Thủ đô của miền Nam trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Thủ đô của miền Nam trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh
Sài G̣n là điểm đến chính yếu của các luồng di dân từ nông thôn lên thành thị trong suốt giai đoạn chuyển tiếp của xứ Nam Kỳ từ 1858 đến 1955 (năm Sài G̣n trở thành thủ đô của nước Việt Nam Cộng ḥa).

Trịnh Văn Thảo (Université Aix – Marseille, France)



Trong suốt thời kỳ thuộc địa, Sài G̣n là nơi thu hút các luồng di dân với những hệ quả trái ngược nhau: là nơi tuyệt đỉnh của sự thành công trong xă hội và trong nghề nghiệp hoặc ngược lại là đáy xă hội của sự thất bại, nghèo khổ và bấp bênh. Trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thông qua sự lựa chọn nơi ở của người dân hai yếu tố đối lập trên thể hiện rất rơ: một bên là ở tại khu trung tâm với các đại lộ thoáng đăng, có người châu Âu và một số người bản địa giàu có cư ngụ, gần các trung tâm hành chính; c̣n bên kia là các khu vùng ven nghèo ví dụ khu Bàn Cờ, Khánh Hội, Cầu Kiệu, Xóm Chiếu, Ụ Tàu… nơi những người nghèo nhất trong xă hội quy tụ về; giữa hai thái cực đó là các khu vùng ven mới h́nh thành và là nơi sinh sống của những người thuộc tầng lớp trung lưu như khu Đa Kao, Phú Nhuận, Tân Định, Thị Nghè, G̣ Vấp…

—Chợ Bến Thành xưa.

Chính Sài G̣n là nơi xuất hiện và phát triển mạnh những nghề gắn với sự hiện đại: những người áo cổ cồn trắng (tùy phái, kỹ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư…) làm việc cho các cơ quan hành chính địa phương, trường học, bệnh viện và ṭa án; những người áo cổ cồn xanh làm việc cho hăng đóng tàu Ba Son, các cửa hàng bán hàng, các ga-ra xe hơi; người khố rách áo ôm sống bằng nghề mua bán lặt vặt, ăn cắp vặt, mại dâm và các hoạt động phạm pháp khác. Ngoài ra c̣n phải đề cập đến cộng đồng người Hoa với tính năng động trong thương mại ở khu vực thành phố Chợ Lớn, kề cận Sài G̣n.

Không gian – thời gian trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, được thể hiện rơ trong tác phẩm đầu tiên (bằng tiếng việt) của nhà dân tộc học phương Nam, Vương Hồng Sển, “Sài G̣n năm xưa”. Thông qua các tác phẩm văn học và tác phẩm địa chí lịch sử của “hai chứng nhân gạo cội”, ta có thể tái khám phá thành phố rất sôi động và thân thương này.

Không gian địa lư và xă hội của Hồ Biểu Chánh

Mặc dù Hồ Biểu Chánh rất hiếm khi mô tả dông dài về các địa điểm (ông thích tập trung nhiều hơn vào t́nh tiết, tâm lư nhân vật và bối cảnh xă hội), nhưng tiểu thuyết của ông thường bắt đầu bằng vài ḍng xác định bối cảnh địa lư và không gian, trừ một số địa điểm quen thuộc như quê hương của ông (G̣ Công), khu nghỉ mát (Bến Súc ở B́nh Dương), Đà Lạt. Ông có kiến thức rất sâu về những địa phương ḿnh công tác và về Sài G̣n, nơi ông từng là nghị viên của Hội đồng thành phố. Có ba khu vực sẽ được đề cập đến trong tham luận này: phía Bắc của Sài G̣n (cho đến Cao nguyên miền Trung), đồng bằng sông Cửu Long (giữa Tiền Giang và Hậu Giang) và vùng đô thị Sài G̣n.

Sài G̣n và lục tỉnh: Đầu mối của các trục giao thông chính

Trước khi trở thành trung tâm của Nam Kỳ, thành phố Sài G̣n là đầu mối của các trục giao thông nối các tỉnh với nhau. Điều này được minh chứng trong đoạn trích sau đây trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh:

“Ở Sài G̣n, ḿnh đi tàu Lục Tỉnh[1], nó chạy qua Mỹ Tho, lên Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc, rồi xuống Long Xuyên, Cần Thơ hay là ḿnh đi xe lửa xuống Mỹ Tho rồi đi tàu nhỏ qua Cần Thơ cũng được” (Bỏ Vợ, 6 / 47)

Theo học giả Vương Hồng Sển, đó là tuyến giao thông thủy nối Sài G̣n với Phnom Penh qua các tỉnh của khu vực Tiền Giang (Mỹ Tho, Vĩnh Long, Châu Đốc…). Theo tác giả của “Sài G̣n Năm Xưa”, c̣n có một hăng tàu khác, hăng tàu Nam Vang, hoạt động ở khu vực các tỉnh thuộc Hậu Giang (nối Mỹ Tho với Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng…)

So sánh với số lượng xe hơi vào thập kỷ 30

Nhà văn mô tả sự phát triển dần dần của xe hơi tại khu vực Nam Kỳ, từ cuối Chiến tranh Thế Giới lần thứ nhất và sự phát triển bùng nổ của xe hơi vào những năm trước cuộc khủng hoảng năm 1930:

“Lúc ấy, trong Nam chưa có xe hơi nhiều như bây giờ, mà có cái nào th́ chỉ chạy Sài G̣n-Chợ Lớn chớ dưới mấy tỉnh không có đường, nên không chạy được” (Con nhà nghèo, 28/100)[2].

Làng Bến Súc (B́nh Dương, 1941)

“Bến Súc nằm dựa đường quản hạt số 14, là con đường chạy từ châu thành Thủ Dầu Một[3] lên mấy sở cao su miệt Dầu Tiếng, bởi vậy ngày như đêm xe hơi chạy ngang qua chợ nầy dập d́u. Bến Súc lại nằm trên một cái bưng lớn, ngó xuống phía mặt trời mọc, đất thấp lại được nhờ nước ngọt của ngọn sông Bến Nghé quanh co chan rưới, nên vườn tược thạnh mậu, hoa quả tươi tốt; c̣n dựa sau lưng, về phía mặt trời lặn, th́ đất dốc cao, nên chỗ c̣n rừng bụi u nhàn, chỗ trồng cao su rậm rợp, chỗ làm ruộng rẫy chớn chở.

Nhờ địa thế như vậy, nên Bến Súc là một làng nhỏ nhỏ mà có cái thú lỡ chợ lỡ quê, và người sanh trưởng tại đó có cái thái độ nửa xưa nửa nay, về h́nh thức th́ cư xử theo mới cũng như người chỗ khác, mà về tâm hồn th́ chất phác theo cũ, không giống người chỗ khác. Địa thế ấy, người có chí ẩn dật hễ thấy th́ yêu liền tâm hồn ấy, người c̣n trong luân lư hễ biết th́ mến lắm” (Ái T́nh Miếu, 1/84).

Đường xe hơi từ Sài G̣n đến Cần Thơ (1936):

“Nhà nước mới mở cái lộ quản-hạt cho xe hơi chạy từ Sài G̣n xuống Cần Thơ. Nhân dân ở dọc theo lộ nầy, thuở nay cứ xẩn bẩn trong chốn thôn quê lo lập vườn làm ruộng, phần nhiều chưa thấy những văn minh nơi thị thành, bởi vậy hễ nghe tiếng xe hơi chạy ồ ồ trên lộ, th́ công cấy công mạ đương loi nhoi dưới ruộng đều xỏng lưng xây mặt mà ngó, c̣n trong xóm trong làng th́ con nít người lớn đều bỏ nhà chạy ra sân đứng mà coi.” (Nợ Đời, 1/72)

Sự thâm nhập của xe hơi và việc những người thuộc tầng lớp trung lưu sở hữu xe hơi không chỉ phản ánh sự hiện diện của chế độ thuộc địa – người cai trị, những người làm nghề tự do, thương nhân – mà c̣n làm xuất hiện những nghề liên quan đến công nghiệp cơ khí và giao thông vận tải: thợ cơ khí (Bỏ Vợ, Chị Đào, Chị Lư…), nhân viên gara, người học việc, nhân viên trạm xăng…, đặc biệt là tài xế! Đến đây chúng ta nhớ đến người tài xế bị sỉ nhục và gây ra cái chết của ông Đốc phủ sứ trong truyện “Tiền bạc, bạc tiền”. Ngoài xe hơi, các phương tiện giao thông hiện đại khác như tàu hỏa, tàu thủy cũng góp phần làm thay đổi cảnh quan đô thị trong nền văn minh mới.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 05-27-2020
Reputation: 200890


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	00.png
Views:	0
Size:	102.1 KB
ID:	1588945  
florida80_is_offline
Thanks: 7,282
Thanked 45,852 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
The Following 2 Users Say Thank You to florida80 For This Useful Post:
Diệt Chó Điên (05-27-2020), QQQ_Cake (05-27-2020)
Old 05-27-2020   #2
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Thanks: 7,282
Thanked 45,852 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Trên đường Đông-Bắc Sài G̣n (1957)

“Xe khỏi Bà Chiểu[4] th́ gặp xe đủ thứ, tốp ra tốp vô dập d́u không ngớt. Đến cầu B́nh Lợi xe cũng vẫn c̣n đông, ngơ đường đi Biên Ḥa hay là đường đi Thủ Dầu Một, đường nào xe hơi cũng nối đuôi mà chạy cả dọc, xe du lịch, xe nhà binh, xe đ̣, xe hàng chen nhau mà chạy rần rần. Từ B́nh Triệu lên B́nh Phước hai bên đường người ta trồng cây trái, đậu khoai, rau cải liên tiếp, coi c̣n thạnh vượng hơn hồi trước. Một khúc xa xa có tháp canh xây cho binh lính ở mà ǵn giữ an ninh cho dân lành làm ăn. Sau rẫy vườn ấy th́ là mía trồng minh mông, đám nầy giáp với đám khác, không dứt, trồng lên tới mé rạch G̣ Dưa. Vô tới vùng Suối Chà.” (Chị Đào, Chị Lư, 87/128)

Đoạn văn trên minh chứng khá sống động và đặc biệt về một giai đoạn hạnh phúc dù rất ngắn trong lịch sử của Sài G̣n, từ lúc quân Pháp rút đi (1955) đến lúc khởi đầu cuộc chiến tranh lần thứ hai ở Việt Nam (1959): giai đoạn đầu của nước Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam dưới thời tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (1955-1963).

Các khu phố và khu vực ngoại ô

Chợ Đũi[5] (1930)

“Trong châu thành Sài G̣n, nhứt là ở phía nhà thờ Chợ Đũi, thiên hạ qua lại dập d́u ngoài đường, kẻ làm việc mệt mỏi th́ bươn bả đi về nhà mà nghỉ ngơi, người thung dung vô sự th́ thả rều đặng t́m cách vui chơi cho thỏa ư. Lại thêm những đoàn xe lửa, tốp dưới Mỹ Tho, tốp trên Biên Ḥa, tiếp nhau rầm rầm về tới, thổi sip-lê nạt đường nghe vang rân, làm cho cảnh càng rầm rộ náo nhiệt hơn nữa, rất phù hợp với tâm hồn hăng hái của hạng thanh niên, mà rất khó chịu cho tri ư trầm tĩnh của bực trưởng lăo.” (Hai Khối T́nh, 1/83)

Cuộc sống hàng ngày (1935)

Hồ Biểu Chánh đă dự đoán rất rơ ràng về tầm quan trọng của vùng ngoại ô trong sự tăng trưởng đô thị, đặc biệt là khu vực ngoại ô phía Bắc và Đông – Bắc của Sài G̣n: Gia Định – Bà Chiểu (nay là Quận B́nh Thạnh), Quận Phú Nhuận[6] và Quận G̣ Vấp. Trái với Phú Nhuận nơi phát triển mạnh về thương mại, B́nh Thạnh và G̣ Vấp là nơi thu hút những người bản xứ thuộc tầng lớp trung lưu (học sinh, cán bộ – công chức, nông dân từ vườn cây Lái Thiêu), đối lập với khu dân cư trung tâm (nay là Quận 1) là nơi sinh sống của người châu Âu và người bản xứ thuộc tầng lớp thượng lưu.

“Xe điện ở G̣-vấp[7] chạy ra Sài-g̣n, tới nhà ga Xóm Gà, th́ ngừng cho thiên-hạ lên xuống. Chuyến xe nầy nhằm chuyến của mấy thầy đi làm việc, bởi vậy trên xe hành-khách đông-đảo ngồi giáp hết, không c̣n một chỗ trống. Mà xe vừa ngừng th́ dưới ga lại có gần 20 người chen lấn nhau giành leo lên xe nữa. V́ trong xe đă chật rồi, nên mấy người mới lên sau phải cḥm-nhom đứng phía ngoài chớ không có chỗ ngồi.” (dây oan, 18/35)[8].

Xóm lao động (1937)

Trong khi Bàn Cờ (nay là Quận 3) từng là nơi nhiều người nghèo khổ sinh sống, th́ các khu phố bị lăng quên ở quận 4 và quận 5 là bối cảnh cho những tấn bi kịch về đói nghèo, tội phạm và niềm đam mê thái quá:

“Trời chạng-vạng tối.

Dăy nhà lá ở dài theo bờ kinh Dérivation, là cái kinh đào từ Lăng-Tô vô Rạch-Cát để chở lúa gạo trong các nhà máy Chợ Lớn đem ra thương-khẩu Sài G̣n, lần lần lu lờ, làm cho phai bớt cái vẻ nghèo hèn thấp thỏi được chút ít.

Tuy vậy mà đám con nít chạy chơi ngoài lộ, đứa quần áo lang-thang, đứa mặt mày dơ-dáy; những người đờn bà ngồi ngoài cửa hứng mát, hoặc đút cơm cho con ăn, phần nhiều h́nh vóc ốm o, tóc tai xụ xọp; những đờn ông làm ở các sở, măn giờ đi về dập dều, người nào cũng da nám tay chai; quang cảnh ấy, cũng đủ chứng cho cái xóm nầy là xóm b́nh dân lao động. Gió chiều hiu hiu mát mẻ, nước kinh cuộn cuộn tàu kéo ghe thổi xúp lê vang rân, bên thương cảng Sài G̣n đèn khí đă bực cháy sáng quắc.” (Lạc Đường, 1/62)

… Hai mươi năm sau (1956):

“Trời chạng vạng tối.

Đèn điện bựt cháy khắp Đô Thành Sài G̣n Chợ Lớn, đường nào cũng nhờ ánh sáng nhơn tạo nên khỏi ch́m ngấm trong tịch mịch tối tăm.

Thế mà bên vùng Vĩnh Hội[9] có mấy xóm b́nh dân nằm dọc theo mé kinh phía trong, từ bến đ̣ Long Kiển vô tới xóm Ụ Tàu, v́ đường chưa giăng đèn điện, c̣n trong nhà lá th́ đốt dầu leo heo, bởi vậy lúc gần tối mặc dầu dưới kinh nước đầy, gió chiều phất mát, mà quang cảnh trông có vẻ âm u, có hơi buồn bực.

Xóm Ụ Tàu, nằm xéo xéo vàm rạch Ông Lớn là xóm nghèo hơn hết ở vùng nầy, c̣n một vài ông thợ thuyền đi làm về trễ, nên xung xăng đi về riết kẻo vợ con chờ ăn cơm. Cũng có ít chị đàn bà mua bán, chị th́ bán hết xôi bưng thúng về, chị th́ gánh chè cháo ra đi bán dạo. Nhờ răi rác có kẻ vô người ra như vậy, nên quang cảnh linh động vui vui làm phai lạt bớt hơi buồn bă.” (Vợ Già Chông Trẻ, 1/66).

Nếu Lạc Đường kết thúc như là một bi kịch vô vọng, th́ Vợ Già Chồng Trẻ đưa ra được một con đường dẫn đến thành công cho những người biết tận dụng những ǵ tốt đẹp nhất của cuộc sống!

Hạnh phúc và bất hạnh trong thời chiến (1944 – 1957)

“Năm 1944, đầu tháng 5, trời tối một lát th́ có tiếng c̣i báo động thổi rang tất cả vùng Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định. Tuân theo luật pḥng thủ thụ động, ai cũng lo đóng cửa tắt đèn đặng xuống hầm. Tiếng c̣i dứt rồi th́ quang cảnh im ĺm, châu thành vắng hoe chẳng khác nào băi sa mạc.

Cách chẳng bao lâu, mấy đoàn phi cơ tiếp nhau bay ù ù trên không-phận Sài G̣n thả bom xuống nổ tưng bừng từ Xóm Chiếu qua phía chợ Bến Thành làm cho nhơn-dân đều kinh hồn khiếp vía. Đến sáng người ta đồn vang có nhiều nhà tang hoang, có nhiều người vong mạng. Tôi ṭ ṃ đi xem. Ôi thôi! Tôi rất đau đớn mà nhận thấy tai nạn chiến tranh tàn khốc của thiên-hạ gây ra cho lương-dân Việt-Nam phải gánh chịu.” (Thầy Chung Trúng Số, 1/26)
(…) “Trót mấy năm thời cuộc lộn xộn, binh đội Nhựt choáng hết mấy trường trung học lớn ngoài Sài G̣n, rồi kế binh đội Pháp tiến chiếm lại nữa (…). Đến nửa năm 1946, Trường trung học Trương Vĩnh Kư với Trường nữ học Gia Long mới mở dạy lại (Chị Đào, Chị Lư, 24/128)

Quận Phú Nhuận năm 1935

Sự ra đời của một khu phố sầm uất:
“Ở sát một bên kinh thành Sài g̣n, lại nhờ mấy năm lúa gạo cao giá làm cho cuộc kinh tế đâu đâu cũng thạnh phát, nên miệt Phú Nhuận mở mang mau lẹ, ngày nay dân cư đông đảo buôn bán xôn xao xe hơi, xe điện rần rần, nhà gạch phố lầu chớn chở. Mà cách mười mấy năm trở về trrước th́ Phú Nhuận bất quá là môt làng trộng trộng của tỉnh Gia Định vậy thôi. Tưy trong làng có một cái chợ kêu là chợ Xă Tài, ở dựa bên đường xuống Cầu Kiệu, song cái chợ ấy leo heo mỗi buổi sớm mai bạn hàng nhóm thưa thớt một lát mà bán cá, tôm, rau, thịt sơ sịa cho b́nh dân ở chung quanh dùng hàng ngày, chớ không có món chi ngon, không có đồ chi quí. Dọc theo đường xuống Cầu Kiệu th́ có năm ba ṭa nhà ngói nền đúc, rào sắt coi sạch sẽ mỗi chặn xa xa có môt tiệm chệt bán đồ tạp hoá giống như các tiệm ở theo mấy chợ nhà quê c̣n bao nhiêu th́ là nhà lá, hoặc phố lầu hay phố ngói mà vách ván cũ mèm cất chen lộn với nhau coi dơ dáy mà lại không thứ tự.

Hạng dân ở trong mấy nhà lá và phố cũ đây thường thường là:
1. Những người chủ xe kiếng hoặc xe song mă, sắm xe ấy để mỗi ngày đem xuống chợ Bến Thành mà đưa hành-khách;
2. Những thợ hồ, thợ mộc, thợ nguội, thợ sơn, cùng tiểu công, làm ăn tiền ngày hoặc tiền tuần trong các sở, hăng dưới Sài G̣n;
3. Những người mua bán hàng bông mỗi bữa lên vườn mua trái cây, bầu, bí, rau cải, gánh xuống chợ Bến Thành mà bán;
4. Những bồi bếp ở dọn phường hoặc đi chợ nấu ăn cho Tây.

Lại c̣n có một hạng người nữa – hạng này đông hơn hết – ấy là hạng người không nghề nghiệp nhứt định, đàn ông có, đàn bà có, làm ngày nào ăn ngày nấy, gặp việc ǵ th́ làm việc ấy, việc phải cũng làm mà việc quấy cũng làm.” (Ông Cử, 1/46)

Các khu vực ngoại ô của Sài G̣n (1957)

“Khúc đường từ chợ Thị Nghè sang chợ Bà Chiểu mới làm xong có mấy năm nay mà nó nổi danh, xóm Hàng Xanh[10] rộn rực tưng bừng. Quang cảnh đ́u hiu ngày trước đă biến thành quang cảnh náo nhiệt không thua ǵ Phú Nhuận, Ḥa Hưng, Vườn Lài hay Xóm Chiếu. Hai bên đường nhà phố cất liên tiếp giáp hết không c̣n chỗ trống mà chen vô ở được nữa. Tối ngày thiên hạ qua lại dập d́u, lại thêm đủ thứ xe tranh nhau chạy rần rần không ngớt.” (Chị Đào, Chị Lư, 1/128)

“Đến đây ai cũng nhớ cách lối ba mươi năm về trước, những người giàu có với những khách tầm hoa[11], chiều chiều hay mướn xe cyclo đi hứng gió. Hễ đi ṿng chợ Bà Chiểu mà qua khỏi chợ Thị Nghè, th́ từ mũi tàu, là chỗ sở Trường Tiền dượt thi đặng phát giấy phép lái xe hơi, ṿng qua tới Cầu Mới, là ranh Châu Thành Bà Chiểu, hai bên đường đều là ruộng rẫy śnh lầy, quang cảnh vắng vẻ im ĺm, giống như quang cảnh thôn quê đồng bái. Nếu ở Thị Nghè mà ngó thẳng xuồng cầu kinh Thanh Đa[12] th́ thấy mấy đám dừa nước xơ rơ, gió chiều thổi tàu lá xổng lên rồi oặt xuống như chào khách nhàn du, lại có mấy cây bần rạch đứng chần ngần theo mé xẻo, dưới gốc lác mọc bao chung quanh như lác tŕu mến không nở bỏ bần, c̣n bần như tiếc nước ṛng nên đứng ngóng trông nước mau lớn lại.” (Chị Đào, Chị Lư, 1/128)
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-27-2020)
Old 05-27-2020   #3
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,130
Thanks: 7,282
Thanked 45,852 Times in 12,757 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Default

Ra khỏi Sài G̣n, Cần Giuộc (1957)

“Chẳng cần phải lội lặn đi đâu cho xa. Chúng ta đi xuống vùng Cần Giuộc cách Sài G̣n vài chục cây số thôi. Chúng ta chung sống với nông gia một thời gian, th́ cũng đủ cho chúng ta hài ḷng và sáng trí. Năm nầy cũng như các năm khác. Bước qua đầu tháng 11 th́ buổi chiều gió chướng thổi lai rai, c̣n đêm khuya gió bấc phất man mát (…) Trong vùng Cần Giuộc cũng như các vùng xa xôi khác, đến lúc nầy nhân dân giàu hay nghèo tất thảy đều hân hoan thơ thới, quên hết các cực nhọc đă qua để vui rước sung sướng sắp tới, bởi vậy già trẻ đều lăng xăng rộn rực, người đi thăm lúa, kẻ lo trồng rau, mong ước lúa bán được giá cao, hàng mua được giá thấp đặng ngày Tết vui say chơi ít bữa mà chào năm mới b́nh an mạnh giỏi.” (Hạnh Phúc Lối Nào, 2/83)

Băi tắm của người Sài G̣n: Vũng Tàu (1947)

Một dấu hiệu khác của sự hiện đại, sức hấp dẫn của một băi tắm, nơi để thư giăn và biểu tượng của giới thượng lưu Sài G̣n: Vũng Tàu (Cap Saint Jacques):

“Ở Vũng Tàu, phía Băi Sau, nước đương lớn, gió đương thổi hiu hiu, hơi nước hơi gió hiệp nhau làm cho bầu không khí rất mát mẻ.

Xa xa ngoài khơi, mặt biển linh láng nổi lên cao, bị ánh mặt trời chiều giọi nên nhuộm màu vàng vàng. Mấy chiếc thuyền đánh lưới đều trương buồm nhắm bến mà về, thuyền chạy rề rề, cánh buồm trắng trắng.

Bên phía tay trái, núi miệt Long Hải, Long Phú nằm giăng ngang một dăy, uốn éo chỗ thấp chỗ cao, như ai phết một vết xanh lè nơi góc trời xám xám (…)

Chân trời xa mù, mặt biển mênh mông, sóng bủa lào xào, gió chiều hây hẩy.” (Bỏ Vợ, 41/47)

Trong khi Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt là nơi thư giăn, nghỉ ngơi của người châu Âu, th́ Vũng Tàu là một trong những địa điểm mới để vui chơi, giải trí.

Trịnh Văn Thảo (Université Aix – Marseille, France)

———

Chú thích

[1] Tên cũ (Lục Tỉnh) để chỉ các tỉ miền Nam hoặc Gia Định Thành do Vua Gia Long lập (đầu thế kỷ 19); vùng này có trung tâm là Gia Định và bao gồm 6 tỉnh: Phiên An (bao gồm Gia Định), Biên Ḥa, Vĩnh Thanh (Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Trường và Hà Tiên.

[2] Trong tiểu thuyết này, cũng có một phần tŕnh bày về cơ khí xe hơi.

[3] Nay thuộc tỉnh B́nh Dương.

[4] Chợ gần trung tâm thành phố Gia Định.

[5] Chợ vải, chợ Đũi cũ nằm trên trục đường nối Sài G̣n (Quận 1) và Chợ Lớn (Quận 5).

[6] “Ông Cụ” (1935).

[7] Vùng ngoại thành Sài G̣n, nơi có nhiều rau Vấp, nên gọi là G̣ Vấp (theo Nguyễn Đ́nh Đầu), G̣ Vấp trước kia thuộc tỉnh Gia Định.

[8] Xem thêm “Thầy Chung Trúng Số” (1944).

[9] Khánh Hội, Tân Vĩnh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Hội và Xóm Chiếu nay thuộc Quận 4, được bao bọc bởi Rạch Bến Nghé, Kinh Tẻ và Sông Sài G̣n, nơi những người công nhân của hăng đóng tàu Ba Son và của các công ty ở Chợ Lớn sinh sống.

[10] Quận B́nh Thạnh.

[11] Người thích gái đẹp. Có phải đó là những người như Cô Ba Trà, Tu Nhi, Sáu Hương, Hai Thời… mà Vương Hồng Sến đă nói đến?

[12] Quận B́nh Thạnh, nay đă trở thành một khu du lịch.
florida80_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
QQQ_Cake (05-27-2020)
Old 05-27-2020   #4
QQQ_Cake
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
QQQ_Cake's Avatar
 
Join Date: Oct 2009
Posts: 2,542
Thanks: 2,332
Thanked 1,870 Times in 1,440 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 194 Post(s)
Rep Power: 24
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9QQQ_Cake Reputation Uy Tín Level 9
Default

Thank you for sharing
QQQ_Cake_is_offline   Reply With Quote
Old 05-28-2020   #5
kuti
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
kuti's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 5,228
Thanks: 0
Thanked 1,971 Times in 1,179 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 451 Post(s)
Rep Power: 24
kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7
kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7kuti Reputation Uy Tín Level 7
Default

Ừ , những tác phẩm Hồ Biểu Chánh đậm chất miền Nam ,đọc cuốn nào cũng lấy được nước mắt của khán giả...
kuti_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:50.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.14634 seconds with 15 queries