Mẹ Việt kể chi phí nuôi dạy con ở Trung Quốc - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mẹ Việt kể chi phí nuôi dạy con ở Trung Quốc
Mỗi tháng nuôi con trai ăn học hết 6.000 tệ, chị Quỳnh, người đang sống ở Bắc Kinh, nói sẽ không sinh thêm dù chính phủ Trung Quốc khuyến khích.

Đoàn Thị Quỳnh, 35 tuổi, lập gia đình với người chồng Trung Quốc và sinh được một bé trai 3 tuổi, cho biết không có ý định đẻ thêm, khi được hỏi về chính sách khuyến khích sinh con thứ ba của chính phủ Trung Quốc.

Chị Quỳnh là người Quảng Ninh, tốt nghiệp thạc sỹ ở Trung Quốc, định cư hơn 9 năm tại Bắc Kinh. Sau khi sinh bé, chị ở nhà trông con, vì chính quyền Bắc Kinh quy định trẻ đủ ba tuổi mới được đi học trường mẫu giáo công.

Học phí trường công chưa tới 1.000 tệ/tháng (156 USD). Nếu muốn cho con đi học sớm, phụ huynh có thể gửi trường tư, nhưng học phí lên tới 6.500 tệ/tháng (1.015 USD). Bé Tôm, con trai chị Quỳnh, chưa đủ tuổi đi học trường công nên chị chỉ tốn tiền cho con học các lớp năng khiếu như cưỡi ngựa, vẽ, xe thăng bằng.

"Mỗi tháng tôi nuôi con hết 6.000 tệ (900 USD). Vợ chồng tôi thống nhất không đẻ nữa không phải vì không nuôi nổi con. Nhiều bạn bè người Trung Quốc không thiếu tiền nhưng cũng không muốn sinh con thứ hai, vì họ không có kinh nghiệm nuôi dạy con, nên chỉ đẻ một đứa để nuôi dạy cho tốt".

"Khi nào nhà nước cho mỗi tháng 5.000 tệ (781 USD) để nuôi con tới năm 18 tuổi, cho đi học miễn phí, thì may ra tôi mới tính đẻ tiếp", chị nói đùa. "Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch cho sinh con thứ ba nhưng chưa hoàn thiện, trong khi dư luận vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều vợ chồng sinh con thứ hai chưa thấy lợi gì, chỉ thấy hạnh phúc gia đình đi xuống, thậm chí ly hôn, đừng nói tới sinh con thứ ba".

Chị Quỳnh cho biết nhà chị mới có một con nhưng hai vợ chồng "đã cãi nhau suốt ngày". "Lắm hôm nửa đêm còn lôi nhau dậy để họp gia đình, thống nhất cách nuôi dạy con", chị chia sẻ.

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích các gia đình sinh thêm con, số ca sinh hàng năm của Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh xuống mức thấp kỷ lục trong số liệu điều tra dân số được công bố đầu tháng này. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết các bà mẹ Trung Quốc năm ngoái sinh 12 triệu trẻ, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức sinh thấp nhất trong gần 6 thập kỷ qua.

Tỷ lệ sinh của Trung Quốc là 1,3 con/phụ nữ, thấp hơn mức 2,1 cần thiết để đảm bảo dân số ổn định. Số con trung bình mà một phụ nữ Trung Quốc muốn có trong năm ngoái là 1,8.

Nguyễn Thị Thu Hà, 36 tuổi, người Việt duy nhất công tác tại Viện nghiên cứu học thuật và thực hành kinh tế Trung Quốc, cũng có chung quan điểm với chị Quỳnh. Chị Hà lập gia đình với bạn cùng lớp tiến sĩ, người hiện là phó giáo sư giảng dạy tại một trường đại học danh tiếng ở Bắc Kinh.

"Chồng tôi muốn sinh thêm, nhưng tôi thấy đủ rồi. Con học lên càng cao thì chương trình càng nặng, sẽ cần bố mẹ ở bên kèm cặp. Công việc của tôi và chồng đều bận rộn, nên tôi muốn nhiều thời gian nhất có thể cho con", chị Hà, nữ tiến sĩ quê Hải Phòng, tâm sự.

Bé Mỹ Mỹ nhà chị Hà năm nay 3 tuổi 9 tháng, theo học trường mẫu giáo công thuộc đại học Thanh Hoa, với học phí ưu đãi 900 tệ (140 USD). Ngoài thời gian học trên lớp, chị còn cho con học thêm môn năng khiếu là thể dục và xếp hình, một tuần hai buổi, mỗi buổi 90 phút với giá 500 tệ (78 USD).

Chị Hà cho rằng sẽ không có nhiều cặp vợ chồng sinh con thứ ba theo chính sách khuyến khích của chính phủ Trung Quốc. "Tôi nuôi một đứa đã bở hơi tai rồi, đừng nói tới đứa thứ hai", chị cười.

Gia đình có điều kiện, chồng làm kinh doanh ngành nhựa và luôn muốn sinh thêm con, nhưng chị Nguyễn Phương Giang, 34 tuổi, không đồng ý. Nghỉ việc giám đốc chăm sóc khách hàng cho một công ty bất động sản ở Nam Ninh hơn hai năm trước để sinh bé Eric, chị Giang chờ con đủ lớn để gửi mẫu giáo và đi làm lại.

"Sinh xong bé Eric, hai vợ chồng ở nhà thay nhau chăm con. Mỗi tháng cháu ăn hết 6-7 hộp sữa bà ngoại gửi từ Australia sang. Quần áo, giày dép thay mới liên tục do cháu lớn nhanh. Mỗi tháng chi phí nuôi con khoảng một vạn tệ (1.600 USD), chiếm 50% ngân sách chi tiêu gia đình", chị Giang cho biết.

"Chồng tôi rất tâm lý, mọi chuyện đều nghe vợ nên tôi không bị áp lực. Tôi không muốn sinh thêm nữa vì muốn dành thời gian phát triển sự nghiệp bản thân", người phụ nữ quê Hải Phòng, tốt nghiệp hai bằng đại học ở Trung Quốc và Australia, nói.

Trong gần 40 năm, Trung Quốc thực thi "chính sách một con", một trong những quy định về kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Nước này dỡ bỏ chính sách một con từ năm 2016 do lo ngại lực lượng lao động bị già hóa và kinh tế trì trệ.

Chính phủ Trung Quốc cuối năm ngoái ước tính dân số đạt mức cao nhất vào năm 2027. Tuy nhiên, các nhà nhân khẩu học tin rằng dân số Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu suy giảm trong vài năm tới.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-09-2021
Reputation: 24152


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,000
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	mv.jpg
Views:	0
Size:	255.8 KB
ID:	1806846  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,683 Times in 3,228 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:05.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08225 seconds with 15 queries