Đang làm việc, nam thanh niên ở Hà Nội đột ngột liệt nửa người bên phải, rơi vào hôn mê. Anh được những người xung quanh nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ Đặng Minh Đức, khoa Đột Quỵ, Bệnh viện Quân Y 103, Hà Nội, cho biết bệnh nhân 25 tuổi nhập viện trong t́nh trạng rối loạn ư thức, ngôn ngữ, tiên lượng rất nặng vào ngày 21/11.
Thanh niên này có tiền sử khỏe mạnh, tuy nhiên nghiện thuốc lá, hút hơn một bao mỗi ngày trong suốt 7 năm qua.
Ngày nhập viện, sau khi thăm khám và chụp CT sọ năo, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc một động mạch lớn, nguy cơ tử vong 70-80%, "nếu sống sót cũng bị liệt".
Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định tái thông mạch máu năo bằng biện pháp can thiệp nội mạch. Thời gian "vàng" can thiệp là không quá 6 giờ. May mắn, bệnh nhân được can thiệp kịp thời, thoát nguy kịch, hồi phục hoàn toàn.
Bác sĩ Đức cho hay thông thường, người trẻ bị đột quỵ do dị dạng mạch máu năo, gây biến chứng chảy máu năo. Riêng trường hợp này, bệnh nhân bị xơ vữa mạch máu năo, hẹp động mạch, do nghiện thuốc lá. Đây là một trong nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ.
PGS.TS Đỗ Đức Thuần, Phó trưởng khoa Đột quỵ, đánh giá đây là ca bệnh đặc biệt do đột quỵ dưới 30 tuổi, khi can thiệp bị tái tắc mạch, "gần như bước hai chân vào cửa tử". Bác sĩ đă đặt stent nội sọ, một kỹ thuật mới, tiến bộ giúp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn.
"Người bệnh đột quỵ trẻ tuổi thường đến bệnh viện muộn, bỏ qua giờ vàng điều trị can thiệp. Nguyên nhân từ việc chủ quan không nghĩ ḿnh bị đột quỵ", bác sĩ Thuần nói.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ với tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 40%. Đặc biệt, người trẻ và trung niên chiếm khoảng 30% trong tổng số ca đột quỵ.
Đột quỵ ở người trẻ tuổi ít phổ biến hơn so với người lớn tuổi nhưng đang có xu hướng tăng lên. Một số nguyên nhân chính thường gây đột quỵ ở người trẻ bao gồm:
- Cao huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ ở cả người trẻ và người lớn tuổi. Nhiều người trẻ có thể không nhận thức được t́nh trạng cao huyết áp của ḿnh, dẫn đến việc không điều trị kịp thời.
- Bệnh tim mạch: Các bệnh lư như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh, hoặc viêm nhiễm tim có thể gây ra hiện tượng h́nh thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Dị dạng mạch máu năo: Một số người trẻ có thể bị dị dạng mạch máu năo bẩm sinh như ph́nh động mạch hoặc dị dạng động tĩnh mạch (AVM), làm tăng nguy cơ chảy máu năo và gây đột quỵ.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh:
Hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ h́nh thành cục máu đông và gây xơ vữa động mạch.
Uống rượu bia: Uống nhiều rượu bia có thể dẫn đến tăng huyết áp và làm tổn thương mạch máu, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ.
Sử dụng chất kích thích: Sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích như cocaine có thể gây co thắt mạnh các mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Rối loạn chuyển hóa và béo ph́: Béo ph́ và rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường, tăng cholesterol máu) góp phần vào quá tŕnh xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Ngoài ra, một số người trẻ có thể có tiền sử gia đ́nh mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ, căng thẳng, ít vận động, rối loạn đông máu... cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Để pḥng đột quỵ, bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Duy tŕ dinh dưỡng hợp lư, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn sẵn, mỡ động vật.
|
|