Kenneth Todd Young và Ngô Đ́nh Diệm: Sự Ra Đời Của Liên minh Việt-Mỹ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Kenneth Todd Young và Ngô Đ́nh Diệm: Sự Ra Đời Của Liên minh Việt-Mỹ
Stephen B. Young
Đầu năm 1954, ông cụ của tôi, Kenneth Todd Young, đương làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ với chức Chủ Sở Đông-Bắc Á Châu vụ. Cụ tham gia cuộc thương lượng chắm dứt chiến tranh Triều tiên tại Pan Mun Jom. Sau khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ư ngưng chiến tại Triều tiên, và Chánh phủ Pháp quyết định không kéo dài chiến tranh kiểu xăm lăng thuộc địa tại Đông Dương nữa, các cường quốc đồng ư mở một hội nghị tai Genève để giải quyết hai vấn đề giữa thế giới tự do và khối cộng sản quốc tế .


Young gặp Đức Giám Mục Ngô Đ́nh Thục (Young chụp h́nh).


Young gặp Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

Bố tôi đi Genève để phụ tá Ngoại trưởng John Foster Dulles trong nhiệm vụ chắm dứt chính thức chiến tranh Triều tiên. Sau việc đó xong rồi, Ngoại trưởng Dulles giao cho ông trách nhiệm về Đông Nam á để giải quyết sự ra đi của Chánh phủ Pháp tại Đông Dương.

Ông đă thăm viếng Việt nam và Cao Miên lúc c̣n thanh niên năm 1937 để xem cho biết Hà nội, Sài g̣n và Angkor Wat. Ngoài ra, ông không biết nhiều về Việt nam. Nhưng ông đă học tiếng Trung hoa tại Quảng Châu và Bắc Kinh năm 1936 và hiểu biết được sự tranh quyền giữa đảng cộng sản tàu và chánh phủ quốc gia tàu. Ông đă nghĩ chủ nghĩa cộng sản không hợp với người á châu vi các dân tộc á châu đă có sẳn dân tộc tính, nền văn hóa lâu đời va tiếng nói riêng từ mấy ngàn năm trước. Ông nghĩ rằng chủ nghĩa mác-lê là thứ xa lạ từ Tây phương du nhập qua Á châu sẽ khó tránh khỏi sự xung đột văn hóa, tư tưởng.

V́ vậy ông cũng nghĩ rằng chế độ thuộc địa âu châu của thể kư 19th cũng không có nghĩa lư ǵ nữa ở Đông Dương. Nó không thể tồn tại lâu dài. Các dân tộc á châu, theo ông, nên đi đến tự trị và chọn cho ḿnh chế độ chánh trị độc lập như các dân tộc khác trên thế giới.

Tháng 7 năm 1954, Chánh phủ Mỹ phải lựa chọn một trong hai đường đối với Đông Dương. Một là theo Pháp để giúp duy tŕ ảnh hưởng của Pháp tại Việt nam, Cao miên và Lào. Thứ hai là ủng hộ thành lập các chánh phủ độc lập tại ba nước đó để tránh áp lực của người Pháp theo đuổi tham vọng lâu đời nhằm tái lập chế độ thuộc địa.

Cụ Young lựa chọn con đường thứ hai. Vậy là Hoa kỳ phải một lúc làm ba việc: ủng hộ các chánh phủ mới tại Sài g̣n, Nam Vang và Vientianne; chống sự phá hoại, xâm lăng, của Hà nội và đảng cộng sản Việt nam và đảng cộng sản Trung quốc đồng thời nhờ đó khuyến khích người pháp dẹp bỏ chủ trương và hành động kiểu đế quốc củ.

Lúc Trung Quốc đề nghị chia Việt Nam làm hai quốc gia: một cho đảng cộng sản và một giao cho người pháp cai trị, dĩ nhiên người pháp đồng ư, nố tôi bàn với Ngoại trưởng Dulles rằng Hoa Kỳ phải chấp nhận như vậy nên phải dốc ḷng, dốc sức ủng hộ một Miền nam Việt nam độc lập tự do, có khả năng pḥng thủ và chống lại cộng sản bắc Việt. Ông Dulles đồng ư và quyết định chánh sách của Hoa kỳ tại Việt nam là ủng hộ những người Việt nam không cộng sản và đồng thời không ngă theo lập trường của Phap. Tức là chánh sách của Hoa Kỳ là đi t́m kiếm những người Việt nam “nationalist”, có tinh thần dân tộc mạnh.

Cụ Young cũng nghĩ rằng nếu chánh phủ mới không tranh đấu cho quyền lợi đích thực của quốc gia dân tộc mà cứ làm tay sai cho Paris, dân miền nam sẽ không ủng hộ và Hà nội sẽ dễ xâm chiếm trọn nước Việt nam từ Lạng sơn đến Cà mau.

Nếu người Việt nam có ḷng ái quốc, biết rỏ các thủ đọan gian manh của cộng sản, muốn đẩy lui và thanh toán các nổ lực bạo động của cộng sản để bảo vệ phần đất cuối cùng của ḿnh th́ họ phải biết làm cho mọi người thấy rỏ chánh nghĩa quốc gia, thấy rỏ rệt và toàn diện, từ chánh trị tự do dân chủ đến kinh tế thật sự là nến kinh tế tư hữu lành mạnh và nền văn hóa giáo dục khoa học, khai phóng, nhơn bản áp dụng đồng đều từ thành thị đến xă ấp.

Lúc đó Cụ Ngô Đ́nh Diệm là Thủ Tướng Chánh phủ Quốc gia Việt Nam do Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm. Cụ Young t́m hiểu về Ông Diệm và nghe nói Ông Diệm có tiếng chống Pháp. Tại Genève Ngoại trưởng Việt nam là Cụ Trần văn Đỗ. Cụ Young làm quen Ông Đỗ và hai người trở thành bạn lâu năm. Năm 1970 ông Cụ tôi bịnh, không qua Việt nam được để tham dự lễ cưới của tôi, con trai đích tôn của ông, nên Cụ Đỗ đă vui ḷng nhận lời đứng ra đại diện họ đàn trai.

Ông Cụ tôi có lúc nói với tôi rằng Ông Diệm vừa có lập trường vững vàng, không theo Pháp và không nhượng cộng sản và có được một số người quốc gia chống cộng, nhứt là những người Bắc di cư công giáo tín nhiệm, ủng hộ. Nên Cụ quyết định cho Ông Diệm một cơ hội để xem Ông Diệm có khả năng thật sự xây dựng Miền nam trở thành một quốc gia dân chủ tự do và phát triển được hay không.
Sau hội nghị Genève, người Pháp không thuận với chánh sách của Hoa kỳ. Hoa kỳ muốn người Pháp rút hết những viên chức của họ ra khỏi Việt nam và Mỹ sẽ đưa cố vấn tới thay thế. Hoa kỳ sẽ cho tiền và huấn luyện quân đội Miền nam Việt nam đủ sức ngăn chận quân đội bắc Việt khi xâm nhập qua biên giới. Sau mấy tháng thương lượng với Chánh phủ Pháp, Cụ Young thấy rằng họ không có thiện chí giúp Miền nam đứng vững theo nghĩa một quốc gia độc lập.

V́ vậy Cụ Young phải vận động Chánh phủ Mỹ để Hoa kỳ sẽ thương lượng với Pháp để Hoa kỳ một ḿnh ủng hộ Chánh phủ của Ông Diệm.

Tháng 10 năm 1954, Cụ Young soạn thảo một bức thơ để Tổng Thống Eisenhower gởi cho Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Trong thơ, Hoa Ky hứa sẽ ủng hộ Việt nam nếu Việt nam áp dụng đường lối chánh trị theo lư thuyết quốc gia dân tộc (tức “nationalist”), tức ư muốn nói Việt nam phải xây dựng một chế độ dân chủ Tự do thật sự để có thể động viên được sức mạnh của toàn dân chống cộng sản xâm lược Hà nội. Bức Thơ đó viết:

“ The purpose of this offer is to assist the Government of Vietnam in developing and maintaining a strong, viable state, capable of resisting attempted subversion or aggression through military means. The Government of the United States expects that this aid will be met by performance on the part of the Government of Vietnam in undertaking needed reforms. It hopes that … such a government (of Vietnam) would … be so responsive to the nationalist aspirations of its people, so enlightened in purpose and effective in performance, that it will be respected both at home and abroad and discourage any who might wish to impose a foreign ideology on your free people ”.

Cuối năm 1954, Hoa kỳ bắt đầu gia tăng gởi viện trợ quân sự và kinh tế trực tiếp giúp chánh phủ Sài g̣n, không thông qua chánh phủ pháp nữa. Dĩ nhiên chánh phủ pháp không vui ḷng. Họ thấy Ông Diệm thật sự là người cứng rắn, có lập trường chống Pháp, không muốn nghe lời họ nữa. Vi vậy họ t́m cách hạ Ông Diệm để thay thế bằng người khác.

Tổng Tư lịnh pháp, Tướng Ely, vốn bạn khá thân với Tướng Collins của Mỹ, dành nhiều th́ giờ thuyết phục ông bạn Tướng Collins, người Đại diện đặc biệt của Tổng Thống Eisenhower, rằng Ông Diệm bất tài, mưu sỉ, không thành thật, có tinh thần độc tài, không chịu lắng nghe ư kiến phải trái của ai hết cả, không có uy tín, không có quần chúng ủng hộ. Pháp xui Tướng Nguyễn văn Hinh chống lại Ông Diệm.
Đến tháng 4 năm 1955 có biến loạn xảy ra. Cuối cùng, Tướng Collins nghe theo Pháp và đi về Washington xin Tổng Thống Eisenhower không ủng hộ Ông Diệm nữa. Lúc Tướng Collins lên đường đi Washington, Ông Diệm ra lịnh cho Quân đội tấn công căn cứ của lực lực lượng vơ trang của B́nh xuyên ở Cầu Chữ Y. (Lực lượng B́nh xuyên, truớc t́nh h́nh mới, rủ áo giang hồ anh chị, nhiệt t́nh tham gia tham kháng chiến chống Pháp. Sau không chịu theo cộng sản Hà nội, không chịu nổi áp lực của Tướng cộng sản Nguyễn B́nh, chấp nhận thương lượng với Pháp rút về Chợ lớn, lập vùng Chợ lớn như khu tự trị để cán binh kháng chiến thuần túy, không cộng sản, có con đường trở về không bị mặc cảm về với Tây nhưng Pháp không giữ lới hứa để cho “ khu tự trị thật sự được tự trị ”, mà “ thực dân hóa ” lực lượng vơ trang này. Từ đây, lực lượng B́nh xuyên bắt đầu mang nhiều tai tiếng xấu do nhóm cán binh gây ra trong dân chúng. Nhưng lực lượng B́nh xuyên khi về Chợ lớn, kiểm soát an ninh được vùng này, đẩy lui Việt minh ra khỏi ven đô khá xa, đă làm cho Nguyễn B́nh bị Hà nội khiển trách và sau đó, triệu hồi về Bắc ).

Về tới Washington, Tướng Collins họp với Tổng Thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles tại Ṭa Bạch ốc. Tổng thống Eisenhower nhân nhượng trước những lời yêu cầu thiết tha của Tướng Collins và đồng ư trở lại họp tác với chánh phủ pháp, cho ngưng chức Thủ tướng của Ông Diệm, thay thế bằng Ông Phan Huy Quát.

Ông Dulles về Bộ Ngoại giao chỉ thị cho Ông Cụ tôi gởi điện tín cho Ṭa Đại sứ Hoa kỳ tại Sài g̣n nói rằng Hoa kỳ không ủng hộ Ông Diệm nữa. Ông Cụ tôi rất buồn v́ biết rằng nếu Pháp có quyền thực sự tại Miền nam nữa, th́ chắc chắn Hà nội sẽ lại cướp luôn phần đất này. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Tuy nghĩ như thế nhưng bố tôi vẫn phải làm theo chỉ thị của cấp trên.

Gởi điện tín xong, ông về pḥng làm việc. Bổng có cú điện thoại của chính ông Ngoại trưởng Foster Dulles. Ông báo tin: “Tai cơ quan CIA, Ông Allen Dulles (em ruột của Ngoại trưởng Foster Dulles, lúc đó làm Giám đốc CIA ) mới nhận được một điện tín của Ed Lansdale gởi từ Sài g̣n. Lansdale nói rằng Ông Diệm ra lịnh dẹp B́nh Xuyên, Quân đội Quốc gia nghe theo lịnh đang đánh B́nh Xuyên, và dân chúng Sài g̣n ra đường mừng và ủng hộ quân đội (?). Yêu cầu Allen cho biết quyết định phải làm thế nào bây giờ ”.

Cụ Young lập tức gọi Ông Allen Dulles. Hai người lấy quyết định không bỏ Ông Diệm v́ nếu bỏ Ông D́ệm lúc này chỉ có lợi cho Pháp và sau đó, khó tránh sẽ bị Pháp buông ra cho cộng sản hà nội.

Sau đó, ông Cụ tôi phụ trách về “Chánh sách liên hệ giữa Hoa kỳ và Việt nam Cộng ḥa ”. Ông qua Việt nam mấy lần nghiên cứu t́nh h́nh. Ông đă gặp Cụ Diệm riêng mấy lần. Cụ cũng có dịp gặp Ông Bà Ngô Đ́nh Nhu, Giám mục Ngô Đ́nh Thục, và nhiều người lớn trong chánh phủ nữa.

Sau này, ông Cụ tôi nói rằng Ông Diệm là người tốt, khá thông minh, lương thiện, tỏ ra có khả năng, có thể dám hy sinh cho quyền lơi của dân tộc, biết suy nghĩ, biết lo cho người làm ruộng, làm việc chăm chỉ, hết ḿnh. Nhưng ông Cụ tôi đă thấy sớm rằng Ông Ngô Đ́nh Nhu có ảnh hưởng bao trùm lên chế độ. Nhiều lúc Cụ gặp mặt Ông Diệm có Ông Nhu nữa. Nhiều khi, lúc Ông Diệm đương nói, Ông Nhu chen vào, dành nói hết, không để khách nghe riêng lời nói của ông Tổng Thống. Có khi Ông Nhu cải với Ông Diệm hay cắt lời của Ông Diệm đang nói mà Ông Diệm vẫn im lặng.

Ông Cụ tôi trọng Ông Diệm là người đứng đắn và quí mến ông v́ ông tỏ ra thành thật với ông Cụ tôi. Ông Diệm có vẻ tin ông Cụ tôi v́ Cụ đă ủng hộ ông ấy vô điều kiện trong biến cố tháng 4 năm 1955.

Lần cuối cùng mà ông Cụ tôi gặp mặt Cụ Diệm là đầu năm 1963 tại pḥng khách ở Dinh Gia long, Sài g̣n. Pḥng đó ở trên lầu hai cùa dinh Gia long. Ông Diệm lo lắng lắm về sự nhượng bộ của Hoa kỳ ở Lào, việc này do Ông Averill Harriman phụ trách v́ ông Harriman không thích chống cộng ở Đông Nam Á. Hiệp định Genève 1962 về Lào không bắt buộc Hà nội rút ra khỏi Lào. Như vậy, Ông Diệm biết Hà nội sẽ dùng đường ṃn Hồ Chí Minh vượt qua Lào để đẩy mạnh sự xâm lăng ngầm Miền nam nhằm đánh lừa dư luận thế giới rằng cuộc chiến ở Miền nam chỉ là cuộc chiến tranh du kích do nhơn dân Miền nam bất mản nổi dậy chống Mỹ Ngụy cứu nước.

Nói chuyện xong rồi, Cụ Diệm đưa ông Cụ tôi ra khỏi pḥng khach, tới đầu cầu thang đi xuống. Cụ Diệm bắt tay ông Cụ tôi và nói bằng tiếng pháp: “ Tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho tới khi họ …”. Và lúc đó, Cụ Diệm đưa tay mặt lên làm bộ cầm súng và bắn một viên đạn vào đầu ông.

Trên đây là những kỷ niệm đẹp của ông Cụ tôi giử riêng đối với Cụ Ngô Đ́nh Diệm từ những ngày đầu Cụ Diệm về lập chánh phủ do sự bổ nhiệm của Quốc trưởng Bảo Đại.

Không biết phải chăng v́ ảnh hưởng bố tôi mà tôi năng duyên nợ với Việt nam, một đất nước xa xôi với quê hương của tôi? Sau này, trong những năm cuối 60 và đầu 70, tôi tới Việt nam làm việc cho chương tŕnh CORDS – chương tŕnh đặc biệt của Hoa kỳ về b́nh định và phát triển xă ấp. Trong chức vụ cố vấn an ninh và phát triển, tôi tiếp xúc, quen biết nhiều giới chức VNCH trong đó có các bạn của bố tôi như Bs Trần văn Đỗ, Bs Phan Huy Quát và những đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng, Việt nam Quốc dân đảng, những nhơn sĩ từng ủng hộ Cụ Diệm khi về chấp chánh. Tôi cũng để th́ giờ t́m hiểu về các tôn giáo như Đạo Phật, Cao Đài và Ḥa Hảo nữa. Qua sự quen biết này, tôi bắt đầu t́m hiểu về chế độ Đệ I Cộng ḥa. Tôi cũng t́m đọc thêm nhiều thông tin liên quan đến Cụ Diệm và gia đ́nh của Cụ. Tôi thấy bản thân Cụ là người trong sạch, không tham nhũng. Nhưng Cụ nặng t́nh gia đ́nh, nặng tinh thần phân biệt đối xử, phán quyết độc đoán, nên đă để mất sự thuận lợi của t́nh h́nh lúc ban đầu cho thế đại đoàn kết dân tộc ; điều này chắc chắn đă không tránh khỏi góp phần tạo ra sự lớn mạnh nhanh chóng của Việt cộng mà hậu quả vô cùng thảm hại sau này.

Riêng Đại Việt, với Bs Nguyễn Tôn Hoàn và Ông Nguyễn Ngọc Huy liên lạc viên giữa hai người, đă từng hợp tác chặt chẻ với Ông Ngô Đ́nh Nhu, Giám mục Ngô Đ́nh Thục, …trong giải pháp Bảo Đại từ những năm 40.

Thế mà những người này và nhiều nhơn sĩ khác như các Ông Vũ Tam Anh, Nguyển Phan Châu, Nguyễn Bảo Toàn, Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân, … kẻ bị giết, người phải bỏ chạy trốn ra nước ngoài. Hai ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Ngọc Huy phải đi bán hủ tiếu ở đường Montagne Ste Geneviève, Paris, cho tới sau 1963 mới có cơ hội hồi hương.

Tôi nhớ lại năm 1967, lúc tôi đương học tiếng Việt tại “Việt nam Training Center”, ở Arlington, Virginia, tôi được mấy lần gặp Ông Bà Trần văn Chương tại nhà riêng ở Chevy Chase, Washington, DC. Ông Chương là cựu Đại sứ Việt Nam Cộng ḥa tại Hoa kỳ. Ông Bà là bố mẹ của Bà Trần thị Lệ Xuân, vợ của Ông Ngô Đ́nh Nhu, Cố vần của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Một hôm, Ông Chương mời tôi uống trà với ông tại pḥng ăn. Tôi hỏi Ông Chương tại sao Ông Diệm có vẻ không tin ai ngoài gia đ́nh. Ông Chương cười và đáp: “Ông Diệm không tin chính ông th́ thử hỏi làm sao tin người khác được?”.

Một buổi khác nữa, Ông Chương tiết lộ một chuyện, tôi cho là rất quan trọng và rất đặc biệt. Trước cuộc đảo chánh 1/11/1963 độ 10 hôm hay một tuần, Ông Diệm nhận thấy ông không c̣n đủ uy tín để tiếp tục chức Tổng thống. T́nh h́nh phức tạp quá, khó t́m người ủng hộ ông hết ḿnh. Ông Diệm có ư từ chức và xuất ngoại để Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lên thay. Lúc đó, Bà Nhu đang ở ngoại quốc vận động dư luận thế giới ủng hộ đường lối của chánh phủ Sài g̣n. Sau khi Ông Diệm nói ra quyết định từ chức, Ông Nhu gọi điện thoại cho Bà Nhu báo tin quan trọng này. Lúc đó Bà Nhu đang ở Nhựt bổn. Ông Nhu cho vợ biết rằng ông và Ông Diệm sẽ xuất ngoại và ông sẽ gặp bà ở Nhựt trong vài ngày nữa.

Bà trả lời với sự giận dử, lớn tiếng, chửi chồng nặng nề, nói rằng nếu hai người (Ông Nhu và Ông Diệm) hèn như thế, nhác như thế, th́ bà sẽ không làm vợ Ông Nhu nữa. Bà nhắc Ông Nhu rằng lúc cuộc chỉnh lư 1960, cả hai người đều muốn chịu thua phe đảo chánh, chỉ có bà là không chịu thua và nhứt định giữ lập trường cứng rắng bảo vệ chế độ bằng cách đi kiếm các tướng lănh trung thành để cứu ḿnh. Bà nhấn mạnh với Ông Nhu rằng bà không bao giờ muốn làm vợ người không đủ can đảm, đủ tài trí đối phó với hoàn cảnh khó khăn. Bà chỉ làm vợ kẻ anh hùng chớ không thể làm vợ kẻ tiểu nhơn được.

Ông Nhu nghe những lời vợ nói như vậy và không cải lại được một lời nào hết. Ông phải dẹp bỏ ư định đi ra nước ngoài lánh nạn với Ông Diệm, ở lại giử Dinh Gia long theo ư bà vợ muốn. Ông Diệm cũng nghe theo em.

Một chuyện khác về Ông Diệm và Ông Nhu. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, một lần cho tôi biết, thời gian1954/1955, chính Ông Diệm muốn có sự hợp tác của Bs Nguyễn Tôn Hoàn trong chức vụ Bộ trưởng Quốc pḥng. Ông Diệm nhờ Ông Nhu mời Ông Hoàn. Ông Nhu không liên lạc với Ông Hoàn, trái lại nói dối với Ông Diệm rằng Ông Hoàn từ chối, không muốn ủng hộ chánh phủ của Ông Diệm. Nghe qua, Ông Diệm tức giận lắm. V́ sự hiểu lầm này mà Ông Diệm đă không ngăn cảng Ông Nhu khi đàn áp các đảng phái và cả Đại Việt.

Buồn, tiếc ! Nhưng tôi cũng hiểu, và hiểu rỏ, trong chánh trị có ai là bạn muôn thuở, có ai là kẻ thù muôn đời bao giờ đâu. Chánh trị chỉ là “mục tiêu”!

Nhưng theo nhà triết lư Hy- lạp thời xưa, số mạng được hiểu theo đức tính “ character is destiny ”. Đức tính của Ông Ngô Đ́nh Diệm, như đức tính của mọi người, có phần thuận lợi và có phần bất lợi. Ông làm được một số việc lịch sử có giúp ích cho dân tộc của ông, nhưng có một số việc khác ông làm không đúng theo sự mong đợi của dân.

Thi hào Việt nam Nguyễn Du đă viết:

“Trăm năm trong cơi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua những cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng ”.

Sau 50 năm, từ sự ra đi của Cụ Ngô Đ́nh Diệm, tôi cảm thấy đời người dường như không khỏi bị hệ lụy theo số mạng do Trời Đất xếp đặt sẳn, như Cụ Nguyễn Du đă để lại cho chúng ta.

Stephen B. Young
St Paul, Minnesota, Oct 27, 2013

VB

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 01-05-2014
Reputation: 43191


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 114,559
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	YOUNG_gap-TT-Diem.jpg
Views:	26
Size:	41.9 KB
ID:	556552  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,077 Times in 5,065 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 133 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.13931 seconds with 13 queries