistan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới cũng có thể đóng băng viện trợ nếu chính quyền các nước lớn không công nhận quyền lực của Taliban.

"Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài. Viện trợ nước ngoài gấp 10 lần hoặc hơn số tiền mà Taliban có thể tự kiếm được", Vanda Felbab-Brown, chuyên gia về Afghanistan tại Viện Brookings, tổ chức nghiên cứu trụ sở tại Washington, nói. "Viện trợ quốc tế và khả năng tiếp cận các quỹ kinh tế quốc tế sẽ rất quan trọng".


Zabihullah Mujahid, phát ngôn viên Taliban, trong cuộc họp báo đầu tiên ở Kabul hôm 17/8 sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan. Ảnh: AFP

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2020, dòng tiền viện trợ chiếm tới 42,9% GDP 19,8 tỷ USD của Afghanistan. "Nền kinh tế Afghanistan mong manh và phụ thuộc viện trợ", Brown giải thích.

Taliban kiếm tiền từ các hoạt động tội phạm như trồng cây anh túc để sản xuất heroin và thuốc phiện, cũng như buôn bán ma túy, theo báo cáo hồi tháng 5/2020 của ủy ban trừng phạt thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tống tiền các doanh nghiệp hay thu tiền chuộc từ bắt cóc cũng đem lại nguồn thu. Ước tính Taliban thu về khoảng 300 triệu tới 1,5 tỷ USD một năm.

Taliban đánh thuế gần như mọi thứ trong mọi khu vực họ kiểm soát, từ dự án chính phủ tới sản xuất hàng hóa và "họ sẽ tiếp tục sử dụng cách này như một nguồn kiếm tiền", Charles Kupchan, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tổ chức cố vấn đối ngoại phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, nói.

Cộng đồng quốc tế chi hàng tỷ USD trong những năm qua để giúp Afghanistan xóa bỏ nạn trồng cây thuốc phiện, nhưng quốc gia này vẫn sản xuất hơn 80% lượng thuốc phiện trên thế giới. Ngành công nghiệp này sử dụng hàng trăm nghìn lao động tại quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao sau 40 năm xung đột.

Kinh tế Afghanistan bị Covid-19 ảnh hưởng và Taliban thừa nhận không thể cải thiện tình hình nếu không có nước ngoài hỗ trợ.

"Chúng tôi đã trò chuyện với nhiều quốc gia. Chúng tôi muốn họ giúp đỡ phát triển kinh tế", phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid nói hôm 17/8, cam kết sẽ cấm sản xuất thuốc phiện.

Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều hoan nghênh những tuyên bố đầu tiên của Taliban. Tuy nhiên, nhiều quốc gia viện trợ cho Taliban như Mỹ, đang tỏ ra cảnh giác. Washington bày tỏ mong muốn Taliban tôn trọng nhân quyền, bao gồm quyền phụ nữ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay Canada "không có kế hoạch" công nhận Taliban.

Đức tuyên bố đình chỉ khoản viện trợ phát triển hôm 16/8. Berlin vốn có kế hoạch cung cấp 430 triệu EUR (503 triệu USD) trong năm nay cho Afghanistan.

Hiện chưa rõ Trung Quốc, nước láng giềng của Afghanistan, có dự định lấp đầy khoảng trống này không, nếu các nước phương Tây vẫn lạnh nhạt. "Người Trung Quốc theo chủ nghĩa trọng thương. Họ có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới những nước có môi trường kinh doanh tốt", Kupchan giải thích.

Ngoài tiền mặt sẵn có, Taliban khó có thể tiếp cận các quỹ khác vì hầu hết quỹ dự trữ của đất nước được giữ tại nước ngoài, theo giám đốc ngân trung ương Afghanistan. Phần lớn quỹ này đặt ở Mỹ, nơi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cho hay Taliban sẽ không thể tiếp cận.

Western Union, hãng dịch vụ tài chính, đã thông báo tạm thời cắt chuyển khoản ngân hàng từ nước ngoài tới Afghanistan. Kiều hối là nguồn tiền quan trọng khác của người dân đất nước. Theo ước tính hồi tháng 5 của Ngân hàng Thế giới, kiều hối từ nước ngoài về Afghanistan ước tính 789 triệu USD năm 2020.

VietBF@sưu tập
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	39.jpg
Views:	0
Size:	66.8 KB
ID:	1850749  
troopy_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05029 seconds with 15 queries