Tội ác của bọn bồi bút - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tội ác của bọn bồi bút
Trong cuộc nội chiến Ư Thức Hệ tại Việt Nam ở thế kỷ 20, những nạn nhân chết v́ bom đạn tuy không thể kiểm tra ra con số đích xác được, nhưng cũng có thể ước lượng, thí dụ một trăm ngàn, một triệu, mười triệu nạn nhân ... vân ... vân...

Nhưng có một loại nạn nhân không tính đếm được mà lại bị tàn phá triệt để đến tận cỗi rễ tâm hồn, đó là những người dân vốn hiền lành, nhân ái, nhưng đă bị bọn bồi bút bịa đặt, sáng tác ra những điều ác ôn kinh ḥang, gán cho phía quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa, ngày đêm nhồi nhét vào đầu mọi người bằng đủ loại phương tiện truyền thông, báo chí, khiến cho trái tim của những con người lương thiện hiền ḥa, thương yêu đồng lọai kia ngấm dần chất độc, trở thành những trái tim mù ḷa, chai đá, tàn nhẫn dă man độc ác với cả đến những người đă ḥan ṭan thất thế.

Những vết thương tàn khốc này trong tim họ là do bọn bồi bút muốn lập công gây ra, không thể tính đếm và tội ác của bọn bồi bút cũng không thể đo lường.

Xin nêu ra một vài bằng chứng điển h́nh qua những sự thật cụ thể, nói lên tính chất độc ác tác hại của bọn bồi bút bất lương. Khi đọc lại những trang hồi kư của các cựu tù nhân “cải tạo”, người ta thường thấy ghi lại cảnh dân chúng miền Bắc xúm nhau lại hành hung, chửi rủa hoặc ném đá vào các toán “học tập cải tạo”. Vài thí dụ :

1) Giữa năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên là của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. ….Hai ngày sau cập bến Hải Pḥng. Xe lửa và molotova bít bùng dàn chào sẵn để rước về các vùng biên giới, như Yên Bái, Lao Kay... Bạn bè lạc nhau từ đây. Nguyễn đi Hoàng Liên Sơn. Cửa toa đóng kín, khiến hai ông trung tá chết ngộp, xác vứt bên đường. Ngồi xe hơi th́ bị trẻ con ném đá, và những bà già Bắc kỳ tốc váy chửi rủa tục tằn, với sự đồng lơa của bọn cán bộ.

(Trích Đá Nát Vàng Phai – Kim Thanh
Nguồn : _www.khoa3hocviencsqg.com)

2) Đến đất liền miền Bắc, ôm theo hành trang lên bờ, mỗi người được phát 1 nắm cơm vắt và một í muối hột, đi bộ đến nhà ga xe lửa, trên đoạn đường đi, h́nh như dân chúng đă được báo trước và được tuyên truyền đầy ác ư . . . Họ chửi xối xả và ném đá vào đoàn tù nhân : “ quân ngụy ác ôn . . !!!

(Trích Vận Cùng Tất Biến của Phiêu Bồng
_www.datque.com


3) Th́nh ĺnh, đá sỏi từ hai bên đường bay lên xe như mưa! Tôi vội vàng dùng tay tự do c̣n lại che mặt trước cơn “mưa đá” trái mùa này. Bằng mọi giá tôi phải bảo vệ đôi mắt v́ nhỡ có ḥn sỏi vô t́nh nào bay đúng vào kính đeo mắt tôi th́ khốn nạn, có thể mù mắt như chơi. Anh em tù nhân trên xe cũng vội vàng lo chống đỡ theo phản ứng tự nhiên. Trong cơn hỗn loạn bất ngờ đó, tôi nghe loáng thoáng tiếng trẻ con la hét từ bên vệ đường:

“ĐM chúng mày, lũ ngụy, lũ uống máu ăn gan người!”

Tiếng chửi bới này càng lúc càng nhiều và to hơn. Một giọng nói khác, tiếng của cán bộ, vang lên trong xe:

“Các anh thấy chưa? Nếu đảng không đưa các anh vào đây để bảo vệ các anh th́ nhân dân đă giết chết các anh!”

Lúc xe chạy ra khỏi vùng băo tố, tôi mới biết có vài anh tù trên xe bị thương nhẹ. Riêng tôi bị ḥn đá ném đúng vào đầu u lên một cục khá to. Tôi cảm thấy đau, nhưng đau cho thân thể tôi th́ ít mà đau cho số phận dân tộc tôi th́ nhiều.

(Trích TÔI PHẢI SỐNG
Bút Kư của Lm. Nguyễn Hữu Lễ)

Điều ǵ khiến cho nhân dân Miền Bắc căm thù các toán “tù cải tạo”, hay nói chung là những người lính đến từ miền Nam như vậy? Họ đâu có kinh qua một ngày nào sinh sống ở miền Nam? Họ đâu có một lần nào trong đời được tiếp xúc với những quân nhân VNCH mà hầu hết đều xuất thân từ những gia đ́nh trung lưu, có ăn học, có nền tảng đạo đức gia đ́nh vốn là truyền thống tốt đẹp của người VN từ ngàn xưa. Vậy mà họ vẫn sẵn sàng ném đá bể đầu, lọi gị lọi cẳng những con người vốn đă mang thân phận tù đầy, tay chân có khi c̣n mang cả xiềng xích.

Câu trả lời không mấy khó khăn ǵ.

Bởi miền Bắc từ trên nửa thế kỷ nay vẫn thi hành chính sách gây căm thù trong hàng ngũ dân tộc để dễ dàng xách động quần chúng và lôi kéo được quần chúng sẵn sàng lăn xả vào những mưu đồ gian ác như Cải Cách Ruộng Đất, như các cuộc đấu tố long trời lở đất, như căm thù Mỹ Ngụy để tiến hành chủ trương “Chiếu cố miền Nam”.

Những kẻ tiếp tay đắc lực nhất cho chủ trương gây căm thù này không thể ai khác hơn là những tên bồi bút, sẵn sàng bẻ cong ng̣i bút, xuyên tạc, bịa đặt…miễn sao đạt mục đích là tạo được sự căm phẫn sục sôi trong ḷng người đọc.





Thí dụ hồi c̣n phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, quần chúng nhẹ dạ, dễ tin làm sao không sục sôi cho được khi đọc bài viết có đoạn sau đây của Từ Bích Hoàng:

“Một đồng chí văn nghệ sĩ Nam Bộ đă kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện sau đây. Một hôm, bọn Mỹ-Diệm đem báo Nhân Văn ra dán ở một đầu phố Sài G̣n nhằm dụng ư để cho đồng bào miền Nam đọc, “biết t́nh h́nh Việt cộng ở miền Bắc đen tối như thế nào!”. Một chị đứng đọc hồi lâu rồi không giữ nổi căm giận, chị giơ tay xé tan tờ Nhân văn trước mặt chị. Một phát súng của một tên lính Mỹ-Diệm lập tức xuyên qua lưng chị, và chị đă gục xuống. Máu từ ngực chị đă thấm đỏ những trang báo Nhân Văn. Đồng chí kể xong, nói:
“Tội ác ấy, đồng bào miền Nam không bao giờ quên được!”.

(Từ Bích Hoàng- Văn nghệ Quân đội, số 5 ra tháng 5-1958)



Có thể nói, vào thời điểm ấy đă có cả một trận băo các bài viết mạ lỵ, vu khống, xuyên tạc, tố giác với công an mật vụ... nhắm vào những ng̣i bút của nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm. Xin trích dẫn thêm một thí dụ để thấy giọng lưỡi ăn không nói có, sẵn sàng bịa đặt xuyên tạc để bôi đen những con người cần triệt hạ như trường hợp nạn nhân là nhà thơ Trần Dần mà sau này, khi mọi sự đă sáng tỏ, người ta chỉ thấy Trần Dần cùng người vợ tội nghiệp của ông bị hành hạ, bầm giập đến độ có lần ông phải cứa cổ tự tử nhưng không chết :

Hữu Mai viết :
Một buổi sớm thức giấc, thấy cờ sao bay đỏ thành phố, Trần Dần mới biết cách mạng đă nắm chính quyền. Dần bỏ dở cuộc ngao du, quay về Hà Nội. Cuộc đấu tranh chính trị diễn ra giữa thủ đô từng giờ, mỗi lúc càng gay gắt, đe doạ chính quyền cách mạng đang trứng nước. Giữa lúc ấy, Dần vẫn say sưa phun khói thuốc phiện bên bàn đèn với Đinh Hùng, và bắt chim một mụ gái nhảy hơn ḿnh gần chục tuổi, vợ ba của một văn sĩ lúc đó. Con một gia đ́nh tư sản kiêm địa chủ khá lớn (có vài ba chục nóc nhà, dăm chục mẫu ruộng và hàng trăm chiếc xe tay cho thuê), Trần Dần có thể lấy của bố mẹ hai vạn bạc Đông Dương đưa người yêu vào Huế sống truỵ lạc. Hai tháng hết tiền, đôi trai gái bất chính này quay về Hà Nội.
….
Súng khiêu khích của giặc bắt đầu nổ. Cả thành phố nổi gai hào ụ. Sau một ngày đi nhặt bài, chuẩn bị ra báo Dạ Đài số 2, Dần về chưa kịp lên giường, đèn tắt, đại bác nổ, lửa cháy đỏ thành phố. Giờ cứu quốc đă điểm. Là một thanh niên năm ấy 20 tuổi, Trần Dần xách va-ly tản cư về Hành Thiện, Vụ Bản, Nam Định, không quên dắt theo mụ nhân t́nh. Dần định bụng dăm bữa nửa tháng, ngừng tiếng súng, sẽ quay về Hà Nội. Nhưng ở đây, được một số đồng chí Đảng giúp đỡ, được đọc sách, Dần bắt đầu biết thế giới có hai phe, bốn mâu thuẫn lớn, cuộc kháng chiến phải qua ba giai đoạn, phải trường kỳ.

(Hữu Mai - Văn nghệ quân đội, số 5 -tháng 5/1958)



Mà nào đâu chỉ có quần chúng nhẹ dạ bị lừa ! Đến ngay như Dương Thu Hương, một người cầm bút vốn sống đẫm ḿnh trong cả một guồng máy tuyên truyền, bịa đặt nên cũng trở thành nạn nhân, bị lừa dối. Trong buổi nói chuyện tại Thư viện Thành phố New York ngày 30-4-2006, những lời phát biểu của nhà văn này đă được thuật lại trên trang web http://my.opera.com/HoangNgocHung/blog/duong-thu-huong, xin trích đoạn:

Dương Thu Hương đă theo chân đoàn quân chiến thắng vào tiếp thu Sài G̣n, và bà đă “ngồi xuống vỉa hè ôm mặt khóc như cha chết, v́ nhận ra rằng, kẻ thắng trận là một chế độ man rợ hơn người thua”, bà có “một cảm giác vô cùng hoang mang và cay đắng”, v́ “cái đẹp phải tan nát, và nền văn minh phải quy hàng”. Dương Thu Hương nói:

“Thế hệ của chúng tôi đă bị lừa…” .“Năm 69, khi tôi gặp những tù binh đầu tiên hoàn toàn là những người Việt Nam th́ tôi biết ḿnh đă bị lừa. Tôi tưởng kẻ thù của ḿnh phải mắt xanh mũi lơ và da trắng… Năm 69, tôi thấy họ là người mũi tẹt da vàng tóc đen.” “Cả thế hệ của chúng tôi đă bị lừa.” Bà nói một cách cay đắng. Dương Thu Hương cho rằng dân Việt Nam đă bị đẩy vào một cuộc chiến vô nghĩa v́ luôn luôn mang tâm thức phải “chiến đấu chống ngoại xâm”, một hệ quả từ ngàn năm chống Tàu và trăm năm chống Tây...."

Như thế, nói chung là những tên bồi bút này vốn chỉ coi sản phẩm viết lách của ḿnh là một phương tiện để tiến thân, dẫu có sẵn sàng chà đạp lên ngườ khác, thậm chí đến cả gia đ́nh, bạn bè, thân hữu hay ngay đến cả quyền lợi của dân tộc. Di hại của bọn này cho đến nay vẫn chưa chấm dứt, bởi nó chỉ có thể chấm dứt một khi sách vở, báo chí ấn hành dưới chế độ CS phải được đem duyệt lại, sàng sẩy, gạn lọc để loại ra những sản phẩm dối trá chỉ được viết theo nhu cầu của thiểu số lănh đạo cầm quyền .

Nhà văn Nhật Tiến, trong cuốn Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác (Huyền Trân ấn hành năm 2012) đă nêu lên một nhận xét xác đáng về vấn đề này. Xin trích lại như sau :

“Phải nói cho ngay rằng, ở thời cực thịnh của Đảng CSVN, nhiều ông, bà cầm bút đă cố t́nh xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật để tuyên truyền cho những mục tiêu cả ngắn hạn lẫn dài hạn của Nhà Nước. Họ đă chiếm lĩnh dư luận toàn xă hội, đă vo tṛn bóp méo biết bao nhiêu sự thật. Tài sản trí tuệ của họ sau một thời gian dài đă tạo nên vô vàn sản phẩm văn nghệ nhớp nhúa mà hiện nay vẫn c̣n đầy dẫy trong sách vở giáo khoa ở nhà trường hay trong thư viện. ”

(Nhà Giáo MộtThời Nhếch Nhác trang 174)
hoặc:

“Họ tự biết Sài G̣n đâu phải là thành phố được giải phóng. Nó đang bị chiếm đóng, và nhân dân trong thành phố ấy đă và đang c̣n bị giầy xéo, hành hạ v́ cái gốc « Ngụy » của ḿnh.

“Ghê gớm thay cái tṛ sử dụng từ ngữ của đám cầm bút chỉ biết phục vụ cho cường quyền, dù biết nó đang là một thứ ác quyền. Bọn cầm quyền không thể đẻ ra được chữ “Ngụy”. Nó phải là sản phẩm của một chuyên viên cầm bút. Rơ ra là chỉ có một con chữ ấy thôi, nhưng cũng đă nung sôi lên được biết bao nhiêu bầu nhiệt huyết của nhiều người nhẹ dạ để bây giờ, nhiều kẻ trong đám người nhiệt huyết ấy, với súng ống rầm rộ vào thành, sẵn sàng xả hết mọi nỗi căm thù vốn đă được nuôi dưỡng từ bao nhiêu năm lên mọi ngóc ngách sinh hoạt của dân thành phố. Và sau này, người ta chỉ bừng tỉnh khi nhận ra rằng, chính ḿnh đă bị nhồi nhét căm thù để hành xử như những con rối sẵn sàng thiêu thân.

Thủ phạm làm cái việc nhồi nhét ấy, chính là những kẻ cầm bút t́nh nguyện làm tay sai cho bạo lực!”


Trích: Nhà Giáo MộtThời Nhếch Nhác –trang 223

Vũ Hoành
Tháng Tư năm 2013

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-04-2019
Reputation: 200967


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,188
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	an.jpg
Views:	0
Size:	51.4 KB
ID:	1377213  
florida80_is_offline
Thanks: 7,284
Thanked 45,876 Times in 12,761 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
tampleime (05-05-2019)
Old 05-04-2019   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,188
Thanks: 7,284
Thanked 45,876 Times in 12,761 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Những đóng góp, cống hiến của giáo sư Lê Ngọc Trụ
trong lĩnh vực từ điển tiếng Việt



Ông là người đă có những đóng góp, cống hiến to lớn trong lĩnh vực từ điển tiếng Việt, ngay từ những ngày đầu của tiếng Việt với chữ Quốc ngữ.



Giáo sư Lê Ngọc Trụ, nguyên là Giáo sư Đại học Văn khoa Sài G̣n, bạn của dịch giả Nguyễn Hiến Lê, người nổi tiếng với nhiều tác phẩm văn học dịch nước ngoài (trong đó có quyển Quẳng gánh lo đi để vui sống), bạn của Vương Hồng Sển, nhà văn hóa học Nam Bộ, người viết lời nói đầu cho quyển “Tầm nguyên từ điển Việt Nam” (in năm 1993, NXB TP.HCM) của Lê Ngọc Trụ.

Ông là người đă có những đóng góp, cống hiến to lớn trong lĩnh vực từ điển tiếng Việt, ngay từ những ngày đầu của tiếng Việt với chữ Quốc ngữ.

So với các quyển từ điển:

1/ Tự vị Annam Latinh (Pierre Pigneaux de Béhaine – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, in lần đầu 1772 – 1773, Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, năm 1999, NXB Trẻ); 2/ Từ điển Việt - Bồ - La (Annam – Lustian – Latinh) (A.de Rhodes, Roma, 1951 (bản gốc), tái bản 1991 , NXB Khoa học Xă hội); 3/ Đại Nam Quấc âm tự vị, (Huinh – Tịnh Paulus Của (tập I, II), 1895 – 1896, Sài G̣n)(lần 1), (tái bản lần 2: Sài G̣n, 1984); 4/ Việt Nam tự - điển, (Ban Văn học – Hội Khai trí Tiến Đức, , 1931(khởi thảo; in xong 1954, Sài G̣n – Hà Nội Văn Mới), NXB Trung – Bac Tân Văn); 5/ Tự điển Việt Nam phổ thông, (Đào Văn Tập , 1951, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài G̣n); 6/Tầm nguyên tự điển, (Lê Văn Ḥe, NXB Quốc học – Thư xă, Hà Nội, 1941), th́ các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ (Việt ngữ chính tả từ vị (1959), Tầm - nguyên tự - điển Việt - Nam (viết xong 1974, in 1993), Chánh tả Việt ngữ (NXB Trường Thi, Sài G̣n, in lần thứ 2 năm 1960) đă có những đóng góp mới nổi bật ở những điểm sau đây:

1/ Về chính tả: Các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ trên cơ sở chủ yếu dựa vào chính tả của cuốn “Việt Nam tự điển” của hội Khai trí Tiến Đức, nhưng đă được bổ sung vốn từ, mục từ. Đối với những mục từ không có trong quyển “Việt Nam tự điển” (hoặc trong cuốn “Giản yếu Hán - Việt Từ - điển” (Đào Duy Anh, Huế, Hà Nội, 1932), trong “Hán – Việt Tự - điển” (Thiều – Chửu, Hà Nội, 1942) và trong Từ điển Việt – Hán – Pháp (Dictionaire Annamite – Chinois – Francais) (Gustave Huế) lại ghi (viết) khác) th́ quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ đă bổ sung và “chỉnh đốn cho hợp lí và có ghi cách phiên thiết làm bằng theo kiểu chữ Hán”

1.Đối với các mục từ có nguồn gốc rơ ràng nhưng lại bị lối viết thông thường lấn át th́ tác giả ghi từ nguyên của nó để mong đóng góp cho việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt sau này. Cách thể hiện mục từ trên chữ viết có căn cứ rất khoa học, hợp lí so với thời điểm lúc bấy giờ (ví dụ như cách ghi các mục từ có âm cuối là bán nguyên âm /i/ bằng 2 chữ i/y); cách đặt dấu thanh điệu rất hợp lí, khoa học: đặt ở chữ cái thể hiện âm chính, ngay cả những âm tiết có âm đệm đứng trước âm chính như thuư, quỳ.

Đối với các mục từ có nguồn gốc châu Âu đa tiết vay mượn th́ mặc dầu đang viết phiên âm theo kiểu Ba – Lê, Nữu – Ước (theo Hán Việt), th́ c̣n phiên theo cách của tiếng Nôm: chỉ viết hoa chữ cái đầu của 1 âm tiết (như Găng – đi, Ba – ri). Song về loại mục từ kiểu này, tác giả c̣n cẩn thận nói thêm là “chờ cơ quan thẩm quyền quyết định, như Viện Hàn lâm Việt Nam chẳng hạn”. Đây quả thật là 1 ư kiến hết sức đúng đắn, thận trọng.

Cũng trong các quyển từ điển này, ở phần đầu, tác giả có tŕnh bày về hệ thống ngữ âm tiếng Việt và nguyên tắc chính tả. Đây là phần tŕnh bày về ngữ âm tiếng Việt (theo cách nói của ngôn ngữ học hiện nay) hết sức cụ thể, khoa học, gần như đúng khít với cách miêu tả ngữ âm tiếng Việt trong các sách ngữ âm hiện nay (về nội dung). Đây cũng là một điểm nổi bật trong các công tŕnh của Lê Ngọc Trụ mà các công tŕnh trước đó chưa đề cập hoặc đề cập hết sức sơ lược. Cũng trong phần này, tác giả đă nêu nguyên tắc chính tả của tiếng Việt hết sức chi tiết, cụ thể, khoa học, đồng thời cũng khá linh hoạt, mềm dẻo, đây có thể nói là những căn cứ, cơ sở hết sức vững chắc cho việc sử dụng tiếng Việt với tư cách là công cụ giao tiếp trong xă hội Việt Nam thời ấy (nửa đầu TK XX, trong điều kiện Việt Nam đă bước vào giai đoạn mới về mọi phương diện chính trị, xă hội, lịch sử, văn hóa, …).

Ông là người đă có công lao khơi dậy ư thức, khẳng định tiếng Việt là 1 ngôn ngữ của 1 dân tộc độc lập cần được đề cao vai tṛ, vị trí của nó trong thời hiện đại. Các quyển từ điển của Lê Ngọc Trụ ra đời trong điều kiện kinh tế, chính trị, xă hội của Việt Nam đầu TK XX ở 1 vùng phương ngữ Nam Bộ, vùng đất mới của Việt Nam thống nhất, là 1 việc làm hết sức quan trọng, có ư nghĩa, cần thiết.

2/ Công tŕnh “Tầm - nguyên tự - điển Việt Nam” của Lê Ngọc Trụ đă có những đóng góp mới so với các quyển từ điển nói trên là lần đầu tiên đưa vào các mục từ tiếng Việt để giải thích nghĩa của chúng từ góc độ từ nguyên – trên văn tự chữ La tinh – Quốc ngữ, một cách có hệ thống, có căn cứ xác đáng, có cơ sở khoa học khá đầy đủ và rất chặt chẽ; trong đó, chủ yếu là các từ gốc Hán (từ Hán Việt) và từ gốc Pháp, trên cương vị từ tiếng Việt. (Bởi v́ ngay cả trong quyển Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh xuất bản trước đó, mục từ ở đây là từ tiếng Hán, trong sự đối chiếu với từ tiếng Việt, có thể coi là chưa nh́n nhận các từ này là từ tiếng Việt một cách hiển ngôn). Chính v́ vậy, quyển từ điển này của Lê Ngọc Trụ, 1 cách tất yếu, đương nhiên, công nhận – tuyên bố các mục từ trong quyển Tầm – nguyên tự - điển Việt Nam là từ tiếng Việt. (Hơn nữa, ngay từ tên của quyển từ điển này – Tầm – nguyên tự - điển Việt – Nam, là đă khẳng định các mục từ trong đó là từ của tiếng Việt – ngôn ngữ chính thức của quốc gia Việt Nam. Điều này cũng chính là sự thể hiện ư thức dân tộc, ư thức tự chủ quốc gia của Giáo sư Lê Ngọc Trụ về ngôn ngữ dân tộc, về tiếng nói của Tổ quốc Việt Nam.

Như vậy, ở một mức độ khái quát nhưng cũng khá cụ thể, chi tiết, đầy đủ, tác giả Lê Ngọc Trụ đă giải thích về nguồn gốc, về vấn đề từ nguyên tiếng Việt. Các ư kiến của ông chủ yếu dựa trên quan điểm của các học giả người Pháp (L.Cadiere, H. Maspero, E. Sauvignet), và kết luận của ông là đồng t́nh với các nhận định của H. Maspero: “tiếng Việt Nam ngày nay là kết quả trại lẫn của nhiều thứ tiếng”, “song riêng đối với tiếng Trung Hoa, với những bằng chứng cụ thể, hiển nhiên, tuy đă chịu ảnh hưởng rất nhiều phong tục, văn hóa, … nhưng không mượn tiếng Trung Hoa, nghĩa là không mượn nơi tiếng nói, giọng đọc, mà lại mượn nơi chữ Hán, phát âm theo giọng Việt thành tiếng Hán Việt”

2. Và v́ vậy, có thể nói đó chính là điểm đặc biệt, là tinh thần tự cường, tự chủ của dân tộc Việt Nam, thể hiện trong ngôn ngữ. Ở địa hạt từ nguyên, Lê Ngọc Trụ đă có những t́m ṭi, suy ngẫm, và có những nhận xét xác đáng trên cơ sở phân tích các chứng cứ từ khía cạnh ngữ âm, ngữ nghĩa của vốn từ tiếng Việt qua một quá tŕnh tiếp xúc, dĩ biến lâu dài của quá tŕnh phát triển tiếng Việt. Cũng chính trên cơ sở giải thích nguồn gốc của tiếng Việt, phần từ điển của công tŕnh Tầm – nguyên - tự - điển Việt - Nam đă có những đóng góp có thể nói là to lớn về việc giải nghĩa từ trên xuất phát điểm cội nguồn.

Như vậy, lần đầu tiên một hệ thống từ vựng có nguồn gốc từ các ngôn ngữ châu Âu đa tiết (chủ yếu nguồn gốc tiếng Pháp) được đưa vào giải nghĩa 1 cách hết sức cụ thể, xác đáng, có cơ sở - căn cứ, đă phác họa nên diện mạo của lớp từ này trong bức tranh từ vựng tiếng Việt đă có hàng ngàn năm lịch sử với đặc trưng cơ bản là đơn lập – đơn tiết. Bằng việc đưa vào một lớp từ vựng có bộ mặt mới như đă nói ở trên là sự gián tiếp khẳng định rằng với cơ chế đơn lập – đơn tiết, tiếng Việt vẫn hoàn toàn có khả năng hội nhập – tiếp thu những cái mới, cái tiên tiến (về mặt nội dung ngữ nghĩa cũng như về cả mặt h́nh thức) từ các ngôn ngữ khác xa về đặc trưng loại h́nh, 1 cách rất linh hoạt, uyển chuyển, để làm cho tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt ngày càng thêm giàu có, phong phú, phát triển nhanh 1 cách tiết kiệm (không phải bằng con đường tự tạo) bằng cách bổ sung theo con đường hội nhập – tiếp thụ. Đây là cách phát triển phù hợp với xu thế của thời đại – xu thế toàn cầu hóa trên mọi phương diện, trong đó một phần có ngôn ngữ, mà không đánh mất cái đặc thù, cái bản sắc ngôn ngữ của ḿnh - xu thế mà thế kỉ XX, XXI này đă và đang là một hiện thực tất yếu mà chúng ta đang chứng kiến.

Nh́n lại kho từ vựng giàu có, phong phú, khá đồ sộ của tiếng Việt chúng ta ngày nay có trên dưới 40.000 mục từ (qua “Từ điển tiếng Việt” – Hoàng Phê chủ biên, 2005), so với Đại Nam Quốc âm tự vị của Huinh - Tịnh Paulus Của và các quyển từ điển khác trong giai đoạn này là 9.000 mục từ, th́ từ vựng tiếng Việt của chúng ta trong TK XXI đă có một sự tăng trưởng vượt bậc so với số lượng từ tiếng Việt của cuối TK XIX - đầu TK XX. Từ đó, có thể khẳng định rằng con đường phát triển, làm giàu vốn từ vựng của tiếng Việt là bằng nhiều con đường, trong đó, con đường tiếp xúc – hội nhập, với các từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu (trong đó đầu tiên và đặc biệt là tiếng Pháp) – 1 châu lục với sự phát triển toàn diện có tính bùng nổ của kỉ nguyên này, và con đường đó đă được tiếp tục và mở rộng bởi sự tiếp xúc – hội nhập với các ngôn ngữ khác nữa sau này như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, … Vốn từ vựng mới nói trên đó khi đi vào tiếng Việt, với cơ chế đa tiết của nó, không hề làm ảnh hưởng đến bản chất, đến cơ chế đơn lập của tiếng Việt chúng ta, mà bởi ngay từ trước khi “mời vào” các từ đa tiết này, th́ tiếng Việt của chúng ta cũng đă có các từ đa tiết theo kiểu của 1 ngôn ngữ đơn lập, chẳng hạn như Tổ quốc, tổ tiên, ṇi giống, sơn hà, lẫm liệt, hùng vĩ, lấp lánh, ngời ngời, xa xăm, đẹp đẽ, … Phải chăng theo đà phát triển của tư duy, của nhu cầu phản ánh giao tiếp trong xă hội hiện nay, th́ cấu tạo của đơn vị có chức năng định danh trong ngôn ngữ là theo xu thế đa tiết hóa – một xu thế có tính phổ quát trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngôn ngữ loài người.

Chính v́ vậy, công lao của Giáo sư Lê Ngọc Trụ với việc lần đầu tiên đưa vào kho từ vựng tiếng Việt các từ đa tiết gốc Pháp trong Tầm – nguyên tự - điển Việt - Nam có thể coi là một cuộc làm lễ chính thức nhập gia cho các cô dâu – ngôn ngữ mới. Rất nhiều nhà nghiên cứu, các thế hệ hậu sinh theo ngành Ngữ Văn và các ngành khoa học hữu quan khác đă thừa hưởng, tiếp thu và phát triển các tri thức từ quyển từ điển này, cũng như các quyển từ điển khác của ông, có thể ví một cách khập khiễng rằng công lao của Lê Ngọc Trụ trong lĩnh vực từ điển Việt Nam cũng có thể được ví, trong một chừng mực nhất định nào đó, như là công lao của quyển Khang – Hi Tự - điển tiếng Hán của Khang Hi.



***
1Lê Ngọc Trụ Việt - Ngữ chính - tả tự vị
2Lê Ngọc Trụ, Tầm – nguyên – tự - điển Việt - Nam

Thư mục tài liệu tham khảo

1. Alexandre De Rhodes, Từ điển AnNam – Lusitan – Latinh (thường gọi Từ điển Việt – Bồ - La), NXB Khoa học Xă hội, 1991
2. Berezin F.M, Istoria Liguistitreskikh utrenhij, M. 1984
3. Comrie B, Language Universals and Linguistic Typology, NXB University of Chicago Press, 1989 (XB lần 2)
4. Đào Văn Tập, Tự - điển Việt – Nam phổ thông, NXB Bonard Sài G̣n, 1952
5. Đỗ Thị Bích Lài (chủ biên), Tiếng Việt Nam Bộ từ cuối TK XIX – 1945: Những vấn đề về từ vựng, Đề tài NCKH cấp trọng điểm – ĐHQG TP.HCM, TP.HCM, 2011
6. Đỗ Thị Bích Lài, Về vấn đề mối tương quan giữa tiếng địa phương Nam bộ với tiếng Việt chuẩn mực trên các phương tiện thông tin đại chúng ở các tỉnh thành Nam Bộ, trong “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Những vấn đề kinh tế - văn hóa – xă hội”, TĐHKHXH&NV TP.HCM, NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2004, tr.282 – 287
7. Đoàn Lê Giang, "Văn học Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối TK XIX – 1945 – thành tựu và triển vọng", TCNC Văn học, số 7 2006, TĐHKHXH&NV ĐHQG TP.HCM
8. Gustave Huế, Từ điển Việt – Hán – Pháp (Dictionaire Annamite – Chinois – Francais)
9. Huinh – Tịnh Paulus Của, Đại Nam Quấc Âm tự vị, NXB Imprimerie REY CURIOL & Cle, 1896
10. Lê Ngọc Trụ, Chánh tả Việt ngữ, NXB Trường Thi, 1960
11. Lê Ngọc Trụ, Tự - điển – Việt – Nam, NXB TP.HCM, 1993
12. Lê Ngọc Trụ, Việt – ngữ Chánh – tả tự vị, NXB Đại Nam, 1959
13. Lê Văn Ḥe, Tầm nguyên từ điển, NXB Quốc học – Thư xă, 1941
14. Nguyễn Kim Thản, Lược sử ngôn ngữ học, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1984
15. Pierre Pegneaux de Behaine – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, Tự vị Annam Latinh, NXB Trẻ, 1999
16. Trần Trí Dơi, Giáo tŕnh Lịch sử tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005
17. Trần Trí Dơi, Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
18. Trần Trí Dơi, Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997

Đỗ Thị Bích Lài
Nguồn: khoavanhoc-ngonnguedu online













Quick Navigation Văn Học Sử Top
florida80_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12567 seconds with 15 queries