Theo như lời đe dọa tấn công Ukraina bằng tên lửa Orechnik của chủ nhân điện Kremlin được đưa ra trong cuộc họp báo tại thủ đô Astana nhân chuyến công du Kazakhstan. khi ông Putin nhắc lại, «không loại trừ» khả năng tấn công các trung tâm đầu năo quân sự và chính trị của Ukraina, «kể cả tại Kiev» bằng tên lửa siêu thanh và dọa thêm rằng «sử dụng tên lửa Orekhnik hai, ba hay bốn lần th́ sức công phá tương tương với một quả bom nguyên tử».
Một vụ nổ drone trên vùng trời Kiev trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraina tối 03/11/2024. REUTERS - Gleb Garanich
Nga tiếp tục duy tŕ áp lực quân sự với Ukraina. Hôm qua 28/11/2027 tổng thống Vladimir Putin dọa sử dụng tên lửa siêu thanh Orekhnik oanh kích các trung tâm đầu năo của Ukraina tại thủ đô Kiev. Lời đe dọa của chủ nhân điện Kremlin được đưa ra trong cuộc họp báo tại thủ đô Astana nhân chuyến công du Kazakhstan.
Trả lời báo chí, ông Putin nhắc lại, « không loại trừ » khả năng tấn công các trung tâm đầu năo quân sự và chính trị của Ukraina, « kể cả tại Kiev » bằng tên lửa siêu thanh và dọa thêm rằng « sử dụng tên lửa Orekhnik hai, ba hay bốn lần th́ sức công phá tương tương với một quả bom nguyên tử ». Lập tức tại Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky tố cáo Nga muốn « kéo dài chiến tranh », đồng thời kêu gọi các đồng minh phương Tây « cứng rắn đáp trả » quyết tâm của Putin « tiêu diệt và tàn phá » Ukraina .
Quân đội Ukraina sáng nay 29/11/2024 cho biết phải chống đỡ với 130 drone của Nga trong đêm qua sau các đợt oanh kích, « nhiều cơ sở hạ tầng, các khu chung cư, nhà ở của dân và xe cộ bị hư hại ». Các thành phố Odessa, Kharkiv, Dnipro và cả Kiev bị tấn công khốc liệt trong ngày 28/11. Thậm chí quân đội Nga đă sử dụng bom chùm, như ghi nhận của tổng thống Zelensky. Trên đài RFI, Oleksandr Kharchenko, giám đốc trung tâm nghiên cứu về công nghệ năng lượng tại Kiev, cho biết bom chùm cản trở công tác phục hồi các nhà máy điện tại Ukraina :
« Đây là lần thứ nh́ Nga sử dụng loại vũ khí này. Lần trước là vào tháng 8/2024 nhắm vào nhiều nhà máy điện. Từ đó đến nay chúng tôi đă cải thiện hệ thống pḥng thủ, củng cố các phương tiện chống bom chùm. Vấn đề đặt ra là ở bên trong các quả bom chùm, có những bom đạn không phát nổ ngay. Do vậy, một khi cuộc tấn công đă chấm dứt, các chuyên viên không thể lập tức can thiệp mà phải đợi nhân viên gỡ ḿn được điều đến hiện trường, tháo dỡ hết các loại vũ khí này. Việc đó đỏi hỏi nhiều thời gian.
Nhiều quả bom bi có thể chỉ phát nổ vài giờ thậm chí là vài ngày sau đó. Thường th́ chúng tôi mất từ 6 đến 10 tiếng đồng hồ mới có thể can thiệp một cách an toàn. Đương nhiên đây là cả một vấn đề đối với những người bị mất điện trong thời gian dài như vậy. Phục hồi các nhà máy điện lại càng đ̣i hỏi thêm thời gian, nhưng đây là điều tuyệt đối cần thiết. Không hơn không kém, đây là một hành vi khủng bố khác nữa từ phía Matxcơva ».