Đưa tiễn Nhất Linh (*) - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đưa tiễn Nhất Linh (*)
Tháng bảy trời nóng sôi trên các nẻo đường ở Huế. Hoa phượng say nắng ngất lịm trên cành. Tiếng ve âm vang mê mải trong các vườn cây thúc giục mọi người hăy kéo nhau vể băi Thuận An hay lên Ngự B́nh t́m nơi mát mẻ – nhà Huế nhà nào cũng có vườn hay sân trong bóng rợp, mấy chú ve thường kéo đến trong các tùm cây nhăn, cây vải, cây chôm chôm suốt ngày ca hát đàn đúm hầu như không biết mệt, ra rả sáng trưa chiều trong khoảng không gian khật khừ của thành phố mọi năm tháng bảy vắng hoe bóng học tṛ. Nhưng năm ấy thành phố rộn rực khác thường với những đoàn xe đạp hàng loạt lên chùa, bến xe đ̣ ở chợ Đông Ba tấp nập sinh viên lên xuống Đông Ba Từ Đàm, Đông Ba Diệu Đế. Tiểu thương chợ Đông Ba, nổi tiếng là hậu cần trung thành và đắc lực trong phong trào đ̣i b́nh đẳng Phật giáo tại Huế – v́ họ toàn là đệ tử của các ôn trên núi, nên luôn luôn sẵn ḷng bỏ hết của cải ủng hộ chùa mà họ cho đó là làm việc thiện để tích đức cho công việc doanh thương. – cũng hăng hái không kém sinh viên, trên bến xe họ gửi gắm hoa quả, thực phẩm, hương đèn lên cúng chùa, một người làm là mười người làm theo, rồi hai ba bốn chục người… đến nỗi xe đ̣ lắm khi đầy nhóc lương thực cúng chùa, bác lơ xe và anh tài không la rầy mà lại cuời toe bấm c̣i inh ỏi. Mỗi lần xuống chợ Kha, Đông, Tùng, Bính, Côn, Hiệp bao giờ cũng thấy vui hơn Tết, v́ không cần mở miệng là đă được kư gửi tới tấp các phẩm vật của các chị các o lăng xăng bỏ hết thứ này thứ nọ nào bún nào đường, nào gạo nào ḿ trong lúc các mệ cười ngỏn nghoẻn sau quầy hàng ủng hộ, và dĩ nhiên là bánh trái đủ thứ được giúi vào túi đăy với những nụ cười rất xinh. Sau này anh em hay t́nh nguyện xuống chợ là v́ thế và lắm khi phải rút thăm để xem ai được đi trước. Và bến xe Đông Ba bỗng nhiên náo nhiệt hơn hẳn một thời.

Tháng bảy năm ấy chúng tôi không ai bảo ai mà chẳng có đứa nào nghĩ đến chuyện đi nghỉ hè, chỉ có một vài người bố mẹ bắt lánh mặt nên được vé máy bay đi vào Sài G̣n, Nha Trang, Đà Lạt. Bửu Tôn, Đoàn Duy vào Sài G̣n sau khi chùa Từ Đàm được giải phong tỏa (11. 06. 63), nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, vào Sài G̣n chỗ tới lui vẫn là các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, lại gia nhập vào Đoàn Sinh viên Phật tử Sài G̣n đi biểu t́nh, tuyệt thực. Riêng đoàn sinh viên Phật tử Huế lại càng bận rộn sau khi bản thông cáo chung được kư kết giữa Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật giáo và Ủy ban Liên Bộ của chính phủ (ngày 14. 06. 63). Cuộc thương lượng được kết thúc nhanh chóng không ngờ, không nói ai cũng biết “ngọn lửa Thích Quảng Đức” đă tác động mạnh mẽ dường nào lên phía chính quyền từ đầu "nay lần mai lữa" chỉ hứa hẹn suông. Sau hai tuần bản thông cáo chung được công bố, Phật tử kiên nhẫn chờ đợi chính quyền thực thi những lời cam kết, nhưng mọi người dần dần thất vọng và nghi ngờ thiện chí của chính quyền. Khắp nơi nổi lên những hiện tượng giả phản hồi cuộc vận động Phật giáo được các cấp chính quyền khuyến khích mạo danh tổ chức, nhóm Cổ Sơn Môn được ông Nhu khuyến khích lên tiếng bôi nhọ Ủy Ban Liên Phái Phật giáo để gây chia rẽ, phụ nữ liên đới, thanh niên thanh nữ cộng ḥa đến các chùa t́m cách nhục mạ quí Thầy. Bà Nhu tuyên bố ngài Quảng Đức tự thiêu là "thầy tu tự nướng" và tuyên bố tiếp sẽ "cho xăng mà nướng thêm" và sẽ "vỗ tay mà cười"… đến nỗi thân phụ bà ông đại sứ Trần Văn Chương… phải lên tiếng từ con.

Chúng tôi được giao phó cho công việc đối nội và đối ngoại từ sau buổi cầu siêu Ḥa Thượng Thích Quảng Đức tại chùa Từ Đàm ngày 2.7.1963, cũng là ngày của cuộc vận động Phật giáo bước sang đợt 2: Đ̣i thực thi bản thông cáo chung. Chúng tôi có bổn phận giải thích bản thông cáo cho các tầng lớp Phật tử và phải tiếp các phóng viên báo ngoại quốc đến Huế. báo chí khắp nơi, BBC, đài VOA, đài Úc, báo chí Pháp Le Monde v.v… càng lúc càng chú ư đến phong trào Phật giáo tại miền Nam và họ đă chứng kiến những “cuộc biểu t́nh huyền diệu” của học sinh, sinh viên Phật tử. Không khí Huế sục sôi với những cuộc biểu t́nh, tuyệt thực bất bạo động bất cứ nơi nào, trước chợ, nơi bến xe, trước tỉnh đường, trên dốc Nam Giao, trước văn pḥng Viện Trưởng viện Đại học do Linh mục Cao Văn Luận làm viện trưởng. Phong trào sinh viên học sinh càng ngày càng sôi nổi với những buổi hội thảo phân tích bản thông cáo và phê b́nh thái độ khinh thị bản thông cáo của chính quyền.

Chính trong bầu không khí ấy, tin Nhất Linh tự vẫn đă đến với tôi khi vừa dựng xe sau nhà bếp chùa Từ Đàm để vào pḥng họp Đoàn. Hôm ấy là ngày 7.7.1963. Người báo tin cho tôi là anh Vĩnh Kha đang ngồi trên xe Vespa chạy trờ tới. Anh Vĩnh Kha nói giọng thất thanh: "Này, Kim Lan, Nhất Linh tự vẫn sáng nay rồi!" Nghe giọng anh như lạc đi một chút trong cơn nghẹn. Tôi hỏi lại bằng câu cố hữu kiểu Huế của tôi: "Thiệt không?". Anh Kha lần này không bắt bẻ câu hỏi ngớ ngẩn như mọi lần mà chỉ lắc đầu, h́nh như anh rất xúc động – anh Kha không thuộc vào một đảng phái nào từ trước đến giờ nhưng tin Nhất Linh tự vẫn làm anh xúc động đến lặng người khác hẳn ngày thường khi gặp tôi anh hay nói huyên thuyên - tôi lếch thếch đi theo anh vào pḥng họp. Từ bếp chùa lên đến pḥng họp Đoàn SVPT bên phía sân trái của chùa không dài, tiếng guốc của tôi khua lóc cóc trên nền xi măng đơn độc, tôi chưa thể định h́nh một cảm giác nào rơ rệt, mơ hồ nghe trong âm vang tiếng guốc giọng học bài năm nào thoáng lên lởn vởn:

“Thằng Ḅ, cái Nhớn cái Bé… không, anh phải sống” [1]

Hồi c̣n trung học chúng tôi đă học Nhất Linh trong giờ "văn chương". Trích đoạn truyện ngắn này đă nằm sâu trong kư ức khó mà gột rửa, nhưng cũng khó mà gợi nhớ, nếu chúng không tự bật ra. Trong giờ phút nghe tin nhà văn Nhất Linh mất, bỗng nhiên "Anh phải sống" lại hiện về. Một dẫn chứng phi lư trong giờ phút nghe Nhất Linh mất, nhưng hăy để nó phi lư như thế trong đầu óc bé nhỏ của tôi.

Anh em đă đến đông đủ trong pḥng họp. Anh G. đoàn trưởng của chúng tôi đă đến từ sáng sớm, anh cầm viết trong tay hí hoáy thảo mấy gịng trên giấy, ngẩng đầu lên anh bảo: "Nhất Linh tự vẫn!" Anh em im lặng một giây như để mặc niệm hay để ư thức rơ cái chết của một nhà văn Việt Nam lừng lẫy quen thuộc nhất thời ấy. Sau đó chúng tôi thảo luận và đồng ư với nhau: “Chúng ta nên gợi ư tổ chức lễ truy điệu nhà văn Nhất Linh tại chùa Từ Đàm, đề nghị mời khoáng đại, nhất là trong giáo giới, sinh viên, học sinh, trí thức, giới đại học. Ai muốn đến tụng kinh th́ đến. Chúng ta thường trực suốt ngày ở chánh điện Từ Đàm. Phật tử chỉ truy điệu văn hào Nhất Linh mà thôi!”

Đến lúc đó chúng tôi chưa được đọc di chúc của Nhất Linh, măi đến chiều, chúng tôi mới được đọc nguyên văn:

“Đời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập là một tội nặng, sẽ làm mất nước vào tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy ḿnh như Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.

Ngày 7-7-63, Nguyễn Tường Tam.”

Tin Nhất Linh tự vẫn đă làm chấn động không ít toàn thể giới trí thức và văn nghệ sĩ miền Nam. Tôi không muốn nhắc đến vai tṛ chính trị của ông. Có phải tôi là người duy nhất không nghĩ đến vai tṛ của Nguyễn Tường Tam trong Quốc Dân Đảng? Phải nói dạo ấy tôi mù mờ về các chính đảng là như thế, bù vào sự mù mờ này là trực giác về việc phải làm trong giây phút hiện tại. Tôi đă sững sờ nghe tin Thích Quảng Đức tự thiêu, hôm nay lại bàng hoàng nghe Nhất Linh tự vẫn trong ḷng cuộc vận động Phật giáo cho công bằng. H́nh như những tin đó làm cho tôi không c̣n nghĩ đến sợ hăi và suy tính nào khác hơn là… tham dự, là trong cuộc với mọi người. Cho nên đi đưa đám Nhất Linh tôi đă đi đưa với tâm trạng của một kẻ đọc và học văn Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn Đoàn từ những thập niên 51/63, khi tôi bắt đầu mê say đọc tiểu thuyết. Cuộc vận động Phật giáo và phong trào 63 là thế, mọi việc h́nh như đến từ trái tim…

Đám tang đưa tiễn Nhất Linh ở Huế thật lớn. Các giới trí thức đều đi đưa tiễn, họ không ngại ngần bị chụp mũ theo Quốc Dân Đảng chống chính quyền nữa. Cái chết của Thích Quảng Đức và của Nhất Linh đă phá vỡ tất cả những e ngại thường có trong giới trí thức đắn đo. Ở trong phong trào cuộc vận động, tôi cảm nhận được sự rúng động của ngày 7.7.63 này đă lan đến tầng lớp trí thức như thế nào. Sự bất b́nh của mọi tầng lớp, lần này không những của Phật tử mà c̣n các giới trí thức già và trẻ đối với chính quyền đến thời điểm ấy đă lên cao độ. Ngày đưa tiễn Nhất Linh cùng một lúc với đám tang của Nhất Linh ở Sài G̣n.

Chúng tôi tuần hành trong im lặng qua các đường phố, ban đầu một nhóm khoảng chừng trăm người, nhưng càng đi, bỗng thấy từ đâu, một số người đi xe đạp xuống xe cùng bước, bộ hành đang đi bỗng xen vào hàng ngũ, khách bàng quan lảng vảng bên ngoài cũng cất bước theo và cứ thế chúng tôi đi qua các đường phố từ chùa Diệu Đế qua phố chợ Trần Hưng Đạo, qua cầu Trường Tiền, người đi càng lúc càng đông, học sinh, giáo chức, sinh viên, thanh niên, nghệ sĩ bỗng như được một phép mầu thúc đẩy từ mọi ngả tụ về. Qua chợ Đông Ba, đă thấy những ṿng hoa đột nhiên trong tay những người đi trước, hương, đèn tự nhiên không chân mà đến nằm trong tay của mỗi người. Chúng tôi truy điệu Nhất Linh bằng những hương hoa của các nhà hảo tâm vô danh, bằng tiếng chuông chùa Từ Đàm của những người tự nguyện gióng lên và bằng lời cầu nguyện thành tâm của đoàn người diễn hành vừa đi vừa niệm “Nam mô thiếp dẫn đạo sư A di đà Phật” vang vọng trên khắp các nẻo đường, bằng những bước đi lang thang bất định, vu vơ góp nhặt từng t́nh cảm mà người qua đường – khi nghe tuần hành tiễn nhà văn Nhất Linh – đă dừng lại và gửi theo, như một cuộc “nhặt lá bàng” trong một đêm lộng gió - chỉ khác cuộc tuần hành hôm ấy nóng cháy cơn lửa hạ nồng. Chúng tôi đi như thế, chân bước như không muốn dừng lại nữa.

Riêng tôi, trên đường đi tôi cảm nhận hơn một lần, h́nh như đưa tiễn Nhất Linh tôi đang đưa tôi, đang đưa một chặng đường văn học của quăng đời thanh xuân của ḿnh. Trong tất cả những phê b́nh nhóm Tự Lực Văn Đoàn vào những thập niên sau của nhóm tả khuynh, một điều đă không được nêu ra hay nếu có nêu ra th́ cũng xen lẫn với một nụ cười hoài nghi hay bẽn lẽn không chịu thừa nhận: trong giai đoạn văn chương chuyển tiếp chính Tự Lực Văn Đoàn đă cho thế hệ 40/50/60 và có lẽ nửa thập niên 70 thấm nhuần một văn phong nhẹ nhàng, trong sáng, chững chạc và chuẩn mực của ngôn ngữ Việt đang dần dà chấn hưng, một công tŕnh hiếm có trên văn đàn Việt ngữ. Lướt qua những khía cạnh tư tưởng nhuốm màu tiểu tư sản và lắm khi có chút vọng ngoại thời thượng (mà có lẽ ngày hôm nay lại được xem như là một mốt “trở về” lắm khi c̣n kệch cỡm hơn) văn học Nhất Linh và Tự Lực Văn Đoàn đă đưa người đọc “trở về” với thiên nhiên Việt Nam, đánh động sự nhạy cảm sáng tạo qua từng cảm xúc với thiên nhiên và thế giới bên ngoài. H́nh như tôi nhớ không lầm, những đêm trăng ở Huế, những buổi sáng mai trong khu vườn cây xanh, giọt mưa đầu mùa, hoa cau thơm trong vựn, hoa bưởi về khuya, hoa khế lấp lánh trong nắng, màu quả na xanh như ngọc... tất cả những ấn tượng này tôi đă thâm nhập không ít th́ nhiều qua Nhất Linh. Phần nhiều chỉ là những ngón tay chỉ tín hiệu đường đi trong những năm tập viết… Có nhiều đoạn văn của nhóm TLVĐ tôi đă thuộc nằm ḷng:

“Duy nh́n lên, giàn đậu ván in lên nền trời xanh những chiếc lá xanh lục, những bông hoa màu tím nhạt…bỗng nhiên cả một quăng đời thơ ấu hiện ra, đầy ư tưởng trong sạch và đầy ư muốn làm việc thiện” (Hoàng Đạo, Con đường sáng).




Chừng đó cũng đủ gợi cho tâm thức một thứ ánh sáng thúc giục lên đường… để tự giác ngộ. Rất nhiều góp nhặt thu lượm vô thức trong lúc mê mải ngấu nghiến món ăn tinh thần hầu như duy nhất của thời xa, với thành tâm trong văn chương và không chút ngụy tín trong ngôn ngữ, h́nh như đó là con người Nhất Linh: “Đối với tôi, những cơn gió tôi chờ đón đă nổi lên, khiến tôi đêm qua lạnh cả tâm hồn, nhưng lá bàng nhặt được không là bao. Lại không biết có ấm được ḷng ai ở xa không?” (Nhất Linh, Đôi bạn)

Tôi đă đưa tiễn Nhất Linh trên đường lên chùa Từ Đàm với một chút “ḷng sao lạnh” xen lẫn tri ân…

T.K.L

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-05-2021
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	7.jpg
Views:	0
Size:	9.2 KB
ID:	1785723  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-05-2021)
Old 05-05-2021   #2
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Thank you
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to QQQ_Cake For This Useful Post:
florida80 (05-06-2021)
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:40.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10989 seconds with 15 queries