Mặc dù BRICS+ vẫn là một không gian hợp tác tương đối phân tán, bị chi phối bởi những mâu thuẫn nội bộ và các chương tŕnh nghị sự khác biệt, điển h́nh là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của khối này trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Quốc kỳ các nước thành viên BRICS.
Trang thông tin của khối BRICS (infobrics.org) mới đây đă đăng bài của ông Patricio Giusto Giám đốc của Đài Quan sát Trung Quốc-Argentina cho biết năm 2025 bắt đầu với sự mở rộng đáng kể của BRICS (gồm Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), khi khối này đă chính thức kết nạp bốn thành viên mới, gồm: Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
T́nh trạng của Saudi Arabia vẫn chưa rơ ràng, v́ nước này đă tạm hoăn quyết định gia nhập. Trong khi đó, một số cường quốc khu vực đang lên đă bày tỏ mong muốn tham gia BRICS+, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đáng chú ư, Argentina đă từ chối lời mời mà trước đó họ đă chấp nhận, sau khi ông Javier Milei nhậm chức tổng thống vào năm 2023.
Mặc dù BRICS+ vẫn là một không gian hợp tác tương đối phân tán, bị chi phối bởi những mâu thuẫn nội bộ và các chương tŕnh nghị sự khác biệt, điển h́nh là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của khối này trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
Hiện tại, BRICS+ chiếm 47% dân số thế giới và 41% GDP toàn cầu. Nếu các quốc gia trong danh sách chờ, dẫn đầu là Thổ Nhĩ Kỳ và phần lớn thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập, nhóm này sẽ dễ dàng vượt qua mốc 50% ở cả hai chỉ số. Hơn nữa, ít nhất tám quốc gia khác đă thể hiện sự quan tâm ở các mức độ khác nhau đối với việc gia nhập BRICS+.
Trọng tâm của cuộc tranh luận là liệu BRICS+ có thể tự khẳng định ḿnh như một trung tâm quyền lực mới đại diện cho “Nam toàn cầu”, trở thành đối trọng với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hay không. Cũng cần lưu ư rằng G7 cũng đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ và lợi ích xung đột giữa một số thành viên, tương tự như những ǵ đang xảy ra trong các vấn đề quốc pḥng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Không thể phủ nhận rằng sự trỗi dậy của BRICS+ gắn liền với các lợi ích chiến lược và các chương tŕnh nghị sự bổ trợ giữa các thành viên chính của khối. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế đầy phân mảnh, đặc biệt do cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, đă đóng vai tṛ quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển này.
Khi c̣n là nhà kinh tế trưởng của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, ông Jim O’Neill, người đă đặt ra thuật ngữ “BRIC” vào năm 2001, cho biết ư định của ông chỉ đơn thuần là xác định bốn nền kinh tế mới nổi (lúc này chưa bao gồm Nam Phi) mà theo dự báo thị trường sẽ thống trị tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2050.
Tuy nhiên, theo thời gian, thuật ngữ này đă có thêm trọng lượng về địa chính trị và ư nghĩa thể chế, dẫn đến giai đoạn mở rộng thành viên hiện tại và một chương tŕnh nghị sự ngày càng đa dạng, bao gồm cả các vấn đề như an ninh quốc tế và cải cách hệ thống tài chính.
Bất chấp những mâu thuẫn nội bộ không thể phủ nhận, mỗi cường quốc trong BRICS đă thành công trong việc tận dụng lợi ích riêng của ḿnh trong khi vẫn duy tŕ sự gắn kết của khối. Cho đến nay, mô h́nh này vẫn hoạt động hiệu quả, nhưng tương lai vẫn chưa chắc chắn, đặc biệt là với sự tham gia của những nhân tố có thể gây xáo trộn như Iran.
BRICS+ hiện đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh mới tại Brazil, sau thành công của hội nghị được tổ chức tại Kazan (Liên bang Nga) vào tháng 10 năm ngoái. Nhiều chính trị gia và nhà phân tích phương Tây, bị chi phối bởi định kiến ư thức hệ, đă dự đoán trước rằng hội nghị đó sẽ thất bại do sự “cô lập” của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng đó, 36 nguyên thủ quốc gia đă tham dự hội nghị tại Kazan, cùng với Tổng Thư kư Liên hợp quốc António Guterres.
Những câu hỏi quan trọng đặt ra về tương lai của BRICS+:
Một là liệu BRICS+ có thể củng cố quá tŕnh mở rộng của ḿnh và tự định vị như một trung tâm quyền lực toàn cầu mới, cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh chủ chốt? Những dấu hiệu ban đầu cho thấy các quốc gia như Ấn Độ và Brazil có thể không hoàn toàn ủng hộ việc đối đầu trực tiếp với phương Tây.
Hai là liệu BRICS+ có thể đạt đến số lượng thành viên tương đương với Phong trào Không Liên kết (vẫn tồn tại chính thức với khoảng 120 thành viên)? Một thách thức lớn có thể nằm ở vấn đề lănh đạo của khối mới nổi này, hiện đang bị chi phối bởi Trung Quốc, siêu cường mới nổi hàng đầu và cũng là nước thúc đẩy mạnh mẽ nhất BRICS.
Ba là việc mở rộng BRICS+ sẽ củng cố hay làm suy yếu khối này? Các nhà phê b́nh và hoài nghi cho rằng sự đa dạng quá lớn có thể khiến khối mất đi sự gắn kết. Tuy nhiên, xét đến quá tŕnh phát triển của khối và các động lực mạnh mẽ từ bối cảnh toàn cầu hiện tại, cũng có những lập luận thuyết phục để cho rằng điều ngược lại có thể xảy ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, từ khi tranh cử đă chỉ trích BRICS. Ông bày tỏ sự tức giận (và có thể là lo ngại) về khả năng khối này thúc đẩy một giải pháp thay thế cho đồng USD, đồng thời cảnh báo sẽ áp đặt thuế quan 100% đối với các quốc gia BRICS nếu họ làm suy yếu đồng USD. Khi BRICS+ tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, rơ ràng là sức mạnh toàn cầu ngày càng tăng của khối này không thể bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp.
VietBF@sưu tập