Liên quan đến vụ việc gần 600 loại sữa giả lưu thông trên thị trường suốt 4 năm, lănh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cung cấp các thông tin liên quan đến vụ việc, nói rằng cục không cấp, vậy th́ ai?
Ai cấp phép cho sữa giả?
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đă khởi tố, bắt tạm giam Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà và 6 người khác liên quan đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả.
Trong gần 600 loại sữa làm giả gồm cả sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Nhiều người tiêu dùng lo lắng tại sao gần 600 loại sữa, với quy mô sản xuất lớn có thể hoạt động suốt 4 năm mà không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lư. Đơn vị nào chịu trách nhiệm cho việc này?
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Bộ Công Thương khẳng định các nhóm danh mục sữa bột giả là sản phẩm thuộc Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sản xuất không thuộc đối tượng quản lư của bộ này.
Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lư đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt. Các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lư.
Ngày 15-4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đă có thông tin chính thức liên quan đến vụ việc sản xuất kinh doanh sữa giả.
Theo Bộ Y tế, việc quản lư an toàn thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm, trong đó quản lư an toàn thực phẩm của các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Công Thương và UBND các cấp.
Việc công bố và đăng kư bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP. Theo đó đa số các thực phẩm được tự công bố và có 4 nhóm cần kiểm soát chặt hơn th́ phải được đăng kư bản công bố sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Theo nghị định 15, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm "tổ chức tiếp nhận và quản lư hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi".
Ngoài ra nghị định 15 cũng quy định rơ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương đối với việc quản lư các nhóm thực phẩm cụ thể và trách nhiệm trong thanh tra, kiểm tra và xử lư vi phạm.
Trong đó quy định UBND cấp tỉnh thực hiện quản lư nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn thực phẩm tại địa phương tổ chức xử lư vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Bộ Y tế có trách nhiệm "chỉ đạo", nhưng chi cục an toàn thực phẩm nào cấp?
Bộ Y tế cho rằng với vai tṛ là thường trực ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm, hàng năm bộ xây dựng và ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch của ḿnh.
Bộ cũng phối hợp liên ngành để xử lư nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng; phối hợp trong các hoạt động chuyên môn, cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan để cơ quan công an làm căn cứ khởi tố vụ án. Đặc biệt trong các vụ án sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm.
"Hằng năm, Cục An toàn thực phẩm có các văn bản chỉ đạo sở y tế các địa phương, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM triển khai công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm trên địa bàn" - văn bản của Cục An toàn thực phẩm cho biết.
Cụ thể theo cục này, từ đầu năm 2025 đến nay, cục đă có 3 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác hậu kiểm năm 2025, công tác triển khai tháng hành động v́ an toàn thực phẩm gắn với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lư nghiêm các hành vi vi phạm.
Qua đó đề nghị các địa phương rà soát, cung cấp thông tin về t́nh h́nh tiếp nhận hồ sơ tự công bố và đăng kư bản công bố sản phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; t́nh h́nh thanh tra, kiểm tra và xử lư vi phạm đối với các cơ sở và sản phẩm có liên quan.
Riêng đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đă khởi tố vụ án.
"Vụ việc đang trong quá tŕnh điều tra, Bộ Y tế đă và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lư đúng pháp luật, truy cứu rơ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan", vẫn văn bản của cục cho biết.
Ngoài ra lănh đạo cục cũng cho rằng hiện Bộ Y tế đă phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng chế tài xử lư vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các nhóm hành vi hay vi phạm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết địa phương chịu trách nhiệm cấp xác nhận công bố chất lượng sản phẩm trong nhóm sữa giả này, nhưng chưa cho biết là địa phương nào. Được biết nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái sữa giả có trụ sở tại quận Hà Đông, Hà Nội.
|
|