Lần đầu đến Manila, mảnh đất vừa trải qua băo tố - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Lần đầu đến Manila, mảnh đất vừa trải qua băo tố
Sổ tay phóng viên

MANILA, Philippines (NV) - Tui nhận được thông báo ngắn gọn của chủ bút Thiện Giao “chuẩn bị lên đường đi Philippines” vào sáng ngày Thứ Hai đầu tháng.


Theo dự tính lúc đầu, tui sẽ đi cùng nhóm Trịnh Hội, tức khởi hành vào trưa ngày 17 Tháng Mười Hai. Tuy nhiên, khi gọi đặt vé cùng chuyến bay th́ giá vé ở trên trời. Thế là đành đi trước một ḿnh vào tối ngày 16, vé chỉ bằng 2/3, lại bay thẳng một lèo đến Manila bằng máy bay của hăng hàng không Philippines Airlines, khỏi mất công xuống rồi lại lên hai ba chặng. (Thoạt đầu nghĩ vậy thấy quá ư là khỏe. Nhưng đến lúc nh́n lại thấy chuyến bay dài 16 tiếng rưỡi, trong đó có hơn 1 tiếng dừng lại ở đảo Guam nhưng không cần bước chân ra khỏi chỗ ngồi, mà nghe nó ngán từ cổ đến... mông).

Xe Jeepey, một loại xe “cải tiến” từ xe Jeep nhà binh, là một trong các phương tiện công cộng và h́nh ảnh tiêu biểu của Manila. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Hơn 7 giờ tối, anh chị tui đưa ra sân bay LAX. Quầy kiểm tra vé đi Philippines không đông đúc như cảnh bà con ḿnh về Việt Nam những dịp gần lễ Tết thế này. Nhưng mà, có một điều rất giống nhau là người từ Mỹ trở về thăm thân nhân ở Philippines cũng có những thùng hàng bằng giấy carton to tướng như kiểu người Việt ḿnh trở về cố hương. Dường như bao nhiêu thương nhớ cho người c̣n lại ở quê nhà đều được nhét kín trong những chiếc thùng đó. Nên nó nặng lắm, nặng hơn số kư mà người ta qui định. Thế là, hoặc phải nộp thêm tiền phạt, c̣n không th́ phải lấy bớt đồ ra. Thấy có nhiều người cứ đứng loay hoay tính toán nên mang cái nào bớt cái nào, mà chạnh ḷng, nhớ lúc ḿnh c̣n ở Việt Nam, mỗi lần ba má hay các anh chị em về thăm chắc cũng cố gắng nhét đồ về cho ḿnh như vậy.

Trên tay cầm của cái vali gửi theo tui có cột cái khăn voan của một chị độc giả tặng để dễ nhận dạng. Bà nhân viên kêu tui ghi thêm tên và số điện thoại vào cái “tag” để treo thêm vào đó lỡ có ǵ c̣n biết mà gọi. Nh́n xuống cái “carry-on” của tui, anh chị tui hỏi, “Ủa, sao không kiếm cái ǵ cột vào đây luôn, lỡ người ta lấy lộn th́ sao?” Nghe tui trả lời, “Để làm ǵ, không cần đâu,” hai anh chị kêu, “Trời ơi, nhớ là không phải ở đâu cũng như Mỹ, phải cẩn thận. Sao mà cứ ngơ ngơ như Hai Lúa vậy.” Anh tui lấy thêm cái “tag” bắt tui ghi tên để treo thêm vào cái vali xách tay. Chị tui dặn, “Nhớ bảo trọng, ăn uống coi chừng tiêu chảy, đừng đi ngoài đường ḿnh ên. Đừng cầm điện thoại trong tay lúc đang đi bộ. Cẩn thận với người ăn xin.”

Nhưng có lẽ cảm thấy không yên tâm lắm khi thấy nhỏ em “đi về nơi xứ lạ” mà cứ cà lơ phất phơ, nên lúc tui đă vào trong rồi, chị dâu c̣n nhắn tin, “Hai Lúa có ngủ cũng nhớ coi chừng cái vali.”

***

Chuyến bay của tui dự trù sẽ đến Manila lúc 5 giờ 45 sáng. Trước giờ lên máy bay, nghe thông báo là máy bay sẽ không dừng lại ở Guam mà bay luôn nên sẽ đến nơi lúc 3 giờ 30 sáng. Mọi người vỗ tay rào rào. Tui th́ như con mèo bị cắt đuôi, bởi v́ có đến sớm th́ tui cũng phải ngồi chờ người đón lúc 6 giờ sáng.

Nhưng có lẽ “quới nhơn đăi kẻ khù khờ,” máy bay cất cánh trễ... 3 tiếng! Trời ơi là trời, lên máy bay ngồi từ lúc 9 giờ hơn, tui ngủ mấy chập rồi vậy mà lúc thức giấc vẫn chỉ nghe tiếng động cơ è è è chứ không lên nổi.

Người dân Philippines sử dụng xe Jeepney làm phương tiện đi lại như một kiểu xe lam ở Sài G̣n trước đây, bên cạnh các loại xe gắn máy hay xe đạp, xe hơi. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Tui lấy hành lư xong, vừa đẩy xe ra cửa, mắt chưa kịp đảo hết một ṿng coi đi hướng nào th́ đă thấy một anh chàng mặc quần short, áo thun, mang dép lê, gương mặt rất “manly” bước đến hỏi bằng giọng Hà Nội, “Chị Ngọc Lan phải không? Em là Long bên VOICE.” Tui thở phào. “Sao Long nhận ra ḿnh vậy?” Anh chàng cười, “Em biết chị mà. Đi đón mấy nhà báo th́ lúc nào cũng dễ hơn v́ họ xuất hiện nhiều trên Internet.” À ra thế. Vừa khi đó th́ thấy có một người đàn ông lạ đi đến, trên tay có cầm tấm bảng ghi tên tui. Long giới thiệu đó là anh tài xế của VOICE, người Philippines.

***

Xe đưa tui về khách sạn Seda.

H́nh ảnh đường phố Manila từ lúc bắt đầu ra khỏi sân bay ập vào mắt tui là nó y hệt như nhiều đường phố ở Indonesia, Malaysia hay Việt Nam mà tui đă qua. Nghĩa là nó đan xen giữa những xô bồ, đông đúc, bụi bặm và những công tŕnh hiện đại. Nó không có sự tách biệt rơ ràng giữa thành phố và thôn quê. Cũng chính v́ vậy nên lại cứ ngỡ như ḿnh cũng đang đi về quê hương ḿnh.

Đường phố Manila đan xen giữa hiện đại và nghèo nàn, với các hàng quán dọc theo lề đường. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Xe đông đúc và kẹt như nêm. Xe hơi nhiều hơn xe gắn máy. Nh́n bác tài lái xe, thêm một lần nữa tui mạnh dạn khẳng định rằng những người tài xế xe hơi tại các quốc gia đang phát triển là những người lái xe điệu nghệ nhất. Bởi v́ họ có thể điều khiển, né tránh, luồn lách chiếc xe hơi to đùng như thể một khối uốn dẻo, để chen vào những khoảng trống hiếm hoi nh́n thấy được đâu đó trên đường. Vậy mà không hề va quẹt mới hay.

Ngồi trên xe, Long bảo, “Ở đây không thể nào làm hai cuộc hẹn trong ṿng một buổi được cả.” Lư do? “Kẹt xe.” Chỉ có một quăng đường chừng năm cây số thôi, nhưng muốn đi đến nơi th́ phải dự trù từ một tiếng trở lên. Kẹt xe là một vấn nạn không chỉ ở Manila. Ở Mỹ cũng kẹt xe khối ra đấy, nhưng kẹt ngồi trong xe hơi có máy lạnh nó khác với chuyện hít khói, ngửi bụi lúc ngồi xe gắn máy, hay xe “lam.” Thế nên chẳng trách sao da người Philippines, người Malaysia, người Việt nó cứ bị đen đen, xỉn xỉn.

Đưa tui đến khách sạn xong, Long dặn, “11 giờ em sẽ sang đón chị qua văn pḥng của VOICE ăn cơm trưa ở đó.”

Trải qua hơn 20 tiếng từ lúc ra sân bay LAX đến lúc về được khách sạn ở Manila, tui như một con mèo mướp, bèo nhèo, phờ phạc.

Đúng 11 giờ trưa, nghe điện thoại từ quầy tiếp tân gọi lên nói có người tên Long chờ. Tui đi xuống, mang theo ít kẹo chocolate mua làm quà cho các bạn ở VOICE. Long nói, “Em chở chị đi bằng xe máy.” Lâu quá, không ngồi xe Honda, cũng hơi ớn ớn. Long đưa cho cái nón “bảo hiểm” ụp lên đầu. Ba lô tui đeo sau lưng, và chễm chệ leo lên yên sau.

Thiệt t́nh là có run run. Nhất là những lúc Long lách xe vào những khoảng trống hẹp để t́m đường chạy. Nhưng kinh nghiệm của người có 15 năm lái xe Honda cho tui biết nếu tui sợ, cứ ngồi sau mà né qua đây né qua kia th́ sẽ dễ làm cho người lái mất thăng bằng, và như thế th́ tui cũng sẽ dễ lăn quay xuống đất lắm lắm. Thế nên tui nín thở, à thở nhẹ nhẹ, và ngồi yên... ngắm đường phố đông như mắc cửi, và cũng để cảm nhận hơi nóng của buổi trưa miền nhiệt đới phả vào mặt, vào hai cánh tay của ḿnh.

Đường từ khách sạn về đến văn pḥng của VOICE đưa tui qua những khu nhà cao tầng sang trọng có, mà qua những khu nhà lụp xụp, che chắn bằng những bao đựng gạo, những tấm carton, hay những miếng nhựa lớn cũng có. Tui cũng đi qua các con đường với những quầy hàng tạm bợ được dựng lên, treo lủng lẳng những nải chuối, những gói chip, những bịch ǵ như kiểu chè Việt Nam, hay những quán như kiểu quán cơm b́nh dân dựng lên dọc theo các con đường quốc lộ về miền Tây trước đây. Tui nghĩ chắc các quán này bán thức ăn chính cho buổi trưa, buổi chiều. Họ đựng thức ăn trong các tô đĩa lớn, khách ngồi phía trước cứ chỉ th́ họ múc. Dọc theo các “hàng cơm” đó (cứ tạm gọi vậy cho dễ h́nh dung, chứ tui cũng không biết kêu bằng ǵ) là những chiếc xe như xe lôi ḿnh thường thấy ở bến phà Mỹ Thuận, Cần Thơ lúc trước.

Thêm một điều lạ là tại đây cảnh sát rất đông, nhất là khi đi ngang khu vực doanh trại quân đội và sở cảnh sát. Cảnh sát mặc đồ đen thui đứng khắp nơi trên đường, súng ống đeo dài ngoằn trông rất dữ dằn và dễ cho ḿnh cảm giác như chiến trận, bạo động sắp xảy ra. H́nh ảnh này cho ḿnh cảm giác thiếu đi sự thanh b́nh cần có trong cuộc sống đời thường.

Dẫu vậy, theo Long, vốn là một luật sư ở Hà Nội, sang Manila làm cho VOICE được một năm trong lúc chờ học xong chương tŕnh thạc sĩ, lại cho rằng, không khí ở Philippines dễ thở hơn nhiều so với Hà Nội. Người dân thân thiện và hiền ḥa hơn. Họ cởi mở và suy nghĩ tự do phóng khoáng hơn. Đời sống vật chất cũng hơn.

Nh́n những cảnh này, tui liên tưởng đến lư do v́ sao hôm nay tui có mặt tại vùng đất này và tui hiểu: không phải tự dưng mà cộng đồng Việt Nam lại hướng ḷng ḿnh đến mảnh đất vừa trải qua băo tố. Philippines xứng đáng được nhiều quốc gia khác nói về ḿnh một cách tŕu mến như thế.
(*) Ngọc Lan/Người Việt
(*) Phóng viên Ngọc Lan đang có chuyến công tác đến Philippines cùng với tổ chức VOICE trao quà cứu trợ cho các nạn nhân sau băo Haiyan. Các bài ghi nhận của Ngọc Lan sẽ liên tục được cập nhật trên Người Việt Online.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-20-2013
Reputation: 67345


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,488
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	179263-DP-131218-Phi-1-400.jpg
Views:	181
Size:	26.5 KB
ID:	549680  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,721 Times in 10,132 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 08:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10409 seconds with 13 queries