Diễn biến xung đột Nga- Ukraine và những động thái mới của các nước trong Liên minh châu Âu ( EU) và Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ( NATO), đặc biệt với vai tṛ dẫn dắt của Mỹ, NATO đang có những thay đổi quan trọng nhằm khẳng định thế lực, ổn định liên minh trong bối cảnh mới.
Tăng chi tiêu quốc pḥng
Tại sự kiện của tổ chức Chatham House ở London (Anh) hôm 9/6, Tổng thư kư NATO Mark Rutte kêu gọi các thành viên của khối liên minh quân sự nỗ lực gia tăng tăng 400% năng lực pḥng không và pḥng thủ tên lửa của khối, AFP đưa tin.
"Trên thực tế, chúng ta cần một "bước nhảy vọt" trong năng lực pḥng thủ tập thể", theo ông Rutte.Ông Rutte cũng gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer trước khi tham gia sự kiện của Chatham House. Đây là cuộc đối thoại thứ hai giữa hai nhà lănh đạo kể từ khi ông Starmer trở thành Thủ tướng Anh hồi tháng 7/2024.
Lời kêu gọi của Tổng thư kư Rutte được đưa ra trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại The Hague (Hà Lan) từ ngày 24-26/6.
Tổng Thư kư liên minh Mark Rutte xác nhận các mục tiêu mô tả chính xác năng lực mà 32 nước đồng minh cần đầu tư trong những năm tới để duy tŕ khả năng răn đe và pḥng thủ mạnh mẽ, bảo đảm an toàn cho một tỷ người dân trong khối quân sự này. Các mục tiêu này là cơ sở cho một kế hoạch đầu tư quốc pḥng mới.
Trước thềm hội nghị, Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp lực nhằm buộc các thành viên NATO tăng mạnh ngân sách quốc pḥng lên mức 5% GDP so với 2% như mục tiêu trước đây.
Tuần trước, ở Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth cho hay các đồng minh gần đạt được thỏa thuận về mức chi tiêu 5%, và chủ nhân Lầu Năm Góc tự tin mục tiêu này có thể được chính thức thông qua tại hội nghị ở The Hague.
NATO trong tháng 6 c̣n phô diễn sức mạnh của ḿnh ở Biển Baltic, khi hàng ngh́n quân nhân từ 17 quốc gia cùng với 50 tàu tham gia các cuộc tập trận do Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ chỉ huy.
Trong số 9 quốc gia có chung đường bờ biển ở khu vực Biển Baltic, chỉ có Nga không phải là thành viên NATO. Cuộc tập trận mang tên BALTOPS nhằm mục đích đảm bảo các quốc gia khác có thể hợp tác để bảo vệ vùng biển này, vào thời điểm nhiều nước đổ lỗi Moscow đang gây gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Kiên tŕ ủng hộ Kiev và lường trước khả năng Nga tấn công
Sau 2 cuộc đàm phán diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ với nhiều bất đồng về điều kiện, Nga và Ukaine dù đạt được những kết quả nhất định nhưng thực tế vẫn “vừa đánh vừa đàm”, không như mong muốn phía Kiev là ngừng bắn rồi mới đàm phán.
Dấu ấn của Ukraine trong xung đột với Nga là hồi đầu tháng 6 thành công với chiến dịch mạng nhện. Chiến dịch nhắm vào hơn 40 máy bay ném bom của Nga gây thiệt hại ước trên 7 tỷ USD. Đây là đ̣n khá bất ngờ, đặc biệt phía Kiev chưa tham khảo ư kiến từ Mỹ. Chiến dịch được tổng thống Ukraine Zelensky cho là xứng đáng ghi vào sử sách, vực dậy tỷ lệ người Ukraine ủng hộ cuộc chiến hiện nay với Nga.
Từ sau chiến dịch nói trên, Moscow và Kiev tiếp tục các hoạt động nhân đạo như trao trả tù binh, thi thể binh sỹ tử nạn... song vẫn liên tục tấn công qua lại với quy mô càng lớn, nhắm vào các cơ sở quân sự và hạ tầng năng lượng của nhau.
Giữa bối cảnh xung đột leo thang, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho rằng Ukraine sẽ phải đối mặt với “những thực tế mới trên chiến trường” nếu không chấp nhận những điều kiện của Nga tại bàn đàm phán.
“Những ai không chịu nh́n nhận thực tế chiến tranh tại bàn thương lượng, sẽ buộc phải đối mặt với chúng trên thực địa,” ông viết trên Telegram, đồng thời nhấn mạnh rằng quân đội Nga đă chính thức mở đợt tấn công vào Dnipropetrovsk.
Theo Phó Chánh văn pḥng Tổng thống Ukraine Pavlo Palisa, mục tiêu lâu dài của Nga là giành toàn bộ lănh thổ phía Đông sông Dnipro và tiếp tục hướng về Odesa và Mykolaiv nhằm cắt đứt hoàn toàn lối ra Biển Đen của Ukraine – một phần trong chiến dịch mùa hè được cho là đang được khởi động lại.Đề cập đến mối đe dọa tiềm tàng mà Nga có thể gây ra ngoài Ukraine, tướng Christian Freuding của Đức cho biết Moscow có kế hoạch để tái thiết và phát triển quân đội, dự kiến sẽ tăng gấp đôi lực lượng trên bộ lên 1,5 triệu quân vào năm 2026.
Theo tướng Freuding, Nga cũng đang tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự, đặc biệt là ở khu vực quân sự phía tây giáp với Phần Lan, thành viên NATO mới.
Ông cho biết bất kỳ lệnh ngừng bắn nào ở Ukraine cũng có thể cho phép Nga đẩy nhanh nỗ lực tái vũ trang trước một cuộc tấn công quy mô lớn có thể xảy ra vào lănh thổ NATO.
Để hỗ trợ Kiev, các thành viên châu Âu của NATO cùng với Canada đă cung cấp vượt quá con số viện trợ quân sự ước tính trị giá 20 tỷ đô la mà Mỹ cung cấp cho Kiev vào năm ngoái. Chi phí này chiếm khoảng 60% tổng chi phí mà các đồng minh phương Tây phải gánh chịu.
"Cuộc chiến của Ukraine đang diễn ra dữ dội trên lục địa của chúng ta. Nếu có ư chí chính trị, th́ cũng sẽ có phương pháp để bù đắp phần lớn cho sự hỗ trợ của Mỹ", Freuding nói trong một cuộc phỏng vấn.
Theo Bộ Quốc pḥng Đức, nước này đă cung cấp tổng cộng 38 tỷ euro (43 tỷ đô la) viện trợ quân sự cho Ukraine, trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai sau Mỹ.
Không rơ chính quyền Mỹ có chấp thuận chuyển giao vũ khí của Mỹ cho Kiev được thanh toán bởi các nước thứ ba hay không, tuy nhiên, việc bù đắp một phần hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đặt ra những thách thức đáng kể cho châu Âu.
|