Theo chủ một đại lư cho biết, hiện tại cửa hàng đă hạ toàn bộ hàng có nhăn hiệu Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất xuống kệ. Đồng thời, ngưng bán sản phẩm ra thị trường.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can để điều tra về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
2 người có vai tṛ cầm đầu là bị can Hoàng Mạnh Hà (Giám đốc Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, gọi tắt là Công ty Rance Pharma) và bị can Vũ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, gọi tắt là Công ty Hacofood).
Theo cáo buộc, trong 4 năm từ 2021 đến nay, nhóm bị can thông qua nhiều pháp nhân để sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả các loại ra thị trường, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.
Sau khi đường dây sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả vừa được Bộ Công an triệt phá khiến người tiêu dùng hoang mang. Trước thông tin này, nhiều đại lư sữa bột vội ngưng bán hàng, chờ hướng giải quyết.
Chia sẻ với báo Xây Dựng, ông Hữu Tú, chủ chuỗi cửa hàng "Anhtuvuabimsua" vội vàng hạ toàn bộ hàng có nhăn hiệu Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất xuống kệ. Đồng thời, ngưng bán sản phẩm ra thị trường.
"Ngay khi có thông tin chúng tôi đă ngừng kinh doanh nhăn sữa này, chờ hướng xử lư của công ty và chỉ đạo từ cơ quan chức năng. Thực ra chúng tôi cũng chỉ làm thương mại, có chuỗi bán lẻ nên đơn vị đến mời và tŕnh đủ các hóa đơn, chứng từ, kết quả kiểm định hàng, giấy phép đầy đủ là nhập hàng về bán.
Không ngờ công ty làm như vậy (sản xuất, tiêu thụ sữa giả - PV) làm khổ bao con người trải dài từ Bắc vào Nam. Bây giờ tôi liên hệ với công ty, trưởng nhăn đang trả lời không có phương án xử lư, trong khi chúng tôi đă phải bỏ tiền ra nhập hàng. Hiện, tôi đang liên hệ luật sư để làm rơ việc này", ông Tú cho biết.
Theo ông Tú, dù mặt hàng này ở chuỗi cửa hàng không phải nhiều nhưng cũng gây thiệt hại không ít. Nhăn hiệu mới, sản phẩm chưa được ưa chuộng nhiều nên chưa bán chạy. Giá của loại sữa này cũng tương đương với các nhăn khác trên thị trường.
"Nhiều chuỗi cửa hàng như chúng tôi khi nắm được thông tin về sữa giả đều dừng bán nhăn hàng sữa này cho người tiêu dùng. Đến thời điểm này, chúng tôi cũng chưa nhận bất kỳ thông tin, hay hướng dẫn ǵ từ phía công ty sản xuất và cung cấp hàng. Sự việc này gián tiếp "giết" chúng tôi, làm chúng tôi mất uy tín trong kinh doanh. Mà không kinh doanh th́ chúng tôi ra đứng đường", ông Tú bức xúc chia sẻ.
Được biết, chuỗi cửa hàng của ông Tú c̣n tồn khoảng 90 triệu tiền hàng nhăn sữa này.
"Bây giờ, chúng tôi cũng bế tắc. Liên hệ với nhăn hàng th́ không được giải quyết, rủi ro chúng tôi phải gánh hết. Hơn nữa, bây giờ khách hàng chỉ biết đến chúng tôi. Nhăn hàng Talacmum đă có khách hàng đến phản ánh yêu cầu đền bù. Trong khi chúng tôi chỉ làm thương mại. Chúng tôi đă mời luật sư để bảo vệ quyền lợi và trưng cầu ư kiến của khách hàng, để nhà sản xuất và cung ứng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Cũng mong cơ quan chức năng hướng dẫn chúng tôi giao cơ quan nào để tiêu hủy các sản phẩm này để chúng tôi an tâm, chứ thất thoát ra ngoài rất phức tạp. Chúng tôi cũng là người bị hại. Nếu biết sản phẩm giả chúng tôi không bao giờ làm. Quá áp lực, bởi chính người nhà chúng tôi cũng đă sử dụng nhăn sữa này chứ không chỉ bán cho khách hàng", ông Tú chia sẻ với báo Xây Dựng.
Danh sách một số sản phẩm sữa bột giả đă lưu hành trên thị trường
Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em bị triệt phá gây rúng động trong xă hội. Theo đó, các thành phần được công bố, quảng cáo như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... hoàn toàn không có trong sản phẩm.