Quen Dần Với Trại Cải Tạo - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Supseries Resize Quen Dần Với Trại Cải Tạo
Chương 14. Quen Dần Với Trại Cải Tạo

Cuộc sống của chúng tôi mấy ngày đầu trong trại là sự cố gắng để thích ứng với môi trường mới. Ngủ dưới đất, mọi người bắt đầu cảm thấy đau lưng. Chúng tôi bảo nhau là nên t́m những thứ ǵ không thấm nước lót phía dưới chỗ nằm để tránh bị thấp khớp. Tôi lấy cái pon-sô xếp lại làm hai lót phía dưới chiếc chiếu cói. Khi đi quanh trại để lùng sục những thứ bỏ rơi, tôi t́m được một chiếc mền cũ trong chiếc cḥi bỏ hoang, nhặt về mạng vá lại rồi giặt sạch để lót nằm thay cho cái nệm. Vải của những bao cát thu nhặt được dùng làm vật liệu để vá quần áo, mùng mền, vân vân. Chỉ th́ tháo ra từ những cái bao cát ấy c̣n kim may th́ tự chế lấy bằng cách mài nhỏ sợi dây thép, mài nhọn một đầu c̣n đầu kia th́ đập dẹp ra rồi dùng vật nhọn để đục lỗ.

Sau vài ngày đi khiêng nước, dép tôi đă bị đứt và rách nát, không c̣n mang được nữa. Tôi nhặt được một mảnh vỏ xe, bắt chước cách làm dép râu của VC, tôi tháo miếng thép trong ba lô của tôi ra, mài nó thành một con dao nhỏ để cắt miếng vỏ xe thành h́nh dạng giống như đôi dép rồi đục 8 lỗ để luồn những sợi dây bằng ruột xe qua. Chúng trở thành một cái ǵ đó cũng giống đôi dép, nhưng không thể hoàn hảo như ư muốn. Tôi đă mang đôi dép tự chế ấy trong suốt mười năm trường. Vài người khác thấy vậy cũng bắt chước làm theo. Họ đă bắt đầu sản xuất loại dép râu này để đổi chác thứ này thứ nọ cho các trại viên khác.

Lùng t́m những thứ cần thiết cho cuộc sống trong trại càng ngày càng phổ biến. Bắt đầu th́ chỉ có những trại viên trẻ, sau đó việc này lan tràn cho tất cả mọi người trong trại. Mặc dù trại trước đây là làng cô nhi và tiếp theo là trại cho đồng bào chiến nạn và đă có rất nhiều những tiếp liệu từ những nguồn cung cấp, đặc biệt là từ viện trợ nhân đạo của Mỹ, nhưng rồi vật liệu càng lúc càng khan hiếm dần. Vài trại viên đă bắt đầu luồn ra ngoài hàng rào trại để lùng t́m vật liệu, nhưng chưa một ai có ư định trốn trại cả. Mọi người đều đặt hy vọng vào một tháng cải tạo!

Để có nhà vệ sinh ít nhất là cho phụ nữ, chúng tôi đă đề nghị “ban giám thị trại” cho phép chúng tôi tự xây dựng hai nhà vệ sinh. Chúng tôi kéo sập 2 cái lều, lấy gỗ và tôn để làm vật liệu. Chúng tôi đào một lỗ lớn cho mỗi nhà vệ sinh ở gần góc cuối hàng rào trại và xây hai nhà tạm thời gồm có 10 lỗ cầu cho mỗi nhà vệ sinh. Chúng tôi phải gọi đó là “cầu xí” th́ đúng hơn. Không có giấy vệ sinh, trại viên đành phải dùng mọi thứ ǵ có thể làm sạch được, ngay cả nước để rửa. Chúng tôi có được hai cái nhà cầu cho nam và nữ trại viên, nhưng rồi chúng càng lúc càng bẩn thỉu, ḍi bọ khắp nơi. Tro bếp được rắc lên hàng ngày nhưng cũng không thể khá hơn được. Bệnh truyền nhiễm bắt đầu sinh sôi nẩy nở trong trại, nhất là bệnh tiêu chảy và ghẻ ngứa. Một bệnh xá được thiết lập bao gồm nhiều bác sĩ như Văn Văn Của (từng là đô trưởng Sài G̣n), nhưng điều tệ hại là không có thuốc men ngoại trừ những thứ thuốc của chính chúng tôi mang theo. Trại viên bắt đầu dùng lá cây và cỏ để trị bệnh: lá ổi nấu nước để trị tiêu chảy nếu được uống vào và trị bệnh ghẽ ngứa nếu dùng để tắm gội, vài thứ cỏ được dùng để trị phù thũng, vân vân. Bác sĩ Văn Văn Của đă biến thành một bác sĩ “châm cứu”. Nhiều người đă nói đùa bằng cách biến một câu châm ngôn của Việt Nam rằng “Đói ăn rau, đau khắc phục” (thay v́ đau uống thuốc). Nhiều người c̣n đùa rằng để trị bệnh th́ tốt nhất là dùng “AKcillin” và “CKC” thay v́ dùng “Penicillin” và “APC”! (AK và CKC là hai loại súng của VC). Tôi nghĩ rằng đó là sự thể hiện tính khôi hài của người Việt mặc dù ở trong t́nh huống thật bi thảm.

Trồng khoai lang là việc đầu tiên mà chúng tôi đă làm để cải thiện cuộc sống trong trại. Nhưng chúng tôi lại không có giống ngoại trừ một ít dây khoai thu nhặt được ở khu đất hoang gần trại, nơi đă từng là đất canh tác khi đây c̣n là làng cô nhi. Từ một vài dây khoai, chúng tôi nhân ra thành nhiều nhánh, và từ một vài khu đất nhỏ chúng tôi đă lần lần khai khẩn khắp nơi trong khu trại. Điều khó khăn gặp phải là nước tưới; chúng tôi đă đào những hố nhỏ gần những nhà tắm và khai mương để dẫn nước tưới ra đó. Khoai được thêm vào những xuất ăn sáng, và lá khoai lại là một thứ rau! Đó bỗng nhiên lại là bài học đầu tiên của chúng tôi học được trong việc “cải thiện bữa ăn” của chúng tôi bằng công sức lao động!

Trại viên buộc phải lên hội trường vào mỗi buổi sáng để học mười bài học. Nhưng rồi sau vài ba ngày, tất cả đều chán ngán với cách diễn đạt của cán bộ. Tôi chợt hiểu rằng họ đă được nhồi nhét những bài học ấy và rồi trở thành những con vẹt không hơn không kém bởi v́ tất cả đều nói cùng một cách. Những điều mà chúng tôi đă nghe Hai Côn nói trong buổi lên lớp đầu tiên, chúng tôi lại được nghe lập lại và lập lại nhiều lần trong những lớp tiếp theo, nhưng chúng tôi lại không được phép hỏi những điều mà chúng gọi là chống lại “đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước”. Thí dụ như khi học bài về “lịch sử phát triển của loài người”, họ bảo rằng nhân loại đă được phát triển từ Cộng Sản nguyên thủy, qua các giai đoạn Nô lệ, Phong kiến, Tư bản, đến chủ nghĩa Xă Hội và rồi đến giai đoạn cao nhất của loài người là “Cộng Sản Chủ nghĩa”. Chúng tôi không thể hỏi rằng những ǵ mà con người sẽ tiến tới sau khi đạt được chủ nghĩa Cộng Sản bởi v́ theo họ th́ Cộng Sản Chủ Nghĩa là giai đoạn tột cùng của loài người; con người sẽ không c̣n phát triển nữa sau khi đạt được Chủ Nghĩa Cộng Sản! Thật là một luận điệu buồn cười, nhưng chúng tôi cũng phải chấp nhận như vậy và chỉ được thảo luận theo chiều hướng ấy mà thôi.

Bài học đầu tiên là “Đế Quốc Mỹ là quân xâm lược”. Chúng tôi phải lên lớp hết 2 buổi sáng từ bảy giờ đến trưa, và thảo luận tại pḥng vào buổi chiều. Diễn giả là một cán bộ được giới thiệu là từ “bộ chính trị” v́ họ muốn có một cán bộ cấp cao đến dạy chúng tôi, những người mà họ cho là nhân viên cao cấp của “ngụy quyền”. Cũng chẳng có ǵ khác hơn là những điều mà chúng tôi đă nghe Hai Côn nói trong buổi lên lớp đầu tiên. Trong phần thảo luận, chúng tôi đă phải kết án về những cái mà chúng cho là “tội ác của Đế Quốc Mỹ” trên toàn thế giới và đặc biệt là phải lên án những tội ác này trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc thảm sát ở Mỹ Lai, cái gọi là “sự tàn phá miền Bắc Việt Nam bằng không lực”, cuộc phong tỏa vịnh Bắc Việt, sự tàn phá của cái gọi là “chất độc màu da cam”, vân vân, là những đề tài mà chúng tôi phải thảo luận. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng tôi phải khai báo những điều mà chúng tôi biết được về những kho chôn dấu đạn dược hay đồ tiếp liệu của Mỹ sau khi rút khỏi Việt Nam. Đối với chúng tôi, những người từng làm trong cơ quan t́nh báo th́ chúng muốn biết những chương tŕnh mà Mỹ đă dự định sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt cũng như những t́nh báo viên mà Mỹ vẫn c̣n cài lại sau khi rút khỏi Việt Nam. Tôi nghĩ rằng tất cả những buổi thảo luận này đều nhắm mục đích t́m hiểu về những chiến lược của Mỹ sau chiến tranh Việt Nam. Luôn luôn có một cán bộ hiện diện trong mỗi buổi thảo luận để nghe những ǵ chúng tôi nói và sau đó chúng tôi c̣n phải nộp lên một bản tường tŕnh về buổi thảo luận.

Sau bài học đầu tiên này, chúng tôi được nghỉ hai ngày không phải lên lớp. Trong thời gian ấy, chúng tôi phải học những bài “nhạc cách mạng” như “Giải Phóng Miền Nam”, “Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn”, “Chiếc gậy Trường Sơn”. (Trường Sơn là một dăy núi nối dài từ Bắc đến Nam Việt Nam, nơi mà con đường ṃn Hồ Chí Minh băng qua). Điều buồn cười xảy ra là những người trước đây chưa hề ca hát nay đă phải làm việc ấy bởi v́ mọi người đều phải thay phiên nhau ca, không loại trừ một ai. Những bài ca “nổi tiếng” do trại viên sáng tác đă được viết ra trong thời gian này như bản “Ngày vui đă tới” của Vũ Thành An, một nhạc sĩ nỗi tiếng của Nam Việt Nam và cũng là một cựu trưởng ty “dân vận chiêu hồi”. Chúng tôi cũng phải học hát những bản nhạc ấy nữa! Tôi vẫn nhớ vài câu trong bản nhạc ấy: “Ngày vui đă tới, chúng ta xây lại đời ta. Nhớ ơn Cách Mạng, chúng ta xin nguyện thành người dân chân chính.” Tôi nghĩ lúc này quả là quá sớm để có những nịnh hót như thế, nhưng tôi không muốn phê b́nh ai hết bởi mỗi người có một cách sống riêng trong trại cải tạo.

Nhiều người cho rằng tại sao trại viên không chịu giữ một thái độ hiên ngang trong trại cải tạo bằng cách chống lại những người Cộng Sản, nhưng họ có biết rằng chúng ta đă không c̣n một chính quyền, không c̣n đất nước, không có hậu thuẩn; chúng ta không có ǵ cả ngoài cái mạng sống, mà chính nó cũng không c̣n tùy thuộc vào chúng ta nữa, vậy th́ chúng ta làm được ǵ? Tôi cũng nghĩ rằng tôi không thể làm được ǵ trong hoàn cảnh ấy, không thể trốn đi đâu được. Mọi sự chống đối đều dẫn đến cái chết; mọi sự nịnh bợ là những điều vô sĩ. Làm anh hùng trong hoàn cảnh ấy cũng là điều vô ích, do đó có lẽ tôi đă chọn cách “nín thở qua sông” để mà sống trong hoàn cảnh ấy mà thôi! Tôi cũng chẳng cần ai phê b́nh là ḿnh hèn nhát. Điều mà tôi đă suy nghĩ là làm sao tôi có thể sống sót được để gặp lại gia đ́nh mà không quá hèn đến nỗi bán rẻ linh hồn.

Tiếp theo bản nhạc của Vũ thành An là vài bản nhạc của những trại viên khác như Đèo Chánh Mun ở khối 1, và Bạch Văn Nghĩa ở khối 3; tôi vẫn nhớ vài câu trong bản nhạc ấy: “Học tập hăng say anh em ơi, đem t́nh thương làm ṿng tay nối, quyết dựng ngày mai với niềm vui...”

Tôi không biết phong trào sáng tác nhạc này là do sự thúc đẩy của tâm hồn hay là do sự nịnh hót, nhưng quả thật đó là lúc mà có nhiều nhạc phẫm sáng tác bởi trại viên hơn bất cứ lúc nào khác. Tôi đoán có lẽ v́ lúc ấy chúng tôi chưa bị lao động, và thêm vào đó ai cũng hy vọng sẽ được thả về sau 1 tháng cải tạo như “chính sách của Đảng và Nhà Nước” quy định! Tôi rất tiếc đă không có tài năng sáng tác nên đành phải học những bản nhạc ấy vậy.

Việc tập hát đă diễn ra mỗi tối trước khi đi ngủ. Một vài trại viên có khả năng ca hát đă trở thành những “quản ca” để dạy các trại viên khác từng câu một trong bài ca. Trại viên trong pḥng giam đă phải lập lại từng câu tiếp theo “quản ca”. Sau khi tập hết bài ca, từng trại viên một lại phải thay phiên nhau ca cả bài ca. Bằng cách ấy, không ai có thể tránh không hát, và mọi người đều thuộc ḷng từng bài ca một. Đó cũng là lư do tại sao tôi lại thuộc vài đoạn của những bài ca ấy cho đến bây giờ.

Có một bài ca về “Giặc Mỹ” đă trở thành một điều diễu cợt v́ nó có một câu là: “Than ôi Abrams đă bí nên bi”. Lúc đó chúng tôi thường được cho ăn một thứ canh bí đỏ nấu với đậu phọng, và trại viên đă đặt tên cho loại canh đó là canh Abrams! Người Việt chúng ta thường hay t́m ra được cách để diểu cợt cho dù trong hoàn cảnh bi đát đi nữa! Tôi cũng muốn nói ở đây là tướng Abrams của Mỹ là người đă có sáng kiến thiết lập 1 ṿng đai chiến lược để ngăn chặn Cộng Sản tràn xuống Nam Việt Nam.

Sau hai ngày học ca nhạc “cách mạng”, ban giám thị trại đă buộc chúng tôi phải tiếp tục như thế cho hết thời gian ở trại cải tạo Long Thành. Tôi không thể nhớ có bao nhiêu bản nhạc mà chúng tôi đă phải học thuộc trong thời gian này. Vài bản mà tôi vẫn nhớ từng đoạn cho đến giờ như “Sài G̣n quật khởi”, “Vàm cỏ Đông”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, vân vân. Khi Việt Nam thống nhất, chúng tôi không được hát bản “Giải phóng miền Nam” nữa mà phải hát bài “Tiến Quân Ca”, bài quốc ca của Bắc Việt. Nhưng bản nhạc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là bản nhạc mà chúng tôi đă phải hát mọi nơi mọi lúc ở mọi trại giam. Khi lên hội trường, khi bắt đầu hay chấm dứt một việc ǵ, đặc biệt là trước khi chấm dứt cuộc họp để đi ngủ, chúng tôi đều phải hát bản nhạc ấy, do đó nhiều trại viên gọi đó là bài ca “tạm biệt”. Đôi khi đi cầu, tôi đă nghe vài trại viên trẻ đổi lời của bài ca thành “như có con ḍi trong cầu tiêu của trại cải tạo”. Quả là một hành động liều lĩnh bởi v́ trong trại lúc nào cũng có những phần tử gọi là “ăn ten” báo cáo lên cán bộ mọi điều mà chúng nghe thấy, và chúng tôi đă được báo cho biết nói xấu Hồ là một trọng tội.

Bài ca “Tự Nguyện” là bài ca duy nhất của một sinh viên miền Nam mà chúng tôi được ca trong thời gian này. Chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên v́ hầu hết chúng tôi đă biết bản nhạc ấy trong thời gian mà Sinh Viên Sài G̣n xuống đường đ̣i ḥa b́nh cho Việt Nam. Tôi vẫn nhớ những câu của bài ca:

“Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng”
“Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương”
“Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm”
“Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”

Một cán bộ đă giải thích rằng lời ca đó được trích từ một bài thơ của Hồ Chí Minh. Tôi không biết điều đó có đúng không, nhưng tôi nghĩ mọi cái đều là của Hồ! Sự tôn sùng lănh tụ là điều mà tất cả Cộng Sản thế giới đều làm chứ không riêng ǵ VC.

Bài học thứ hai, “Lũ Ngụy Quyền là bọn tay sai” được dạy trong 2 buổi sáng, nhưng phải thảo luận suốt một tuần lể. Sau 2 buổi chiều thảo luận, hầu hết là thú nhận tội lỗi và hứa sẽ sửa đổi, chúng tôi phải làm một bản sơ đồ tổ chức của Phủ Trung Ương T́nh Báo. Điệp, họa sĩ của ban A17 và tôi được mọi người cử ra để vẽ sơ đồ. Tài liệu th́ được cung cấp bởi những sếp cũ của chúng tôi như Lộc, đặc ủy trưởng, Thúy, trưởng ban R (ban nghiên cứu), Phong, trưởng ban Z (ban nội chính), Lương, trưởng ban A10 (ban tổng hợp tin tức), Trang, trưởng ban A8, Cang, cựu đặc ủy trưởng, Quân, trưởng ban Y (ban yểm trợ) vân vân. Điều buồn cười mà tôi thấy là toàn bộ Cơ Quan T́nh Báo, đầu năo của quốc gia đều nằm trong trại cải tạo và đang cung cấp tất cả mọi điều về cơ quan cho Cộng Sản. Sau này, Lộc và Thúy đă chết tại trại Nam Hà sau thời gian đi thẩm vấn tại trại Hỏa Ḷ, Hà Nội.

Trong khi Điệp và tôi vẽ sơ đồ tổ chức của Phủ th́ những người khác phải viết bản tự khai đầu tiên. Những cán bộ của trại đến từng pḥng giam hàng ngày khuyến khích rằng ai viết thành thật những tội lỗi của ḿnh th́ sẽ được hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Một điều khôi hài khác lại xảy ra là có những trại viên không thể nhớ được những điều ḿnh đă làm trước đây, họ phải đi hỏi lại những người đă làm chung công việc ấy rồi viết vào để mong rằng ḿnh sẽ được tha ra khỏi trại sớm như lời hứa của cán bộ.

Cũng trong lúc ấy, những người giữ chức vụ cao của cơ quan lại di chuyển qua trại Thủ Đức. Hầu hết những người đang cung cấp tài liệu để chúng tôi vẽ lại sơ đồ tổ chức của cơ quan đều chuyển đi, do đó Điệp và tôi đă phải ngưng làm công việc ấy và trở lại làm bản tự khai như mọi người khác. Tôi suy nghĩ hầu hết tài liệu đă bỏ lại trong cơ quan, và mọi người đều đă khai báo hết mọi cái rồi. Tôi đành phải viết những điều mà tôi đă làm và nêu tên những người mà tôi thấy trong trại cũng như những người mà tôi chắc rằng đă trốn khỏi đất nước như những cộng tác viên. Tôi đă tránh không khai cho những người mà tôi không thấy trong trại và không biết chắc về t́nh trạng của họ. Tôi nghĩ thế nào VC cũng hỏi lại những điều khai báo này nên tôi đă viết thêm 1 bản phụ để giử riêng.

Trong những ngày viết bản tự khai, chúng tôi được cho ăn một ít thịt, điều mà VC gọi là “bồi dưỡng” cho chúng tôi trong lúc chúng tôi “động năo”! Nhiều danh từ mà tôi chưa từng nghe trong ngôn ngữ của Việt Nam. Khi chúng tôi có một ít thịt trong bửa ăn th́ họ bảo rằng chúng tôi được “ăn tươi”. Khi chúng tôi trồng được ít rau để ăn thêm th́ chúng bảo rằng chúng tôi “cải thiện”. Khi họ bắt chúng tôi đi lao động trong ngày Chúa Nhật th́ họ gọi là “lao động Xă Hội Chủ Nghĩa”!

Ngày Chúa Nhật hôm ấy, lần đầu tiên chúng tôi phải đi lao động Xă Hội Chủ Nghĩa từ sáng sớm đến trưa. Ai có cuốc th́ phải sửa lại con đường chính từ cổng đến dăy nhà cuối cùng: đào mương dọc 2 bên đường và lấy đất đấp thêm lên con đường. Những người không có cuốc th́ dùng tay không mà nhổ cỏ và dọn dẹp vệ sinh trong khu trại và khu cơ quan.

Khi ở trong trại th́ mỗi người đều mang trong ḿnh một suy nghĩ riêng, nhưng tôi nghĩ rằng cái ư nghĩ chung nhất của mọi người là những suy tư về gia đ́nh và sự mong đợi ngày về. Mọi diễn biến đều được diễn dịch theo những điều hoặc là thuận lợi hay bất lợi đối với những mong mơi ấy. Khi “Ban Giám thị trại” cung cấp ván cho chúng tôi làm sạp nằm th́ vài người đă cho rằng chắc là chúng tôi phải ở đây lâu hơn là một tháng. Nhiều người c̣n cho rằng chúng tôi phải cải tạo ít nhất là sáu tháng khi nghe cán bộ bảo chúng tôi phải trồng khoai ḿ bởi v́ khoai ḿ muốn có củ th́ phải trồng ít nhất 6 tháng. Những điều phát biểu này đă tới tai các cán bộ, và họ đă đến từng buồng giam để trấn an chúng tôi rằng “chính sách của Đảng và Nhà Nước” trước sau như một, ai đạt được nhiều tiến bộ trong cải tạo sẽ được về sớm. Cách giải thích này tôi được nghe lập đi lập lại nhiều lần ở nhiều trại khác nhau. Tôi nghĩ đó là những ǵ mà các cán bộ đă học tập khi nói chuyện với trại viên.

Những bận rộn hàng ngày như lên lớp, thảo luận, và tranh đấu với cuộc sống đă giúp tôi ít suy nghĩ đến gia đ́nh, nhưng khi chui vào mùng, tất cả lại hiện ra một cách rỏ ràng trong óc tôi. Đặc biệt là đứa con c̣n trong bụng, nó là trai hay gái, và vợ tôi ra sao khi cô ấy sanh nở, những điều này luôn xâm chiếm lấy tâm hồn tôi. Tôi đă cố thử viết ra những ư tưởng này, nhưng không thành công v́ tôi chưa hề quen với việc viết nhật kư. Đêm trong trại cải tạo rất dài. V́ chưa hề ngủ dưới đất, do đó lúc đầu tôi rất khó vỗ giấc ngủ, nhưng rồi tôi đă cố gắng bằng cách thở thật sâu và đếm từ 1 đến 100 rồi lại tiếp tục lại như vậy. Sau khoảng 4 đêm, tôi bắt đầu quen với việc ấy và có thể ngủ dễ dàng mỗi khi chui vào mùng. Thêm vào đó, tôi cố làm việc bận rộn suốt ngày. Nếu không làm những việc mà họ bảo làm th́ tôi đi tưới những luống khoai của riêng tôi, đi lấy nước xài, hay làm những công việc riêng. Sau khi buổi họp tổ chấm dứt chui vào chỗ nằm, tôi cảm thấy mệt mơi và ch́m vào giấc ngủ một cách dể dàng. Tôi biết rằng giấc ngủ sẽ rất cần thiết cho tôi trong trại, và cố gắng không suy nghĩ ǵ nữa mỗi khi chui vào mùng. Tôi đă giữ được thói quen này suốt gần 17 năm trong các trại cải tạo và chính nhờ vậy mà tôi đă vượt qua được những khó khăn gặp phải.

Việc di chuyển một số trại viên qua trại Thủ Đức đă xăy ra và Linh, chồng của chị vợ tôi cũng đi sang đó. Tôi nghe nói trại Thủ Đức nguyên là trại giam nữ can phạm trước đây. Chị vợ tôi là Lan vẫn ở lại trại Long Thành, do đó hàng ngày tôi vẫn thường đến để giúp chị ấy. Tôi nghĩ rằng cuộc sống của phụ nữ ở trong trại có phần khó khăn hơn nam giới, do đó tôi thường dành cho chị ấy những thuận lợi hơn của chính tôi, đặc biệt là nước xử dụng hàng ngày. Mỗi khi đến pḥng giam dành cho nữ, tôi thường gặp những người bạn của vợ tôi; họ cũng thường hỏi tôi có biết ǵ về vợ tôi và đứa con không. Điều này thường làm tôi rất lúng túng mỗi khi trả lời. Tuy nhiên tôi có thể nói được ǵ ngoài chử “không”!

Vợ và con tôi ra sao? Câu hỏi này luôn lởn vởn trong đầu óc tôi. Tôi vẫn nhớ lúc tôi chở vợ tôi vào pḥng cấp cứu khi cô ấy sẩy thai lần đầu và ngồi bên ngoài chờ đợi. Tôi không nghe tiếng rên siết nào của vợ tôi, và sau đó mấy ngày, cô ấy đă kể lại rằng cô ấy đă cố nín chịu đau v́ không muốn tôi lo lắng cho cô ấy. Tôi không biết cô ấy sẽ làm sao đây khi tôi không có ở gần bên để lo cho cô ấy lúc sinh nở. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho vợ tôi rồi lại nghĩ đến một câu ca dao của Việt Nam rằng: “Người ta đi biển có đôi, c̣n tôi đi biển mồ côi một ḿnh.”

Sau bài học thứ hai, chúng tôi đợi những bài học kế tiếp, nhưng vẫn không thấy ǵ xảy ra trong suốt 1 tuần lễ. Trại viên bắt đầu lo lắng v́ mọi người đều mong chấm dứt 10 bài học tập để c̣n được trở về với gia đ́nh! Chúng tôi đều nghĩ rằng chúng tôi không thể tin vào một tháng cải tạo, nhưng làm thế nào sống mà không có chút hy vọng? Tôi nghĩ rằng Ban Giám Thị trại biết điều này nên họ cho các cán bộ đến từng buồng giam và nói rằng họ đang đợi những cán bộ từ Hà Nội vào để dạy chúng tôi những bài học c̣n lại.

Những tin đồn về 1 cuộc di chuyển nữa sẽ xảy ra sau khi một số trại viên được di chuyển sang trại Thủ Đức. Tối thứ bảy ấy, trại viên được đi xem phim ngoài trời. Trước khi chiếu phim, trưởng trại Hai Côn nói rằng chúng tôi sẽ không đi đâu nữa hết mà phải cố gắng để cải tạo ngỏ hầu hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Nhà Nước. Ban Giám Thị và các cán bộ ở trung ương đang nghiên cứu các bản tự khai của trại viên và sẽ hỏi một vài điều trong các bản tự khai ấy trước khi tiếp tục chương tŕnh học tập.

Phim chiếu tối hôm ấy nói về trận chiến Điện Biên Phủ và nêu gương những người anh hùng đă dùng thân ḿnh để chặn những khẩu đại pháo bị đứt dây lăn xuống triền dốc hay những người đă dùng thân ḿnh lấp lỗ châu mai trong trận chiến. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một niềm kiêu hảnh của VC, nhưng trong phim tôi lại thấy rằng người dân Việt Nam đă là những người hy sinh quá nhiều cho chiến thắng ấy. Chỉ với sức lao động, người dân Việt đă phải chống lại với máy móc và phi cơ của Thực Dân Pháp. Họ không phải là Cộng Sản, họ chỉ là những người dân thường với ḷng yêu nước. Cộng Sản đă lợi dụng ḷng ái quốc của nhân dân để nắm chính quyền rồi lại nói rằng “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xă Hội!” Thật là một sự liên kết kỳ cục! Những điều mà họ nói như: “Với bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm” hay “Nơi nào cần thanh niên có, nơi nào khó có thanh niên” chỉ là những chiêu bài để lợi dụng sức lao động của nhân dân. Người dân miền Bắc đă bị lợi dụng trên 30 năm trường, và bây giờ là đến phiên người dân miền Nam. Lao động Xă Hội Chủ Nghĩa có ǵ khác hơn là làm việc không công.

Hôm sau, thay v́ đi lao động Xă Hội Chủ Nghĩa, chúng tôi phải thảo luận cuốn phim và so sánh chiến thắng của trận đánh Điện Biên Phủ với chiến thắng của cái gọi là “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” để giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975. Dưới sự điều khiển của cán bộ, buổi thảo luận sau đó đă biến thành dịp để chúng tôi thú nhận những tội lỗi mà chúng tôi đă làm trong việc ngăn cản tiến tŕnh của chiến dịch ấy. Thật là một việc buồn cười! Nhưng tôi chợt biết rằng mọi việc xảy ra trong trại cải tạo đều phải theo cách ấy mà thôi, và tôi phải chấp nhận điều này không cần suy nghĩ. Thái độ của tôi sẽ là nói càng ít càng tốt, tôi tự nhủ như vậy trong khi nghĩ tới một câu chuyện ngụ ngôn mà tôi học được lúc c̣n bé ở trường tiểu học. Chúng ta chỉ có một cái miệng mà phải làm hai công việc là ăn và nói, trong khi lại có tới hai lổ tai chỉ để nghe mà thôi. Tại sao chúng ta không nói ít mà nghe nhiều; đừng để cái miệng làm việc quá sức nó.

Trại viên toàn trại rất lo lắng về một trại viên trong khối một bị chuyển đi. Các cán bộ giải thích rằng trại viên ấy đă có “nợ máu” với nhân dân trong vùng mà anh ấy hoạt động trước đây, do đó anh ấy phải ra trước “ṭa án nhân dân” trước khi đến một trại cải tạo khác. Chúng tôi không biết ǵ về t́nh trạng của anh ta sau này, nhưng chúng tôi lại không xa lạ ǵ với cái gọi là “ṭa án nhân dân” của VC kể từ giai đoạn “cải cách ruộng đất” sau khi Cộng Sản chiếm miền Bắc Việt Nam 1954. Mọi việc đều diễn ra theo một tŕnh tự mà Cộng Sản muốn. Trong lúc đó, họ cũng cho chúng tôi biết rằng chúng tôi được giữ trong trại chính là để được bảo vệ bởi v́ nhân dân rất là giận dữ về những tội ác mà chúng tôi đă làm để ngăn cản tiến tŕnh giải phóng nhân dân! Thật cảm ơn cho sự tốt đẹp của “cách mạng”; chúng tôi đang được kẻ thù bảo vệ và đang được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà Nước. Quá nhiều những danh từ được dùng để che dấu cho một hành động trả thù. Tôi nhớ lại một bài hát của Phạm Duy, một nhạc sĩ nỗi tiếng của miền Nam Việt Nam, trong đó có dùng một từ “một rỗ danh từ”, và cũng nhớ một thành ngử Việt Nam “mật miệng gươm ḷng” để áp dụng cho những người dùng lời nói tốt đẹp để che đậy những ư đồ xấu xa. Tôi nghĩ tôi có thể dùng những điều này cùng với câu nói của Nguyễn Văn Thiệu rằng “đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm” để làm phương châm cho cuộc sống của tôi trong những ngày sắp tới trong trại cải tạo.

Kinh nghiệm sống trong trại cải tạo đă đến với tôi từng bước một. Tôi không biết tôi có thể sống cho đến lúc rời trại được không, nhưng tôi nghĩ rằng tôi sẽ cố gắng với tất cả khả năng của tôi. Tôi cũng hiểu được rằng mọi sự thất vọng đều sẽ dẫn đến sự thất bại không cứu văn nổi.

Lư Muối Liềm, một nữ thiếu tá cảnh sát của Nam Việt Nam là người đầu tiên được tha ra khỏi trại để điều hành trung tâm điện toán ở bộ chỉ huy cảnh sát. Sự di chuyển của một số cấp cao sang trại Thủ Đức diễn ra tiếp theo, và rồi một trại viên được đưa ra ṭa án nhân dân. Điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo cho chúng tôi, những người c̣n lại? Chúng tôi tất cả đều sống trong sự lo lắng, nhưng chúng tôi không biết phải làm ǵ ngoài việc chờ đợi mọi việc diễn ra không có cách ǵ cưỡng lại được.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-07-2020
Reputation: 200975


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	44.jpg
Views:	0
Size:	228.2 KB
ID:	1578463  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Old 05-07-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chương 15. Tháng Đầu Tiên Trôi Qua

Sự tranh đấu để sinh tồn trong trại cải tạo giúp tôi ngày một thích ứng với những khó khăn. Tôi cũng đă quen với cảnh nghèo từ lúc c̣n bé thơ, nhưng cuộc sống trong hoàn cảnh quá hạn hẹp của trại cải tạo thật quá khó khăn cho tôi. Tôi không biết những người khác đă quen sống trong sự tiện nghi sẽ làm sao để thích ứng được với cuộc sống này. Trại Long Thành giam giữ hầu hết những người có cấp bậc cao trong chính quyền Nam Việt Nam. Sự thay đổi giữa hai thái cực của nếp sống diễn ra một cách quá đột ngột. Vài người nguyên là những bộ trưởng, thứ trưởng chưa hề lao động chân tay, nay lại phải tự đi khiêng nước xài và làm mọi việc như những người khác. Điều này đă tạo nên một cảnh tượng rất khôi hài.

VC không cho chúng tôi kể lại những việc làm trong quá khứ. Chúng bảo rằng chúng muốn chúng tôi b́nh đẳng, nhưng tôi biết rằng chúng sợ chúng tôi sẽ h́nh thành một tổ chức trong trại rất nguy hiểm cho chúng, và chúng cũng muốn tạo sự đối nghịch giữa chúng tôi với nhau để chúng dể quản lư. Khi viết bản tự khai, nhiều người vẫn c̣n dùng những chử như “ông” để nói đến những người lảnh đạo cũ của họ; VC buộc phải viết lại và dùng những từ như hắn, nó, để thay vào. Khi nói về chính quyền và quân đội Nam Việt Nam, chúng tôi phải gọi bằng “ngụy quyền” và “ngụy quân” thay v́ quân lực hay chính phủ VNCH. Tôi cũng đă phải viết lại bản tự khai v́ lư do này.

Khi nói chuyện với các cán bộ, chúng tôi phải làm đúng quy định là đứng cách xa ba bước và cầm mũ nón trên tay. Chúng tôi phải gọi các binh lính và sĩ quan VC làm trong trại là “cán bộ” và tự xưng là tôi. Khi đi ngang qua các cán bộ, chúng tôi phải chào chúng bằng cách giở mũ và cúi đầu. Mọi việc có nghĩa là chúng tôi phải kính trọng chúng và phải tập vâng lời chúng. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với VC càng nhiều càng tốt. VC cũng không cho phép chúng tôi tự nhận là tù nhân và nói rằng chúng tôi vào trại là để cải tạo chứ không phải để ở tù! Chúng tôi phải tự nhận ḿnh là trại viên.

Mỗi tối, chúng tôi phải họp đội để sinh hoạt trước khi ngủ. Đội trưởng báo cáo những việc xảy ra trong tổ, đội, và trong khối, cũng như truyền đạt lại những chỉ thị của cán bộ. Sau đó mỗi trại viên phải phê b́nh và tự phê b́nh. Điều này quá xa lạ đối với chúng tôi lúc đầu v́ chúng tôi chưa hề có việc phê b́nh và tự phê. Nhưng cán bộ bảo chúng tôi phải làm việc này một cách nghiêm túc. Chúng tôi phải cố gắng để t́m ra những lỗi lầm của chính ḿnh và của người khác để kể ra trong những buổi họp này, và do một lư do nào đó, chúng tôi thường cố t́m những điều không mấy quan trọng để phê b́nh nhau và bỏ qua những điều có vẻ nghiêm trọng. Đôi khi, tôi đă phải tự cho rằng ḿnh vẫn c̣n nhớ nhà, nhớ vợ con, chưa đủ an tâm để cải tạo. Vài người th́ phê b́nh rằng bạn ḿnh đă ngủ gục trong lớp học tập hay trong buổi thảo luận, hoặc có người th́ giả bịnh để khỏi lên lớp hay khỏi làm những việc khác. Mọi điều nhỏ nhặt đă bắt đầu trở thành đề tài để phê b́nh. Dần dần mọi người đều trở thành con rùa núp kín trong cái mai, rất khó t́m ra được lỗi lầm của nhau. Những buổi họp phê b́nh thường trở thành tự phê với những lỗi nhỏ như nhớ nhà, không chú ư lúc học tập, nói chuyện trong lớp học, không thuộc bài hát, vân vân, và rồi những người khác đứng lên phê b́nh những lỗi lầm này để người tự phê có dịp hứa khắc phục và làm tốt hơn. Bất kỳ khi nào bị phê b́nh, trại viên đều phải nhận lỗi và hứa sẽ sửa chửa; nếu không th́ sẽ có những buổi họp khác cho đến khi nào người trại viên ấy nhận lỗi mới thôi. Đó là cách thực hiện phê và tự phê của Cộng Sản. Mọi điều đều phải viết ra bản báo cáo để tŕnh lên cán bộ. Tôi được biết rằng “phê và tự phê” đă từ lâu là phương cách của những người Cộng Sản để kiểm tra nhau, điều này không chỉ xảy ra ở trong trại mà là ở khắp mọi cơ quan đơn vị của Cộng Sản.

Sau vài ngày sống chung với nhau, chúng tôi biết rằng có vài phần tử do thám trà trộn vào trong khối 3 của chúng tôi. Thí dụ như Pḥng, Bá, Lâm, là những người mà không ai biết xuất xứ. Mặc dù chúng bảo rằng chúng đă làm việc cho Cơ Quan T́nh Báo, nhưng chúng chẳng biết ǵ về cơ quan t́nh báo và không ai trong chúng tôi biết được chúng. Chúng tôi phải bảo nhau đừng nên nói chuyện nhiều với những người này v́ chúng tôi nghi ngờ rằng chúng là VC trà trộn vào để lấy tin tức từ chúng tôi. Nhưng trong cuộc sống chung đụng th́ làm thế nào tránh khỏi sự bất cẩn. Cán bộ đều biết hầu hết những ǵ chúng tôi nói hoặc làm. Điều này khiến mọi người nghi ngờ lẫn nhau, và vài người lại bị nghi ngờ là đă làm “ăn ten” cho cán bộ, tức là đă báo cáo lên cán bộ mọi điều, mặc dù không biết có đúng như vậy hay không.

Từ việc “phê và tự phê” cho đến việc nghi ngờ làm “ăn ten”, mọi người trong trại bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau. Trại viên càng lúc càng trở nên ích kỷ và co rút lại trong cái vỏ của ḿnh. Mọi người đều sống riêng rẽ trong cuộc sống chung. Không ai c̣n dám phơi bày tâm tư ḿnh ra cho người khác; ai cũng dường như sợ rằng điều ḿnh nói ra sẽ tới tai cán bộ như một thành ngữ Việt Nam rằng “tai vách mạch vừng”. VC đă không cần phải chia rẽ trại viên với nhau, nhưng chính trại viên đă tự chia rẽ nhau. Bằng cách bóp dạ dày trại viên, VC đă thành công trong việc khiến trại viên không c̣n nghĩ đến điều ǵ ngoài cái ăn, và bằng phương pháp tạo nên mối nghi ngờ lẫn nhau, họ đă thành công trong việc chia rẽ trại viên để dể điều hành trại. Họ không cần phải có hàng rào vây quanh trại, không cần phải khóa trại viên trong buồng giam mà chính trại viên đă tự giam ḿnh với cái hy vọng mỏng manh là sẽ được cải tạo và sẽ được trả tự do sau một tháng.

Dĩ nhiên tôi cũng là người bị điều lừa dối ấy dẩn dắt. Tôi cũng đang sống trong cái hy vọng mong manh là sẽ được về để gặp vợ con tôi sau một tháng cải tạo, nhưng trong thâm tâm tôi th́ tôi lại không tin điều đó là thật. Tôi nghĩ có lẽ chúng tôi sẽ bị đưa đi đến một nơi khác, như đến đường ṃn Hồ Chí Minh hay rừng rậm ở miền Trung để làm đường hay làm đường rầy cho việc tái thiết Việt Nam sau chiến tranh. Cái giá phải trả có thể là chính sinh mạng chúng tôi, nhưng ít ra tôi c̣n có cơ hội để phục vụ dân tộc ḿnh.

Cuộc sống của tôi đă không c̣n là của tôi nữa. Đáng lư ra tôi đă phải chết đi cùng với nước Việt Nam Cộng Ḥa vào ngày 30 tháng 4, nhưng tôi đă không đủ can đảm để kết liễu đời ḿnh. Tôi đă ném cây súng xuống ḍng sông Thanh Đa và tự nộp ḿnh vào trại cải tạo. Những ǵ tôi đang mong chờ trong trại giờ đây cũng giống như một phép lạ. Chúng tôi không c̣n ai giúp đở ḿnh. Chính quyền của chúng tôi đă không c̣n nữa. Những người đồng minh của chúng tôi đă rút lui. Có hàng rào quanh trại hay không cũng là vô nghĩa bởi chúng tôi không biết đi đâu bây giờ. Cả nước giờ đây đang nằm trong tay của VC. Phía bắc là Trung Cộng, phía tây là Kampuchia và Lào cũng là Cộng Sản, và phía đông là Thái B́nh Dương. Chúng tôi đi đâu được đây nếu chúng tôi ra khỏi trại?

Tôi nghĩ chỉ có phép lạ mới cứu được chúng tôi mà thôi! Nếu VC không dùng thủ đoạn lừa bịp th́ chúng tôi cũng sẽ đi vào trại mà thôi v́ chúng tôi chẳng có con đường nào khác để đi. Nhưng với thủ đoạn ấy, chúng đă giữ được chúng tôi trong trại mà không ai có một ư định đào thoát nào cả; chúng tôi đều đang có một hy vọng mong manh rằng ḿnh sẽ được thả ra sau một tháng. Cái hàng rào mỏng manh quanh trại không phải là thứ để ngăn được chúng tôi mà chính thủ đoạn dối trá của VC là điều đă giữ được chúng tôi ở trong trại cải tạo lúc đầu. Chúng tôi chưa từng quen thuộc với kiểu dối trá có hệ thống này. Quả là một thủ đoạn thành công!

Điệp, người bạn nằm gần tôi trong pḥng giam, viết trong một bài thơ cho vợ anh ta, có một câu mà tôi vẫn nhớ: “Anh sẽ về một tháng hoặc một năm!” và tôi nghĩ rằng đó cũng là ư nghĩ chung nhất của mọi người trong tháng đầu tiên cải tạo. Mặc dù không ai tin vào một tháng cải tạo nhưng ai cũng nghĩ nếu dài lắm là một năm mà thôi chứ không ai dám nghĩ nó lại quá dài như chúng tôi đă phải trải qua.

Chúng tôi cũng không được biết điều ǵ đang xăy ra trong cái xă hội mới ở bên ngoài ngoại trừ một vài tờ nhật báo như “Sài G̣n Giải Phóng”, “Nhân Dân”, hay “Quân Đội Nhân Dân”, mà những tờ báo này th́ chỉ loan những tin tức về những sự thành công của VC về mặt kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, những tin đồn lại loan truyền khắp trong trại. Có người cho biết Dương Văn Minh đă được đi sang Pháp sau khi giao miền Nam cho VC. Ngô Khắc Tĩnh, cựu tổng trưởng giáo dục đă bị bắt tại Vũng Tàu khi toan trốn chạy. Phó tổng thống Trần Văn Hương th́ bị quản thúc tại gia v́ quá yếu. Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh vùng 4, đă tự sát khi VC tiến vào bản doanh. Nhân dân miền Nam đă được tổ chức thành những tổ tam tam chế để kiểm soát lẩn nhau. Tôi không biết những tin đồn ấy đúng hay không, nhưng tôi nghĩ mọi tin đồn này đều nhằm mục đích báo cho chúng tôi biết rằng chúng tôi chỉ có con đường duy nhất là ở trong trại cải tạo mà thôi v́ chúng tôi không có chỗ dung thân nếu đào thoát khỏi trại. Nếu những tin đồn ấy là đúng th́ điều ǵ sẽ xảy ra cho chúng tôi một khi chúng tôi trốn ra khỏi trại? Bị bắt lại có nghĩa là chết mà thôi. Tôi nghĩ chắc chẳng ai c̣n dám đánh cuộc với số mệnh ḿnh một lần nửa.

Tiếp theo bài học thứ hai và bản tự khai, những bài học sau này chỉ c̣n là h́nh thức. Vài trại viên đă trốn không lên lớp, trong đó có tôi. Thay vào đó tôi chỉ lo săn sóc mấy luống khoai lang của tôi mà thôi. Nắng mùa hè của miền nhiệt đới đă đốt cháy da tôi, và tôi cảm thấy da ḿnh h́nh như dầy hơn xưa. Tôi không c̣n ngại mưa nắng nữa. Chỉ trong hai tuần lễ, dáng vẻ thư sinh của tôi đă biến mất nhường chổ cho dáng vấp của người nông dân. Nhưng trên tất cả các thứ đó th́ sự bận rộn này đă khiến tôi không c̣n nghĩ nhiều đến gia đ́nh tôi nữa.

Thuốc lá và những thứ cần thiết cho đời sống càng lúc càng cạn dần. Vài trại viên có tiền đă nhờ những người nấu bếp mua dùm họ thuốc hút và kem đánh răng. Điều này tới tai cán bộ, và ban giám thị trại đă có một buổi họp để loan báo rằng họ sẽ tổ chức một cái tiệm chạp phô gọi là “căn tin” do những nhà thầu người Hoa để bán những thứ cần thiết cho trại viên. Căn tin nằm gần bên nhà bếp và bán nhiều thứ như thuốc lá, kem đánh răng, thực phẫm khô, và cả cà phê uống vào buổi sáng. Những trại viên có tiền có thể mua mọi thứ hoặc nhờ mua dùm những thứ mà họ muốn. Việc mở căn tin đă làm những trại viên bi quan trở nên chán nản hơn bao giờ hết, nhất là đă vào tuần lễ thứ tư khi mọi người đang mong cho chấm dứt một tháng cải tạo. Vài trại viên lạc quan th́ lại cho rằng đó là cơ hội để họ tiêu tiền trước khi về nhà; họ mua mọi thứ và sống như là họ đang sống ở nhà họ! Cuộc sống trong trại lại trở thành hai thái cực giữa những người có tiền và những người không có tiền.

Tôi không c̣n tiền v́ tôi đă đưa lại cho vợ tôi khi cô ấy rời trường Chu Văn An, do đó điều mà tôi phải làm là “khắc phục khó khăn”. Cái khó nhất đối với tôi là thuốc lá v́ tôi thường hút quá nhiều. Cách duy nhất để có thuốc lá hút là đổi chác những cái mà tôi đang trồng cho những người có tiền. Để tiết kiệm tiền, tôi mua thuốc rê và giấy quấn thuốc để hút. Điều này đă nhắc nhở tôi nhớ đến bà ngoại tôi lúc c̣n ở nhà, bà tôi vẫn thường hay quấn thuốc rê để hút mỗi khi nằm trên ghế bố may vá phụ mẹ tôi trong tiệm may. Bà ngoại tôi là người gần gũi với tôi nhất từ khi tôi c̣n bé; bà đă gần 70 tuổi vào lúc này. Tuổi thơ của tôi luôn luôn hiện ra một cách rơ ràng mỗi khi tôi nhớ đến bà. Tôi nhớ đến cái bàn thờ trong nhà mẹ tôi nó được thừa hưởng từ ông cố tôi, một người thuộc gịng dơi chúa Trịnh. Cái lư nhang chạm h́nh tre và chim mà tôi vẫn thường chùi bóng mỗi lần Tết đến. Hai cái tô lớn viền bạc đặt trên hai cái đài gỗ với hai chiếc muỗng bạc được kể là của chúa Trịnh dùng để súc miệng. Những bộ chén dĩa bằng sứ có đóng dấu Trịnh Phủ phía dưới đáy. Ông ngoại tôi tên Trịnh Văn Giàu, người từng là Đốc Học Nam Kỳ. Cậu Hai, anh cả của mẹ tôi từng là Thượng Thư của triều đ́nh Huế. Với một gia phả như vậy, thế mà bà ngoại tôi lại phải sống trong cảnh nghèo túng từ khi ông tôi qua đời bởi v́ bà chỉ là tỳ thiếp của ông tôi. Bà đă giữ ǵn những bảo vật ấy của gia đ́nh như một kỷ niệm và thường kể lại chuyện ngày xưa cho chúng tôi nghe mỗi lần đám giỗ ông tôi.

Tuần lễ thứ tư đă gần hết và mười bài học tập cũng đă hoàn tất. Nhưng chúng tôi không ai nghe nói ǵ về sự chấm dứt của chương tŕnh cải tạo. Trại viên trong trại chia ra làm ba nhóm người tùy theo quan điểm về việc cải tạo. Những người lạc quan th́ chờ đợi cho hết tháng để họ được về sống với gia đ́nh trong xă hội mới. Họ xài hết tiền để mua sắm mọi thứ ở căn tin và sống như thể họ không ở trong trại cải tạo. Những người bi quan th́ buồn phiền; họ sống như những cái bóng và không nói chuyện với ai ngoại trừ những cái lắc đầu chán nản và những tiếng thở dài. Những người chấp nhận số phận th́ chuẩn bị sống thời gian dài trong trại. Họ tiết kiệm và thu nhặt mọi thứ và luôn chuẩn bị tư thế cho một cuộc di chuyển. Những suy nghĩ về ngày về chỉ là một phép lạ. Tôi thuộc nhóm người này! Mặc dù tôi cũng mong cho hết một tháng, tôi lại không nghĩ là tôi sẽ được thả ra. Tôi chỉ muốn xem coi điều ǵ sẽ xảy ra sau đó. Tôi không dám nói rằng, đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ mà Cộng Sản làm, nhưng trong thâm tâm tôi th́ tôi luôn luôn nghĩ điều đó là đúng. Điều hy vọng duy nhất của tôi là sẽ có một lúc nào đó có một sự thay đổi và tôi sẽ được ra về để gặp con tôi và được sống trong gia đ́nh tôi cho đến cuối cuộc đời như một người dân b́nh thường. Đó có lẽ chỉ là một giấc mơ mà thôi!

Ngày 14 tháng 7, ngày quốc khánh của Pháp, và cũng là ngày mà mọi người trong trại cải tạo Long Thành đang chờ đợi. Một tháng cải tạo, điều đó có đúng như vậy không? Không ai có thể biết điều ǵ sẽ xảy ra sau một tháng ngoài việc chờ đợi điều ǵ đó xảy ra. Hy vọng và chán nản trộn lẫn với nhau tạo nên một cảnh tượng kỳ lạ trong trại viên. Mọi người đều hy vọng nghe được điều ǵ đó từ ban giám thị trại, nhưng lại sợ phải nghe tin xấu. Chỉ c̣n một ngày nữa là chấm dứt một tháng cải tạo thế mà không có ǵ thay đổi. Hàng can chờ đợi lấy nước ngắn hơn mọi ngày. Trại viên đă không tự đứng để đợi lănh nước nữa kể từ khi học bài học đầu tiên. Họ đặt thùng theo hàng, cử người trực đổ nước vào thùng và xách về sau khi xong. Những sinh hoạt trong trại hầu như ngừng lại hẳn nhường chỗ cho những nhóm trại viên ngồi với nhau để hút thuốc, uống trà và bàn tán.

Tôi đi đào một ít khoai lang để nấu chè đêm nay để ăn mừng sự chấm dứt của một tháng cải tạo. Ông Đỗ Kiến Nâu, cậu của Banh, người đă từng là trưởng ty cảnh sát quận 3, Banh, bạn tôi, cùng tôi sẽ ăn với nhau tối nay. Những củ khoai lang của tôi cũng c̣n rất nhỏ, khoảng ngón chân cái, và tôi đă phải đào cả 2 luống mới đủ một nồi chè. Tôi làm hai luống mới để thay thế hai luống khoai đă đào và dùng dây khoai để trồng cho hai luống ấy. Tôi cũng không hiểu tôi đă làm ǵ đây bởi v́ hôm nay là ngày cuối cùng trong trại cải tạo! Tôi vừa làm một việc theo thói quen, hay tôi không tin đó là ngày cuối cùng. Tôi không chắc chắn điều ǵ hết nữa rồi. Tôi nghĩ tôi đă trở thành một người hoài nghi. Chính sách của Đảng và Nhà Nước trước sau như một, như lời của cán bộ đă giải thích, nhưng tôi vẫn không tin vào lời nói ấy! Làm thế nào để có thể tiến bộ được trong cải tạo? Tôi tự cảm thấy buồn cười cho ḿnh qua những ư nghĩ này. Khi mang một ít khoai lang cho chị vợ tôi ở nhà nữ, tôi nghe được dự định của họ về chương tŕnh tổ chức lễ phóng thích vào ngày mai. Tôi hỏi chị Lan, chị vợ tôi, về tin này, nhưng chị ấy cho biết đó chỉ là tin đồn không căn cứ v́ ngày mai là ngày cuối cùng của một tháng như mọi người đang chờ đợi.

Kể từ khi Nghĩa, chồng của cô Đẹp (thư kư của sếp tôi), đă dời đi qua trại Thủ Đức, có nhiều tin đồn về những sự liên hệ giữa Đẹp với Tư Điệp, cán bộ phụ trách khối 3 và nhà nữ. Trại viên thường tin vào những tin đồn phát xuất từ nữ trại viên và cho rằng những tin tức ấy phát xuất từ Tư Điệp. Tôi không biết chắc ǵ về sự liên hệ giữa Đẹp và Tư Điệp, nhưng tôi nghĩ rằng một người đàn ông từ rừng sâu ra ngoài th́ rất dể dàng yêu một người đàn bà đẹp như Đẹp!

Có khoảng một trăm nữ trại viên trong nhà nữ. Ngoài một số nữ sĩ quan quân đội và cảnh sát từ đại úy trở lên, số c̣n lại hầu hết là cán bộ t́nh báo trung cấp của cơ quan. Bà đại tá Hương, chỉ huy trưởng nữ quân nhân, và bà thiếu tá Thủy, trưởng toán Thiên Nga của Cảnh sát, đă được chuyển qua trại Thủ Đức. Sự liên hệ nam nữ trong trại càng lúc càng trầm trọng. Mặc dù tôi cần phải giúp đở chị vợ tôi, tôi cũng phải cố gắng giới hạn việc đi sang khu nhà nữ v́ tôi không muốn bị những tin đồn. Hầu hết những nữ trại viên trong ấy đă từng làm trong cơ quan đều biết vợ tôi, do đó tôi không muốn vợ tôi nghĩ sai về những sự liên hệ của tôi.

Đêm ấy, hầu như mọi người đều không thể ngủ sớm như thường ngày. Từng nhóm ba hay bốn trại viên ngồi với nhau trong sân giữa các nhà bên những chiếc bàn nhỏ để ăn tối và đối thoại với nhau. Ông Nâu, nguyên trung tá cảnh sát, Banh, bạn tôi và tôi cùng ngồi quanh chiếc bàn nhỏ do tôi đóng lấy đặt giữa sân giữa khối 3 và khối 4. Chúng tôi nấu chè bằng chiếc ḷ làm bằng thùng nhôm. Chúng tôi không tin rằng chúng tôi sẽ được thả ra, nhưng chúng tôi lại mong ở một phép lạ nào đó. Kể từ khi vào trại, Banh dùng hầu hết thời giờ để học đánh cờ tướng. Hắn ta đă trở nên ồn ào hơn, nhưng đêm nay, hắn ta lại im lặng một cách khác thường. Cậu của Banh, ông Nâu, là một người hút thuốc nối đầu; ông ta xin tôi cái píp mà tôi tự chế, mở điếu thuốc ra rồi nhồi thuốc vụn vào điếu để tiết kiệm thuốc. Sau này, ông Nâu bị dời ra trại Hà Tây và chết ở đấy. Banh và ông cậu mang theo vào trại một ít tiền, và đôi khi họ cũng đă giúp tôi trong những lúc ngặt nghèo. Để đổi lại, tôi trồng rau để ăn thêm v́ chúng tôi cũng thường ăn cơm chung. Chúng tôi ngồi im lặng cho đến nửa đêm để suy nghĩ về những ǵ có thể xảy ra vào ngày mai. Có thể nào có điều ǵ đó hay không, hay chúng tôi chỉ mong chờ một điều vô vọng? Một tháng cải tạo đă trôi qua, không chỉ có chúng tôi mà cả gia đ́nh chúng tôi cũng đang chờ đợi cho ngày này. Không ai ngủ được yên giấc đêm ấy mà chỉ mong cho trời sáng. Mỗi lần giật ḿnh tỉnh giấc, tôi nghe tiếng thở dài đâu đó trong pḥng giam.

Mọi người đều thức dậy sớm vào sáng ngày 15 tháng 7 mặc dù không có lịch tŕnh lên lớp hay thảo luận. Không có một cán bộ nào đến các pḥng giam. Vài người đi lang thang trên con đường tiến về phía hội trường, nhưng hội trường th́ trống rỗng! Tôi nghĩ rằng nếu có một buổi lễ th́ ít ra cũng phải có sự trang hoàng. Vài người c̣n cho rằng buổi lễ ấy sẽ tổ chức một nơi khác thay v́ tổ chức trong trại, và nếu có điều đó xảy ra th́ chúng tôi sẽ được di chuyển đến một nơi nào đó ở Sài G̣n. Tôi nghĩ đó chỉ là một sự lạc quan tếu. Nhưng trong thâm tâm th́ tôi cũng mong điều đó sẽ xảy ra như một phép lạ. Tôi không thể chờ đợi mà không làm ǵ cả, do đó tôi đi tưới những luống rau và luống khoai. Tôi không muốn quá ưu tư và đặt quá nhiều hy vọng để rồi không có ǵ cả, và tôi luôn tự nhủ rằng mọi việc đều đă được an bài! Điều buồn cười là những trại viên trẻ lại là những người tin vào số mệnh. Ngược lại những trại viên lớn tuổi th́ lại luôn luôn chờ đợi một cách sốt ruột về việc phóng thích.
florida80_is_offline   Reply With Quote
Old 05-07-2020   #3
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chương 16. Cuộc Sống Tiếp Nối Trong Trại

Một ngày chờ đợi đă trôi qua trong nỗi tuyệt vọng. Mọi người đều trở về một cách chán nản với cuộc sống hàng ngày trong trại. Một dăy thùng chờ lấy nước lại được xếp dài trên con đường chính như thường lệ. Bửa ăn sáng với cháo và muối, trưa chiều với chén cơm cùng miếng canh bí đỏ với vài hạt đậu phọng lại tiếp tục như mọi ngày. Nhưng không c̣n một trại viên nào ngồi ở ngoài sân giống như đêm hôm trước. Hoặc là mọi người đều mệt mỏi về sự chờ đợi hay họ đă buồn ngủ v́ thức quá khuya đêm qua, mọi trại viên đều đi ngủ sớm hơn mọi khi.

Bảy Sói, một cán bộ tên Bảy với chiếc đầu hói phụ trách khối 3 vào pḥng giam vào sáng sớm và yêu cầu trại viên sau khi ăn sáng xong th́ chuẩn bị để lên hội trường. Mọi người lại trở nên sống động và vui vẻ với những hy vọng. Vài người bỏ cả việc ăn sáng và xếp hàng sớm hơn người khác dường như họ muốn được về nhà ngay tức khắc vậy! Khung cảnh không c̣n vẻ im lặng như những lúc sửa soạn lên lớp để học 10 bài học tập nữa; trại viên chuyện tṛ om ṣm trên con đường đi lên hội trường.

Không có sự trang hoàng nào trong hội trường. Khi trại viên đến nơi, vài cán bộ khiêng vào hội trường một cái bàn và vài chiếc ghế, và rồi Hai Côn, giám thị trưởng đến để nói chuyện với trại viên. Trong lời phát biểu, Hai Côn lập lại điều mà chúng tôi đă nghe nhiều lần rằng: “Chính sách của Đảng và Nhà Nước trước sau như một: đánh những kẻ chạy đi chứ không đánh những người ở lại! Và chúng tôi phải đạt cho được tiến bộ trong việc học tập cải tạo để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước.” Tôi tự hỏi làm sao họ có thể đánh được những người đă chạy đi! Về việc chấm dứt một tháng cải tạo, Hai Côn nói rằng họ không nhận được chỉ thị nào của “trung ương” về việc này. Việc trở về với xă hội của trại viên là tùy thuộc vào mức độ tiến bộ của mỗi người chứ không phải là vấn đề thời gian v́ chúng tôi phải làm thế nào để thích ứng được với xă hội mới. Trước khi chấm dứt lời phát biểu, Hai Côn cho biết là để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, ban giám thị trại cho phép trại viên được viết thư cho gia đ́nh để báo cho gia đ́nh biết rằng chúng tôi sống tốt trong trại và đang có nhiều tiến bộ trong học tập cải tạo, và đồng thời khuyên nhủ gia đ́nh thực thi đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Chúng tôi không được cho biết địa điểm của trại mà chỉ được dùng bí số là 15NV cho địa chỉ nơi gửi.

Những điều đă xăy ra khiến mọi trại viên trở nên chán nản hơn bao giờ hết. Đặc biệt những trại viên “lạc quan” đột nhiên hiểu rằng họ cần phải hiểu VC nhiều hơn những ǵ mà họ nghe VC nói. Riêng đối với những người đă không tin rằng sẽ được về trong một tháng th́ dù sao đây cũng là cơ hội để họ có thể biết tin tức gia đ́nh. Được viết thơ về nhà c̣n hơn là chẳng có ǵ mặc dù họ cũng thừa hiểu rằng họ sẽ không được viết hết mọi điều họ muốn. Thơ chắc chắn là sẽ được cán bộ kiểm duyệt kỹ lưỡng, nhưng ít ra th́ chúng tôi cũng có dịp để liên lạc được với gia đ́nh. Điều mà tôi muốn được biết nhiều nhất là con tôi là trai hay gái, và sức khỏe của vợ tôi ra sao sau khi sanh nở. Mẹ và bà ngoại cũng là những người mà tôi muốn hỏi đến.

Chỉ có hai trang giấy để viết như quy định, làm thế nào để viết hết cho mọi người trong gia đ́nh? Trước hết, tôi nghĩ tôi phải dùng từ rất là khôn khéo để cho biết về t́nh trạng của tôi trong trại. Tôi sẽ viết rằng mọi việc đều tốt đẹp, tôi được nuôi ăn uống đầy đủ và tôi có trồng thêm vài luống khoai lang để dặm thêm vào phần ăn hàng ngày nữa! Sức khỏe tôi cũng tốt, do đó tôi có tặng cho bạn bè một số thuốc khi họ bị bệnh. Dĩ nhiên, điều tôi muốn biết là con tôi là trai hay gái. Sau khi hỏi thăm về mẹ tôi cùng bà ngoại, tôi c̣n phải viết một ít điều theo quy định của trại để khuyến khích gia đ́nh tuân hành đường lối chính sách của chính quyền địa phương để giúp tôi trong trại, từ đó tôi có thể được ra về sớm hơn. Điều này đă làm mất hết nửa trang giấy! Những suy nghĩ về bức thư khiến tôi không c̣n để ư ǵ đến hoàn cảnh chung quanh trên đường từ hội trường về đến pḥng. Tuy nhiên tôi vẫn nhận ra rằng một sự im lặng bao trùm lấy bầu không khí chung quanh chứ không ồn ào như buổi sáng sớm khi đi lên hội trường.

Mọi người đang suy nghĩ về số phận của ḿnh và về cái thủ đoạn mà VC đă dùng. Trong thông cáo về việc cải tạo, chúng chỉ nói rằng chúng tôi phải mang theo thức ăn và quần áo chăn màn cho một tháng chứ không hề đả động đến thời gian cải tạo là một tháng! Chúng tôi không thể bảo rằng chúng đă dối gạt, mà chính chúng tôi là những người không hiểu rơ ràng cái thông cáo ấy! “Anh sẽ về một tháng hoặc một năm!” (...hay bao nhiêu năm nữa?) Tôi nghĩ đến câu thơ trong bài thơ của Điệp mà rùng ḿnh lo sợ. Bao lâu nữa tôi sẽ về? Tôi tự hỏi. Đời tôi th́ coi như đă chấm dứt kể từ ngày 30 tháng tư, nhưng gia đ́nh tôi sẽ ra sao đây? Tôi không muốn họ chờ đợi tôi trong tuyệt vọng. Không có ǵ tồi tệ hơn là sinh ly!

Viết thư là điều chính yếu cho trại viên trong những ngày kế tiếp. Vài người viết đi viết lại bức thư mà cũng h́nh như chưa vừa ư với nó. Mọi người giờ đây dường như là đă phải chấp nhận số phận của ḿnh như một điều dĩ nhiên. Lắc đầu và nhún vai là câu trả lời cho ngày về. Không c̣n ai bỏ thời giờ ra để ngồi uống trà, cà phê, hút thuốc và tán gẩu. Có thêm vài trại viên trồng khoai lang trên khu đất c̣n lại trong trại. Nước trong những hố đào gần nhà tắm bắt đầu khan hiếm hơn trước do đó tôi phải tưới rau và để những luống khoai cho nó mọc theo ư nó. Tuy nhiên tháng bảy ở Việt Nam th́ trời nhiều mưa nên cũng không đến nỗi nào.

Hai cán bộ phụ trách khối 3 là Bảy Sói và Tư Điệp đến lấy thơ hàng ngày, nhưng cả tuần sau vẩn c̣n vài trại viên chưa viết xong thư. Họ không c̣n vội vă như trước đây nữa! Thời gian không c̣n là vấn đề quan trọng đối với họ nữa. Tôi đă cố gắng gửi thư sớm với hy vọng sẽ sớm nhận thư hồi âm, nhưng đôi khi tôi vẫn thấy tiếc v́ tôi nghĩ tôi vẫn c̣n thiếu điều ǵ đó.

Bên cạnh việc viết thư cho gia đ́nh, cuộc sống trong trại vẫn diễn tiến như lệ thường: trại viên thức dậy buổi sáng theo tiếng kẻng báo thức, tập thể dục mười động tác du nhập từ miền Bắc do vài trại viên hướng dẫn, ăn sáng với cháo và muối, ăn trưa và chiều với chén cơm và ít canh bí đỏ nấu với đậu phọng, họp tổ đội buổi tối trước khi đi ngủ. Nhưng có một điều thay đổi là sau buổi họp ở hội trường th́ chúng tôi phải thay phiên nhau xuống bếp để nấu nướng thay cho nhà thầu. Ban giám thị trại đă cho biết rằng số tiền mà chúng tôi đóng khi đi tŕnh diện đă hết, do đó kể từ ngày 15 tháng bảy chúng tôi phải làm mọi việc trong trại và “Chính Phủ và Nhân Dân” sẽ phải nuôi chúng tôi. Sau buổi họp khoảng mười ngày, chúng tôi nhận được tám trăm đồng mỗi tháng được báo là của “Nhà Nước” cung cấp cho mỗi trại viên để mua sắm những thứ cần thiết như kem đánh răng, sà pḥng, giấy vệ sinh, hay những thứ cần thiết khác cho phụ nữ. Mọi việc xảy ra có nghĩa là chúng tôi phải chuẩn bị cho sự cải tạo dài hạn, nhưng mà bao lâu th́ vẫn là một câu hỏi không có lời giải đáp. Chúng tôi phải đạt được tiến bộ trong cải tạo để được tha về với xă hội. Thế nào là tiến bộ? Mười bài học tập đă qua; làm thế nào để đạt được tiến bộ trong khi chúng tôi chỉ ở trong trại mà không làm ǵ cả?

Để xử dụng thời gian trống trong trại, trại viên bắt đầu làm những việc như chơi cờ tướng, viết những thực đơn tưởng tượng, vẽ, chạm trên gỗ hay vỏ dừa, vân vân. Anh bạn tôi tên Nguyện th́ lại dùng hầu hết thời giờ để đi đào Hà Thủ Ô, một loại rễ của dây leo. Anh ta xắt lát hà thủ ô, phơi khô, sao lên rồi nấu nước uống. Vài người cho rằng rễ Hà Thủ Ô là một loại thuốc làm cho tóc đen hơn. Tôi không biết điều đó đúng không, nhưng tôi thấy da Nguyện càng lúc càng đen trong khi tóc anh ấy th́ càng ngày càng bạc nhiều ra mặc dù anh ấy mới ba mươi tuổi vào lúc đó!

Khi tôi không chăm sóc rau và khoai trên cánh đồng, tôi dùng thời giờ rảnh để học khắc gỗ, chạm bằng nhôm, và khắc sọ dừa để làm những “đồ mỹ nghệ”. Cái búa để chạm th́ làm bằng một bù lon bẻ cong lại; đục th́ là một cọng thép lấy trong dây điện đập dẹp và mài bén 1 đầu. Mọi vật đều được thu lượm quanh trại và được tôi chế tạo lấy. Miếng nhôm được cắt thành những sợi nhỏ khoảng hai ly rồi mài trên nền xi măng. Tôi vẽ h́nh lên những miếng gỗ được cắt bằng cái cưa nhỏ tự chế, mài nhẳn lên nền xi măng, rồi đục theo đường vẽ. Dùng cái búa nhỏ, tôi nhét những sợi nhôm vào những đường kẻ sau đó giũa phẳng bằng một cái giũa làm bằng dây kẽm gai. Để làm những đồ mỹ nghệ bằng gáo dừa, tôi dùng cái cưa tự chế cắt gáo dừa thành cái kẹp h́nh con cá vàng, mài lên nền nhà và đánh bóng bằng lá mít. Sau đó tôi chạm vây cá, đầu và đuôi cá bằng cái đục nhỏ. Sản phẩm làm ra trông cũng giống như những cái kẹp tóc bằng đồi mồi. Tôi cũng không biết tôi làm những cái đó để làm ǵ, nhưng tôi cảm thấy thích thú với công việc này. Tôi đặt những “tác phẩm” ấy bên đầu chổ nằm rồi nghĩ đến ngày trở về để trao tặng vợ tôi. Tôi đă từng vẽ nên những đồ tôi làm thường đẹp hơn nhiều người và cũng v́ tôi đă tốn nhiều thời gian cho chúng nữa. Bức tranh tứ quư gồm bốn h́nh Mai, Lan, Cúc, Trúc được cẩn băng nhôm trên gỗ nâu. Bức tranh mẹ bồng con là bức tranh cẩn nhôm h́nh người đầu tiên trong trại v́ không ai có thể cẩn nhôm khuôn mặt người. Tôi đă nghĩ đến vợ con tôi khi làm bức tranh này, đó là tấm mà tôi thích nhất.

Hai tuần sau khi gữi thư, chúng tôi nhận được bức thư đầu tiên của gia đ́nh. Hôm đó là ngày thứ bảy, Bảy Sói và Tư Điệp đến khu của khối 3 để trao thư. Chúng tôi nghe thấy từ trước lúc hai cán bộ ấy trao thư cho nhà nữ. Trại viên gọi nhau và nhờ các đội trưởng đi nhận thư, nhưng Bảy Sói và Tư Điệp chỉ muốn giao riêng cho từng người.

Bức thư tôi nhận được từ vợ tôi, mẹ tôi và bà ngoại tôi. Trong thư c̣n có tấm ảnh vợ tôi đang bế con trai tôi khoảng một tháng tuổi. Vợ tôi viết rằng con trai tôi thường khóc đêm khiến cô ta mệt lắm. Mọi người trong nhà thương cháu lắm v́ đó là đứa cháu đầu tiên trong gia đ́nh. Lúc sanh th́ nó cân nặng khoảng ba kilô, không lớn lắm nhưng cũng đủ để vợ tôi khó khăn khi sanh nở. Vợ tôi c̣n bảo rằng cô ta mong tôi học tập tốt để được về phụ nuôi con. Mẹ và bà ngoại tôi cũng viết vài hàng trong thư cho biết hai người sức khỏe vẫn tốt và tiệm may cũng vẫn hoạt động như thường lệ. V́ cha tôi là một “liệt sĩ” do đó mẹ tôi đă trở thành tổ trưởng tổ dân phố. Vài “đồng chí” của cha tôi cũng có đến thăm và hy vọng rằng tôi sẽ được về sớm v́ tôi là con trong một gia đ́nh “có công với cách mạng!” Họ chúc tôi có sức khỏe và thành công trong việc cải tạo để sớm trở về nhà. Cách viết trong thư cũng giống như những ǵ mà Hai Côn đă nói lúc ở hội trường. Tôi nghĩ không phải chỉ có tôi đang cải tạo mà cả gia đ́nh tôi cũng đang bị cải tạo bởi VC. Những danh từ rất xa lạ với ngôn ngữ Việt Nam trước đây được viết trong thư của gia đ́nh tôi chỉ sau hai hay ba tháng là một bằng cớ hiển nhiên chứng minh sự thay đổi của xă hội bên ngoài.

Tôi đă đọc đi đọc lại nhiều lần bức thư cho đến lúc gần như thuộc ḷng từng chữ một. Tấm ảnh vợ tôi đang ẵm con tôi đă được tôi đóng trong một cái khung làm bằng mảnh gỗ nâu đục lỗ và lồng vào một miếng mi-ca. Miếng mi-ca này tôi nhặt được khi làm luống khoai; tôi phải dùng lá mít đánh bóng cho hết những vết trầy rồi dùng kem đánh răng chà cho trong lại. Chỉ cái khung ấy mà tôi đă phải bỏ ra hàng tuần lễ để hoàn tất. Nhưng đó là cái mà tôi yêu thích nhất và nó đă đi theo tôi suốt gần 17 năm trong các trại cải tạo.
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-08-2020)
Old 05-07-2020   #4
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chương 17. Lệnh Tha Đầu Tiên

Cuộc sống trong trại lại nối tiếp như thường lệ mấy ngày sau khi nhận được bức thư đầu tiên của gia đ́nh. Ngoại trừ vài trại viên muốn cải thiện thêm cho phần ăn nên phải trồng rau hay khoai lang, số c̣n lại chưa phải làm ǵ cả. Vẫn có cái căn tin nằm trong khu nhà bếp do những nhà thầu người Hoa để bán đồ vật và thực phẩm cho trại viên có tiền. Với 800 đồng hàng tháng, tôi chỉ có thể mua được một cây kem đánh răng nhỏ, một ít thuốc rê, và 500 gram đường.

Khoảng tháng tám, VC buộc mọi người dân trong nước phải đổi tiền lần đầu tiên. Họ dùng đồng tiền mới với trị giá là 500 đồng bạc miền Nam hay 400 đồng miền Bắc đổi lấy một đồng mới này, và họ chỉ cho phép mỗi người dân đổi được mười ngàn tiền cũ mà thôi, số c̣n lại phải gửi vào ngân hàng nhà nước. Điều buồn cười xảy ra trong trại là có những trại viên mang vào trại quá nhiều tiền, họ phải nhờ những trại viên bạn bè khác đổi dùm. Tôi cũng nghe nhiều điều xảy ra ngoài xă hội. Nhiều người dân miền Nam giàu có đă phải nhờ những người bà con miền Bắc vào đổi dùm tiền, sau đó họ lại không nhận được số tiền đổi ra! Tôi không biết điều này có xảy ra trong trại hay không bởi v́ nếu có đi nữa th́ chắc không ai dám nói ra. Kể từ đó, thay v́ 800 đồng, chúng tôi chỉ được một đồng sáu chục xu mỗi tháng. Lúc đầu c̣n mua được phần như trước, nhưng sau đó th́ chỉ có thể mua được một cây kem đánh răng mà thôi. Kinh tế Việt Nam bị suy sụp quá nhanh sau lần đổi tiền!

Ban Giám Thị của trại bảo chúng tôi phải chuẩn bị cho ngày lễ Quốc Khánh đầu tiên ở miền Nam, ngày 2 tháng 9, 1975 (họ gọi là ngày Lễ Độc Lập). Chúng tôi phải làm báo tường, tập ca hát trong ban đồng ca, và phải trang hoàng cho ngày ấy.

Tôi đă viết một đoản văn để đăng báo tường lấy tên là “Điếu thuốc rê”. Nội dung đoản văn tôi muốn nói đến một chiều hướng đi xuống của cuộc sống của nhân dân miền Nam sau cái ngày giải phóng của VC. Nhưng tôi lại cố dấu nó trong cách viết để cán bộ và ban giám thị trại không thể nhận ra.



Điếu thuốc rê.

Hắn ta ngắm nh́n những luống khoai lang thẳng tắp được thực hiện bằng chính công sức lao động của ḿnh.

Hắn đặt chiếc cuốc xuống đất và ngồi lên cán cuốc. Tay trái hắn giơ lên lau những giọt mồ hôi trên trán, c̣n tay phải th́ thọc vào túi áo để lôi ra một chiếc hộp nhỏ. Mở nắp hộp ra, hắn lôi ra một cuộn giấy quyến, xé một mảnh nhỏ, rồi để nằm trên bàn tay trái giữa 4 ngón tay. Ngón tay cái kẹp lấy miếng giấy quyến. Tay phải hắn nhúm lấy một miếng nhỏ thuốc rê từ chiếc hộp, rải ra trên miếng giấy quyến, và dùng ngón tay cái để giử cho thuốc nằm xuống mặt của miếng giấy quyến. Tiếp theo, hắn dùng cả hai bàn tay cẩn thận cuộn thuốc vào trong miếng giấy quyến để biến thành một điếu thuốc, nhưng điều khác biệt là nó có một đấu lớn và một đầu nhỏ. Cuối cùng th́ hắn dùng nước bọt để dán điếu thuốc ấy lại.

Điếu thuốc rê trên môi hắn đă gợi hắn nhớ lại những điếu thuốc Winston, hay Lucky mà hắn thường hút không lâu trước đây. Chỉ một vài tháng thôi mà dường như bao nhiêu năm đă trôi qua. Hắn không thể ngờ rằng giờ này hắn có thể làm được những luống khoai như thế này, và hắn cũng không thể ngờ rằng hắn có thể cuộn được một cách thiện nghệ một điếu thuốc rê như thế này!

Hắn nghĩ tất cả đều đă thay đổi.



Trong ngày lên hội trường để nghe tuyên bố về việc chuẩn bị lễ Độc Lập, một sự kiện mà tôi không thể quên là vài trại viên đă được Ban Giám thị kêu lên để hát. Nhiều người đă hát những bản nhạc cách mạng mà chúng tôi đă phải học trong trại, nhưng chị vợ tôi, Lan, lại hát một bản nhạc dân ca tên là Lư Chim Quyên. Bài ca đă làm nhiều người phải rơi lệ v́ những câu như: “Chim ơi chim xa rừng, là chim thương núi nhớ non. Người cách xa con người, ơi đâu c̣n có ǵ buồn hơn.”

Tôi cũng phải tham gia vào một ban đồng ca để tập hát bản nhạc tên là “Việt Nam mến yêu”, một bản nhạc tiền chiến thường được nghe trước đây ở miền Nam. Ban đồng ca do Bửu Uy, nguyên chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n, làm ca đoàn trưởng. Chúng tôi đă chọn bài ấy cũng v́ nó có vẽ trung dung, không đến nỗi cực đoan như những bài mà chúng tôi đă phải học trong trại. Bên cạnh đó th́ Điệp và tôi lại được các trại viên khác cử ra để trang trí cho tờ báo tường của khối 3 v́ chúng tôi cũng đă từng làm trang trí cho vài tập san sinh viên khi chúng tôi c̣n làm trong cơ quan, do đó tôi cũng hơi bận rộn.

Mọi người đều hy vọng sẽ có những điều ǵ đó xảy ra trong ngày quốc khánh của VC, ít nhất sẽ có sự phóng thích một số trại viên nào đó, và tôi nghĩ người nào cũng mong rằng ḿnh sẽ có tên trong danh sách phóng thích ấy. Những tin đồn lại được loan truyền ra. Thơ của gia đ́nh giờ đây lại được trở thành những điều để trại viên hy vọng. Trong khi gia đ́nh nói rằng họ mong chúng tôi sẽ cải tạo tiến bộ để được tha ra trong ngày quốc khánh th́ trại viên lại suy diễn rằng gia đ́nh họ đă biết sẽ có cuộc phóng thích trong ngày ấy mà không thể viết rơ ràng trong thư. Vài người khác lại c̣n nói rằng gia đ́nh họ có thân nhân làm trong bộ Nội Vụ của VC cho biết tất cả trại viên trong trại cải tạo sẽ được thả ra vào ngày Quốc Khánh v́ VC muốn dùng ngày ấy để chứng tỏ chính sách khoan hồng của họ, và chúng tôi sẽ được đưa về Sài G̣n để dự buổi lễ phóng thích, một phần của buổi lể Quốc Khánh.

Trại viên lại sống trong hy vọng và chờ đợi. Không khí trong trại lại sống động và nhộn nhịp hẳn lên, không c̣n cái vẻ im ĺm như mọi khi kể từ khi ban giám thị tuyên bố chuẩn bị cho ngày lễ độc lập. Vài trại viên có năng khiếu lại c̣n vẽ cả h́nh của Hồ Chí Minh để trang hoàng trong ngày ấy. Mặc dù không c̣n những buổi thảo luận như lúc học mười bài học tập, nhưng các cán bộ lại thường xuyên đến từng pḥng để quan sát chúng tôi làm báo tường, tập ca hát, vẽ, hay làm trang trí.

Vài ngày trước ngày 2 tháng 9, 1975, cán bộ lại đến pḥng rất sớm khi chúng tôi vừa mới thức dậy để gọi chuẩn bị lên hội trường. Mọi người lại trở nên sống động hẳn lên khi biết rằng hội trường đă được trang hoàng xong bởi những khẩu hiệu và bàn ghế che phủ bởi khăn bàn. Không có tập thể dục sáng hôm ấy, và vài trại viên bỏ cả phần ăn sáng mặc dù đă được chia phần rồi. Hy vọng có lẽ đă thành sự thật! Hầu như mọi người đều chọn những bộ quần áo đẹp nhất để mặc vào và sắp hàng chờ đợi. Những tiếng cười, những khuôn mặt vui tươi, và sự ồn ào náo nhiệt đă trở lại sau một thời gian dài im lặng! Hai tháng rưỡi kể từ ngày vào trại, đây là ngày vui vẻ nhất của trại viên. Vài người lại ngâm nga mấy câu hát của Vũ Thành An: “Ngày vui đă tới, chúng ta xây lại đời ta.”

Hội trường đầy những lá cờ của Mặt Trận Giải phóng và những băng khẩu hiệu đỏ chói. Bức ảnh lớn của Hồ Chí Minh treo như thường lệ trên tường phía cuối với khẩu hiệu “Không có ǵ quư hơn Độc Lập, Tự Do” ở phía dưới. Một khẩu hiệu đặc biệt được chăng trên bức tường hông rất dễ nh́n khi bước vào hội trường: “Chào mừng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước”.

Tiếng vỗ tay của trại viên vang vội cả hội trường khi Ban Giám Thị và Hội Đồng Cán Bộ tiến vào. Hai Côn, trại trưởng đọc một bài diễn văn khai mạc rất dài. Hắn ta nói những điều mà chúng tôi vẫn nghe trong mười bài học tập về sự thất bại của Đế Quốc Mỹ và của chủ nghĩa Đế Quốc, về chiến thắng của Cách Mạng Việt Nam và của chủ nghĩa Xă Hội. Để kết luận, hắn ta dùng câu nói của Hồ Chí Minh rằng: “Hà Nội, Hải Pḥng, và những thành phố khác có thể bị phá hoại, nhưng thắng xong giặc Mỹ, chúng ta sẽ xây dựng lại mười lần đẹp hơn.” Hắn ta hy vọng rằng chúng tôi, những người được hưởng sự khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, sẽ góp phần xây dựng đất nước khi được trở về xă hội, và rồi hắn ta giới thiệu đồng chí Bào trại phó, sẽ đọc danh sách phóng thích.

Tất cả trại viên đều phấn khởi khi thấy “đồng chí Bào” với chiếc cặp da trên tay tiến đến chiếc máy vi âm. Hắn ta trân trọng rút ra một tờ giấy, đặt lên bục và nói:

“Để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, nhân danh Ban Giám Thị trại, hôm nay tôi xin loan báo danh sách phóng thích cho những trại viên đă thực hiện tiến bộ trong cải tạo và được về với xă hội để góp phần vào việc xây dựng lại đất nước. Khi được trở về xă hội, tất cả các anh phải thực hiện chính sách của chính quyền địa phương”.

Danh sách mà “đồng chí Bào” đọc chỉ gồm khoảng 20 tên, và rồi hắn ta trở về chổ ngồi mà không nói thêm lời nào nữa hết. Sau đó chúng tôi khám phá ra rằng những người được về trong danh sách phần lớn là những chuyên viên cần thiết và những người có công đă làm cho cách mạng trước đây. Mọi người trong hội trường chờ đợi trong im lặng. Sự chán nản và những tiếng thở dài thất vọng bao trùm cả hội trường.

Sau một phút, Hai Côn trở lại máy vi âm và nói rằng đối với những người c̣n ở lại để tiếp tục cải tạo, Đảng và Nhà Nước cho phép sẽ được nhận quà của gia đ́nh hàng ba tháng một lần. Chúng tôi sẽ được phép viết thư về nhà để cho biết ngày giờ và địa điểm đến gửi quà cũng như những thứ cần thiết của chúng tôi. Và rồi Hai Côn tuyên bố bế mạc buổi lễ. Những tiếng vổ tay lác đác để tiễn chào Ban Giám thị và các cán bộ. Những sự kích thích khi trại viên đi lên hội trường đă nhường chổ cho sự chán nản khi chúng tôi trở về pḥng.

Những ngày kế tiếp, chúng tôi không c̣n chuẩn bị ǵ cho ngày lễ Độc Lập; thay vào đó th́ chúng tôi chỉ viết thư cho gia đ́nh. Các cán bộ cũng không nhắc nhở ǵ đến việc này, và ngày lễ Độc Lập ấy trôi qua một cách lặng lẽ mà không có một nghi thức nào hết ngoài việc chúng tôi có thêm phần ăn tươi (một miếng thịt khoảng 3 ngón tay trong bữa ăn trưa và chiều).

Nhận quà của gia đ́nh, quả là thê thảm! Chúng tôi sẽ ở trong trại bao lâu nữa đây? Mỗi 3 tháng một lần và rồi bao nhiêu lần nhận quà của gia đ́nh nữa? Và rồi gia đ́nh chúng tôi sẽ chịu đựng được bao lâu để mà lo cho chúng tôi trong hoàn cảnh này? Trong lần đổi tiền vừa qua, hầu hết nhân dân miền Nam đă càng lúc càng nghèo hơn. Chính sách của Cộng Sản là tạo nên sự b́nh đẳng trong dân chúng, không phải là sự b́nh đẳng trong giàu sang mà là b́nh đẳng trong sự nghèo túng.

Tôi nghĩ đến gia đ́nh tôi và không biết sẽ xin ǵ trong thư. Vợ tôi đang làm ǵ với đứa con mới chào đời? Mẹ tôi ra sao? Bà cũng vẫn ngồi bên bàn máy may hay đang làm ǵ? Mẹ tôi đă nuôi tôi lúc c̣n bé, giờ đây lại phải phụ với vợ tôi để nuôi tôi tiếp tục cuộc sống trong trại cải tạo! Cuộc đời bà chỉ là một sự hy sinh cho các con. Tôi không muốn ḿnh là một gánh nặng cho gia đ́nh. Nhưng tôi làm ǵ được đây trong hoàn cảnh khó khăn này? Tôi cố chọn những thứ thật rẻ và thật cần thiết để xin như muối mè, mắm ruốc, thuốc rê, hột giống rau muống, và thuốc cảm lạnh. Tôi cũng không quên hỏi về những tấm ảnh mới của con tôi. Tôi đă viết đi viết lại bức thư cho đến hạn cuối cùng mới chịu gửi đi và chờ đợi gói quà đầu tiên.

Một tuần sau, chiếc xe thùng chở đầy quà tiến vào trại vào buổi sáng sớm. Mọi người đều chờ đợi một cách nôn nao. Các đội trưởng đến hội trường để lấy danh sách những người có quà và cho phép trại viên tuần tự đi lấy quà. Những gói quà đă được mở ra để kiểm tra trước khi phát cho trại viên. Năm kí lô mỗi gói quà không thể nào gói hết được những món cần thiết, nhưng ít ra nó cũng gói ghém được t́nh thương của gia đ́nh dành cho trại viên. Tôi run rẩy mở từng món để thưởng thức trọn vẹn t́nh cảm của ḿnh. Có mười tấm h́nh của vợ con tôi. Bức thư th́ c̣n được kiểm duyệt trước khi trao về cho tôi. Tôi mang h́nh đi khoe với chị vợ tôi và các bạn trong pḥng. Con tôi đă lật qua được và không c̣n khóc đêm nữa. Em gái tôi cho biết rằng những tấm h́nh này là do đồng chí Ba Son, bạn của em tôi chụp dùm. Tôi không biết đồng chí ấy là ai, nhưng tôi cảm thấy không thích thú chút nào khi có người lạ trong gia đ́nh ḿnh. Nhưng mà trong hoàn cảnh mới của đất nước th́ điều ǵ xảy ra khác hơn được đây? Giai đoạn của chúng tôi đă qua rồi. Bây giờ là giai đoạn của các “đồng chí!” Gia đ́nh tôi cũng không thể nào ngoại lệ được. Tôi buồn rầu mà nghĩ rằng: “Đất nước mất vào tay Cộng Sản là mất tất cả.” Tôi nhớ lại câu nói ấy của Nguyễn Văn Thiệu rồi tự lắc đầu chán nản.

Mọi vui vẻ rồi cũng trôi qua, những lo buồn rồi cũng phải nhạt dần. Chúng tôi cũng phải trở về với cuộc sống hàng ngày trong trại. Ban Giám thị trại lại ra lệnh lao động tập thể trong toàn trại thay v́ lao động cá thể, do đó đất đai lại được thu về cho trại. Tôi không c̣n giữ được những luống rau và khoai của riêng ḿnh nữa. Mỗi sáng chúng tôi phải đi lao động trên những cánh đồng của trại ngoài những trại viên tới phiên trực để dọn dẹp vệ sinh hay lấy nước cho các trại viên khác. Cuốc xẻng cũng là của chung. Chúng tôi đă học tập về lao động tập thể trong mười bài học tập, và lúc này là lúc mà chúng tôi có cơ hội để thực hành những điều ấy. Đó là lời giải thích của Ban Giám thị trại.

Đất đai trong trại là loại đất sét pha trộn với đá sỏi ở trên đỉnh đồi nên rất cứng khi gặp nắng. Chúng tôi phải dùng cuốc chim để đào xới lên trước khi làm những luống thẳng tắp bằng cách chăng dây làm chuẩn. Đó là một thứ lao động rất nặng, nhưng khi đó chúng tôi vẫn c̣n trẻ và vẫn c̣n sức lực. Những trại viên lớn tuổi th́ không làm luống; họ cắt hom khoai lang và trồng lên những luống mà chúng tôi làm sẳn. Sau khoảng 1 tháng, quang cảnh trại thay đổi hẳn. Không c̣n đất trống; những luống khoai thẳng tắp song song với nhau trông như những đùn cát trong băi sa mạc. Điều thay đổi nhiều nhất là mọi người trong trại trở thành nâu đen dưới ánh nắng mùa hè của miền nhiệt đới. Chúng tôi phải lao động mỗi sáng từ bảy giờ tới trưa. Tôi nghĩ đó là buổi đầu để chúng tôi tập làm quen với lao động chân tay. Ngoài ra cũng không đủ đất để hai ngàn trại viên trong trại canh tác. Chúng tôi vẫn c̣n được thời gian vào buổi chiều để làm những việc riêng. Tôi không c̣n đất để trồng rau được nữa, do đó tôi dùng hầu hết thời gian rảnh để vẽ h́nh vợ con tôi hay làm những sản phẩm mỹ nghệ khác.

Không phải trại viên nào cũng có quà gia đ́nh, và năm kí lô không thể nào đủ cho ba tháng, do đó trại viên trở nên thiếu năng lượng sau một thời gian ngắn lao động nặng nhọc. Mặc dù lúc đó th́ cơm cũng không đến nỗi ít lắm, nhưng thức ăn chỉ có canh với 1 ít bí đỏ và vài hạt đậu phọng th́ không thể nào đủ cho cuộc sống. Vài người đă bị phù thũng và ghẻ ngứa. Những con cào cào, dế, và bọ cây đă trở thành những con tôm bay. Chuột, ếch nhái, rắn, và cắc kè đă trở thành những thứ thịt cao cấp. Rau dại càng lúc càng hiếm. Mọi cái ǵ không độc đều là những món ăn bằng cách này hay cách khác; chúng tôi đùa rằng cái ǵ nhúc nhích được là ăn được, con ǵ cũng ăn được ngoại trừ con bù lon!

Cái lon guigoz bằng nhôm là vật gần gũi với trại viên nhất. Chúng tôi gắn vào đấy cái quay cầm cho dễ mang đi khắp nơi. Vào buổi sáng khi đi lao động, nó là vật đựng nước uống, nó trở thành đồ để đựng những thứ cải thiện được trên hiện trường lao động, và trở thành cái nồi nấu khi trở về pḥng. Khi chúng tôi ngồi trong hàng hay khi lên hội trường th́ nó trở thành cái ghế. Thật là một vật có lợi cho chúng tôi! Tôi có thể nói đó là thứ hữu dụng nhất cho trại viên trong trại cải tạo, và chúng tôi gọi nó bằng cái tên là “gô”. Hũ chao sau khi ăn hết được làm thành điếu bát để hút thuốc lào hay làm đèn dầu. Chai nước tương th́ được cắt miệng để làm ly uống nước. Không có cái ǵ bỏ phí hết!

Cuộc sống trong trại th́ ngày này qua ngày khác đều diễn ra giống nhau: đi lao động, ăn uống, đợi nhận thư hay nhận quà, họp tổ đội trước khi đi ngủ, và làm mọi thứ linh tinh cho cuộc sống hàng ngày. Mọi ngày đều rất dài như là người xưa thường nói “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại.”

Khoảng ba tháng sau th́ một số nữ trại viên được thả về trong đó có cả chị vợ tôi, Lan; chị ấy bỏ lại đồ đạc cho tôi. Tôi cảm thấy mừng cho chị ấy, và cho cả vợ tôi nữa v́ qua chị ấy vợ tôi có thể biết được sự thật về cuộc sống của tôi trong trại. Đó là nhóm cuối cùng được thả tại trại Long Thành ngoài vài trại viên thả ra lẻ tẻ do sự cần thiết của VC.
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-08-2020)
Old 05-07-2020   #5
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chương 18. Tết Ở Trại Long Thành

Lễ Tết đầu tiên ở trại cải tạo Long Thành đă được chuẩn bị chu đáo trước hàng tháng. Tết là một ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt v́ đó là những ngày để gia đ́nh có dịp gặp gỡ nhau, để nhớ lại ông bà tổ tiên, và cũng để ăn mừng thành công của mùa màng. Trong những ngày gần Tết, chúng tôi lại nghe tin đồn về việc VC sẽ bỏ cái Tết truyền thống Việt Nam để dùng Tết Dương Lịch thay vào hoặc dùng ngày Độc Lập của chúng để ăn Tết! Chúng tôi bảo nhau rằng đó là một ư kiến tồi tệ nhất v́ họ không thể cấm được dân chúng tự ăn Tết lấy. Nhưng rồi Ban Giám Thị trại đă cho chúng tôi sửa soạn cái Tết đầu tiên trong trại như là một hành động để đánh tan dư luận ấy.

Mỗi khối có những nhóm khác nhau để lo chuẩn bị Tết gồm các tiết mục như ca nhạc, kịch, múa lân, làm báo tường, và trang trí. Bên cạnh đó th́ có một nhóm để làm chung cho toàn trại như làm bánh chưng và bánh tét. Bánh chưng để tượng trưng cho đất mẹ, và bánh tét th́ để nhắc nhở công trạng của vua Quang Trung đă đại phá quân Thanh nhân ngày Tết.- Làm cây nêu như một tượng trưng cho việc bảo vệ gia đ́nh người Việt, và tổ chức những tṛ chơi chung như bóng chuyền, đá banh, nhảy bao bố, và bóng bàn.

Ngoài việc lo trang trí cho khối 3, tôi c̣n phải phụ làm cây nêu cho toàn trại. Cây nêu là một cây tre cao để treo những thứ tượng trưng như cái khánh, bánh pháo (giả), và câu liễng đỏ viết chử Tàu. Hai trại viên khác cùng với tôi được cán bộ dẫn đi lấy cây tre để làm cây nêu. Hôm đó là ngày 23 Tết, ngày đưa tiễn ông Táo, vị thần giữ nhà về chầu Thượng Đế. Gia đ́nh người Việt thường tổ chức cúng tiễn ông Táo bằng những phẩm vật. Chúng tôi đến nhà của một người dân ở gần trại để xin họ một cây tre trong lúc họ đang cúng vái. Họ đă hỏi chúng tôi về cuộc sống trong trại, cho chúng tôi một ít đồ cúng và c̣n bảo rằng họ chỉ cho chúng tôi thôi chứ không cho cán bộ đâu!

Tôi rất lấy làm ngạc nhiên về cách nói này v́ tôi nghĩ những người dân vùng này thường giúp đở VC trong chiến tranh. Khi thấy tên cán bộ ra ngoài, một bà cụ bảo chúng tôi rằng trong chiến tranh gia đ́nh bà đă nuôi dấu VC, nhưng bây giờ th́ chính họ lại bị bóc lột tận xương tủy. Trong chế độ cũ, họ không phải đóng thuế nông nghiệp, nhưng dưới cái gọi là chính quyền cách mạng, họ phải đóng góp hầu như tất cả những ǵ mà họ làm được cho cái thuế nông nghiệp ấy. Dân chúng càng lúc càng nghèo trong khi VC th́ càng ngày càng giàu có.

Tám tháng ở trong trại và mười tháng kể từ ngày “giải phóng”, đó là lần đầu tiên tôi nghe những lời bày tỏ sự bất b́nh của người dân trong xă hội mới. Những người dân này lại là những người đă từng giúp đở VC trong chiến tranh. Tôi không dám tham gia vào cuộc nói chuyện mà chỉ lắng nghe và gật đầu.

Chúng tôi định sẽ treo đèn lồng trong trại và trong các pḥng. Vài khẩu hiệu với những câu như: Chúc mừng Năm Mới hay Mừng Tết Bính Th́n, 1976 được treo ở cổng chính của trại và ở mỗi khối. Chúng tôi cắt những bông giấy màu vàng và màu hồng dán trên các cây trong trại để tượng trưng cho hoa mai và hoa đào. Hoa mai để tượng trưng cho Tết ở miền Nam, và hoa đào để tượng trưng cho Tết miền Bắc.

Trong những ngày Tết, các gia đ́nh người Việt thường có những món tượng trưng như dưa hấu, pháo đỏ, bánh chưng và hoa mai, hoa đào. Chúng tôi cũng có hầu hết những thứ đó, nhưng có điều chỉ là những thứ giả mà thôi! Lần đầu tiên ăn Tết trong trại, chúng tôi đón mừng Tết một cách buồn bă thay v́ vui tươi mặc dù chúng tôi đă chuẩn bị tất cả một cách chu đáo.

Vài ngày trước Tết, thời tiết hơi se lạnh và màu trời vàng vọt. Gió nhẹ thổi qua ngọn đồi Long Thành khiến tôi nhớ vô cùng cái Tết ở nhà cách đó khoảng 50 cây số. Ai đang chùi bộ lư trong nhà mà tôi vẫn thường chùi hàng năm? Tôi vẫn nhớ giọng nói oang oang của bà ngoại tôi đang hướng dẩn em gái tôi làm bánh mứt, những thứ đặc biệt vào mấy ngày Tết; đôi khi tôi cũng giúp bà để quậy nồi bánh đậu xanh. C̣n đâu hơi thơm quen thuộc và ấm áp của hương trầm bao phủ khắp nhà đêm giao thừa. Mẹ tôi vẫn thường làm việc trong tiệm may của bà cho đến nửa đêm giao thừa, và có lúc tôi cũng phải phụ bà để hoàn tất công việc bởi v́ những người thợ may thường đă về nhà họ để ăn Tết. Tôi không hề quên được cách xếp đặt bàn thờ để đón ông bà. Mọi thứ dường như hiện ra rất rơ trong tôi trong những ngày Tết đầu tiên xa nhà này. Không có ǵ có thể thay thế được cái Tết trong gia đ́nh! VC bảo rằng chúng tôi cần phải làm quen với cuộc sống cộng đồng. Chúng tôi phải làm sao đây nếu chúng tôi không muốn sống cộng đồng? Mọi người chuẩn bị cho ngày Tết mà không ai có vẻ hứng thú một chút nào.

Đêm giao thừa, ban giám thị và các cán bộ đến từng pḥng giam chúc Tết cho chúng tôi. Chúng tôi phải thức để đón họ cho đến quá nửa đêm. Họ chúc rằng chúng tôi sẽ đạt được tiến bộ trong cải tạo ngỏ hầu sớm về với gia đ́nh, nhưng không một ai c̣n tin tưởng vào những lời nói của họ nữa. Trong ngày đầu năm, chúng tôi cũng chúc mừng nhau như một thói quen, nhưng tôi biết đó chỉ là phép xă giao mà thôi!

Những tṛ chơi đă chuẩn bị rất kỷ lưởng, nhưng chỉ có vài trại viên ghi tên tham dự. Chúng tôi không thể nào lập được hai đội banh để chơi bóng tṛn mà chỉ có chơi bóng chuyền giữa ba khối 1, 3 và 4. Điều ngộ nghĩnh mà tôi vẫn nhớ là trong lần thi đấu nhảy bao bố th́ hai người đạt giải nhất lại là hai người có một chân: đó là Nhàn, nguyên là cộng tác viên của tôi, và ông Đại Tá Phấn, nguyên đô trưởng Sài G̣n.

Mọi người vẫn hy vọng một cách mơ hồ về việc tha ra khỏi trại vào ngày Tết, nhưng rồi 3 ngày Tết đă trôi qua trong lặng lẽ. Sau Tết vài ngày th́ những chiếc xe chở đầy gạch xi măng đem vào trại. Chúng tôi tự hỏi họ đang định làm ǵ đây? Tôi th́ nghĩ VC đang chuẩn bị để xây tường để củng cố trại. Chúng tôi lại phải đem gạch chất thành đống dọc theo hai bên con đường chính, và rồi sau đó th́ những bức tường lại được xây lên dọc theo 2 bên đường, bao quanh trại, và ngăn cách các nhà với nhau. Không gian của chúng tôi càng lúc càng hẹp lại dần
florida80_is_offline   Reply With Quote
Old 05-07-2020   #6
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Chương 19. Thăm Nuôi Lần Đầu

Ngày 19 tháng 8 năm 1976, để mừng sinh nhật của Hồ Chí Minh, chúng tôi không đi lao động mà đi lên hội trường. VC gọi đó là để chào mừng ba ngày lễ lớn gồm có ngày 19 tháng 8 sinh nhật Hồ Chí Minh, ngày Nam Bộ Kháng Chiến 23 tháng 8 và ngày lễ Quốc Khánh 2 tháng 9. Tôi chẳng muốn lên hội trường để nghe những bài diễn văn của chúng, nhưng chẳng có đường nào để tránh. Thêm nữa, chúng tôi không phải đi lao động và c̣n có ăn tươi, ít ra cũng có một ít thịt.

Cờ xí và biểu ngữ treo đầy trong hội trường trước đó mấy ngày. Kể từ khi Việt Nam thống nhất, chúng tôi không c̣n nh́n thấy lá cờ ba màu của cái gọi là Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam ở đâu nữa mà chỉ c̣n thấy lá cờ máu của Bắc Việt. Thêm một lần nữa, người dân miền Nam đă bị lợi dụng ḷng yêu nước để VC biến cả nước thành một nước Cộng Sản. Tôi tự hỏi không biết ai là Ngụy đây?

Trang trí trong hội trường luôn luôn như cũ với tấm h́nh Hồ treo giữa bức tường cuối, gần bên cái bục nơi các cán bộ ngồi, câu khẩu hiệu “Không có ǵ quư hơn Độc lập, Tự do” phía dưới. Lần này th́ chúng tôi ngồi trên những hàng băng ghế chứ không ngồi dưới đất nữa. Kể từ khi bắt đầu lao động, trại viên trong khối 2 làm trong hội trường để đan rổ rá, làm chổi, và vài sản phẫm bằng tre. V́ họ đa số lớn tuổi nên được phân công làm những việc nhẹ hơn. Thêm vào đó th́ cũng không đủ đất cho gần hai ngàn trại viên lao động. Những trại viên trong khối 2 đă thu nhặt gỗ ở những căn lều cũ cho nạn nhân chiến cuộc để làm những hàng ghế băng trong hội trường. Những cây gỗ mười phân vuông đă được chôn xuống nền đất của hội trường để làm chân ghế và đóng thành những thanh ngang để làm mặt ghế. Những hàng băng ghế này ngồi cũng chẳng thoải mái chút nào, nhưng dù sao th́ chúng tôi cũng không phải ngồi xuống đất nữa.

Cái bục cũng đă được làm cố định ở cuối hội trường và đặt sẳn bàn ghế cho cán bộ mỗi lần có hội họp.

Rất nhiều cán bộ vào hội trường sáng hôm ấy. Sau khi đứng lên ngồi xuống mấy lần để chào đón ban giám thị như thường lệ, Thùy, giám thị trưởng giới thiệu nhà văn Hoài Thanh người sẽ thuyết tŕnh về đề tài thơ của Hồ Chí Minh. Thùy nói rằng Hoài Thanh là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, nhưng không ai trong chúng tôi biết về ông ta.

Hoài Thanh khoảng trên năm mươi, hơi mập và lùn với khuôn mặt vuông và hai g̣ má bầu. Ông ta mặc áo bỏ vào trong quần chứ không bỏ ngoài như những cán bộ cao cấp khác, và ông ta lại thắt cà vạt nữa! Một điều khác đă làm chúng tôi ngạc nhiên là khi ông ta ngồi vào chổ th́ một cán bộ lại đem đến một chai bia thay v́ ly nước như thường lệ!

Tôi cũng không nhớ nhiều về những điều mà Hoài Thanh đă nói trong buổi diễn thuyết về thơ của Hồ v́ thơ của Hồ rất tầm thường, có thể nói là giống như thi ca ḥ vè của Việt Nam, có khi c̣n dở hơn, với những bài thơ lục bát, ngoài một tập thơ bằng chử Hán tên là “Ngục Trung Nhật Kư” mà chúng tôi nghĩ là không phải của hắn ta. Điều duy nhất tôi nhớ về Hoài Thanh là lời mở đầu của ông ta với một câu rất bạo là: “Thơ của Hồ Chủ tịch sở dĩ hay v́ đó là thơ của Hồ Chủ tịch!” Tôi không biết sao ông ta lại dám nói như vậy trong một bài diễn thuyết cho chúng tôi nghe? Một sự nhạo báng Hồ là một trọng tội trong quốc gia của VC! Nhưng tôi nghĩ chắc là các cán bộ cũng không hiểu ẩn ư của lời ông ta nói v́ khi thấy chúng tôi vỗ tay th́ họ cũng vỗ tay theo.

Khoảng giữa trưa, sau khi Hoài Thanh rời hội trường, trại phó Bào lên nói vài điều về ba ngày lễ lớn. Để kết luận, ông ta nói rằng để thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, trại cho phép chúng tôi có cơ hội để thăm gặp gia đ́nh trong hai ngày 1 và 2 tháng 9.

Mười bốn tháng kể từ lúc vào trại, có lẽ đây là lúc mà tôi thấy kích động nhất.

Sau khi đă nghe chính sách của Đảng và Nhà Nước về ba năm tập trung cải tạo, tôi không c̣n tin tưởng được nữa. Đầu tiên th́ chúng bảo rằng chúng tôi phải mang theo thức ăn cùng quần áo chăn màn cho một tháng, và bây giờ th́ ba năm tập trung cải tạo và sẽ được tha ra khỏi trại khi đạt được tiến bộ. Chúng lại chơi chữ một lần nữa! Thế nào là tiến bộ? Không ai có thể giải thích được hay biết được điều này. Tôi nghĩ rằng điều đó có nghĩa là chúng có thể giử chúng tôi măi măi hay có thể thả chúng tôi bất cứ khi nào nếu chúng muốn.

Con đường trở về với gia đ́nh của tôi đă bị tắt nghẽn! Cuộc sống c̣n lại của tôi, ngay cả nếu ở ngoài xă hội th́ cũng chỉ là một sự vô vọng mà thôi. Sống trong trại cải tạo th́ cũng giống như một cuộc sống không có linh hồn. Ngày này qua ngày khác, tôi sinh hoạt như một cái bóng: làm việc, ăn, ngủ với tiếng kẽng giống như một người máy hoặc như con chó Pavlov. Tâm tư tôi không c̣n hiện hữu trong tôi nữa. Đôi khi tôi vừa làm việc mà lại vừa nghĩ tới gia đ́nh tôi, ngay cả trong giấc ngủ. Họ chính là cứu cánh của cuộc đời tôi. Được gặp gia đ́nh, đó quả là sự kích thích vô cùng đối với tôi, và với những người khác nữa! Viết thư và hai tuần lể chờ đợi, quả là lâu.

Tôi cũng không biết viết ǵ trong thư cho gia đ́nh khi mà bức thư ấy sẽ bị các cán bộ kiểm duyệt cẩn thận. Họ không muốn chúng tôi suy nghĩ nhiều về gia đ́nh để mà an tâm cải tạo và tin tưởng tuyệt đối vào chính sách của Đảng và Nhà Nước. Thật là một điều rất buồn cười khi bảo chúng tôi phải yên tâm để ở tù và tin tưởng vào những lời nói dối của chúng! Nhưng chúng tôi cũng phải nói như vậy như một con vẹt. Ở trong trại cải tạo, chúng tôi không những chỉ bị cưỡng bức lao động mà c̣n bị cưỡng bức suy tư nữa. Trong bức thư cho gia đ́nh gửi qua cán bộ, tôi chỉ viết để báo tin cho gia đ́nh tôi về việc thăm nuôi cùng ngày giờ và địa điểm, hỏi thăm về bà ngoại tôi, mẹ tôi, về vợ con tôi cùng mọi người trong gia đ́nh. Tôi lén viết một bức thư khác cho vợ tôi và dấu trong cái quai của cái giỏ xách dự định sẽ mang ra cho gia đ́nh tôi hôm thăm nuôi mặc dù tôi cũng biết trước là họ sẽ khám xét rất kỹ. Tôi muốn cho vợ tôi biết rằng ngày trở về của tôi chắc là c̣n lâu lắm; mà vợ tôi hăy c̣n trẻ. Tôi muốn cô ta hăy quên tôi đi mà làm lại cuộc đời khác, nhưng rồi tôi lại không đủ can đảm để viết điều ấy. Tôi chỉ viết để khuyến khích vợ tôi hăy sống trong một xă hội mới không có tôi. Tôi yêu cô ấy nhưng lại không muốn cô ấy bỏ phí cuộc đời. Tôi chỉ muốn được gặp con trai tôi và nghĩ rằng vợ tôi sẽ tự nuôi con được cho dù cô ấy có rời tôi đi nữa.

Trong những ngày này, chúng tôi lại bận rộn di chuyển trong trại v́ có một số trại viên mới đến. Họ là những thành phần được gọi là nạn nhân của chế độ cũ gái điếm và gái bán bar và được đưa vào trại để được “phục hồi nhân phẩm”, một danh từ mới để thay thế cho việc bỏ tù! Những trại viên mới này được ở trong ba nhà ở khối 1. Chúng tôi phải dồn lại và khối 3 chỉ c̣n ở trong hai nhà thay v́ ba như trước; những cái sạp gỗ của chúng tôi phải được đặt sát vào nhau.

Ngày 1 tháng 9, ngày đầu tiên trong lịch tŕnh thăm nuôi, tất cả chúng tôi rất kích thích. Mọi người đều chọn những bộ quần áo đẹp nhất để chuẩn bị. Sau hơn 14 tháng lao động trong trại, bộ đồ đẹp nhất của tôi là cái quần đă sờn gối và cái áo đă sờn cổ! Khoảng chín giờ sáng, vài người đă được gọi ra để thăm gặp gia đ́nh. Họ mang theo những cái giỏ xách trống, xếp vào hàng để được khám xét, và rồi đi ra. Tôi cũng chờ đợi trong sự nôn nao. Tôi không biết là gia đ́nh ḿnh sẽ lên thăm hôm nay hay ngày mai. Bức thư viết riêng cho vợ tôi cũng đă dấu kỹ trong tay xách của cái giỏ. Tôi nh́n cách khám xét của họ mà cảm thấy hơi an ḷng.

Khoảng trưa, Điệp và tôi được gọi cùng lúc; tôi nghĩ chắc hai gia đ́nh đă đi chung v́ hai nhà ở gần nhau. Đă bắt đầu đông trại viên được thăm nuôi vào thời gian ấy, do đó việc khám xét dễ dàng hơn. Bà ngoại tôi, mẹ tôi cùng vợ con tôi đến thăm. Tôi nh́n thấy mọi người khi đi đến gần nhà thăm nuôi, đặc biệt là vợ tôi đang ẵm con trong tay. Con tôi trông rất nhỏ nhắn, hoặc là đă quá lâu tôi không nh́n thấy một đứa bé, tôi không biết rơ. Vợ tôi th́ trông gầy hơn trước dù rằng cô ấy vốn cũng đă gầy rồi. Tôi cảm thấy tội nghiệp vợ tôi v́ đă chịu quá nhiều đau khổ. Ba năm hạnh phúc không đáng để cô ấy phải trải qua những đau khổ này.

Mười lăm phút không thể đủ để chúng tôi nói với nhau những điều muốn nói, và thêm vào đó c̣n có cán bộ quan sát nữa. Họ luôn muốn chúng tôi nói dối về t́nh trạng của chúng tôi. Những cuộc đối thoại của chúng tôi toàn là những lời nói dối, nhưng chúng tôi lại hiểu nhau qua những lời nói dối ấy. Tôi thử bế con tôi, nhưng nó lại khóc đ̣i mẹ. Bà ngoại tôi th́ trông rơ ràng là già và gầy hơn, nhưng giọng bà vẫn oang oang. Đó là lần cuối cùng tôi gặp bà, và cái hôn giă từ tôi vẫn nhớ măi. Mẹ tôi không nói lời nào. Tôi nắm tay mẹ tôi và nh́n thấy những giọt nước mắt của mẹ tôi. Mẹ tôi đă chịu đựng quá nhiều đau khổ kể từ khi ba tôi rời gia đ́nh đi vào mật khu và chết trong ấy. Cả cuộc đời mẹ tôi đă hiến cho con cái. Tôi không biết nói ǵ với mẹ tôi mà chỉ nh́n bà.

Tôi nói nhỏ với vợ tôi về bức thư trong cái quai của túi xách, và vợ tôi cũng cho tôi biết cô ta có viết cho tôi bức thư để trong hộp mắm ruốc. Dấu thư trong hộp mắm ruốc, một món đồ vừa nhầy nhụa lại hôi nữa, quả là một sáng kiến! Tôi nh́n thấy vợ tôi khóc khi tôi hôn nàng lúc từ giă. Mười lăm phút thăm gặp đă trôi qua. Mọi người đứng lên một cách uể oải như muốn kéo dài thêm giây phút giă từ! Các cán bộ phải bảo trại viên xếp hàng nhanh lên để vào trại nhường chổ cho nhóm khác; đó có lẽ là phương cách duy nhất để chấm dứt thời gian thăm nuôi. Tôi xách hai túi quà chậm chạp đi xếp hàng. Vợ tôi quay đi chổ khác để dấu những giọt nước mắt. Sự nao nức lúc chờ đợi đă nhường chỗ cho sự buồn bă lúc chia tay. Trại viên bước vào trại mà c̣n quay mặt lại cho đến khi đă đi qua khỏi cổng trại, cánh cổng ngăn cách hai nhà tù: nhà tù của các trại viên trong trại cải tạo và nhà tù cho dân chúng trong xă hội xă hội chủ nghĩa.

Có quá nhiều trại viên thăm nuôi cho nên việc khám xét càng lúc càng dễ dàng hơn. Không có đủ cán bộ, họ cho phép vài trại viên đội trưởng phụ làm việc này. Tôi xếp mọi vật riêng rẽ ra từng cái một trên sàn của hội trường. Cán bộ chỉ đứng quan sát trong khi một trại viên của khối 1 xét đồ đạc tôi bằng cách cầm lên rồi đặt xuống từng món một chứ không hề mở ra. Tôi lo cho bức thư của vợ tôi, nhưng mọi việc diễn ra êm xuôi.

Bức thư mười trang giấy mà vợ tôi đă viết cả tuần trước khi đến thăm tôi. Vợ tôi bảo rằng cô ta sẽ không có thời gian và cơ hội để nói với tôi những điều mà cô ấy đă trải qua từ lúc rời trường Chu Văn An về với gia đ́nh. Điều ấy đă từng xảy ra thế hệ này sang thế hệ khác trong các gia đ́nh ở Việt Nam! Sự xung đột giữa gia đ́nh chồng với người vợ luôn là đề tài chính trong nhiều gia đ́nh. Người Việt Nam thường sống với nhau cả 3 thế hệ dưới một mái nhà, do đó sự đối kháng này khó có thể tránh được, đặc biệt là khi người vợ, một người lạ, sống một ḿnh trong gia đ́nh bên chồng. Cái gọi là mẹ chồng và em chồng là những điều đă xảy ra tự ngàn xưa, tiếp tục đến bây giờ, và không biết c̣n xảy ra bao lâu nữa? Tôi đă biết điều này từ ngày đầu tiên chúng tôi sống chung, và tôi cũng đă cố gắng để có mái nhà riêng. Nhưng khi vợ tôi trở về lại với gia đ́nh th́ mọi cái lại trở lại như cũ, có thể c̣n xấu hơn v́ không c̣n tôi ở nhà nữa. Điều khó khăn cho vợ tôi là trong xă hội mới này, v́ là nhân viên của chế độ cũ, vợ tôi không thể t́m được việc làm nào cho cuộc sống mà phải chia xẻ cảnh nghèo với gia đ́nh tôi. Thêm vào đó, theo một thói tục cũ của Việt Nam, người đàn bà khi đă có chồng th́ phải ở chung với gia đ́nh bên chồng một khi người chồng xa nhà, vợ tôi không thể nào làm khác hơn.

Về t́nh trạng của gia đ́nh tôi, vợ tôi không nói ǵ rơ ràng mà chỉ viết rằng cô ấy đă phải thường xuyên đi xếp hàng để mua gạo và mọi vật dụng trong gia đ́nh, nhưng ít ra th́ cô ấy cũng mua được vài món. Con tôi th́ cũng đủ sữa trộn với nước cháo, và mặc dù bà ngoại tôi rất ghiền cà phê sữa, bà cũng phải nhường sữa cho cháu. Không những trong trại chúng tôi học cách nói dối mà cả bên ngoài mọi người đều làm chuyện ấy. Chúng tôi nói dối nhau và lại hiểu nhau qua lời nói dối ấy.

Đất nước th́ tả tơi; dân chúng trong nước th́ nghèo nàn, nhưng mọi người phải nói rằng đất nước ta giàu đẹp; khó khăn chỉ là tạm thời! (Tạm thời đến bao giờ, hay là măi măi?) Tôi biết về t́nh trạng của gia đ́nh ḿnh nên đă không xin ǵ cả. Tôi không muốn làm gánh nặng cho họ. Những gói quà của gia đ́nh giúp tôi rất nhiều trong trại, nhưng lại là mối lo cho gia đ́nh tôi v́ họ phải chia xẻ cho tôi phần đă quá ít oi của họ. Tôi không thể nào hiểu nổi một quốc gia mà người dân lại phải xếp hàng để mua mọi thứ cần thiết cho đời sống của họ. Đó chính là một minh chứng hùng hồn cho câu nói “Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói mà hăy nh́n kỷ những ǵ mà Cộng Sản làm”.

Đêm ấy, tôi không thể nào ngủ được mà cứ nghĩ đến gia đ́nh, nghĩ đến những ǵ sẽ viết trả lời cho thư vợ tôi. Tôi có thể viết ǵ bây giờ trong cảnh này ngoài việc trấn an cô ta với t́nh yêu của tôi? Tôi cũng không biết được t́nh yêu của ḿnh sẽ là sự an ủi hay là nỗi tuyệt vọng cho vợ tôi. Mới có 25 tuổi, cô ấy đă phải đè nén bao nhiêu ham muốn để sống một ḿnh nuôi con và chờ đợi cho một mối t́nh viễn vông và vô vọng, quả là một hoàn cảnh ngang trái! Trong thư của vợ tôi, cô ấy viết rằng cô ấy rất hạnh phúc khi có được t́nh yêu của tôi dành cho cô ấy, một mối t́nh mà không dễ ǵ ai cũng có được. Cô ấy có ư muốn đợi tôi ba năm như chính sách của Đảng và Nhà Nước quy định cho các trại viên trong trại cải tạo, nhưng điều ǵ đây nếu đó không phải là ba năm. Cô ấy không biết cô ấy sẽ ra sao đây nếu mà chúng tôi chỉ c̣n gặp được nhau khi tóc đă bạc!

Tôi trả lời thư của vợ tôi thế nào đây khi mà chính tôi cũng không tin điều mà VC đă nói? Đời tôi th́ h́nh như đă hết rồi, c̣n vợ tôi th́ thế nào? Tôi không muốn ích kỷ, nhưng tôi phải nói ǵ đây? Tôi vẫn nhớ câu nói : “mất đất nước vào tay Cộng Sản là mất tất cả”. Nhưng mà tôi biết rằng vợ tôi sẽ không bỏ tôi được đến khi cô ấy không c̣n hy vọng ǵ, hoặc là khi tôi đă chết. Đôi lúc tôi cũng có nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát khỏi mọi đau khổ cho chính tôi và cho vợ tôi nữa. Tôi nghĩ đến mọi điều nhưng rồi chỉ viết ra những diễn biến trong tâm tư tôi khi tôi được gặp vợ con và gia đ́nh ḿnh. Nh́n cảnh tượng vợ tôi ôm con, tôi biết rằng cô ấy đang hạnh phúc v́ đứa con chính là những ǵ mà cô ấy đă mong ước.

Ngày 2 tháng 9, ngày lễ Độc Lập của VC, nhưng cũng không có tổ chức lễ lộc ǵ v́ họ bận rộn cho ngày thăm nuôi cuối cùng của trại viên. Tôi không c̣n chờ đợi ai đến thăm nữa mà chỉ ngồi tại chỗ đọc đi đọc lại bức thư và suy nghĩ về vợ con tôi. Khoảng trưa, Điệp lại được gọi ra để nhận thêm quà. Anh ta cho tôi biết rằng tôi có một gói nhỏ kèm theo. Vợ tôi gửi thêm cho tôi một ít ḿ khô và quan trọng hơn là bức thư mà tôi nghĩ là cô ấy dấu bên trong. Tôi lục kỹ và t́m ra bức thư nằm giữa cuộn ḿ khô. Vợ tôi viết về những diễn biến trong tâm tư của cô ấy khi gặp tôi rằng cô ấy đă run rẩy và đổ mồ hôi giống như là bị bịnh khi thấy tôi đi từ trong trại ra. Vợ tôi bảo là cô ấy nghĩ tôi đến từ địa ngục, và nghĩ rằng cô ấy chắc không thể nào gặp lại tôi được. Trên đường về nhà, những người đi cùng c̣n bảo rằng ai mà hôn vợ sẽ bị phạt khi trở vào trại và hỏi tôi có bị phạt không(?) Cô ấy muốn sẽ vượt qua mọi khó khăn để đợi tôi.

Tôi yêu cô ấy nhiều, nhưng tôi không muốn để cô ấy thất vọng. Tôi không biết làm sao để cho cô ấy biết điều ấy. Mặt khác, cô ấy đang sống trong hy vọng và hạnh phúc với đứa con. Tôi không thể tiêu diệt giấc mơ của vợ tôi. Người ta bảo rằng: sống là hy vọng; cô ấy đang sống, do đó tôi không thể giết chết sự sống của cô ấy. Trong thư, tôi đă viết rằng tôi sẽ yêu cô ấy măi cho dù cô ấy có sống trong một cuộc sống khác không có tôi đi nữa! Tôi không muốn cô ấy bỏ phí cuộc đời để đợi tôi, nhưng thật t́nh th́ trong thâm tâm tôi vẫn mong một ngày trở về với cô ấy. Dù không tin vào thời gian ba năm cải tạo như VC đă nói, nhưng tôi vẫn hy vọng điều đó là đúng. Hai mặt trái ngược luôn luôn xung đột trong ḷng tôi khiến tôi không đi tới một quyết định nào được nữa.

Thời gian thăm gặp đă hết, trong lúc chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau th́ có vài chiếc xe đ̣ trống đi vào trại đậu ở gần cổng chính. Điều ǵ xảy ra đây? Kể từ khi những người được gọi là nạn nhân của chế độ cũ đến trại chúng tôi cũng chờ đợi cho sự việc xảy ra. Nhưng chúng tôi không mong nó xảy ra quá cận lúc chúng tôi vừa thăm nuôi. Đồ đạc chúng tôi quá cồng kềnh. Chúng tôi phải gói gọn chúng lại mặc dù chưa ai nói điều ǵ hết.

Mười giờ tối hôm ấy, Tư Điệp và Bảy Sói, hai cán bộ phụ trách khối 3 đến gọi chúng tôi sửa soạn để di chuyển. Chỉ vài người đang nấu ở nhà bếp là c̣n ở lại để nấu nướng vài ngày chờ bàn giao lại cho những trại viên mới. Chúng tôi hầu hết đă chuẩn bị và chờ đợi, nhưng chưa biết chắc ḿnh sẽ đi đâu. Một nhóm đă đi sang trại Thủ Đức vài ngày trước khi những nạn nhân của chế độ cũ đến. Chúng tôi chắc cũng vậy thôi. Vợ tôi cũng đă nói cho biết rằng Linh, anh rể của vợ tôi đă đi khỏi trại Thủ Đức đến một trại nào đó ở miền Bắc, do đó có lẽ chúng tôi sẽ thay thế các trại viên ở trại Thủ Đức. Vài ngày trước khi thăm gặp gia đ́nh, ban giám thị đă chiếu cho chúng tôi xem phim có tựa đề “Chuyện Chúng Ḿnh” nói về đời sống của một trại viên trong một trại ở miền Bắc, và tôi nghĩ đó chính là chuẩn bị tinh thần chúng tôi cho cuộc di chuyển này. Tôi đă sẵn sàng, không c̣n lo lắng ǵ cả v́ ít ra tôi đă gặp được gia đ́nh tôi. Nếu điều ǵ đó xảy đến cho tôi, tôi sẽ chấp nhận nó như một điều dĩ nhiên.

Khoảng nửa đêm, chúng tôi rời khỏi trại Long Thành sau một năm hai tháng mười tám ngày ở trại này.
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-08-2020)
Old 05-08-2020   #7
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Cam on FL da chia se.
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to QQQ_Cake For This Useful Post:
florida80 (05-08-2020)
Old 05-08-2020   #8
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Quote:
Originally Posted by QQQ_Cake View Post
Cam on FL da chia se.
QQQ Cake co' di hoc cai tao o?

Cam on ghe' doc truyen cua sis nghe
QQQ Cake song o tieu bang nao` zay ?
florida80_is_offline   Reply With Quote
Old 05-08-2020   #9
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Quote:
Originally Posted by florida80 View Post
QQQ Cake co' di hoc cai tao o?

Cam on ghe' doc truyen cua sis nghe
QQQ Cake song o tieu bang nao` zay ?
minh ko co di hoc cai tao. nhung co nguoi nha phai di. QQQ_cake o Cali. Con sis FL?
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
Old 05-08-2020   #10
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,200
Thanks: 7,291
Thanked 45,880 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Quote:
Originally Posted by QQQ_Cake View Post
minh ko co di hoc cai tao. nhung co nguoi nha phai di. QQQ_cake o Cali. Con sis FL?
yes. Sis lived in FL . and had 2 nd home in Brentwood, NY ...
California will reopen on Friday ......... Yeah... Just wear mask to protect yourself and others.......

FL is Re-opening a few days .. Beach is crowded. First time for long. I order out at Vietnamese's restaurant .,,

Maybe .. Sit down inside to eat soon @.........
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-08-2020)
Old 05-08-2020   #11
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Quote:
Originally Posted by florida80 View Post
yes. Sis lived in FL . and had 2 nd home in Brentwood, NY ...
California will reopen on Friday ......... Yeah... Just wear mask to protect yourself and others.......

FL is Re-opening a few days .. Beach is crowded. First time for long. I order out at Vietnamese's restaurant .,,

Maybe .. Sit down inside to eat soon @.........
Yes, sis bat dau tu tu mo cua lai. cam on sis. Minh luc nao cung wear mask wash my hands and hand sanitizer. Sis Fl cung can than NY va Fl cung co rat nhieu ca dich
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to QQQ_Cake For This Useful Post:
florida80 (05-08-2020)
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.38182 seconds with 13 queries