Nguyên nhân Mỹ muốn hạ bệ tổng thống Ngô Đ́nh Diệm - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  vnch Nguyên nhân Mỹ muốn hạ bệ tổng thống Ngô Đ́nh Diệm
Tháng 12 năm 1960, Hà Nội cho thành lập Mặt Trận giải phóng miền Nam, mục đích che giấu ư đồ xâm lăng miền Nam bằng vũ lực và cũng để đánh lừa dư luận thế giới. Từ đó chiến tranh du kích càng ngày càng phát triển với cường độ mạnh, khiến chính phủ Ngô đ́nh Diệm và chính phủ Mỹ lo ngại, nên cuối năm 1961, một phái bộ cố vấn quân sự Mỹ được thành lập với 3200 cố vấn lúc khởi đầu, nhưng v́ du kích Việt cộng lại gia tăng hoành hành ở nông thôn; tháng 12 năm 1962 để đối phó với t́nh h́nh, chánh phủ cho tăng quân số lên 220 ngàn, đồng thời số cố vấn cũng tăng thêm 11,300 người cùng với chiến cụ mới là trực thăng H.21 và thiết vận xa M.113 cho quân lực Việt Nam Cộng Ḥa để trắc nghiệm.


Có được hai thứ chiến cụ nầy, khả năng cơ động được gia tăng nên quân đội Việt Nam Cộng Ḥa mở những cuộc hành quân lớn vào tận các mật khu của Việt cộng, do vậy các cuộc đụng độ cũng gia tăng với cường độ mănh liệt. Khởi đầu là trận Ấp Bắc ngày 2 tháng 01 năm 1963.

Ấp Bắc thuộc xă Tân phú Trung quận Cai lậy tỉnh Định Tường giáp ranh với tỉnh Kiến Tường (Mộc Hóa) dân số khoảng hơn 600 người, nhà cửa lưa thưa xen lẫn với những vườn cây trái, có những g̣ đất thuận lợi cho Việt cộng bố trí pḥng thủ.

Diễn tiến trận đánh

Theo quân sử Pḥng 5 Bộ Tổng Tham Mưu ghi lại những trận đánh lớn để làm tài liệu cho Tổng Cục quân huấn nghiên cứu, phổ biến cho các quân trường học tập th́ trận Ấp Bắc xảy ra như sau:

T́nh h́nh địch:

Tin tức t́nh báo cho biết một Đại đội thuộc Tiểu đoàn 514 cơ động tỉnh Mỹ Tho có mặt tại ấp Tân-Thới nằm sát phía bắc của Ấp Bắc. Một nguồn tin khác cho biết có đài phát thanh Việt Cộng được thiết lập tại Ấp Bắc và một trung đội địa phương quân châu thành Mỹ tho sau khi đă đánh ấp chiến lược Giồng Dứa cũng về trú đóng tại Ấp Bắc.

Đại tá Bùi Đ́nh Đạm vừa mới nhận chức Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh do Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao giao lại để nhận chức Tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật tân lập ngày 01 tháng 01 năm 1963.

Ông cho soạn thảo một kế hoạch hành quân bao vây tiêu diệt địch. Cuộc hành quân có tên là hành quân Đức Thắng I bao gồm ba mũi tấn công, nổ lực chính là Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 11 Sư Đoàn 7 Bộ Binh được trực thăng vận xuống phía bắc của khu vực hành quân. Các đại đội Bảo An thuộc Tiểu Khu Định Tường sẽ tấn công từ hướng nam lên. Đại úy Lư Ṭng Bá Đại đội Trưởng Đại đội 7 Cơ Giới (tiền thân của Chi đoàn Thiết vận xa) sẽ đánh bọc ngang từ hướng Tây Tây Nam. Hai Đại đội Biệt Động Quân do Đại úy Sơn Thương chỉ huy được tàu Hải Quân vận chuyển theo ngă Kinh Ba tiến vào vùng hành quân từ phía Đông làm lực lượng án ngữ.

Cuộc hành quân khai diễn ngày 2 tháng 01 năm 1963, theo đúng kế hoạch: hai Đại đội Bảo An từ xă Điềm Hy tiến vào ấp Cai tổng Vàng, xă Tân Phú liền bị Việt cộng phục kích sẵn, nổ súng gây tử thương một đại đội trưởng một đại đội phó và 8 binh sĩ làm cho cánh quân này phải bị khựng lại không tiến quân được. Cánh hải quân chở hai đại đội Biệt động quân cũng bị Việt Cộng hai bên bờ bắn ngăn chận gây trở ngại cho công cuộc tiến quân.

Trong khi đó 12 chiếc trực thăng H.21 chở Tiểu Đoàn 2/11 Sư Đoàn 7 BB đổ xuống phía Tây Ấp Bắc do không có phi pháo yểm trợ và cũng không có tiền xạ kích dọn bải, Việt cộng từ trong ấp, dưới các công sự kiên cố tác xạ dữ dội vào băi đáp gây cho một trực thăng bị bắn hạ ngay tại băi đáp một chiếc khác bị trúng đạn cố bay ra khỏi trận địa nhưng cũng bị rớt xuống một thửa ruộng cách đó không xa, chiếc thứ ba đáp xuống định cứu phi hành đoàn, bị trúng đạn rơi trước hướng tiến quân của Đại đội 7 cơ giới khoảng 500 thước.

Một chiếc trực thăng khác đáp xuống cạnh hai chiếc trực thăng bị rơi cũng để cứu phi hành đoàn liền bị bắn lật ngược xuống ruộng, hai phi công được cứu thoát, nhưng cơ khí viên bị tử thương.

Đại úy Lư Ṭng Bá được lệnh đem thiết vận xa tấn công vào Ấp Bắc để cứu phi hành đoàn, bị Việt cộng tác xạ mănh liệt gây cho tám xạ thủ đại liên 50 trên tám chiếc thiết vận xa bị tử thương ngay trong đợt tác xạ đầu tiên. Bốn hướng tiến quân của cuộc hành quân đều bị hỏa lực của địch chận đứng.

Đến chiều ngày 2 tháng 01, do yêu cầu của tướng Huỳnh Văn Cao, Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện Tiểu Đoàn 8 Nhảy dù do Đại úy Trần Văn Hai làm Tiểu đoàn trưởng. Khoảng hơn 6 giờ chiều, đợt nhảy dù đầu tiên do Đại úy Nguyễn Đ́nh Vinh tiểu đoàn phó cùng với hai đại đội được thả ở hướng tây Ấp Bắc; v́ thả dù gần pḥng tuyến của địch nên địch tác xạ dữ dội vào các cánh dù đang c̣n lơ lững trên không.

V́ trời tối, dù rơi tản mác và cũng do ruộng lầy khó di chuyển, tiểu đoàn chỉ tập trung được một số ít quân, tuy nhiên tiểu đoàn 8 Nhảy dù cũng cố gắng tiến chiếm mục tiêu ba lần đều bị hỏa lực của địch đánh bật trở ra, v́ không có phi pháo yểm trợ, các binh sĩ dù ở tản mác chưa gôm về tiểu đoàn được th́ cá nhân tự chiến dấu cả đêm.

Sáng hôm sau tiểu đoàn tiến vào Ấp Bắc th́ địch đă rút lui trong đêm. Kiểm điểm lại quân số tiểu đoàn 8 Nhảy dù có 19 tử trận, 33 bị thương trong đó có một đại úy và một trung sĩ cố vấn Mỹ.

Theo ghi nhận của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh th́ tổn thất của ta trong trận Ấp Bắc: 63 chết, 109 bị thương. Phía cố vấn Mỹ: 3 chết, 6 bị thương. 5 trực thăng bị bắn rơi; 3 chiếc M.113 bị bắn cháy.

Lư do thất trận: đầu tiên là tin tức t́nh báo không chính xác, khi ước lượng địch chỉ có một đại đội cộng với một trung đội du kích, nhưng thực tế là tiểu đoàn 514 cơ động tỉnh Mỹ tho và một đại đội của tiểu đoàn 261 chủ lực miền. Lư do kế tiếp là “trực thăng vận” mà không cho tiền xạ kích dọn băi đáp trước; khi đổ quân không có trực thăng vơ trang yểm trợ và băi đáp quá gần tuyến pḥng thủ của địch mà địch th́ lại không bị hủy diệt bởi các cuộc oanh tạc dọn băi đáp nên địch đàn áp ngay cuộc đổ quân khi trực thăng vừa mới chạm đất, thành ra lực lượng hành quân bị thiệt hại ngay từ lúc khởi đầu, trong đó sĩ quan tiền sát viên pháo binh cũng tử trận, không có người thay thế.

Riêng về lực lượng thiết giáp th́ theo Đại úy Lư Ṭng Bá đă cho rằng nguyên nhân chính đưa đến những khó khăn cho thiết vận xa là không có pháo tháp chắn đạn cho xạ thủ đại liên 50 nên nhiều xạ thủ tử thương ngay những phút chạm súng đầu tiên, ngoài ra thiết vận xa không có lực lượng bộ binh tùng thiết. Rút kinh nghiệm sau trận Ấp Bắc, căn cứ 80 yểm trợ quân cụ thuộc Nha Quân cụ, Bộ Tổng tham mưu mới cho thiết kế và chế “lá chắn đạn” cho xạ thủ và cũng từ kinh nghiệm này trong các cuộc hành quân của thiết giáp luôn luôn có bộ binh tùng thiết.

Trong khi đó Trung tá John Paul Vann cố vấn trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh trách móc Đại tá Bùi Đ́nh Đạm rằng: “Đại đội Bảo An dậm chân tại chỗ không chịu tiến quân v́ sợ chết. Lực lượng thiết giáp cũng cố t́nh không muốn tiến quân để cứu phi hành đoàn. Sau cùng, là đă cho lực lượng Nhảy Dù nhảy sát pḥng tuyến của địch, như thế là các ông muốn củng cố cho sự bại trận hơn là muốn tăng cường cho một chiến thắng.”

Đô đốc H.D Felt Tư lệnh Mỹ ở Thái b́nh Dương đến Saigon vài ngày sau trận Ấp Bắc đă khiển trách nặng nề Phái bộ viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam về những sai lầm nói trên.

S. Karnow th́ nói rằng sở dĩ các sĩ quan Việt Nam không nghe lời cố vấn Mỹ v́ Trung tá Vann từng nổi tiếng về việc xem thường các sĩ quan Việt Nam và có phong cách của một người đi giáo dục dân bản xứ hơn là làm cố vấn.

C̣n D.R. Palmer (trong phái đoàn của Đô đốc Felt) th́ phát biểu: “Trung tá Vann là cấp chỉ huy quân sự giỏi, nhưng không thể là cố vấn được.”

Trở lại trận Ấp Bắc, nó đánh dấu một khúc quanh quan trọng về mặt quân sự lẫn chính trị cho chiến tranh Việt Nam và nền đệ nhất Cộng Ḥa của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Thật vậy, trước đây bọn Việt Cộng từ thế yếu, chỉ đánh lén rồi chạy, bây giờ lại dám công khai đương đầu với một lực lượng hành quân qui mô và gây tổn thất nặng nề cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa với chiến cụ mới vừa được Mỹ trang bị “trực thăng và thiết vận xa M.113”

Trận Ấp Bắc c̣n tạo ra sự đố kỵ giữa các kư giả thiên tả hay phản chiến Mỹ với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm và ṭa đại sứ Mỹ ở Saigon.

Trong lúc trận chiến đang tiếp diễn, Francois Sully một phóng viên kỳ cựu đă viết trên tuần báo Times: “Khoảng 1200 quân của Sư đoàn 7 Bộ binh, quân đội Chính phủ miền Nam Việt Nam với trực thăng và thiết vận xa yểm trợ đang đụng độ mảnh liệt với gần 350 quân du kích Việt cộng ở Ấp Bắc thuộc tỉnh Định Tường thuộc vùng châu thổ sông Mékong (Cửu long). Cuộc đụng độ đă gây thiệt hại cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa nên phải thả một Tiểu đoàn Nhảy dù xuống chiến trận để tăng cường cho lực lượng bộ binh.” Rồi bài báo kết luận: “Trận Ấp Bắc là một thất bại lớn của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa và cho thấy chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không có năng lực để tiêu diệt Việt cộng.” Phóng viên chiến trường Francois Sully c̣n mô tả chi tiết về sự chỉ huy yếu kém, lỏng lẻo của cấp chỉ huy trong bộ máy quân sự của chế độ Ngô Đ́nh Diệm mà trong hơn tám năm được Mỹ huấn luyện với cả núi quân cụ.

Tóm lại, báo chí nước ngoài sẵn có thành kiến với chính phủ, chỉ t́m cách khai thác các nhược điểm của V.N.C.H và đồng minh Hoa Kỳ. Họ lại diễn đạt thêm rằng thất bại tại Ấp Bắc là một dấu hiệu báo trước miền Nam Việt Nam sẽ chịu hiểm họa của Cộng sản, v́ họ nghĩ rằng du kích Việt Cộng dám trụ lại để chống trả và thắng trận trên chiến trường đồng bằng là một bước tiến dài của du kích quân lúc bấy giờ.

Khi tin tức về chiến sự ở Việt Nam được tung ra bởi truyền thanh và báo chí ở Mỹ đề cập đến trận Ấp Bắc ngày 3 tháng 01-1963 th́ ở Saigon, chính phủ và ngoại giao đoàn lo chúc tụng sinh nhật Tổng Thống Diệm, nên ông Diệm cũng chưa nhận được tin chiến sự từ Vùng 4 của tướng Huỳnh Văn Cao báo cáo; ngay cả Đại sứ Nolting cũng chưa nhận được tường tŕnh từ phái bộ cố vấn Mỹ, vậy mà dư luận ở Mỹ đă xôn xao, khiến cho chính phủ Kennedy bắt đầu thay đổi sách lược đối với Việt Nam Cộng Ḥa.

Trước đây cũng chính phóng viên Francois Sully đă đăng một bài báo trong tạp chí Newsweek vào tháng 9-1962 phê b́nh về đường lối chỉ đạo chiến tranh của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, rồi lần nầy trong trận Ấp Bắc ông cũng viết những điều bất lợi cho chính phủ nên Tổng Thống Diệm ra lệnh trục xuất ông. Sau khi nền Đệ nhất Cộng Ḥa sụp đổ, Tướng Dương Văn Minh cho phép ông trở lại Việt Nam, sau nầy ông bị tử nạn trực thăng chung với tướng Đỗ Cao Trí .

Đă từ lâu, chiến tranh du kích đă làm cho các cố vấn Mỹ đau đầu, v́ du kích trà trộn, lẫn lộn trong dân, khi ẩn, khi hiện, bắn phá rồi trốn vào dân, khó t́m để tiêu diệt; các cố vấn quân sự Mỹ ao ước bọn du kích cộng sản chịu xuất hiện đối đầu trực diện trên chiến trường để Mỹ sử dụng những ưu thế về hỏa lực phi pháo và kỹ thuật quân sự để tiêu diệt chúng. Thế nhưng tại trận Ấp Bắc khi quân Việt cộng chấp nhận giao chiến th́ trực thăng và thiết vận xa chưa phải là phương tối ưu để đem lại chiến thắng mong muốn, mà ngược lại đă bị thất bại.

Mặc dù ở thời điểm nầy Việt cộng chưa được trang bị các vũ khí chống chiến xa và chưa kiện toàn chiến thuật chống trực thăng vận, tuy nhiên ưu thế của trực thăng và thiết vận xa đă không c̣n hữu hiệu nữa từ sau trận Ấp Bắc.

Trên thực tế, ít người biết rằng Việt Cộng cũng bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, do chính họ sau nầy đă thú nhận:

Trong quyển hồi kư tựa đề: “Bến Tre: quê hương đồng khởi” do nhà xuất bản Đồng Khởi phát hành năm 1986, ông Ba Đào cựu Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 516 V.C là tác giả đă viết: “Trong trận Ấp Bắc, hai đại đội Đồng Khởi phần đông là lính mới của tôi (tức là Ba Đào) đưa lên tăng viện mất tên luôn. Số c̣n sống sót trốn về quê hết sạch. Hai ban chỉ huy Đại đội chỉ sống sót một đại đội phó nhưng cũng bi thương cụt một chân.”

Từ khi quân đội Việt Nam có trực thăng và thiết vận xa, hai chiến cụ nầy đă gây thiệt hại rất nặng cho Việt cộng mà quyển sách: “Gửi người đang sống – Lịch sử Đồng tháp mười” do nhà xuất bản T.P Hồ chí Minh 1993 đă viết: “Ngày 5 tháng 5-1962 lần đầu tiên ở ven tháp mười, 15 “chốt bay” do Mỹ lái thực hiện cuộc đổ bộ vào mật khu Cà Dân của ta ở xă Mỹ Phước Tây – Cai Lậy. Trận nầy nó gây thiệt hại cho ta không nặng lắm, nhưng những chiến sĩ ở đây lấy làm ngạc nhiên về sự xuất hiện bất ngờ và nhanh của nó; dần dần chúng ta thấy quả thật thứ nầy nguy hiểm, nó thoắt đến rồi thoắt đi sau cuộc bắn phá tơi bời. Trại Ḷn xă Tân Ninh nơi trước đây đă vùi chôn nhiều xác lính Sư đoàn 7 ngụy, nhưng cũng chính tại trận địa nầy “trực thăng vận”, “thiết vận xa” dă gây thiệt hại nặng cho Tiểu đoàn 261 chủ lực miền của ta. Ngày 18 tháng 8-1962 ở xă Tân Ḥa Đông trực thăng vận và thiết vận xa đánh trúng công trường và trạm quân y tỉnh Mỹ Tho, phá nát căn cứ, 30 chiến sĩ mới hy sinh trong lúc đang chuẩn bị lên chiến trường miền Đông. Trận ác chiến ở Hưng Thanh, Mộc Hóa tháng 9-1962 để lại quang cảnh “dưới kinh máu đỏ, trên bờ thây phơi”. Tiểu đoàn 514 Mỹ tho chỉ giết được 10 tên giặc nhưng ta mất đi nhiều chiến sĩ, cộng cả số cơ quan là 52 người, trong số đó có “đồng chí” Năm Kiên ủy viên thường vụ Tỉnh ủy.

Lực lượng chiến tranh nhân dân chưa ngăn chận được đà lấn lướt của trực thăng vận, thiết vận xa, ba mũi giáp công cũng do đó mà lúng túng trong lúc sự thiệt hại cứ tăng lên. Ở Mỹ Tho chưa hết mùa mưa năm 1962 đă có 143 du kích hy sinh, 33 bị thương, 240 chiến sĩ bị bắt, mất 172 súng. Có trận ngót 27 đồng chí “cán bộ mùa thu” hy sinh. Du kích ở hơn 30 xă phải ly hương, nhiều đơn vị buộc phải phân tán. Bộ đội liên tục di chuyển, có khi một đêm vượt ba bốn xă liền.

Cộng sản hốt hoảng v́ chưa t́m được biện pháp để đối phó với các cuộc hành quân trực thăng vận của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.

Trong quyển: “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ” tập 3, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia phát hành tại Hà Nội 1997 có ghi: “Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài diễn văn đọc vào ngày 2 tháng 9 -1962 đă công khai xác nhận: …đồng bào miền Nam ruột thịt đang phải đối đầu với những thử thách cam go và to lớn …cho đến năm 1962 chiến tranh giải phóng của ta đă bị khựng lại, không được triển khai đúng đắn và do đó cần phải nghiên cứu xem xét lại .” Do đó thất bại tại Ấp Bắc là một cơ hội “ngàn năm một thuở” cho bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Trong quyển “lịch sử chống Mỹ cứu nước 1954-1975” của Bộ Quốc Pḥng Hà nội đă huênh hoang tự đắc viết rằng: “Trận Ấp Bắc chứng tỏ quân đội giải phóng và nhân dân ta hoàn toàn có khả năng để đánh bại chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ .”

Thật ra, dù cộng sản có tuyên truyền cỡ nào th́ cũng chẳng ảnh hưởng mấy đến dư luận của dân chúng Mỹ, mà tác hại nhất chính là báo chí, truyền thanh Mỹ, các phóng viên thiên tả, đă có thành kiến với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, từ Saigon gửi bản tin kèm theo lời b́nh luận về Mỹ, cứ liên miên “vạch lá t́m sâu” kể tội bên ta mà chẳng đề cập tới những tội ác tày trời của Việt cộng. Họ có biết đâu bọn du kích Việt cộng trà trộn vào với dân, bám vào dân đến khi bị ta tiêu diệt th́ họ tuyên truyền với thế giới là “Mỹ-Ngụy” giết hại dân lành Việt Nam. Cái khó khăn khác nữa là người Mỹ không thể phân biệt sự khác nhau giữa một tên Việt Cộng mặc áo quần giống như một nông dân chất phát ở miền quê Việt Nam với những người dân thật sự.

Một điều oái oăm nữa là trước khi xảy ra trận Ấp Bắc, quân ta đă tạo những chiến thắng không kém lẫy lừng mà chẳng có một bài báo nào của Mỹ đề cập đến. Thí dụ điển h́nh là hồi tháng 12 năm 1962 chính các đơn vị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh với Đại Đội 334 Biệt Động Quân biệt lập của Đại Úy Sơn Thương và Đại Đội 7 Cơ Giới của Đại Úy Lư Ṭng Bá trong cuộc hành quân ở Đồng Tháp Mười đă chiến thắng lớn với hơn 150 V.C bỏ xác tại chỗ, rồi đến trận rừng tràm Mộc Hóa với hàng trăm súng đủ loại bị tịch thu, kế tiếp là trận An Thạnh Thủy quận Chợ Gạo tỉnh Mỹ Tho quân ta giết gọn đại đội địa phương V.C tịch thu cả súng SKZ 57 ly, RPD, thượng liên và hàng mấy chục súng trường đủ loại . Đă là phóng viên chiến trường, thế sao họ lại bỏ qua không tường thuật những chiến thắng nầy cho dân Mỹ nghe.

Măi đến sau nầy, khi chiến cuộc đă chấm dứt, tác giả N. Sheehan viết quyển sách nói về chiến tranh Việt Nam với tựa đề: “A Bright Shinning Lie” xuất bản tại Anh quốc 1989, chỉ một trận đánh được nhắc đến, đó là trận Ấp Bắc.

Trong năm 1963 với chiến dịch “Sóng t́nh thương” Thủy quân lục chiến của ta dẫm nát căn cứ địa của Việt cộng ở Năm Căn, Cà Mau giết hàng trăm tên, tịch thu nhiều súng đủ loại . Cũng trong năm 1963, cũng TQLC đă gây tổn thất nặng nề cho V.C khi giải vây cho quận Đầm Dơi, Cà Mau. Hai chiến thắng lớn nhất của VNCH trong năm 1963 lại chẳng được truyền thông Mỹ phổ biến.

Cái lối tuyên truyền một chiều và thiên lệch ấy đă khiến cho dân Mỹ có nhiều bâng khuâng và ngao ngán chiến tranh rồi nảy sinh mầm mống phản chiến. Như để trả đũa vụ phóng viên Francois Sully bị Tổng thống Diệm trục xuất, phóng viên Halberstam bạn thân của Sully đă viết trên tờ báo New York Times như sau:

“Trong những tháng cuối năm 1962, tôi và những bạn khác mặc dù đă thấy chiến tranh không thể thắng nổi, nhưng chúng tôi không hiểu một cách tường tận bằng những người dân bản xứ về các sự tŕ trệ của chính phủ miền Nam Việt Nam, về sự lúng túng trong việc sử dụng các phương tiện cơ động cùng những chiến cụ khác và họ đă bị mất đà. Các đơn vị chiến đấu của quân đội chính phủ không muốn truy lùng địch. Việt cộng sống thoải mái hơn ở nông thôn; quân đội chính phủ không dám ra khỏi địa bàn quận. Các dân quê đang sống ở những vùng có giao tranh cho biết nhiều đồn bót đă bị Việt Cộng đánh chiếm; du kích quân ban đêm di chuyển tự do v́ lính ở đồn bót co cụm không dám ra ngoài hoạt động”.

Đề cập tới trận Ấp Bắc, Halberstam viết tiếp: “Chúng tôi nhiều lần quan sát thấy khả năng kém cỏi của quân đội chính phủ, thường không nghe lời các cố vấn Mỹ hoặc hay căi lư. Chúng tôi cũng thường nêu lên các vụ chạm trán như vậy, tuy nhiên chúng tôi cảm thấy rất khó khăn để mô tả toàn bộ cho độc giả thấy rơ, cho nên thông thường chấm dứt bài tường thuật bằng câu: “Việt Cộng đă trốn thoát…” chứ không thể diễn tả đúng thực tế. Đối với chúng tôi cũng như các cố vấn Mỹ th́ trận Ấp Bắc là điển h́nh cho các nhược điểm của quân đội chính phủ: thiếu sự liều lĩnh, ngần ngại trước tổn thất, kém khả năng lănh đạo, chỉ huy không có hệ thống.

Trong thời gian qua những thất bại tương tự như tại Ấp Bắc đă tái diễn nhiều lần dưới qui mô nhỏ hơn, mà nếu không chỉnh đốn kịp thời và nhanh chóng th́ sẽ gây ra những hậu quả khó lường hơn trong tương lai.”

V́ thấy bài báo gây ảnh hưởng xấu đến chính phủ Việt Nam và uy tín của Mỹ, tổng thống Kennedy yêu cầu chủ nhiệm báo New York Times thay đổi nhiệm sở của Halberstam sau bài tường thuật về trận Ấp Bắc. Với lối viết cố ư đầu độc dư luận Mỹ như vậy buộc ḷng các nhà soạn thảo chính sách Mỹ đối với chiến cuộc Việt Nam bắt đầu suy nghĩ lại, trước đây họ nghĩ rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm với quân đội quốc gia có đầy đủ sức mạnh để quy tụ toàn dân đánh bại được cộng sản th́ nay cái hy vọng đó trở thành ảo vọng v́ đă bị các nhà báo thiên tả làm tan biến theo tiếng bom đạn của trận Ấp Bắc.

Chính phủ của Tổng thống Kennedy bắt đầu thay đổi sách lược, họ muốn chuyển quyền điều khiển cuộc chiến ở Việt Nam từ dinh Gia Long sang ṭa Đại Sứ Mỹ, bước đầu cải danh Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ (MAAG) thành Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự (MACV) và để khảo sát t́nh h́nh tại chỗ, Tổng thống Kennedy quyết định gửi một phái đoàn liên bộ do tướng Taylor cố vấn quân sự của Kennedy đứng đầu sang Việt Nam.

Phái đoàn tới Saigon t́m hiểu t́nh h́nh, họ nhận thấy tâm trạng của người dân ở vùng quê bị giao động nhiều v́ những hoạt động của Việt cộng càng ngày càng gia tăng cường độ mạnh bạo.

Tướng Taylor cũng ghi nhận những yếu kém của chính quyền Saigon: t́nh báo thiếu chính xác, quân đội không có sáng kiến, pḥng thủ thụ động và thanh tra kém. Tướng Taylor nói với Tổng thống Diệm: “Người Mỹ muốn có một sự liên hệ chặt chẽ, mật thiết hơn là chỉ giúp cố vấn như hiện tại. Chính phủ Mỹ muốn tham dự vào những quyết định về đường lối chính trị, kinh tế và quân sự khi những chính sách nầy có ảnh hưởng tới t́nh h́nh an ninh.

Tổng thống Diệm thẳng thắn trả lời một cách ngắn gọn: “Chúng tôi không muốn đưa đất nước Việt Nam trở lại thời kỳ thuộc địa.”

Tướng Taylor trở về Mỹ báo cáo với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia những ghi nhận đă ghi trên. Tướng Harriman thành viên trong hội đồng phát biểu: “Nếu ông Diệm không theo ư chúng ta th́ bắt buộc chúng ta phải t́m chọn một người lănh đạo khác chịu nghe chúng ta.”

Ông Chester Cooper, một phân tích gia của cơ quan t́nh báo CIA th́ phát biểu rằng: “Ông Diệm luôn tỏ ra lo sợ chủ quyền Việt Nam bị chúng ta xâm phạm, nhưng chúng ta th́ biết tất cả những ǵ cần thiết để đánh bại Cộng sản mà cứ bị ông Diệm cản trở.”

Riêng Đại sứ Mỹ Notting ở Saigon lại tỏ ra binh vực Tổng Thống Diệm; ngày 11 tháng 7-1963 ông gửi công điện về Hoa thịnh Đốn yêu cầu chống lại việc bôi nhọ ông Diệm và chấm dứt bàn tán về chuyện hạ bệ ông.

Nolting cho rằng các nhà báo Mỹ ở Việt Nam luôn t́m bất cứ một sai lầm nào của chính phủ để thổi phồng lên. Trận đánh Ấp Bắc ở Mỹ Tho mặc dù có vài sai lầm nhưng có quá đáng như báo chí đă tường thuật. Những bài báo của họ đă phản ảnh sự thù ghét chính phủ Saigon và mục đích của họ là cương quyết lật đổ chính phủ Ngô đ́nh Diệm, như vậy về luân lư chức nghiệp của phóng viên báo chí có chính đáng với lương tâm của nghề làm báo không?

Khi tổng thống Kennedy đă quyết định cho “thay ngựa giữa đường” th́ Henry Cabot Lodge được chọn để thay thế Nolting làm đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa. Nghĩ cũng đáng ngạc nhiên và thấy cũng hay hay khi mà một người đứng đầu của đảng Cộng ḥa (Cabot Lodge) lại được bổ nhiểm để thi hành một chính sách c̣n đang giấu kín của một tổng thống thuộc đảng Dân Chủ (Kennedy).

Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm


Ông Cabot Lodge là người dày kinh nghiệm ngoại giao và cũng được một vài chính khách Mỹ mệnh danh ông là “chuyên viên đảo chánh.”

Chính ông Ngô Đ́nh Nhu cũng “đánh hơi” được điều đó nên bà Nhu lấy tư cách là dân biểu quốc hội (thay mặt chồng) phàn nàn rằng Tổng thống Kennedy đă cử qua Việt Nam một “quan toàn quyền”.

C̣n những người Mỹ chống đối chế độ Ngô Đ́nh Diệm và chính khách đối lập ở Việt Nam tỏ ra vẻ hớn hở v́ họ biết vị tân đại sứ Mỹ sẽ cao tay lèo lái t́nh h́nh, tạo ra cớ để làm sụp đổ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.

Tuy vậy cũng c̣n vài chính khách Mỹ có liêm sĩ như cựu đại sứ Nolting, sau khi ông Diệm bị ám hại, tỏ ra chán ngán với hành xử của chính phủ Mỹ khiến cho ông Diệm bị thảm sát, ông đă xin từ chức hẳn khỏi ngành ngoại giao vào đầu năm 1964. Sau đây là một đoạn trích trong đơn xin từ chức của Nolting tŕnh cho Tổng thống Johnson vừa mới kế nhiệm Kennedy:

“Quyết định của tôi xuất phát từ sự bất măn trước các hành động liên quan đến biến cố mùa thu năm trước xảy ra tại Việt nam mà tôi đă đoán biết hậu quả của nó sẽ ra sao.”

Tướng Taylor th́ sau nầy cũng bộc bạch nỗi ḷng trong hồi kư: “…sự tưởng nhớ ông Diệm đă ám ảnh nhiều người trong chúng tôi khi họ nhận ra hậu quả của sự sụp đổ đó. Trong thâm tâm chúng ta tự thấy có trách nhiệm đối với t́nh thế của miền Nam đang diễn ra rối ren liên miên cho người Việt Nam khiến cho chúng ta nhận thức được sai lầm của ḿnh đă gây ra sự bất ổn nầy và càng làm cho chúng ta hối hận thêm.”

Thế mới biết vai tṛ của truyền thông, báo chí có sức công phá mạnh hơn cả bom đạn; họ đầu độc dư luận Mỹ, đem âm vang tiếng súng từ trận Ấp Bắc xa xôi hẻo lánh ở vùng Đồng Tháp Việt nam về tận thủ đô Hoa Thịnh Đốn để lung lạc ḷng nhân ái của người Mỹ khiến dân Mỹ nao núng, dẫn đến chính quyền Kennedy phải thay đổi chính sách, đành nhúng tay vào làm sụp đổ một chế độ hợp hiến và kết liễu cuộc đời vị Tổng Thống của nền Đệ nhất Cộng Ḥa Việt Nam.

Đặng Kim Thu

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 09-05-2017
Reputation: 74834


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 21,892
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2086-ngo-dinh-diem_resize.jpg
Views:	0
Size:	74.6 KB
ID:	1096561  
Gibbs_is_offline
Thanks: 24,939
Thanked 15,545 Times in 6,658 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 663 Post(s)
Rep Power: 42 Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8Gibbs Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to Gibbs For This Useful Post:
ez4me (09-05-2017)
Old 09-06-2017   #2
nhuquynh_1986
Banned
 
Join Date: Feb 2009
Location: https://t.me/pump_upp
Posts: 6,492
Thanks: 2,135
Thanked 1,040 Times in 726 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 486 Post(s)
Rep Power: 0
nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7
nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7nhuquynh_1986 Reputation Uy Tín Level 7
Default

MÉO KHÓC CHUỘT
nhuquynh_1986_is_offline   Reply With Quote
Old 09-17-2017   #3
queebee
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
queebee's Avatar
 
Join Date: Aug 2012
Posts: 7,274
Thanks: 6,090
Thanked 1,648 Times in 1,054 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 240 Post(s)
Rep Power: 20
queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7
queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7queebee Reputation Uy Tín Level 7
vnch

Mandated South Vietnam President = Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm
queebee_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:27.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.15763 seconds with 15 queries