Lịch sử đằng sau kế hoạch hạt nhân của Nga ở Belarus - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lịch sử đằng sau kế hoạch hạt nhân của Nga ở Belarus
Đúng như tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin, thông báo mới đây của Nga về việc sẽ triển khai vũ khí hạt nhân trên lănh thổ đồng minh Belarus là sự lặp lại thông lệ của Mỹ ở châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Nga mạo hiểm sau hai thập kỷ kiên nhẫn

Bất kể căng thẳng gia tăng đến đâu, dường như luôn tồn tại một thỏa thuận bất thành văn giữa Nga và Mỹ rằng chính sách hạt nhân và các hiệp định kiểm soát vũ khí được quyết định trên cơ sở an ninh, chứ không phải chính trị nội bộ. Điều này hiện không c̣n nữa.


Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Biden trong cuộc gặp ở Geneva, tháng 6/2021. Ảnh: AP

Tổng thống Putin cuối tuần trước đă thông báo rằng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus v́ t́nh h́nh chiến sự ở Ukraine, đánh dấu động thái chưa từng có của Moscow kể từ giữa những năm 1990.

Nhưng đáng ngại hơn, theo giới chuyên gia, có lẽ là quyết định hồi tháng 2 vừa qua của ông chủ Điện Kremlin về việc đ́nh chỉ sự tham gia của Nga đối với Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) - hiệp ước vũ khí hạt nhân cuối cùng c̣n tồn tại giữa Nga - Mỹ.

Động thái này từ lâu đă được cảnh báo sẽ làm mất cân bằng hạt nhân mong manh, vốn đă níu giữ ḥa khí giữa các siêu cường hạt nhân.

Và Tổng thống Nga Putin hiểu rất rơ điều này. Trong hai thập kỷ qua, ông đă thể hiện sự nghiêm túc trong vấn đề kiểm soát vũ khí.

Năm 2000, nhà lănh đạo Nga đă bày tỏ sự ủng hộ đối với quá tŕnh cắt giảm vũ khí chiến lược trong một bài phát biểu trước các nhà khoa học trong nước.

Đề cập đến các cuộc đàm phán về hiệp ước kiểm soát vũ khí START II và START III trước đó, Putin cho biết ông t́m kiếm sự ổn định để “làm cho thế giới của chúng ta an toàn hơn và giảm thiểu sự dư thừa vũ khí”.

Gần đây nhất là vào năm 2021, Tổng thống Putin đă thể hiện cam kết này với nhà đồng cấp người Mỹ Joe Biden, khi ông đồng ư gia hạn thêm 5 năm cho New START sau 10 năm ban đầu của nó.

Nhưng giờ đây, các chuyên gia an ninh lo ngại tuyên bố của Tổng thống Nga hồi tháng 2 về New START có thể là “dấu chấm hết” cho những hy vọng về giải trừ hạt nhân đa phương quốc tế - quy tŕnh quan trọng được thiết kế để giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Tổng thư kư Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cảnh báo rằng với quyết định của ông Putin, “toàn bộ cấu trúc kiểm soát vũ khí đă bị dỡ bỏ”.

Mặc dù, một số nhà quan sát đă lưu ư một điểm sáng trong thực tế là Đại sứ Nga tại Vienna, Dmitry Lyubinsky - có lẽ là cố vấn có ảnh hưởng nhất của Điện Kremlin về chính sách hạt nhân - đă nhấn mạnh rằng sự tham gia của Nga vào New START chỉ bị đ́nh chỉ, thay v́ bị hủy bỏ.

Nếu Nga chỉ đơn giản là tiếp tục tạm ngừng các cuộc kiểm tra vũ khí th́ sẽ không có nhiều thay đổi, bởi các cuộc kiểm tra như vậy cũng đă bị đ́nh chỉ mà không gây ra hậu quả ǵ trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19.

Nhưng nếu tuyên bố của ông Putin có nghĩa là sẽ không có bất cứ thông báo nào từ Moscow nữa, th́ điều này có thể dẫn đến các hiểu lầm nguy hiểm trong các vụ thử tên lửa.

“Nga chấm dứt việc duy tŕ thỏa thuận, dẫn đến việc ngừng thông báo cho Washington mỗi khi tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được phóng thử, được bảo dưỡng, hoặc đưa vào kho.

Điều này tác động nghiêm trọng tới khả năng dự đoán của Mỹ, nhưng cũng là sự mạo hiểm không kém đối với Nga” - bà Rose Gottemoeller, người từng là trưởng đoàn đàm phán New START của Mỹ, cho biết - “Làm sao họ có thể lên kế hoạch cho các hoạt động hạt nhân của ḿnh trong tương lai nếu họ không biết điều ǵ đang xảy ra trong lực lượng hạt nhân chiến lược của đối phương?”

Và kịch bản đáng ngại này đang thực sự diễn ra. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 29/3 cho biết, Moscow đă dừng mọi hoạt động trao đổi thông tin với Washington sau khi đ́nh chỉ Hiệp ước New START vào tháng trước.

“Tất cả các loại thông báo, tất cả các hoạt động trong khuôn khổ hiệp ước sẽ bị ngừng, bất kể Mỹ đang ở vị trí nào” - ông Ryabkov trả lời báo giới khi được hỏi liệu Moscow có ngừng đưa ra thông báo cho Washington về kế hoạch thử tên lửa hay không.

Chuyên gia kiểm soát vũ khí Amy Nelson tại Viện Brooking nhận định, trong khi hoàn toàn hiểu được sự ổn định chiến lược và những rủi ro tiềm ẩn của việc đ́nh chỉ New START, Tổng thống Nga Putin “sẽ tiếp tục chơi tṛ chơi kiểm soát vũ khí với các quy tắc của riêng ḿnh. Và Mỹ sẽ buộc phải thích nghi”.

Hệ quả từ cách tiếp cận liều lĩnh của Washington

Trở lại tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược tại Belarus của Nga hôm 25/3, Tổng thống Putin nói rằng động thái này được kích hoạt bởi quyết định của Vương quốc Anh về việc cung cấp cho Ukraine các loại đạn xuyên giáp có chứa “uranium cạn kiệt”.

Nhưng sâu xa, ông đặc biệt lưu ư việc Mỹ đă có hành động triển khai tương tự ở châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.

Thật vậy, các đầu đạn hạt nhân của Mỹ đă được triển khai ở châu Âu từ giữa những năm 1950, và ước tính mới nhất cho biết hiện có 100 đầu đạn hạt nhân của nước này đang ở Bỉ, Đức, Italia, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáng nói, báo giới phương Tây đă tích cực lên án thông báo hôm 25/3 của ông Putin, nhưng lại né tránh thực tế rằng chính Mỹ, trong nhiều thập kỷ, đă đẩy mối nguy hạt nhân đến điểm bùng cháy như thế nào.

Việc Chính phủ Mỹ liên tục vi phạm cam kết không mở rộng NATO về phía Đông sau khi Bức tường Berlin sụp đổ được cho chỉ là một khía cạnh trong cách tiếp cận liều lĩnh của Washington. Trong thế kỷ này, việc phá vỡ các cam kết hạt nhân đă được Mỹ tăng tốc hơn bao giờ hết.

Năm 2002, ông chủ Nhà Trắng lúc bấy giờ George W. Bush đă rút Mỹ khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) - một thỏa thuận quan trọng đă có hiệu lực trong suốt 30 năm trước đó.

Được đàm phán bởi chính quyền Nixon và Liên Xô cũ, hiệp ước quy định rằng các giới hạn của ABM sẽ là “một yếu tố quan trọng trong việc kiềm chế cuộc chạy đua vũ khí tấn công chiến lược”.

Đến thời Tổng thống Barack Obama, Washington đă khởi động một chương tŕnh trị giá 1,7 ngh́n tỷ USD để phát triển hơn nữa các lực lượng hạt nhân của Mỹ, nhưng dưới cách nói uyển chuyển là “hiện đại hóa”.

Tệ hơn nữa, cựu Tổng thống Donald Trump thậm chí đă rút Mỹ ra khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - một thỏa thuận quan trọng giữa Washington và Moscow đă có công loại bỏ toàn bộ danh mục tên lửa khỏi châu Âu kể từ năm 1988.

Trái ngược với cương lĩnh tranh cử năm 2020, ngay từ đầu nhiệm kỳ Tổng thống của ḿnh, ông Biden đă thúc đẩy các biện pháp như đặt các hệ thống chống tên lửa đạn đạo ở các quốc gia NATO mới là Ba Lan và Romania.

Việc gọi chúng là “biện pháp pḥng thủ” không làm thay đổi thực tế rằng những hệ thống đó có thể được trang bị thêm tên lửa hành tŕnh tấn công.

“Thay v́ tránh xa chính sách bên bờ vực chiến tranh của những người tiền nhiệm, ông Biden lại đi theo sự dẫn dắt của họ. Không kịch bản nào về một cuộc tấn công hạt nhân trước của Mỹ lại có thể mang lại điều ǵ đó ư nghĩa. Chúng ta cần những chiến lược thông minh hơn” - Derek Johnson, Giám đốc điều hành của Sáng kiến quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân Global Zero, b́nh luận.

TinNhanh247
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 03-31-2023
Reputation: 13423


Profile:
Join Date: Oct 2014
Location: GB
Posts: 31,062
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5d593d13435eaa00f34f.jpg
Views:	0
Size:	25.1 KB
ID:	2199286  
TinNhanh247_is_offline
Thanks: 16
Thanked 1,570 Times in 1,425 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10 Post(s)
Rep Power: 41 TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6TinNhanh247 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08525 seconds with 15 queries