Kư ức tháng Tư của một “hạ sĩ quèn” Ông Tạ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Supseries Resize Kư ức tháng Tư của một “hạ sĩ quèn” Ông Tạ
Ngày đó, tôi là một người lính trẻ 24 tuổi cấp bậc Hạ sĩ nhất tùng sự tại Ban Hành Chánh Trung Tâm Quản trị Trung ương, KBC 4204. Ba tôi là Bùi Dzinh, một sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, cấp bậc cuối cùng là đại tá tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ binh. Ông đă bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của Trung tướng Dương Văn Minh tước đoạt binh quyền và sa thải khỏi Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa v́ lư do phản đảo chánh ngày 1-11-1963 nhằm cứu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm.

Gia đ́nh ba mẹ tôi cùng tất cả các con đă ở lại sau ngày 30-4-1975 là v́ Ba tôi không muốn đi ra nước ngoài. C̣n nhớ hồi cuối tháng 3 và đầu tháng 4, sau khi Cam Ranh rồi Phan Rang thất thủ, nhà tôi có nhận được lá thư của đại tá Lư Trọng Song, tùy viên quân sự Ṭa Đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Anh (em ruột mẹ tôi) từ Luân Đôn gửi về, kèm theo bản tin ngắn cắt từ một tờ báo Anh ngữ, nhận định t́nh h́nh miền Nam Việt Nam rất bi quan. Cậu ấy khuyên ba mẹ tôi nên thu xếp cho con cái ra nước ngoài.

Mẹ tôi theo đó đă sửa soạn đồ dùng cá nhân cho từng đứa con để chuẩn bị di tản như hồi Việt cộng tấn công dịp Tết Mậu thân 1968. Lúc ấy, các em tôi, bảy đứa, d́u dắt nhau về trung tâm Sài G̣n. Ba mẹ chất đầy đủ vật dụng và bế thằng Út mới chưa đầy năm vào chiếc Renault, lái vào tá túc ở nhà cậu tôi là đại tá Song trong cư xá sĩ quan Chí Ḥa; căn nhà ở hồ tắm Cộng Ḥa giao cho tôi và Cường, em kế tôi giữ, với một khẩu carbine M.2 và một thùng đạn 500 viên.

Tuần cuối tháng 4, một người lính của Trung tướng Trần Văn Trung (Tổng cục trưởng Cục Chiến tranh Chính trị) đến nhà thăm hỏi t́nh h́nh. Ba tôi bảo không muốn đi đâu cả, rồi ông nói thêm rằng ḿnh đă từng du học Pháp và Mỹ, biết hoàn cảnh xă hội của họ phức tạp, nên không muốn cho con ra nước ngoài. Thế rồi mọi chuyện xảy đến. Ngày ông Dương Văn Minh thay thế Tổng thống Trần Văn Hương là 28-4-1975. Có tin “Big Minh” (biệt danh của ông Minh) muốn mời Ba tôi cùng cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát thành lập Sư đoàn Bảo vệ Thủ đô Sài G̣n. Nhưng ba tôi không nhận lời. Ngày 29-4, trong bữa cơm chiều, tôi nh́n ra đường Phạm Hồng Thái, thấy các binh sĩ Nhảy dù đang đi bộ hàng dọc với ba lô súng đạn đầy đủ, từ dưới ngă tư Bảy Hiền về hướng ngă ba Ông Tạ trong cơn mưa nhẹ.


Tác giả Bùi Dzũng (phải) cùng những người bạn, dịp Tết Nguyên Đán Ất Măo ngày 11-2-1975 (lúc ấy bị cắm trại 100% trong doanh trại Trung Tâm Quản trị Trung ương; từ 30-4-1975 đến nay, họ chưa có dịp gặp lại nhau (ảnh tác giả cung cấp)
Thêm một lần, tôi lại hỏi:

Thưa Ba, con thấy lính Nhảy dù đang di chuyển từ dưới ngă tư Bảy Hiền ngang qua nhà ḿnh về hướng ngă ba Ông Tạ, nghĩa địa Đô Thành để vô trung tâm Sài G̣n và có thể họ sẽ ra bến tàu (tôi đoán). Vậy ḿnh có nên di tản gia đ́nh đến bến Bạch Đằng ngay bây giờ không?

Ba tôi không trả lời câu hỏi, chỉ bảo: “Ăn cơm xong con cứ về đơn vị; ở nhà có ba lo”.

Tối hôm đó, 29-4-1975, tôi trở vào đơn vị là Trung tâm Quản trị Trung ương ở đường Tô Hiến Thành thuộc Quận 3, Sài G̣n; đối diện trại Đào Bá Phước của Bộ chỉ huy Binh chủng Biệt động quân, lănh súng đạn ứng chiến cùng đồng đội. Tuy đơn vị chúng tôi trực thuộc Pḥng Tổng quản trị Bộ Tổng tham mưu, nhưng trú đóng trong địa bàn của Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô Sài G̣n, nên trách nhiệm pḥng thủ của chúng tôi từ phía sau lưng giáp với nghĩa địa Đô Thành bọc ṿng cư xá sĩ quan Chí Ḥa, dọc theo đường Bắc Hải ra Nhà Dây thép gió, ngă ba đường Lê Văn Duyệt đối mặt với trại Nguyễn Trung Hiếu của Tiểu đoàn 1 Nhảy dù, là tuyến pḥng thủ cuối cùng của chúng tôi. Đoạn đường Tô Hiến Thành ra đến đường Lê Văn Duyệt ngă ba Ḥa Hưng thuộc về trách nhiệm của các chiến hữu Biệt động quân c̣n lại ở trại Đào Bá Phước.

Đêm ấy, tôi nhận cuộc điện thoại chót trước 20 giờ của người bạn học là cô Phạm Ngọc Lan, sinh viên năm thứ ba ban Công pháp Đại học Luật khoa Sài G̣n (con Hải quân trung tá Phạm Trung Giám), từ trong cư xá sĩ quan Hải quân ở bến Bạch Đằng. Cô ấy gọi hỏi thăm t́nh h́nh. Tôi mạnh mẽ trả lời rằng ḿnh ở lại để làm “chứng nhân lịch sử”. Khuya hôm đó, đoàn tàu Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa do Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh chỉ huy đă tách bến Sài G̣n về hướng vịnh Subic, Phi Luật Tân.

Ngoài nón sắt cá nhân, mỗi người lính được phát một khẩu carbine M2 với vài kẹp đạn, ngoài ra thêm vài quả lựu đạn MK3. Nghĩ lại mà buồn, từ sau Hiệp định Paris tháng 1-1973, ngoài việc rút dần lính Mỹ th́ viện trợ cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa bị Chính phủ Mỹ cắt giảm dần, từ đó vũ khí quân trang hư hỏng chỉ được “một đổi một” chứ không cấp thêm. Cho nên trong những năm cuối cùng của cuộc chiến, bên Quân nhu – Tiếp liệu thâu hồi xe cộ, áo quần, súng đạn – chẳng hạn như súng cá nhân M16, xe Jeep… để bổ sung thay thế cho các đơn vị tác chiến bị hư hỏng. Thế nên sau đó một cuốc xe Jeep phải đón ít nhất ba vị sĩ quan cao cấp chứ không mỗi người một chiếc như trước. Em của mẹ tôi, trung tá Lư Trọng Lễ, K.4 trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt đi làm bằng xe Honda 67 riêng; mỗi ngày từ hồ bơi Cộng Ḥa vào Trại Trần Hưng Đạo, chứ không có tài xế đưa đón bằng xe riêng như lúc cậu làm tỉnh trưởng Khánh Ḥa năm 1970-1971.


Ông Bùi Dzinh năm 1967 (ảnh tác giả cung cấp)
Trở lại t́nh h́nh của đơn vị. Vào khoảng quá nửa đêm 29-4, có những loạt đạn nổ từ phía ngoài nghĩa địa Đô Thành Chí Ḥa (nay là công viên Lê Thị Riêng). Khi một quả B.40 phá thủng bức tường đơn vị thuộc Khối Điều hành nằm sát ṿng rào nghĩa địa th́ sự hốt hoảng trong đơn vị bắt đầu. Một số quân phạm đang chờ phân phối bổ sung đi các đơn vị đă lợi dụng sự náo loạn và gây mất trật tự, bất tuân thượng lệnh; có những hành vi la ó, chửi bới, rồi chuồn khỏi doanh trại. Sau khi một số lính đào tẩu, anh em binh sĩ cơ hữu và thặng số c̣n lại đă tạm ổn định tinh thần, duy tŕ được kỷ luật, tiếp tục gh́m súng canh chừng Việt cộng, mặc dù thỉnh thoảng vẫn c̣n những tiếng chửi rủa mắng mỏ văng vẳng trong đêm tối.

Tờ mờ sáng 30-4, sau khi chúng tôi nấu nước uống trà và cà phê xong, có lịnh tập hợp điểm danh quân số. Lúc đó mới biết vài sĩ quan chỉ huy đă không c̣n có mặt trong doanh trại nữa! Chúng tôi hoang mang chờ nhật lệnh của Trung tá Bùi Thanh Quư, chỉ huy trưởng Trung tâm Quản trị Trung ương, và trong tư tthế tiếp tục ứng chiến. Măi gần trưa, khoảng 10g, nghe radio phát thanh lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng.

Thế là hết! Đời binh nghiệp gần bảy năm của tôi chấm dứt. Tôi mang súng đạn trả lại kho vũ khí rồi cởi bỏ quân phục, phóng Honda chạy ra khỏi cổng doanh trại. Đến đầu ngă ba Lê Văn Duyệt-Tô Hiến Thành, gần rạp xinê Thanh Vân, th́ bị kẹt đường, do lúc ấy Trung đoàn Gia Định với khăn rằn, mũ tai bèo xen lẫn nón cối và dép lốp đang đi dọc hai bên lề tiến vào trung tâm Sài G̣n, về hướng trại Lê Văn Duyệt và ngă sáu Dân Chủ. Tôi trở đầu xe chạy ngược theo đường Tô Hiến Thành, băng ngang cư xá sĩ quan Chí Ḥa, rẽ ra trường đua Phú Thọ, theo đường Nguyễn Văn Thoại về đến nhà thờ Chí Ḥa.


Đại tá Bùi Dzinh (phải), tháng Ba 1975 tại Đà Lạt, nhân dịp thăm con là SVSQ Khóa 31 Trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt (Bùi Dzũng chụp; ảnh tác giả cung cấp)
Dọc đường, em tôi là Cường, chung đơn vị với tôi, hỏi:

“Ḿnh đi đâu bây giờ hả anh?”

“Muốn đi đâu cũng được nhưng trước tiên là phải về nhà xem t́nh h́nh gia đ́nh ra sao v́ khuya hôm qua, sau đợt pháo của Việt cộng, đường dây điện thoại đă bị cúp! – tôi đáp ngay.

Khoảng nửa tiếng sau, hai anh em chúng tôi về đến nhà th́ bất ngờ quá, ngoài gia đ́nh tôi ra c̣n có cả bà nội. Th́ ra cô Báu (chồng là thiếu tá Nguyễn Ngọc Cử đang chỉ huy một tiểu đoàn Địa phương quân thuộc Tiểu khu Long An) đă đưa bà lên nhà tôi lánh nạn từ tối hôm qua. Thế là tạm ổn. Ba mẹ và mọi người b́nh an. Nhà cửa không bị trúng đạn. Sau một lúc định thần, tôi ra xem phía trước mặt nhà về bên phải th́ thấy sát cây điệp trước nhà ông Tôn và nhà Đức Khiêm số 203, cách nhà tôi ba căn, đă trúng đạn pháo kích đêm trước. Hàng dây điện thoại khu này, do đó, bị các nhánh cây đổ cắt đứt từ khuya hôm qua. Nghe mọi người kể chuyện một xe lam tản thương từ dưới ngă tư Bảy Hiền tối qua, khi chạy đến khúc đường giữa hẻm vào cư xá Tự Do và đường vào nhà thờ Chí Ḥa, bị trúng đạn pháo kích. Tôi đến gần hiện trường, thấy vài mảnh vải c̣n vướng mắc trên dây điện và những mảnh đạn rải rác chung quanh. Thi thể người bị nạn đă thu dọn, chỉ c̣n trơ lại xác chiếc xe cháy đen.

Trưa 30-4-1975, cả nhà quây quần dùng cơm trưa, chuyện tṛ bên cạnh chiếc radio Sony chạy pin phát thanh liên tục, lặp đi lặp lại lời kêu gọi đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Thỉnh thoảng chèn vào bản Nối ṿng tay lớn qua tiếng hát Trịnh Công Sơn và các bản Tiến về Sài G̣n, Giải phóng miền Nam của Huỳnh Minh Siêng (tức nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)… Xế trưa, khoảng 15g, chúng tôi nghe có tiếng ồn ào đập cửa quát tháo trước mặt nhà. Một giọng nói vang lên của người chỉ điểm: “Đó, đó! Đây là nhà tên đại tá ngụy quân”.

Tôi thấy một đám đông, người dân lẫn bộ đội, mang cờ sao vàng trên nền vải nửa xanh nửa đỏ. Dẫn đầu là một đàn ông, mặc đồ đen mang băng vải màu đỏ bên tay trái, tay phải cầm khẩu Colt 45, chĩa thẳng vào chúng tôi. Ông ta yêu cầu mở cửa sân trước nhà cho bộ đội chính qui, khoảng một chục người cầm AK47 và B40, lưng mang balô c̣n cắm lá cây, cùng nón cối có giấy trắng quấn ṿng quanh. Nón viết những ḍng chữ mà tôi c̣n nhớ, đại ư ghi những điều chính phủ Lâm thời Mặt trận Giải phóng miền Nam cam kết “đối xử nhân đạo và bảo vệ tài sản tính mạng nhân dân”…

Tất cả cùng xông vào đứng chật mặt tiền nhà tôi. Người mặc đồ đen cổ quấn khăn rằn có mang băng đỏ ở cánh tay, cùng một bộ đội mang cấp úy có một vạch kèm hai sao nhỏ, đi thẳng từ trước đến phía sau nhà, rồi lên hai tầng lầu. Sau một lúc quan sát, họ nói với ba tôi: Cho họ trú đóng một A (một tiểu đội) thuộc Trung đoàn Gia Định. Dĩ nhiên ba mẹ tôi phải chấp nhận cho họ ở, cùng với nhiều vũ khí và đồ đạc, lương khô, và cả củi dựng dọc hai bên tường nhà.

Họ ở chung nhà măi đến cuối tháng 5, khi nhà chúng tôi có tang. Em trai thứ bảy là Bùi Xuân Ḥa, học sinh lớp 8 trường Thánh Tâm (nay là trường Tân B́nh), qua đời v́ bệnh sau thời gian chữa trị ở bệnh viện Grall (Đồn Đất). Họ chuyển sang đóng nhà bên cạnh, sát vách nhà tôi. Gia chủ nhà hàng xóm này (ba má chị Oanh, Thi, Huyền, Thăng… hiện định cư ở Mỹ) đă ra đi trước ngày 30-4. Căn nhà này đă được giao cho người em chủ nhà từ bên hẻm Cây Điệp – phở Cường đến ở, nhưng chỉ vài ngày sau th́ bị “Bộ đội 30” phát hiện. Họ trục xuất người em và tịch thu căn nhà làm nơi đóng quân. Thời gian sau, căn nhà mang số 213 Cách Mạng Tháng Tám này trở thành trụ sở Công an phường 3, quận Tân B́nh (nay là phường 7).


Tác giả Bùi Dzũng hiện tại
Chuyện đáng nhớ về tiểu đội lính Bắc Việt trú đóng tại nhà tôi: hầu hết họ là thanh niên trẻ ở vùng thôn quê Nam Định, Thái B́nh… Họ đă ở đây trọn tháng Năm. Để nấu ăn, họ chẻ củi tại chỗ. Cứ mỗi khi nghe tiếng chẻ củi, v́ sợ hỏng nền nhà, mẹ tôi lại phải lấy bớt một bếp dầu hôi, mang ra cho họ dùng! Lúc rảnh rỗi, vài “chú bộ đội” đă nhặt được đâu đó vài quyển Playboy của “đế quốc Mỹ”. Họ lén lút chuyền nhau, ra nấp phía sau hè trong vườn nhà tôi, kín đáo coi các ảnh phụ nữ lơa thể. Có lần vô t́nh bị Cường – em trai tôi – bắt gặp.

Cuối năm 1979, khi cùng mẹ tôi ra Bắc thăm nuôi cha tôi, Cường – em tôi – bất ngờ gặp lại anh Dương, một trong những bộ đội tá túc tại nhà tôi sau 30-4-1975. Hai người nhận ra nhau tại ga xe lửa Hà Nội. Dương cho biết từ sau 2-9-1975, các anh được phục viên, về lại miền Bắc, và nay để kiếm sống, Dương phải đi bán hàng rong (bán thuốc và nước chè) ở nhà ga.

46 năm rồi, tôi vẫn ngậm ngùi nghĩ về những ngày ấy: những ngày mà tôi chỉ thấy tương lai mù mịt cho bản thân, cho gia đ́nh và nhiều gia đ́nh Ông Tạ…

Bùi Dzũng, Lyon (Pháp), ngày 22-4-2021

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-05-2021
Reputation: 200894


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,151
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	7777.jpg
Views:	0
Size:	95.6 KB
ID:	1785735  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,854 Times in 12,759 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
vinhduong68 (05-07-2021)
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10968 seconds with 15 queries